Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Khuyến

doc 2 trang hoaithuong97 7220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_k.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Khuyến

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HK1 NĂM 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : VẬT LÝ 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (1,5 điểm) a) Em hãy cho biết momen lực đối với một trục quay là gì? Công thức tính momen lực (có chú thích các đại lượng). b) Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của chiếc cân như hình bên. Câu 2 (1,5 điểm) a) Phát biểu định luật quán tính. b) Tại sao máy bay phải chạy hết đường băng dài mới cất cánh được? Câu 3 (2 điểm) a) Phát biểu và viết biểu thức của Định luật Vạn vật hấp dẫn. b) Hãy viết công thức tính độ lớn gia tốc rơi tự do ở độ cao h so với Mặt Đất. c) Tại sao càng lên cao, so với Mặt Đất, thì trọng lượng của một vật càng giảm? Câu 4 (2 điểm) Tháo lò xo của một bút bi, khi dùng thước đo thì thấy lò xo dài 3,2 cm. Gắn một đầu lò xo cố định và dùng lực kế kéo đầu còn lại với một lực 2 N thì thấy lò xo dài 3,9 cm. a) Tính độ cứng của lò xo này. Biết sau khi ngưng kéo, lò xo trở về chiều dài ban đầu. b) Khi gắn lò xo trở lại bút và ấn đầu bút xuống để viết. Đo thấy lò xo dài 2,1 cm. Tính lực đẩy của lò xo tác dụng lên ống mực trong bút và độ biến dạng của lò xo lúc đó. Câu 5 (2 điểm) Xét một vật khối lượng 5 kg đang đứng yên, bắt đầu trượt xuống nhanh dần đều từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 20 m hợp với phương ngang một góc α = 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và 1 mặt phẳng nghiêng là . Lấy g = 10 m/s2. 2 3 a) Vẽ hình, phân tích lực và tính độ lớn gia tốc chuyển động của vật. b) Tính thời gian vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Câu 6 (1 điểm) Ở độ cao 0,8 m không đổi, một người ném một viên bi theo phương ngang vào lỗ M trên mặt đất. Lần thứ nhất viên bi rời khỏi tay người với tốc độ 10 m/s thì vị trí chạm đất của viên bi L1 thiếu một đoạn bằng Δx, lần thứ hai viên bi rời tay người với tốc độ 25 m/s thì vị trí chạm đất L2 của viên bi lại dư một đoạn bằng 2Δx. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định khoảng cách giữa lỗ M và người ném. HẾT
  2. GỢI Ý THANG ĐIỂM ĐỀ HK 1 LỚP 10 HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2019 – 2020 CÂU ĐIỂM NỘI DUNG CHÚ Ý 1,0 a. Momen lực đối với một trục quay 1 0,25x2 Công thức tính momen lực. Chú thích d. 1,5 đ 0,5 b. Nguyên tắc hoạt động của chiếc cân : Dựa vào quy tắc momen Hoặc F1d1 = F2d2 lực, cánh tay đòn bằng nhau, trọng lượng bên nào lớn sẽ làm cán cho 0,5 điểm cân lệch về phía đó. 2 1,0 a) Định luật 1 Newton 1,5 đ 0,25 b) Khối lượng lớn quán tính lớn. 0,25 Cần thời gian để thay đổi vận tốc. 3 1,0 a) Định luật 2 đ 0,25 Công thức 0,5 Công thức g 0,25 P = mg mà g giảm P giảm (m không đổi) 4 0,25 + F = Fđh 2 đ 0,5 + F = k.∆l = k(l – lo) 0,5 + k = 285,7 N/m. 0,25x2 + Fđh’ = k.|∆l’| = k|l – lo| = 3,14N 0,25 + ∆l’ = 1,1 cm r 5 0,25 a) Vẽ hình, phân tích lực, phân tích đúng P   2 đ 0,25 Fms + P + N = ma 0,25 N = Pcosα 0,25 mgsinα – mgcosα = ma 0,5 a = 2,5 m/s2 0,25 2S 0,5 b) t= =4s a 6 0,25 2.h Tầm bay xa ứng với v01 : L1 = v01 1,0 đ g 0,25 2.h Tầm bay xa ứng với v02 : L2 = v02 g 2.h 2.h Tìm L1L2 = 3. x = 25. – 10. = 6 m 0,25 g g 0,25 Khoảng cách từ M đến người ném: L1 + x = 4 + 2 = 6 m Học sinh giải cách khác, đúng cho trọn điểm. Thiếu hoặc sai đơn vị ở đáp án thì trừ 0,25 điểm/lần, toàn bài trừ tối đa 0,5 điểm.