Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

docx 5 trang hoaithuong97 7210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_chuyen_l.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

  1. Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ tên học sinh: ___ Môn Vật Lý Khối 10 Ban BD SBD: ___ Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Một đoàn tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh. Tàu chạy chậm dần đều và dừng hẳn sau khi chạy thêm được 100 m. a. Tính gia tốc của đoàn tàu và thời gian hãm phanh. b. Tìm vận tốc và quãng đường tàu đã đi được sau 5 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Câu 2: Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất hết 27 ngày – đêm. Biết khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất là 384000 km. Hãy tính: a. tốc độ góc và tốc độ dài của Mặt Trăng. b. gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng. Câu 3: Một lò xo nhẹ được treo thẳng đứng. Khi treo vào đầu dưới của nó một vật m 1 = 200 g thì lò xo dãn một đoạn 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính độ cứng của lò xo. b. Tìm độ dãn của lò xo khi treo thêm vật m2 = 100 g. Câu 4: Từ đỉnh tháp cao 30 m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu vo = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất. b. Tính khảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp. Câu 5: Một xe có khối lượng 1 tấn đang đi với tốc độ 18 km/h trên đường thẳng nằm ngang thì tăng tốc. Sau 10 s xe đạt tốc độ 72 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc của xe và lực kéo của động cơ xe. b. Khi xe đạt vận tốc 72 km/h thì xe tắt máy. Tính thời gian từ lúc xe tắt máy cho tới khi xe dừng lại. HẾT
  2. Đáp án HK1 19-20 Lý 10BD Câu1. 2 2 a)푣2 ― 푣2 = 2 푠→ = 푣 ― 푣0 = ―0,5 /푠2. (0,5đ) 0 2푠 푣 ― 푣0 푣 = 푣0 + 푡→푡 = = 20푠 (0,5đ) b) 푣1 = 푣0 + 푡1 = 7,5 /푠 (0,5đ) 2 푡 (0,5đ) 푠 = 푣0푡 + 2 = 43,75 Câu 2. 2 ―6 a) Tốc độ góc của mặt trăng: 휔 = = 2,69.10 /푠. (0,75 đ) Tốc độ dài của mặt trăng:푣 = 휔 = 1033 /푠. (0,75 đ) b) Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng 2 ―3 2 ℎ푡 = 휔 = 2,78.10 /푠 . (0,5 đ) Câu 3. a) K. l1 = m1 g (0,5đ) K = 50N/m (0,5đ) b) K. l2 = (m1 + m2 )g (0,5đ) l2 = 6 cm (0,5đ) Câu 4. 2ℎ a) t = (0,5 đ) t = 2,45s (0,5đ) 2ℎ b) x = v t = v (0,5đ) 0 0 x = 49m (0,5đ) Câu 5. 푣 ― 푣 0 2 a) a = 푡 = 1,5 m/s (0,5đ) F = ma + mg = 3500N (0,5đ) b) a = - g = -2 m/s2 (0,5đ) 푣 ― 푣0 푣 ― 푣0 a = 푡 →푡 = = 10푠 (0,5đ)
  3. Trường THPT Chuyên Lê Hồng PhongĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ tên học sinh: ___Môn Vật Lý Khối 10 Ban A SBD: ___ Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Một vật chuyển động trên một đường thẳng. Trong 5 s đầu nó chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Trong 10 s tiếp theo nó chuyển động nhanh dần đều và đạt tới vận tốc 15 m/s. Ngay sau đó nó chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 5 s. a. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của vật. b. Tính gia tốc của vật trong các giai đoạn chuyển động biến đổi đều. Câu 2: Đĩa tròn tâm O có trục quay đi qua O và vuông góc với mặt đĩa. Đĩa đang quay đều với tốc độ góc  = 5π rad/s. Hai điểm A và B trên mặt đĩa cách tâm O A lần lượt là OA = 10 cm và OB = 15 cm. Tìm: O a. chu kì quay của đĩa tròn. b. tốc độ dài của hai điểm A và B. B c. tỉ số giữa gia tốc hướng tâm của 2 điểm A, B. Câu 3: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang nhẵn. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 100 N theo hướng chếch lên hợp với mặt nằm ngang một góc 300. Lấy g = 10 m/s2. a. Vẽ hình biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên vật. b. Tính áp lực Q do vật nén lên mặt sàn. Câu 4: Một kiến trúc sư cảnh quan đang lên thiết kế làm thác nước nhân tạo trong công viên theo mô hình như hình bên. Trong bản thiết kế có một đường rãnh nằm ngang dẫn nước xuống một bể bơi, bờ tường cao h = 2,35 m so với mặt nước trong bể, bể bơi cách chân tường một đoạn L. Dự kiến cho dòng nước chảy trong rãnh nằm ngang với tốc độ v0 = 0,75 m/s và dòng chảy là ổn định. Lấy g = 10m/s2. a. Xác định giá trị lớn nhất có thể của L để nước rơi vào bên trong bể. b. Tính tốc độ của nước ngay lúc rơi đến mặt nước trong bể bơi. Câu 5: Một vật có khối lượng 100 g bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng dài 10 m, nghiêng 0 2 góc 45 so với mặt nằm ngang. Hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là μt = 0,3. Lấy g = 10 m/s . a. Tìm gia tốc của vật. b. Tìm vận tốc của vật tại chân mặt nghiêng và thời gian để vật đi hết mặt phẳng nghiêng. HẾT
  4. Đáp án HK1 19-20 Lý 10A Bài 1: a) Vẽ được đúng dạng đồ thị (0,5đ) vẽ đúng tỉ lệ xích, có ghi đơn vị các đại lượng trên các trục tọa độ (0,5đ) b) Gia tốc của vật trong giai đoạn chuyển động nhanh dần đều ∆푣1 15 ― 10 = = = 0,5( 2) (0,5đ) 1 ∆푡1 10 푠 Gia tốc của vật trong giai đoạn chuyển động chậm dần đều ∆푣2 0 ― 15 = = = ―3( 2) (0,5đ) 2 ∆푡2 5 푠 Bài 2: 2 a) = 휔 = 0,4푠; (0,5đ) b) Tốc độ dài của các điểm 푣 = 휔 (0,25đ) 푣 = 0,5 /푠; 푣 = 0,75 /푠.(0,5đ) 2 휔 2 c) = 2 = 1,5 (0,75đ) 휔 1 Bài 3: a) Vẽ đủ các lực, đúng hướng của từng lực ( P, N, F) (0,5đ) Nếu vẽ dư Fms -0,25đ Vẽ biểu diễn độ lớn của cáclực đúng (vẽ P > N ) (0,25đ) b) Phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật N = P – F sinα = 50 N. (1,0đ) Theo định luật 3 Newton áp lực của vật lên sàn là Q = N = 50(N ) (0,25đ) Bài 4: 2ℎ a) 퐿 = 푣 = 0,51 (1đ) 0 2 b) 푣 = 푣0 + 2 ℎ ≈ 6,9 /푠 (1đ) Bài 5: a) Vẽ hình, phân tích lực (0,5đ) ( Vẽ thành phần trọng lực theo phương song song phải lớn hơn Fms nếu nhỏ hơn -0,25đ a = g(sin450 - µcos450) = 4,95 (m/s2) (0,5đ) b) 푣 = 2 푠 = 9,95 /푠 (0,5đ) 푣 푡 = = 2(s) (0,5đ) Lưuý :Trừ tối đa 0,5 đ nếu thiếu đơn vị trong 1 bài