Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Mạc Đĩnh Chi

docx 5 trang hoaithuong97 9070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Mạc Đĩnh Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_mac_dinh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Mạc Đĩnh Chi

  1. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 Môn VẬT LÝ – Khối 10 – Chương trình Chuẩn Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Các lớp: 10A4; 10A5; 10A6; 10A10 10A13; 10A19 10A24 Câu 1. (3,0 điểm) 1. Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả định luật và ghi rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng tương ứng. 2. Coi trái đất là hình cầu bán kính 6400 km. Tính lực hấp dẫn giữa một tảng đá khối lượng 10 tấn nằm ở xích đạo và một khối băng khối lượng 20 tấn nằm ở cực Nam. Câu 2. (2,0 điểm) 1. Phát biểu định luật I Newton. 2. Trong trò chơi đuổi bắt, bạn A rượt theo bắt bạn B. Nếu bạn B trong khi chạy luôn đổi hướng đột ngột thì bạn A rất khó bắt được. Em hãy giải thích điều này. Câu 3. (2,0 điểm) 1. Nêu đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo. 2. Hai lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi lần lượt là k 1 = 50 N/m và k2 = 80 N/m được bố trí như hình vẽ. Lúc đầu cả hai lò xo nằm ngang, ở trạng thái không biến dạng. Di chuyển đầu A hướng qua bên phải một đoạn 6,5 cm. Tính độ dãn mỗi lò xo. Câu 4. (3,0 điểm) Cho cơ hệ như hình vẽ bên. Khối lượng các vật nặng m1 = 3 kg; m2 = 2 kg. Các dây nhẹ, không co dãn, khối lượng ròng rọc không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10 m/s2. 1. Tính độ lớn gia tốc vật m2. 2. Tính lực căng dây. 3. Tính độ lớn áp lực lên ròng rọc. HẾT
  2. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 Môn VẬT LÝ – Khối 10 – Chương trình Nâng cao Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Các lớp: 10A1; 10A3; 10A7 10A9; 10A14 10A18 Câu 5. (3,0 điểm) 3. Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức mô tả định luật và ghi rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng tương ứng. 4. Coi trái đất là hình cầu bán kính 6400 km. Tính lực hấp dẫn giữa một tảng đá khối lượng 10 tấn nằm ở xích đạo và một khối băng khối lượng 20 tấn nằm ở cực Nam. Câu 6. (2,0 điểm) 3. Phát biểu định luật I Newton. 4. Trong trò chơi đuổi bắt, bạn A rượt theo bắt bạn B. Nếu bạn B trong khi chạy luôn đổi hướng đột ngột thì bạn A rất khó bắt được. Em hãy giải thích điều này. Câu 7. (4,0 điểm) Cho cơ hệ như hình vẽ bên. Khối lượng các vật nặng m1 = 1 kg; m2 = 2 kg; m3 = 3 kg. Hệ số ma sát trượt giữa vật m2 và mặt bàn ngang là 0,4. Các dây nhẹ, không co dãn, khối lượng các ròng rọc không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. 4. Tính độ lớn gia tốc vật m2. 5. Tính các lực căng dây. 6. Tính độ lớn áp lực lên các ròng rọc. Câu 8. (1 điểm) Một khối gỗ đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn không ma sát. Tác dụng lên khối gỗ một lực theo phương ngang có độ lớn không đổi F thì gia tốc khối gỗ thu được là 3,5 m/s 2. Nếu đặt khối gỗ này trên một mặt ngang nhám khác rồi lần lượt tác dụng lên khối gỗ lực có độ lớn F như trên nhưng theo hai hướng: chếch lên hoặc chếch xuống so với mặt sàn cùng một góc 30 o thì độ lớn gia tốc của khối gỗ khi chuyển động trên sàn trong hai trường hợp này chênh lệch nhau một lượng 0,49 m/s 2. Tính hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và sàn. HẾT
  3. ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC : 2019 2020 MÔN : VẬT LÝ- LỚP : 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CÂU 1 : (3.0 điểm ). +Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng +và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. (0,5 điểm+0,5 điểm ). (thiếu “coi như chất điểm” trừ 0.5 điểm) m m F G 1 2 , tên gọi, đơn vị (1,0 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm). hd r 2 Adụng: r R 2 (0,25 điểm) 16 Fhd 1,6.10 N (0,25 điểm) CÂU 2 : (2 điểm) _ Nếu một vật không chịu tác dụng của một lực nào/ hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0/,thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên/ hoặc chuyển động thẳng đều (1,5 điểm) (Nếu phát biểu có nghĩa nhưng không đầy đủ, thì thiếu 1 ý trừ 0.5 điểm) _Do quán tính (0,5 điểm). CÂU 3 (4 điểm) Lập luận được m3 đi xuống, m1 đi lên (0,5 điểm). ( 0,5 điểm ). Phân tích lực tác dụng lên m1,m2 ,m3 , 2 ròng rọc (0,25 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm). Biểu thức định luật II NewTon m1,m2 ,m3 , : (0,25 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm). Chiếu Ox: (0,25 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm). Vì dây không dãn, bỏ qua m dây và ròng rọc nên: a1 a2 a;T1 T2 T;T1 ' T2 ' T ' (0,25 điểm). T 12N;T ' 24N;a 2m / s2 (0,25 điểm). F1 T 2 12 2N (0,25 điểm+0,25 điểm). F2 T ' 2 24 2N CÂU 4 (1 điểm) Lực nằm ngang: F=ma (0,25 điểm). Lực chếch lên: N P Fy (0,25 điểm). Lực chếch xuống: N P Fy (0,25 điểm). 7 Vậy: F F ma , giải hệ:  0.14 (0,25 điểm). x ms 50 Thiếu hoặc sai đơn vị đáp số trừ 0,25đ – mỗi bài thi trừ tối đa 0,5đ Học sinh giải cách khác, nếu đúng nhận được toàn bộ số điểm tương ứng
  4. ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC : 2019 2020 MÔN : VẬT LÝ- LỚP : 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CÂU 1 : (3.0 điểm ). +Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng (0,5 điểm) +và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. (0,5 điểm) (thiếu “coi như chất điểm” trừ 0.5 điểm) m m F G 1 2 , tên gọi, đơn vị (1,0 điểm+0,25 điểm+0,25 điểm). hd r 2 Adụng: r R 2 (0,25 điểm) 16 Fhd 1,6.10 N (0,25 điểm) CÂU 2 : (2 điểm) _Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào / hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không/thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên / đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (Nếu phát biểu có nghĩa nhưng không đầy đủ, thì thiếu 1 ý trừ 0.5 điểm) _Do quán tính (0,5 điểm). CÂU 3 (2 điểm) 1._ Điểm đặt: tại 2 đầu lò xo, chỗ tiếp xúc với vật làm lò xo biến dạng (0,25 điểm). _ Phương: trùng với trục lò xo. (0,25 điểm). _ Chiều: ngược chiều biến dạng (0,25 điểm). F k l _ Độ lớn: dh (0,25 điểm). Hoặc phát biểu định luật Hook: _Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.( thiếu “Trong giới hạn đàn hồi” trừ 0.5 điểm) (1,0 điểm) 2.Fdh1 Fdh2 k l1 k l2 (0,25 điểm+0,25 điểm). l1 l2 0.065 (0,25 điểm). l1 0.04m, l2 0.025m (0,25 điểm). CÂU 4 (3 điểm) Vẽ hình ( 0,5 điểm ). Biểu thức định luật II NewTon: (0,25 điểm+0,25 điểm). Chiếu Ox: (0,25 điểm+0,25 điểm). Vì dây không dãn, bỏ qua m dây và ròng rọc nên: a1 a2 a;T1 T2 T (0,25 điểm). T 12N;a 4m / s2 (0,25 điểm+0,25 điểm). '2 '2 Áp lực lên ròng rọc: F T1 T2 T 2 12 2 (0,5 điểm+0,25 điểm). Thiếu hoặc sai đơn vị đáp số trừ 0,25đ – mỗi bài thi trừ tối đa 0,5đ Học sinh giải cách khác, nếu đúng nhận được toàn bộ số điểm tương ứng