Đề kiểm tra giữa kì II - Môn Hóa 8 - Phần tự luận

docx 4 trang hoaithuong97 9560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II - Môn Hóa 8 - Phần tự luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_hoa_8_phan_tu_luan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II - Môn Hóa 8 - Phần tự luận

  1. TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TỔ KHTN Môn: KHTN 8 Năm học: 2020-2021 (Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề) Họ và tên: . Lớp 8 PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1:(1đ) Các chất được cấu tạo như thế nào? Thả cục đường vào một cốc nước rồi khoáy lên, đường tan và nước có vị ngọt, tại sao? Câu 2: (2đ) Cho 20g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc) a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu. Cho Fe = 56, Cu = 64, H = 1 Câu 3: (1đ). Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Câu 4:(1đ). Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái. Hết
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ 1. Câu 1(1đ) -Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử. Giữa các hạt nguyên tử, phân tử có khoảng cách. (0,5đ) - Vì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước có vị ngọt. (0,5 đ) Câu 2: nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,25 đ a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,25đ Theo PT 1 mol : 1 mol Theo đb 0,3 mol 0,3 mol mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,25đ mCu = 20 – 16,8 = 3,2 g 0,25đ b. PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O 0,25đ 0,05 mol 0,05 mol VSO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lit 0,25đ Câu 3: (1đ) Biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ sinh vật hoang dã - Không khai thác động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm Câu 4(1đ) Ví dụ hệ sinh thái nước đứng ở một ao, gồm có các thành phần chính - Thành phần vô sinh: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng 0,25đ - Thành phần hữu sinh: Thực vật, động vật 0,25đ Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi. Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo. tôm, động vật nổi, tép, cua Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa. Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn. Sinh vật phản giải: vi sinh vật. 0,5đ
  3. TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TỔ KHTN Môn: KHTN 8 Năm học: 2020-2021 (Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề) Họ và tên: . Lớp 8 PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: (1đ). Các chất được cấu tạo như thế nào? Thả cục đường vào một cốc nước rồi khoáy lên, đường tan và nước có vị ngọt, tại sao? Câu 2: (2đ) Cho 32,8g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc) Cho Fe = 56, Cu = 64, H = 1 Câu 3: (1đ) Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Câu 4: (1đ) Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái. Hết ĐÁP ÁNĐỀ 2.
  4. Câu 1.(1đ) -Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử. Giữa các hạt nguyên tử, phân tử có khoảng cách. (0,5đ) - Vì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước có vị ngọt. (0,5 đ) Câu 2: (2đ) a. nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,25 đ PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,25đ Theo PT 1 mol : 1 mol Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,25đ mCu = 32,8 – 16,8 = 16 g 0,25đ b. PTHH: Cu + 2H2SO4 đ,n → CuSO4 + SO2 + 2H2O 0,25đ 0,25 mol 0,25 mol VSO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít 0,25đ Câu 3: (1đ) Biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ sinh vật hoang dã - Không khai thác động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm Câu 4(1đ) Ví dụ hệ sinh thái nước đứng ở một ao, gồm có các thành phần chính - Thành phần vô sinh: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng 0,25đ - Thành phần hữu sinh: Thực vật, động vật 0,25đ Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi. Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo. tôm, động vật nổi, tép, cua Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa. Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn. Sinh vật phản giải: vi sinh vật. 0,5đ