Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Mã đề: L1001

pdf 3 trang hoaithuong97 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Mã đề: L1001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_ma_de_l1001.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Mã đề: L1001

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: L1001 Lưu ý: đối với các phép tính có kết quả không phải là số nguyên, học sinh ghi kết quả dưới dạng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Câu 1: (2,0 điểm) a. Phát biểu nội dung định luật III Newton. b. Có một câu chuyện vui như sau: Một con ngựa sau khi học xong định luật III Newton bèn từ chối không kéo xe nữa. Nó nói: "Tôi có ráng sức kéo xe bao nhiêu cũng là vô ích, bởi vì tôi kéo cái xe với lực bằng bao nhiêu thì cái xe cũng kéo lại tôi với lực bằng như vậy. Hai lực bằng nhau về độ lớn và Hình 1 ngược nhau về hướng sẽ là lực cân bằng nên cả tôi và xe đều không nhúc nhích!". (Trích Nguyễn Quang Đông – “Tuyển tập câu hỏi định tính Vật lý” – 2009) Dựa vào kiến thức đã học, hãy chỉ ra điểm vô lý trong lời nói của con ngựa. Theo em, khi ngựa kéo xe, lực nào làm con ngựa chuyển động? Câu 2: (2,0 điểm) a. Phát biểu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn. b. Một nhà leo núi khi ở chân núi Everest có trọng lượng là 700 N, khi nhà leo núi này lên đỉnh Everest có độ cao khoảng 8848 m thì trọng lượng của người này tăng hay giảm? Giải thích. Câu 3: (2,0 điểm) Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Lực kế có cấu tạo chính gồm một lò xo và bảng chia độ. Ứng với mỗi vạch chia độ, người ta không ghi giá trị của độ giãn mà ghi giá trị của lực đàn hồi tương ứng. Một học sinh sau khi tìm về cấu tạo của lực kế đã tự thiết kế một lực kế dùng để đo trọng lượng tương tự như hình 2. Học sinh này sử dụng một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm. Lấy g = 10 m/s2. a. Để xác định được các vạch chia trên bảng chia độ, học sinh lần lượt móc các quả cân có khối lượng khác nhau vào lò xo. Khi học sinh treo quả cân 100 g vào thì thấy lò xo có chiều dài 12 cm. Em hãy tính độ cứng của lò xo mà học sinh này sử dụng. Hình 2 Vật lý 10 - Mã đề L1001 - Trang 1/2
  2. b. Học sinh này muốn tạo ra lực kế có độ chia nhỏ nhất là 0.5 N, vậy khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp là bao nhiêu? c. Chiều dài của lò xo này không thể vượt quá giới hạn là 40 cm, hỏi học sinh có thể dùng lò xo này để làm lực kế có giới hạn đo (giá trị lớn nhất mà lực kế đo được) 10 N được không? Câu 4: (2,0 điểm) Một người đi xe đạp khởi hành không vận tốc đầu, chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường thẳng nằm ngang, sau khi đi được 125 m thì vận tốc của xe là 18 km/h. a. Tính gia tốc của xe. b. Biết khối lượng của xe là 20 kg, lực phát động tác dụng vào xe là 15 N. Hệ số ma sát khi xe chuyển động là 0,015. Tìm khối lượng của người. Lấy g = 10 m/s2. Câu 5: (2,0 điểm) Tàu lượn siêu tốc là một trò giải trí cực kỳ thú vị trong công viên giải trí. Tuy nhiên, có rất nhiều mối quan 7m tâm an toàn đằng sau tàu lượn siêu tốc. Khi một chiếc tàu lượn được phép hoạt động, nó đã phải trải qua cả một quá trình kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn tuyệt đối thông qua các tính toán chính xác về: góc, cung, chiều dài, tốc độ để tàu lượn không bao giờ có thể lao ra khỏi đường ray. Một người có khối lượng 40 kg đang ở trong một Hình 3 chiếc tàu lượn siêu tốc di chuyển trong một cung tròn bán kính 7 m như hình 3. Tại điểm A tốc độ của tàu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a. Xác định lực hướng tâm tác dụng lên người tại điểm A. b. Tính lực nén mà người tác dụng lên ghế ngồi tại điểm A. c. Giả sử người quên không giữ và không thắt dây an toàn. Tốc độ tối thiểu của tàu phải là bao nhiêu để người không rơi ra khỏi ghế ngồi ở điểm A? HẾT Vật lý 10 - Mã đề L1001 - Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA KỲ I – NĂM 2019 - 2020 TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ MÔN T – K ỐI 10 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: L1001 L1001 L1002 Câu Nội dung Điểm 1 2 Nội dung định luật III. 1 Hai lực không cân bằng do tác dụng lên hai vật khác nhau. 0.5 Lực do đất tác dụng lên ngựa khi ngựa tác dụng lực lên mặt đất. 0.5 2 1 a. Nội dung định luật vạn vật hấp dẫn 1 Biểu thức 0.25 b. Trọng lượng giảm 0.25 Từ biểu thức P => càng lên cao trọng lượng càng giảm 0.5 3 5 a. P = 0,1.10 = 1 N = Fđh 0.25 l = 12 – 10 = 2 cm = 0,01 m 0.25 0.25 b. 0.5 c. 0.25 0.25 0.25 => có thể sử dụng lò xo 4 3 a. 18 km/h = 5 m/s 0.25 0.25 0.5 b. 0.25 0.25 0.25 0.25 => 5a 4a 0.75 5b 4b 0.25 0.5 5c 4c 0.25 => 0.25