Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Chương Mỹ A

doc 4 trang Hùng Thuận 24/05/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Chương Mỹ A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_10_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Chương Mỹ A

  1. TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A KIỂM TRA HỌC KỲ I TỔ LÝ-HÓA-SINH-CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Vật lý - Lớp 10 - Chương trình chuẩn Mã đề thi: 102 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm? A. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng. B. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội – Hồ Chí Minh. C. Đoàn tàu đang qua cầu. D. Đoàn tàu lúc khởi hành. Câu 2: Hai vật ở cùng một độ cao, vật 1 được ném ngang với vận tốc đầu , cùng lúc đó vật 2 được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng? A. Tốc độ chạm đất vật 1 lớn hơn vật 2. B. Tốc độ chạm đất vật 1 nhỏ hơn vật 2. C. Vật 1 chạm đất trước vật 2. D. Vật 1 chạm đất sau vật 2 Câu 3: Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. Biết A và B cách nhau 36km, nước chảy với vận tốc 4km/h. Vận tốc của xà lan đối với nước bằng bao nhiêu? A. 16 km/h B. 32 km/h C. 8 km/h. D. 12 km/h Câu 4: Một vật chuyển động với tốc độ dài 54 km/h trên một đường tròn bán kính 200 m. Tính gia tốc hướng tâm? A. a = 2,25 m/s2 B. a = 1,25 m/s2 C. a = 14,58 m/s2 D. a = 1,125 m/s2 Câu 5: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 8N và 10N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào không thể là độ lớn của hợp lực? A. 20 N B. 2 N C. 15 N D. 10 N Câu 6: Tốc kế của một ôtô đang chạy chỉ 50km/h tại thời điểm t. Để kiểm tra xem đồng hồ tốc kế đó chỉ có đúng không, người lái xe giữ nguyên tốc độ, một người hành khách trên xe nhìn đồng hồ và thấy xe chạy qua hai cột cây số bên đường cách nhau 2 km trong thời gian 120 giây. Số chỉ của tốc kế: A. Nhỏ hơn tốc độ của xe B. Lớn hơn tốc độ của xe C. Bằng hoặc nhỏ hơn tốc độ của xe D. Bằng tốc độ của của xe Câu 7: Một vật có khối lượng m= 6 kg được treo như hình vẽ, biết α = 30˚. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10m/s2. Lực căng của dây là bao nhiêu? A. 30 3 N B. 30N C. 60N D. 60 3 N Trang 1/4 - Mã đề thi 102
  2. Câu 8: Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu độ lớn lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ: A. Không đổi. B. Giảm đi. C. Tăng lên. D. Bằng 0. Câu 9: Điều kiện để một vật chịu tác dụng ba lực F1 , F2 , F3 không song song ở trạng thái cân bằng là: A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba và F1 +F2 = F3 . B. Hợp lực của hai lực không cân bằng với lực thứ ba. C. Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy và F1 +F2 = F3 . D. Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. Câu 10: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ 18 km/h đến 21,6 km/h, tàu đi được 11m. Gia tốc của tàu và quãng đường tàu đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi đạt tốc độ 36 km/h là: A. a = 0,5 m/s2, s = 64 m. B. a =0,5m/s2, s=100 m. C. a = 6,48 m/s2, s= 64 m. D. a = 6,48 m/s2, s= 100m. Câu 11: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì: A. Vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc. B. Gia tốc luôn dương. C. Vectơ gia tốc ngược hướng với vectơ vận tốc D. Gia tốc luôn âm. Câu 12: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với thời điểm xuất phát là: A. x x0 v(t t0 ) . B. x x0 vt . C. s vt . D. s s0 vt . Câu 13: Khi giảm lực pháp tuyến ép giữa hai bề mặt tiếp xúc thì hệ số ma sát giữa hai bề mặt đó sẽ: A. Không đổi B. Không xác định được. C. Tăng lên D. Giảm đi Câu 14: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây? A. Cho nước mưa thoát dễ dàng. B. Tăng lực ma sát. C. Tạo lực hướng tâm. D. Giới hạn vận tốc của xe. Câu 15: Biểu thức nào sau đây tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo: K K A. F K. l B. F C. F D. F K. l đh đh l đh l đh Câu 16: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 8h sáng 2 ôtô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có tốc độ v 1 = 60km/h, xe kia có tốc độ v2 = 40km/h. Hỏi 2 ôtô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Tại vị trí cách A bao nhiêu km? A. 20h30 phút; 100 km B. 10 giờ 30 phút; 100 km C. 10 giờ 30 phút; 150 km D. 20h 30 phút; 150 km Trang 2/4 - Mã đề thi 102
  3. Câu 17: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m và nghiêng một góc α = 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Coi ma sát trên mặt phẳng nghiêng là không đáng kể. Vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang trong bao lâu nếu hệ số ma sát trên đoạn này bằng 0,4. Lấy g = 10 m/s2. A. 0,1 s B. 1 s C. 15 s D. 2,5 s Câu 18: Một xe đạp chuyển động tròn đều quanh một đường tròn bán kính 100m. Xe chạy một vòng hết 1 phút. Tốc độ góc và tốc độ dài của vật là: A. 6,28 rad/s; 628 m/s B. 10,47.10-2 rad/s; 10,47 m/s; C. 6,28.10-2 rad/s; 6,28 m/s; D. 10,47.10-3 rad/s; 1,047 m/s; Câu 19: Biết bán kính Trái Đất là 6400km. Một quả cầu khối lượng m. Để trọng lượng của quả 1 cầu bằng trọng lượng của nó trên mặt đất thì phải đưa nó lên độ cao h bằng: 4 A. 12800km B. 1600 km C. 3200 km D. 6400 km. Câu 20: Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là không chính xác? A. Đối với nhà ga, đoàn tàu có chuyển động. B. Đối với một toa tàu thì các toa khác đều đứng yên. C. Đối với tàu, nhà ga có chuyển động. D. Đối với đầu tàu thì các toa tàu chạy chậm hơn. Câu 21: Vật m được kéo bằng một lực hợp với phương ngang góc và vật chuyển động trượt nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang. Biết m = 1kg, g = 10m/s 2, F = 5N, = 300. Bỏ qua ma sát. Gia tốc chuyển động của vật là: A. 5 3 m/s2 B. 2,5 m/s2 C. 5 m/s2 D. 2,5 3 m/s2 Câu 22: Hai ô tô đồng thời xuất phát từ M và N chuyển động ngược chiều nhau. Ô tô thứ nhất chạy nhanh dần đều trên 1/3 quãng đường đầu, 1/3 quãng đường tiếp theo chuyển động đều và 1/3 quãng đường còn lại chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc trên 1/3 quãng đường đầu tiên và dừng lại ở N. Trong khi đó ô tô thứ hai chuyển động nhanh dần đều trong 1/3 thời gian đầu đi từ N tới M, 1/3 thời gian tiếp theo chuyển động đều, và 1/3 thời gian còn lại chuyển động chậm dần đều và dừng lại ở M. Tốc độ chuyển động đều của hai xe là như nhau và bằng 70km/h. Tìm khoảng cách MN, biết rằng thời gian chạy của xe thứ nhất dài hơn xe thứ hai 4 phút. A. 14 km. B. 21 km. C. 28 km. D. 12 km. Câu 23: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 20 m xuống. Lấy g= 10m/s 2. Tốc độ của nó khi chạm đất là: A. v = 2 m/s B. v = 5 m/s C. v = 20 m/s D. v = 8,899 m/s Câu 24: Chọn câu sai ? A. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau B. Công thức g.t2 dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do C. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của môi trường D. Có thể coi sự rơi của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi tự do Trang 3/4 - Mã đề thi 102
  4. Câu 25: Chọn phát biểu sai ? Sai số dụng cụ có thể: A. Lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ B. Được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định C. Loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo D. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ Câu 26: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Biết viên bi 1 rơi xuống trước. Lấy g = 10m/s 2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 2 s là: A. 2,5m B. 8,75m C. 12,5m D. 5,0m Câu 27: Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s 2 với vận o tốc ban đầu vo. Biết sau 3s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 60 . Tốc độ ban đầu của vật có giá trị nào sau đây? 20 A. m/s. B. 10 3 m/s. C. 20 3 m/s.D. m/s. 3 Câu 28: Cho cơ hệ như hình vẽ. m 1 = m2 = 2 kg. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là µ = 0,2; α = 300, lấy g=10m/s2, sợi dây không dãn. Lực căng dây T là: A. 5,4 N. B. 4,4N. C. 4,6 N. D. 5,27 N. Câu 29: Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 9h00’đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau gần đúng là: A. 49,09 phút. B. 40 phút. C. 15 phút. D. 60 phút. Câu 30: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 600g thì thấy lò xo dãn một đoạn 3 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 200 g thì độ dãn của lò xo là: A. 2 cm B. 3 cm C. 1 cm. D. 4 cm HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 102