Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Du

doc 10 trang hoaithuong97 5370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019– 2020 MÔN: Vật lý Khối: 10 Thời gian: 45 phút I. Lý thuyết (5đ) Câu 1. (2đ) Khối lượng là gì? Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng của một vật. Chú thích các đại lượng trong công thức? Câu 2. (1,5đ) Phát biểu nội dung và viết công thức của định luật Vạn vật hấp dẫn. Chú thích các đại lượng trong công thức Câu 3. (1,5đ) Phát biểu định nghĩa và công thức của lực hướng tâm. Chú thích các đại lượng trong công thức? II. Bài toán (5đ) Bài 1. (1đ ) Tại sao các vật thể để trong phòng, ngoài sân như bàn, ghế, tủ,. . mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau ? Bài 2. (1,5đ) Một lò xo khối lượng không đáng kể được treo theo phương thẳng đứng, có độ cứng 120 N/m. Đầu trên lò xo cố định, đầu dưới gắn quả nặng khối lượng m thì lò xo dãn 10 cm. a. Vẽ hình, phân tích lực tác dụng lên vật ở vị trí cân bằng. b. Tính khối lượng quả nặng biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 Bài 3. (1,5đ) Một ô tô có khối lượng 5 tấn đang đứng yên trên mặt ngang và bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực động cơ Fk . Sau khi đi được quãng đường 250m, vận tốc của ô tô đạt được là 72km/h. Trong quá trình chuyển động hệ số ma sát luôn là 0,05. Lấy g = 10m/s2 . a)Vẽ hình và phân tích lực tác dụng lên vật. b) Tính gia tốc của ô tô chuyển động. c) Tính độ lớn lực kéo tác dụng lên vật Bài 4. (1đ) Sau 60 năm chờ đợi, bóng đá nam VN mới có lại chiếc HCV SEA Games bằng chiến thắng thuyết phục 3-0 trước U22 Indonesia trong trận chung kết vào tối 10-12 trên sân Rizal Memorial. Ở phút thứ 40, từ tình huống cố định Hùng Dũng đá phạt như dọn cỗ cho Văn Hậu đang đứng trước khung thành 5m nhảy lên đánh đầu khi bóng ở độ cao khoảng 2m với vân tốc v 0 theo phương gần như phương ngang, bóng rơi sau vạch cầu môn 1m và ghi bàn thắng đầu tiên cho đội thuyển Việt Nam. Lấy g=10m/s2. Em hãy tính vận tốc của quả bóng sau khi Văn Hậu đánh đầu. Mr. Park Hang Seo, cảm ơn Ông rất nhiều. Xin cảm ơn các bạn nam và nữ đội tuyển U22 Việt Nam. Tự hào quá Việt Nam ơi!". HẾT
  2. KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019– 2020 MÔN: Vật lý Khối: 11 Thời gian: 45 phút I. LÝ THUYẾT Câu 1: (1,5đ) Định nghĩa suất điện động của nguồn điện. Viết công thức, chú thích, đơn vị từng đại lượng. Câu 2: (1,5đ) Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch. Viết công thức chú thích và đơn vị của từng đại lượng Câu 3: (2đ) Nêu tính chất của chất bán dẫn? II. BÀI TOÁN: (5đ) Câu 4: (1,5đ) Ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du trung bình mỗi phòng học gồm 18 bóng đèn loại (220V – 40W), 2 máy lạnh loại 2 ngựa tương ứng 1500W mỗi máy, 4 máy quạt loại (220V – 50W). Để hưởng ứng chương trình tiết kiệm điện khi không sử dụng là tắt hết các thiết bị trong 30 phút mỗi ngày. Hỏi một tháng đi học ( 26 ngày ) đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền, biết giá tiền nhà nước cấp trung bình 2500vnđ/kWh. Câu 5 (2đ) Cho một bộ nguồn gồm có 4 nguồn mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động Eo = 4 V , ro = 0,25Ω . R1 là bình điện phân chứa AgNO3 có điện trở là 9Ω. R2 =16Ω. R3 = 9,6Ω. a. Xác định số chỉ Ampe kế. b. Tính lượng Bạc đã bám vào cực âm của bình điện phân sau 2 giờ 40 phút 50 giây. Cho AAg = 108 & nAg = 1. c. Tính hiệu suất của bộ nguồn. Câu 6: (1.5đ) Một pin sạc có suất điện động 8,4V, điện trở trong 20Ω, khi pin được nạp điện thì cường độ dòng điện qua pin là 150mA. Khi pin được nạp đầy, điện tích dự trữ của pin là 300mAh. a. Tìm thời gian nạp điện cho pin. b. Sau khi pin được nạp đầy, người ta dùng pin đó để thắp sáng đèn trang trí cây thông Noel, pin được nối với một bộ đèn LED trắng Đ và điện trở R (hình vẽ). Bộ đèn Đ gồm 8 đèn mắc thành 4 hàng song song, mỗi hàng có 2 đèn nối tiếp. Mỗi đèn có hiệu điện thế định mức và công suất định mức là 3V- 45mW. Tìm R để các đèn sáng đúng định mức. c. Cho rằng điện tích của pin bị cạn và pin không hoạt động được nữa khi điện tích của pin chỉ còn 10% giá trị ban đầu. Hỏi pin thắp sáng được bộ đèn Đ trong bao lâu? HẾT R R 1 C 3 A K B R2 R4 D H2.5
  3. ĐỀ THI HỌC KÌ I năm học 2019-2020 VẬT LÝ lớp 12-Ban Khoa học xã hội Thời gian làm bài 50 phút Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 143 Số báo danh: Lớp: NỘI DUNG PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng? A. Công suất. B. Chu kỳ C. Tần số D. Điện áp Câu 2. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm kháng Z L vào tần số của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây ta được đường biểu diễn là: A. Đường hypebol B. Đường thẳng song song với trục hoành. C. Đường parabol D. Đường thẳng qua gốc tọa độ. Câu 3. Ta quan sát thấy hiện tượng gì trên một sợi dây có sóng dừng A. Trên dây có những bụng sóng xen kẻ với nút sóng B. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại. C. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc D. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên Câu 4. Một sóng âm truyền trong không khí. Tại hai điểm M, N có mức cường độ âm lần lượt bằng 40 dB và 60 dB. Biết cường độ âm tại M bằng 0,5 W/m2. Cường độ âm tại N có giá trị bằng: A. 0,05 W/m2 B. 0,5 W/m2 C. 5 W/m2 D. 50 W/m2 Câu 5. Chọn câu đúng.Siêu âm là âm: A. Có tần số lớn B. Có cường độ lớn C. Có tần số trên 20000Hz D. Truyền trong môi trường nhanh hơn âm Câu 6. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S 1, S2 cùng pha,cùng tần số 15Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 45cm /s. Với điểm M có những khoảng d1,d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại? A. d1=27cm,d2 =21cm B. d1=25cm,d2 =23cm C. d1=20cm,d2 =25cm D. d1=25cm,d2 =20cm
  4. 10- 4 2 Câu 7. Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R=50, tụ điện C= (F) và cuộn cảm L= (H) mắc nối 2 tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có dạng u=200cos100 t (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: A. I=4A B. I=22 A C. I=1,41A D. I=2A Câu 8. Hiện nay, hệ thống điện lưới quốc gia ở Việt Nam thường dùng dòng điện xoay chiều có tần số là: A. 60 Hz. B. 100 Hz C. 120 Hz D. 50 Hz Câu 9. Để phân biệt sóng ngang, sóng dọc người ta dựa vào: A. Phương truyền sóng và chu kì sóng B. Chu kì sóng và biên độ sóng C. Phương truyền sóng và phương dao động D. Vận tốc truyền sóng và phương truyền sóng Câu 10. Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra cộng hưởng điện trong mạch A. Giảm điện trở của mạch B. Giảm tần số của dòng điện xoay chiều C. Tăng điện dung của tụ điện D. Tăng hệ số tự cảm của ống dây Câu 11. Chọn câu đúng.Hiện tượng giao thoa là hiện tượng: A. Tổng hợp của hai dao động B. Tạo thành các gợn lồi,lõm C. Hai sóng khi gặp nhau có những điểm chúng tăng cường lẫn nhau, có những điểm chúng triệt tiêu nhau D. Giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường Câu 12. Ba đặc trưng sinh lí của âm là: A. Độ cao, cường độ âm, âm sắc B. Độ cao,độ to,âm sắc C. Tần số,độ to, âm sắc D. Tần số, cường độ âm,năng lượng Câu 13. Chọn phát biểu đúng A. Hệ số công suất cos có giá trị từ -1 đến 0 B. Hệ số công suất cos có giá trị từ 0 đến 1. C. Hệ số công suất cos có giá trị bằng 1. D. Hệ số công suất cos có giá trị từ -1 đến 1. Câu 14. Bước sóng là: A. Quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong một giây. B. Khoảng cách giữa hai phần tử sóng dao động ngược pha C. Khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha D. Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng 2 10 4 Câu 15. Cho đoạn mạch điện nối tiếp gồm R 100, L (H ),C (F),u 120 2 cos100 t V AB
  5. Hệ số công suất của mạch điện là: A. 1,00 B. 0,71 C. 0,50 D. 0,86 Câu 16. Một vật dao động điều hoà với biên độ 10cm. Khi ở vị trí x = 5cm vật có vận tốc 2 3cm/s. Chu kì dao động của vật là A. 0,1s. B. 1s. C. 5s. D. 0,5s. Câu 17. Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 5cos(2t)(cm). Gia tốc cực đại vật có độ lớn là: A. 20 cm/s2 B. 2 m/s2 C. 1 m/s2 D. 10cm/s2 Câu 18. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên: A. Hiện tượng cảm ứng điện từ B. Từ trường quay C. Hiện tượng quang điện. D. Hiện tượng tự cảm Câu 19. Trên một sợi dây dài 0,6m với 2 đầu cố định có sóng dừng. Người ta quan sát được 3 bụng sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 100 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là: A. 40m/s B. 400m/s C. 200m/s D. 20m/s Câu 20. Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức u 220 2 cos100 t(V) . Điện áp hiệu dụng có giá trị là: A. 110V B. 220 2V C. 110 2V D. 220V Câu 21. Một vật nhỏ dao động theo phương trình:x 6cos(t)(cm) . Vật dao động điều hòa có biên độ là: A. 2cm B. 6cm C. 3cm D. 12cm Câu 22. Đặt điện áp u 100 2 cos(100 t) (V) vào hai đầu mạch RLC không phân nhánh với C,R có độ lớn không 1 đổi và L (H). Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử R,L và C có độ lớn như nhau.Công suất tiêu thụ của mạch là: A. 100W B. 200W C. 250W D. 350W Câu 23. Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp tụ C. Nếu điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 50V và điện áp giữa 2 đầu điện trở là 30V. Điện áp giữa 2 đầu tụ điện là: A. 20V. B. 60V. C. 40V. D. 80V Câu 24. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số 27Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d 1=20cm, d2 =28cm. Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và dường trung trực của A, B có 5 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 54cm/s B. 43,2cm/s C. 72cm/s D. 36cm/s NỘI DUNG PHẦN TỰ LUẬN
  6. Bài 1: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M là 40 dB. Tính cường độ âm tại M. Biết cường độ -12 2 âm chuẩn là Io =10 W/m .(0,5 điểm) Bài 2: Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s thì bước sóng của nó là bao nhiêu ? (0,5 điểm) 0,4 10 4 Bài 3: Cho đoạn mạch điện nối tiếp gồm R 60, L (H ),C (F), 100 (rad/s). Tính tổng trở của mạch.( 1 điểm) 2 Bài 4: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp có tần số f 50Hz , độ tự cảm L (H) . Tìm dung kháng và điện dung của tụ khi có hiện tượng cộng hưởng.( 1 điểm) Bài 5: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có u=1002 cos(100 t) (V) và i=2cos(100 t - /3) (A). Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.(1 điểm) HẾT ĐỀ THI HỌC KÌ I năm học 2019-2020 VẬT LÝ lớp 12-Ban Khoa học tự nhiên Thời gian làm bài 50 phút Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Lớp: Mã đề thi 388 NỘI DUNG PHẦN TRẮC NGHIỆM
  7. Câu 1. Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại một điểm cách nguồn âm 10m thì mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm cách nguồn âm 1m thì mức cường độ âm bằng A. 90dB B. 110dB C. 100dB D. 120dB Câu 2. Chọn câu đúng.Siêu âm là âm: A. Truyền trong môi trường nhanh hơn âm B. Có tần số lớn C. Có tần số trên 20000Hz D. Có cường độ lớn Câu 3. Một vật nhỏ dao động theo phương trình:x 6cos(t)(cm) . Vật dao động điều hòa có biên độ là: A. 3cm B. 6cm C. 12cm D. 2cm 2 Câu 4. Vật dao động điều hòa với biên độ A. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là a max = 400 cm / s và độ lớn vận tốc cực đại là 2 vmax = 10 cm/s. Lấy 10 . Biên độ của dao động điều hòa là A. 1cm B. 2,5cm C. 2cm D. 4cm Câu 5. Ba đặc trưng sinh lí của âm là: A. Tần số, cường độ âm,năng lượng B. Độ cao, cường độ âm, âm sắc C. Độ cao,độ to,âm sắc D. Tần số,độ to, âm sắc Câu 6. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là u A = uB = 2cos50 t (cm); (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 6 Câu 7. Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra cộng hưởng điện trong mạch A. Giảm điện trở của mạch B. Giảm tần số của dòng điện xoay chiều C. Tăng hệ số tự cảm của ống dây D. Tăng điện dung của tụ điện Câu 8. Chọn phát biểu đúng A. Hệ số công suất cos có giá trị từ -1 đến 0 B. Hệ số công suất cos có giá trị từ 0 đến 1. C. Hệ số công suất cos có giá trị bằng 1.
  8. D. Hệ số công suất cos có giá trị từ -1 đến 1. Câu 9. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng? A. điện áp B. tần số C. công suất. D. chu kỳ Câu 10. Chọn câu đúng.Hiện tượng giao thoa là hiện tượng: A. Tạo thành các gợn lồi lõm B. Giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường C. Hai sóng khi gặp nhau có những điểm chúng tăng cường lẫn nhau, có những điểm chúng triệt tiêu nhau D. Tổng hợp của hai dao động Câu 11. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm kháng Z L vào tần số của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây ta được đường biểu diễn là A. đường parabol B. đường thẳng qua gốc tọa độ. C. đường thẳng song song với trục hoành. D. đường hypebol Câu 12. Đặt điện áp u U 2cos100 t V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R 100  , cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, dung kháng của tụ điện bằng 200  và điện áp hai đầu mạch sớm pha so với cường độ 4 dòng điện trong mạch. Giá trị của L là 2 4 1 3 A. . H B. . H C. . H D. . H 2 10 4 Câu 13. Cho đoạn mạch điện nối tiếp gồm R 100, L (H ),C (F),u 120 2 cos100 t V AB Hệ số công suất của mạch điện là: A. 0,71 B. 0,50 C. 1,00 D. 0,86 Câu 14. Trên một sợi dây dài 0,6m với 2 đầu cố định có sóng dừng. Người ta quan sát được 3 bụng sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 100 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là: A. 400m/s B. 20m/s C. 200m/s D. 40m/s Câu 15. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng tự cảm
  9. C. từ trường quay D. hiện tượng quang điện. Câu 16. Một vật dao động điều hoà với biên độ 10cm. Khi ở vị trí x = 5cm vật có vận tốc 2 3cm/s. Chu kì dao động của vật là A. 0,1s. B. 5s. C. 0,5s. D. 1s. Câu 17. Ta quan sát thấy hiện tượng gì trên một sợi dây có sóng dừng A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên B. Trên dây có những bụng sóng xen kẻ với nút sóng C. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc D. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại. Câu 18. Đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và C nối tiếp. Điện áp xoay chiều 2 đầu đoạn mạch là u = 220cos(314t) V. Khi R = 16 và R = 34 thì ta thấy công suất của mạch là như nhau. Công suất đó sẽ có giá trị là A. 484 W. B. 242 W. C. 200 W. D. 400 W. Câu 19. Hiện nay, hệ thống điện lưới quốc gia ở Việt Nam thường dùng dòng điện xoay chiều có tần số là: A. 50 Hz B. 100 Hz C. 120 Hz D. 60 Hz. 10-4 2 Câu 20. Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R=50, tụ điện C= (F) và cuộn cảm L= (H) mắc nối tiếp. Đặt 2 vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có dạng u=200cos100 t (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: A. I=1,41A B. I=1A C. I=2A D. I=22 A Câu 21. Bước sóng là: A. Khoảngcách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha B. Quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong một giây. C. Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha D. Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng Câu 22. Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức u 220 2 cos100 t(V) . Điện áp hiệu dụng có giá trị là
  10. A. 220V B. 110 2V C. 220 2V D. 110V Câu 23. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S 1, S2 dao động với tần số 15Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 45cm /s. Với điểm M có những khoảng d1,d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại? A. d1=20cm,d2 =25cm B. d1=25cm,d2 =23cm C. d1=27cm,d2 =21cm D. d1=25cm,d2 =20cm Câu 24. Để phân biệt sóng ngang sóng dọc người ta dựa vào: A. Phương truyền sóng và chu kì sóng B. Chu kì sóng và biên độ sóng C. Vận tốc truyền sóng và phương truyền sóng D. Phương truyền sóng và phương dao động NỘI DUNG PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M là 40 dB. Tính cường độ âm tại M. Biết cường độ -12 2 âm chuẩn là Io =10 W/m .(0,5 điểm) Bài 2: Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s thì bước sóng của nó là bao nhiêu ? (0,5 điểm) 0,4 10 4 Bài 3: Cho đoạn mạch điện nối tiếp gồm R 60, L (H ),C (F), 100 (rad / s) . Tính tổng trở của mạch.(1 điểm) 1 10 4 Bài 4: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có R = 50 Ω, L = ( H), C = (F); u = 100 cos100πt (V). Viết biểu thức 2 của cường độ dòng điện trong mạch. ( 1 điểm ) Bài 5: Đặt một điện áp xoay chiều tần số f = 50 Hz và giá trị hiệu dụng U = 80 V vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc 0,6 10 4 nối tiếp. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = (H), tụ điện có điện dung C = F và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80 W. Giá trị của điện trở thuần R là bao nhiêu? ( 1 điểm) HẾT