Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Ten Lơ Man

doc 4 trang hoaithuong97 4710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Ten Lơ Man", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_ten_lo_m.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Ten Lơ Man

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT TEN LƠ MAN Môn: Vật Lý - Lớp 10 Thời gian: 45 phút ĐỀ A Câu 1 (1,0 điểm). Định nghĩa lực hướng tâm? Cho ví dụ. Câu 2 (1,0 điểm). Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào? Câu 3 (1,0 điểm). Định nghĩa rơi tự do. Nêu đặc điểm của rơi tự do. Câu 4 (1,0 điểm). “Jack in the box” là tên một món đồ chơi trẻ em rất phổ biến. Cấu tạo chính của món đồ chơi này là một chiếc lò xo được nén ở bên trong một chiếc hộp. Một đầu của lò được gắn với một hình nộm. Khi đậy nắp hộp, lò xo bị ép lại. Khi mở nắp hộp thì lò xo mang theo hình nộm bật lên, ló ra khỏi hộp rất nhanh nên làm cho trẻ em, thậm chí là cả người lớn phải giật mình. Theo em, để chiếc hộp có thể hoạt động được thì lò xo phải có chiều dài tự nhiên như thế nào? Giải thích. Câu 5 (2 điểm). Trong một trận tennis, một cầu thủ giao bóng với vận tốc 23,6m/s và quả bóng rời vợt theo phương ngang từ điểm cao hơn mặt sân 2,45m. Cho g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản của không khí. a. Tính thời gian chuyển động của quả bóng (từ lúc bóng rời khỏi vợt đến khi nó chạm đất) b. Bóng sẽ chạm đất ở vị trí cách cầu thủ một khoảng bằng bao nhiêu? Câu 6 (1,5 điểm). Trong thiên văn học người ta gọi ngày “SÓC VỌNG” là ngày mà Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng ở vị trí thẳng hàng. Sau một chu kì 68 năm, vào ngày 14/11/2016, Mặt Trăng ở vị trí gần Trái Đất nhất đúng vào ngày sóc vọng, trăng to và sáng hơn bình thường nên được gọi là “Siêu Trăng” Em hãy tính lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng trong ngày đặc biệt. Cho biết khoảng cách giữa các tâm của chúng ở ngày này là 356536 km, khối lượng Mặt Trăng và Trái Đất lần lượt là 7,3.10 22 kg và 6.1024 kg, G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Câu 7 (2,5 điểm). Một xe hơi con khối lượng 2 tấn được kéo bằng dây cáp có độ cứng 4.105N/m theo phương ngang. Sau khi xuất phát được 450m thì xe đạt được vận tốc 54km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. a/ Tính gia tốc của xe và lực kéo của dây cáp. b/ Tính độ giãn của dây cáp. c/ Nếu sau đó dây cáp đứt thì xe sẽ đi tiếp một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Hết (Học sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT TEN LƠ MAN Môn: Vật Lý - Lớp 10 Thời gian: 45 phút ĐỀ B Câu 1 (1,0 điểm). Định nghĩa lực đàn hồi. Cho ví dụ. Câu 2 (1,0 điểm). Vai trò của lực ma sát nghỉ. Câu 3 (1,0 điểm). Định nghĩa gia tốc. Nêu ý nghĩa của gia tốc. Câu 4 (1,0 điểm). Chấn thương cột sống (CS) là một loại chấn thương vô cùng nguy hiểm, thường gặp trong tai nạn lao động, hay đơn giản là trong việc khuân vác đồ nặng hàng ngày. Cột sống có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống. Cột sống đảm bảo hai chức năng chính: chức năng cơ học - CS là điểm tựa, là “trụ cột” chịu sức nặng của toàn Cách 1 Cách 2 bộ cơ thể và chức năng thần kinh của tủy sống. Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác của cơ thể. Hãy nhìn 2 bức ảnh bên, em chọn cách nào để di chuyển vật nặng, bằng kiến thức Vật lý đã học, hãy giải thích vì sao em chọn cách đó. Câu 5 (2 điểm) Trong một trận đấu bóng chuyền, một vận động viên nhận được bóng và nhảy lên cao để đập phát bóng từ độ cao 3 m so với mặt đất. Bóng được đập theo phương ngang với vận tốc ban đầu có độ lớn là 25 m/s. Cho g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản của không khí. a. Tính thời gian chuyển động của quả bóng (từ lúc bóng rời khỏi tay vận động viên đến khi nó chạm đất). b. Bóng sẽ chạm đất ở vị trí cách vận động viên một khoảng bằng bao nhiêu? Câu 6 (1,5 điểm). “Sao Thủy quá cảnh ở Mặt trời” vào ngày 11/11/2019. Đây là hiện tượng thiên văn hiếm gặp, chỉ xảy ra 13 – 14 lần trong 100 năm. Do sao Thủy quá nhỏ và nằm gần Mặt trời, con người sẽ không thể quan sát hành tinh này bằng mắt thường, trừ khi nó nằm thẳng hàng chính giữa Mặt trời và Trái đất. Vào ngày này, từ Trái Đất, con người có thể quan sát được sao Thủy dưới dạng một chấm nhỏ màu đen khi nhìn vào Mặt trời. Em hãy tính lực hấp dẫn giữa Mặt trời và sao Thủy. Biết khoảng cách giữa chúng xấp xỉ 58.10 6 km, khối lượng Mặt trời và sao Thủy lần lượt là 1,99.1030 kg và 3,3.1023 kg, G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Câu 7 (2,5 điểm). Một xe hơi con khối lượng 3 tấn được kéo bằng dây cáp có độ cứng 5.105N/m theo phương ngang. Sau khi xuất phát được 1 phút thì xe đạt được vận tốc 54km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,3. a/ Tính gia tốc của xe và lực kéo của dây cáp b/ Tính độ giãn của dây cáp c/ Nếu sau đó dây cáp đứt thì xe sẽ đi tiếp một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Hết
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I (2019-2020) - MÔN VẬT LÝ - KHỐI 10 ĐỀ A Lực hướng tâm: Câu 1 - Định nghĩa: 0,5đ - Ví dụ (có phân tích): 0,5đ Độ lớn ma sát trượt phụ thuộc: Câu 2 - Tỉ lệ với độ lớn áp lực 0,5đ - Phụ thuộc vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc 0,5đ Rơi tự do Câu 3 - Định nghĩa 0,25x4 đ - Đặc điểm - Chiều dài tự nhiên phải dài hơn chiều cao chiếc hộp 0,5đ Câu 4 - Giải thích đúng: khi đậy nắp hộp thì lò xo mới bị nén lại để xuất hiện lực đàn hồi. 0,5đ Ném ngang a/ Thời gian chuyển động của quả bóng 2h 0,5đ x 2 Câu 5 t= =0,7s g 0,5đ x2 b/ Bóng sẽ chạm đất ở vị trí cách cầu thủ: L = vo.t = 16,52m Lực hấp dẫn giữa mặt trăng và mặt trời 0,5đ Câu 6 - Công thức - Thay số đúng 0,5đ 20 - Kết quả Fhd = 2,3.10 N 0,5đ a/ (2đ) - Vẽ hình, phân tích lực 0,5đ - Tính: a = 0,25 m/s2 - Viết định luật II Newton và chiếu đúng 0,25 Câu 7 - Tính Fk = 4500N 0,25đx2 Độ giãn dây cáp Δl = 0,01125 0,25 b/ (0,5đ) Dây cáp đứt a = -2m/s2 0,25đ Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng S = 56,25m 0,25đ Ghi chú: - Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,25đ, trừ tối đa 2 lần cho cả bài. - Học sinh có thể làm cách khác mà đúng thì cho trọn điểm ĐỀ B Lực đàn hồi: Câu 1 - Địnhnghĩa: 0,5đ - Ví dụ: 0,5đ
  4. Vai trò của lực ma sát nghỉ: Câu 2 - Giúp ta cầm nắm các vật 0,5đ - Đóng vai trò lực phát động. 0,5đ Gia tốc - Định nghĩa Câu 3 0,5đx2 - Ý nghĩa - Chọn cách 1 0,5đ Câu 4 - Giải thích đúng: Do hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với ma sát trượt nên sẽ di chuyển vật dễ dàng. 0,5đ Ném ngang a/ Thời gian chuyển động của quả bóng 2h 0,5đ x 2 Câu 5 t= =0,77s g 0,5đ x2 b/ Bóng sẽ chạm đất ở vị trí cách cầu thủ: L = vo.t = 19,4m Lực hấp dẫn giữa sao thủy và mặt trời 0,5đ Câu 6 - Công thức - Thay số đúng 0,5đ 22 - Kết quả Fhd = 1,3.10 N 0,5đ a/ (2đ) - Vẽ hình, phân tích lực 0,5đ - Tính: a = 0,25 m/s2 - Viết định luật II Newton và chiếu đúng 0,25 Câu 7 - Tính Fk = 9750N 0,25đx2 Độ giãn dây cáp Δl = 0,0195 0,25 b/ (0,5đ) Dây cáp đứt a = -3m/s2 0,25đ Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng S = 37,5m 0,25đ Ghi chú: - Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,25đ, trừ tối đa 2 lần cho cả bài. - Học sinh có thể làm cách khác mà đúng thì cho trọn điểm