Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký

doc 4 trang hoaithuong97 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_th_thcs_va_th.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký

  1. SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH Trường TH, THCS và THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( 2019 – 2020 ) TRƯƠNG VĨNH KÝ Môn: VẬT LÝ – Khối: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 01 trang) (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề: A Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh: Chữ ký học sinh: Ngày: 18/ 12/ 2019 A. LÝ THUYẾT: ( 5 điểm ) Câu 1. (1,25 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực? Viết biểu thức. Câu 2. (1,25 điểm) Sự rơi tự do và các đặc điểm của sự rơi tự do. Câu 3. (1,25 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của lực hướng tâm? Câu 4. (1,25 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niutơn? B. BÀI TẬP: ( 5 điểm ) Bài 1 (1 điểm): Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực 100N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động, biết cánh tay đòn của lực là 20cm. Hãy tính momen lực. Bài 2 (2 điểm): Cho một lò xo treo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên là 25cm, độ cứng của lò xo là 200N/m. Lấy g = 10 (m/s2) a.) Khi tác dụng một lực 4N vào đầu dưới của lò xo thì lò xo biến dạng, tính chiều dài của lò xo sau khi biến dạng? b.) Nếu treo một vật nặng khác vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài của lò xo là 28cm. Tính khối lượng vật treo? Bài 3 (2 điểm): Khi cho một vật có khối lượng 2 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo Fk theo phương ngang có độ lớn không đổi. Sau khi đi được 5m thì vật có vận tốc 5m/s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. a.) Tính gia tốc chuyển động. b.) Tính độ lớn của lực Fk. 0 c.) Sau đó, ngừng tác dụng lực Fk, vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng 30 so với mặt phẳng ngang. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng, biết vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 10 m/s. Cho biết hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là 0,3. HẾT
  2. ĐÁP ÁN LÝ 10 – KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – 2019-2020 – ĐỀ A I. LÝ THUYẾT: 5 điểm Câu 1(1,25 điểm): Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực? Viết biểu thức. Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng   thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá(0,25đ), cùng độ lớn(0,25đ), ngược chiều(0,25đ). F1 + F2 = 0(0,5đ) thiếu vecto -0,25đ Câu 2(1,25 điểm): Quy tắc tổng hợp lực của hai lực song song cùng chiều ? - Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song(0,25đ), cùng chiều (0,25đ)và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực ấy. (0,25đ) - Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song (0,25đ)thành những đoạn tỉ lệ nghịch với hai lực ấy(0,25đ) Câu 3(1,25 điểm): Phát biểu và viết biểu thức của lực hướng tâm? - Phát biểu: Lực (hay hợp lực của các lực) (0,25đ) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều (0,25đ)gây ra gia tốc hướng tâm(0,25đ) cho vật là lực hướng tâm. mv2 - Biểu thức: F ma m 2r (0,5đ) ht ht r Câu 4(1,25 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niutơn? + Phát biểu: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực(0,25đ), thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực(0,25đ). Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. (0,25đ) + Biểu thức: FAB FBA (0,5đ) thiếu vecto – 0,25đ II. BÀI TẬP: 5 điểm Bài 1(1 điểm): M = F.d M = 20(N.m) Bài 2(2 điểm): a. Theo định luật Hooke Fdh k l (0,5đ) l = 0,27cm (0,5đ) b. Theo định luật Hooke Fdh k l (0,25đ) F’đh = 6N (0,25đ) Khi lò xo cân bằng: F’đh = P’ = m’g (0,25đ) m’ = 0,6kg (0,25đ) Bài 3(2 điểm): 2 2 a. v – v 0 = 2aS (0,25đ) a = 2,5m/s2 (0,25đ) b. Fms = µmg = 5N Fk – Fms = ma (0,25đ) Fk = 10N (0,25đ) c. Fk – F’ms + Psinα = ma’ (0,25đ) a’ = 2,4m/s2 (0,25đ) 2 2 v' – v’ 0 = 2a’S’ S’= 15,625m (0,25đ) Sinα = h/s h = 7,8125m (0,25đ)
  3. SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH Trường TH, THCS và THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( 2019 – 2020 ) TRƯƠNG VĨNH KÝ Môn: VẬT LÝ – Khối: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 01 trang) (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề: B Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh: Chữ ký học sinh: Ngày: 18/ 12/ 2019 A. LÝ THUYẾT: ( 5 điểm ) Câu 1. (1,25 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực? Viết biểu thức. Câu 2. (1,25 điểm) Sự rơi tự do và các đặc điểm của sự rơi tự do. Câu 3. (1,25 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của lực hướng tâm? Câu 4. (1,25 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niutơn? B. BÀI TẬP: ( 5 điểm ) Bài 1 (1 điểm): Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực 120N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động, biết cánh tay đòn của lực là 22cm. Hãy tính momen lực. Bài 2 (2 điểm): Cho một lò xo treo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên là 26cm, độ cứng của lò xo là 250N/m. Lấy g = 10 (m/s2) a.) Khi tác dụng một lực 5N vào đầu dưới của lò xo thì lò xo biến dạng, tính chiều dài của lò xo sau khi biến dạng? b.) Nếu treo một vật nặng khác vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài của lò xo là 29cm. Tính khối lượng vật treo? Bài 3 (2 điểm): Khi cho một vật có khối lượng 4 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo Fk theo phương ngang có độ lớn không đổi. Sau khi đi được 10m thì vật có vận tốc 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. a.) Tính gia tốc chuyển động. b.) Tính độ lớn của lực Fk. 0 c.) Sau đó, ngừng tác dụng lực Fk, vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng 30 so với mặt phẳng ngang. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng, biết vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 15 m/s. Cho biết hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là 0,3. HẾT
  4. ĐÁP ÁN LÝ 10 – KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – 2019-2020 – ĐỀ B I. LÝ THUYẾT: 5 điểm Câu 1(1,25 điểm): Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực? Viết biểu thức. Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng   thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá(0,25đ), cùng độ lớn(0,25đ), ngược chiều(0,25đ). F1 + F2 = 0(0,5đ) thiếu vecto -0,25đ Câu 2(1,25 điểm): Quy tắc tổng hợp lực của hai lực song song cùng chiều ? - Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song(0,25đ), cùng chiều (0,25đ)và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực ấy. (0,25đ) - Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song (0,25đ)thành những đoạn tỉ lệ nghịch với hai lực ấy(0,25đ) Câu 3(1,25 điểm): Phát biểu và viết biểu thức của lực hướng tâm? - Phát biểu: Lực (hay hợp lực của các lực) (0,25đ) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều (0,25đ)gây ra gia tốc hướng tâm(0,25đ) cho vật là lực hướng tâm. mv2 - Biểu thức: F ma m 2r (0,5đ) ht ht r Câu 4(1,25 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niutơn? + Phát biểu: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực(0,25đ), thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực(0,25đ). Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. (0,25đ) + Biểu thức: FAB FBA (0,5đ) thiếu vecto – 0,25đ II. BÀI TẬP: 5 điểm Bài 1(1 điểm): M = F.d M = 26,4(N.m) Bài 2(2 điểm): a. Theo định luật Hooke Fdh k l (0,5đ) l = 0,28cm (0,5đ) b. Theo định luật Hooke Fdh k l (0,25đ) F’đh = 7,5N (0,25đ) Khi lò xo cân bằng: F’đh = P’ = m’g (0,25đ) m’ = 0,75kg (0,25đ) Bài 3(2 điểm): 2 2 a. v – v 0 = 2aS (0,25đ) a = 5m/s2 (0,25đ) b. Fms = µmg = 10N Fk – Fms = ma (0,25đ) Fk = 30N (0,25đ) c. Fk – F’ms + Psinα = ma’ (0,25đ) a’ = 2,4m/s2 (0,25đ) 2 2 v' – v’ 0 = 2a’S’ S’= 26,04m (0,25đ) Sinα = h/s h= 13,02m (0,25đ)