Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs & Thpt Lạc Hồng

docx 5 trang hoaithuong97 6030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs & Thpt Lạc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thcs_thpt_lac.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs & Thpt Lạc Hồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS & THPT LẠC HỒNG MÔN: VẬT LÍ 10 TỔ VẬT LÝ-CN Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên : . SBD Lớp : ĐỀ A Câu 1 (1,5 đ). Trình bày : Định luật Húc? Viết công thức giải thích từng đại lượng? Câu 2 (2đ). Trình bày : Định nghĩa lực hướng tâm? Viết công thức giải thích từng đại lượng. Câu 3 (1,5đ). Nêu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng bởi ba lực không song song. Câu 4 (2đ). Một vật có khối lượng 50kg dưới tác dụng của một lực kéo theo phương nằm ngang có độ lớn là 45N bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát . Sau khi đi được 100m, vật đạt vận tốc là 36km/h. Lấy g=10m/s2. a. Tính gia tốc của vật. b. Tính độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt đường và cho biết hệ số ma sát. Câu 5 (1,5đ). Một quả cầu nhỏ khối lượng 100g buộc vào sợi dây có chiều dài 30cm quay trong mặt phẳng nằm ngang theo quỹ đạo tròn. Vật quay được 100 vòng trong 5 giây. Tính: a. Tính tần số, chu kỳ quay. b. Tính tốc độ dài của quả cầu. c. Tính lực hướng tâm của quả cầu. Câu 6 (1,5đ). Một vật được ném từ điểm M ở độ cao h=80m với vận tốc đầu v 0=20m/s theo phương ngang. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Hãy xác định: a. Thời gian vật bay trong không khí. b. Tầm bay xa của vật. c. Vận tốc của vật khi chạm đất. HẾT
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS & THPT LẠC HỒNG MÔN: VẬT LÍ 10 TỔ VẬT LÝ - CN Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên : Lớp : 10A ĐỀ B Câu 1 (1,5 đ). Trình bày : Định luật vạn vật hấp dẫn? Viết công thức giải thích từng đại lượng? Câu 2 (2đ). Trình bày : Định nghĩa lực hướng tâm? Viết công thức giải thích từng đại lượng. Câu 3 (1,5đ). Nêu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng bởi hai lực? Câu 4 (2đ). Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát . Biết lực kéo của động cơ có độ lớn là 1800N. Sau khi đi được 100m, ô tô đạt vận tốc là 36km/h. Lấy g=10m/s2. a. Tính gia tốc của vật. b. Tính độ lớn của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường và cho biết hệ số ma sát. Câu 5 (1,5đ). Một quả cầu nhỏ khối lượng 50g buộc vào sợi dây có chiều dài 20cm quay trong mặt phẳng nằm ngang theo quỹ đạo tròn. Vật quay được 100 vòng trong 4 giây. Tính: a. Tính tần số, chu kỳ quay. b. Tính tốc độ dài của quả cầu. c. Tính lực hướng tâm của quả cầu. Câu 6 (1,5đ). Một vật được ném từ điểm N ở độ cao h=80m với vận tốc đầu v 0=15m/s theo phương ngang. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Hãy xác định: a. Thời gian vật bay trong không khí. b. Tầm bay xa của vật. c. Vận tốc của vật khi chạm đất. HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM THI VẬT LÝ 10 ĐỀ A Câu 1(1,5 đ). Trình bày : Định luật Húc? Viết công thức giải thích từng đại lượng? - Phát biểu đúng hoàn toàn định luật (nếu sai 1 ý cũng không chấm điểm) 1đ - Viết đúng công thức 0,25đ - Giải thích đầy đủ các đại lượng (thiếu 1 ý -0,125đ, nếu thiếu 2 ý trở lên không chấm điểm) 0,25đ Câu 2(2đ). Trình bày : Định nghĩa lực hướng tâm? Viết công thức giải thích từng đại lượng. - Phát biểu đúng hoàn toàn định nghĩa (nếu sai 1 ý cũng không chấm điểm) 1đ - Viết đúng công thức 0,5đ - Giải thích đầy đủ các đại lượng (thiếu 1 ý -0,125đ, nếu thiếu 2 ý trở lên không chấm điểm) 0,5đ Câu 3(1,5đ). Nêu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng bởi ba lực không song song. - 3 lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. 0,75đ - Hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ 3. 0,75đ Câu 4(2đ). Một vật có khối lượng 50kg dưới tác dụng của một lực kéo theo phương nằm ngang có độ lớn là 45N bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát . Sau khi đi được 100m, vật đạt vận tốc là 36km/h. Lấy g=10m/s2. c. Tính gia tốc của vật. - Viết được công thức 0,25đ - Tính được a=0,5m/s2 0,25đ d. Tính độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt đường và cho biết hệ số ma sát. - Vẽ đúng hình có đầy đủ vectơ 0,25đ - Viết được công thức ĐL II Newton 0,25đ - Chiếu đúng 0,25đ - Kết quả Fms= 20N 0,25đ - Suy ra hệ số ma sát =0,04 0,5đ Câu 5(1,5đ). Một quả cầu nhỏ khối lượng 100g buộc vào sợi dây có chiều dài 30cm quay trong mặt phẳng nằm ngang theo quỹ đạo tròn. Vật quay được 100 vòng trong 5 giây. Tính: d. Tính tần số, chu kỳ quay. - Tính đúng f=20Hz 0,25đ - Tính đúng T=0,05s 0,25đ e. Tính tốc độ dài của quả cầu. - Tính đúng v= 0,09 m/s 0,5đ f. Tính lực hướng tâm của quả cầu. - Viết đúng công thức 0,25đ Trang 3
  4. -Kết quả F ht=0,0027N 0,25đ Câu 6(1,5đ). Một vật được ném từ điểm M ở độ cao h=80m với vận tốc đầu v 0=20m/s theo phương ngang. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Hãy xác định: d. Thời gian vật bay trong không khí. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả t=4s 0,25 đ e. Tầm bay xa của vật. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả L=80m 0,25 đ f. Vận tốc của vật khi chạm đất. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả v=44,7m/s 0,25 đ ĐỀ B Câu 1(1,5 đ). Trình bày : Định luật vạn vật hấp dẫn? Viết công thức giải thích từng đại lượng? - Phát biểu đúng hoàn toàn định luật (nếu sai 1 ý cũng không chấm điểm) 1đ - Viết đúng công thức 0,25đ - Giải thích đầy đủ các đại lượng (thiếu 1 ý -0,125đ, nếu thiếu 2 ý trở lên không chấm điểm) 0,25đ Câu 2(2đ). Trình bày : Định nghĩa lực hướng tâm? Viết công thức giải thích từng đại lượng. - Phát biểu đúng hoàn toàn định nghĩa (nếu sai 1 ý cũng không chấm điểm) 1đ - Viết đúng công thức 0,5đ - Giải thích đầy đủ các đại lượng (thiếu 1 ý -0,125đ, nếu thiếu 2 ý trở lên không chấm điểm) 0,5đ Câu 3(1,5đ). Nêu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng bởi hai lực? - Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. 1đ 푭 = ― 푭 0,5đ Câu 4(2đ). Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát . Biết lực kéo của động cơ có độ lớn là 1800N. Sau khi đi được 100m, ô tô đạt vận tốc là 36km/h. Lấy g=10m/s2. c. Tính gia tốc của vật. - Viết được công thức 0,25đ - Tính được a=0,5m/s2 0,25đ Trang 4
  5. d. Tính độ lớn của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường và cho biết hệ số ma sát. - Vẽ đúng hình có đầy đủ vectơ 0,25đ - Viết được công thức ĐL II Newton 0,25đ - Chiếu đúng 0,25đ - Kết quả Fms= 300N 0,25đ - Suy ra hệ số ma sát =0,01 0,5đ Câu 5(1,5đ). Một quả cầu nhỏ khối lượng 50g buộc vào sợi dây có chiều dài 20cm quay trong mặt phẳng nằm ngang theo quỹ đạo tròn. Vật quay được 100 vòng trong 4 giây. Tính: d. Tính tần số, chu kỳ quay. - Tính đúng f=25Hz 0,25đ - Tính đúng T=0,04s 0,25đ e. Tính tốc độ dài của quả cầu. - Tính đúng v= 0,05 m/s 0,5đ f. Tính lực hướng tâm của quả cầu. - Viết đúng công thức 0,25đ -Kết quả F ht=0,000625N 0,25đ Câu 6(1,5đ). Một vật được ném từ điểm N ở độ cao h=80m với vận tốc đầu v 0=15m/s theo phương ngang. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Hãy xác định: d. Thời gian vật bay trong không khí. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả t=4s 0,25 đ e. Tầm bay xa của vật. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả L=60m 0,25đ f. Vận tốc của vật khi chạm đất. - Viết đúng công thức 0,25đ - Kết quả v=42,7m/s 0,25đ Lưu ý: Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,25đ trên mỗi câu bài tập. HẾT Trang 5