Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt An Lạc

doc 1 trang hoaithuong97 7220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt An Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_an_lac.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt An Lạc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT AN LẠC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) CÂU 1 (1,5 điểm) Chuyển động tròn đều là gì ? Hãy nêu 1 ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. CÂU 2 (2,5điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton. Cho biết tên gọi và đơn vị các đại lượng trong biểu thức. Áp dụng : Một hành khách đi trên xe buýt cho biết lúc đầu xe còn ít khách khi qua chỗ đường xấu xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó chịu, nhưng khi xe đã đông khách lại thấy êm hơn kể cả khi đi qua những chỗ đường xấu. Cảm giác ấy có đúng không? Hãy giải thích? CÂU 3 (1,0 điểm) Phát biểu và viết biểu thức điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực. CÂU 4 (1,0 điểm) Một quả cầu có khối lượng 200 g được gắn vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng thì thấy lò xo dãn ra 2 cm. Lấy g = 10 m/s2 a. Vẽ hình và phân tích lực tác dụng lên quả cầu. b. Tính độ cứng của lò xo. CÂU 5 (2,0 điểm)  Người ta kéo một vật có khối lượng 50 kg chuyển động Fk trên sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt sàn là µ = 0,3. Lấy g =10m/s2. a. Tính gia tốc của vật nếu lực kéo có độ lớn F = 220 N có phương song song với mặt sàn. b. Tính quãng đường mà vật đi được sau 10 giây. CÂU 6 (1,0 điểm) Hai bé An và Bình ra công viên của trường mầm non chơi cầu bập bênh. Bé An có trọng lượng P1=240 N được đặt ngồi tại điểm cách trục quay 1m . Bé Bình có trọng lượng là P2=300 N. Hỏi bé Bình phải ngồi cách trục quay bao nhiêu để cầu cân bằng nằm ngang ? ( Cầu được thiết kế để khi không có người ngồi thì nó tự cân bằng) CÂU 7 (1,0 điểm) Một con lắc nón như hình vẽ. Quả cầu có khối lượng m quay theo một đường tròn nằm ngang với tốc độ v không đổi. Dây treo dài 1 m , dây hợp với phương thẳng đứng một góc 300. Tính chu kì chuyển động tròn của con lắc đó. Lấy g = 10 m/s2 . Hết