Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

docx 8 trang Đào Yến 11/05/2024 2110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. XÂY DỰNG MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 10 – Năm học : 2023- 2024 I. MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn của học sinh qua các bài đã học trong 7 tuần của học kì I; Vận dụng được những kiến thức để trả lời những câu hỏi và tạo lập văn bản theo yêu cầu. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Vận dụng được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn NLVH hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổn Vận Vận dụng g Kĩ Nội dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu TT dụng cao % năng kĩ năng TNK TN TN điể TL TL TL TNKQ TL Q KQ KQ m Đọc Thần thoại 60 1 4 0 3 1 0 1 0 1 hiểu 2 Viết Viết văn bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 luận về một vấn đề xã hội Tỉ lệ % 20 5 25 10 0 30 0 10 100 25% 35% 30% 10% % Tỉ lệ chung 60% 40% IV. BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU CÁC KĨ NĂNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TT Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận Tỉ lệ năng kiến thức %
  2. thức/Kĩ Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu Dụng cao 1 1. Đọc Thần 4 TN 3 TN+ 1 TL 1 TL 60 hiểu thoại Nhận biết: 1TL ( Văn bản - Nhận biết được không gian, Ngoài thời gian trong truyện thần CT) thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại. - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản. Vận dụng: Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.
  3. 2 Viết 1. Viết Nhận biết: 1* 1* 1* 1 40 văn bản - Xác định được yêu cầu về nội câuTL nghị luận dung và hình thức của bài văn về một nghị luận. vấn đề xã - Xác định rõ được mục đích, hội. đối tượng nghị luận. - Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. Tỉ lệ % 25% 35% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% %
  4. V. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TRƯỜNG THPT MÔN: Ngữ văn 10 NĂM HỌC 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Thần Gió Thần Gió có một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu. Thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện có một hôm gặp khi thần đi vắng, người con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Hôm đó trong nhà lại có vợ đau nặng ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Khi về gần đến nhà, ông đưa gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bất ngờ trận gió do con thần gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao bùn. Người nọ khóc lóc thảm thiết không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên Thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày con thần Gió xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó được ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải, tức là cây mà người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân, để báo tin gió cho thiên hạ. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới bảo là trời sắp nổi gió nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải chữa, vì cho nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo.
  5. (Theo Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, sđd, tr.93 – 94) Câu 1. Những nhân vật chính nào xuất hiện trong truyện trên? A. Thần Gió và Ngọc Hoàng B. Thần Gió và Thần Mưa C. Thần Gió , Thần Mưa và Ngọc Hoàng D.Thần Mưa và Ngọc Hoàng Câu 2. Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt ? A. Thần Gió tàn hình nên không thấy. B. Thần Gió không có đầu C. Thần Gió không có tay chân D. Thần Gió không có trái tim Câu 3. Thời gian trong truyện kể Thần Gió là: A. Thời gian bất biến B. Thời gian cụ thể C. Thời gian phiếm chỉ D. Thời gian tuần hoàn Câu 4. Câu văn nào sau đây không có mang yếu tố kì ảo, hoang đường? A. Thần Gió có một hình dạng kỳ quặc. B. Thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. C. Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải D. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới bảo là trời sắp nổi gió nổi mưa Câu 5. Trong câu chuyện Thần Gió xây dựng các nhân vật : Con trai thần Gió, người hạ giới, nhằm mục đích gì? A. Để gắn kết làm nổi bật nhân vật Thần Gió có phép mầu B. Đề cho thấy câu chuyện Thần Gió thú vị C. Để tạo tính nhất quán làm nổi bật chủ đề, tưởng của truyện Thần Gió D. Để cho thấy được câu chuyện Thần Gió hoang đường Câu 6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là để: A. Lí giải cho các hiện tượng tự nhiên B. Chỉ trích nặng nề những sai lầm của Thần Gió C. Tôn vinh người con trai của Thần Gió D. Giải thích hành vi tập tục của con người Câu 7. Về phương diện thể loại, đoạn trích Thần Gió giống đoạn trích Thần Trụ Trời qua dấu hiệu: A. Đều nói về các vị thần; có chi tiết hoang đường kì ảo; thời gian, không gian không xác định; cốt truyện xoay quanh quá trình sáng tạo thế giới. B. Đều nói về thời gian, không gian không xác định; cốt truyện xoay quanh quá trình sáng tạo thế giới; có chi tiết hoang đường kì ảo;
  6. C. Đều nói về các vị thần; cốt truyện xoay quanh quá trình sáng tạo thế giới,có chi tiết hoang đường kì ảo D. Đều nói về những vị thần có năng lực phi thường; có chi tiết hoang đường kì ảo; thời gian, không gian không xác định. Câu 8. Hình tượng Thần Gió phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên ? Câu 9 . Anh / chị có đồng ý với ý kiến: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn là một trong những vẻ đẹp của thần thoại”. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Câu 10 . Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống. ___Hết___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 2 B 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 C 0.5 6 A 0.5 7 A 0.5 8 - Thế giới tự nhiên là một thế lực siêu nhiên chi phối thế giới 1.0 và cuộc sống của con người. - Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của người xưa. - Giải thích hiện tượng tự nhiên về gió 9 - Đồng ý 1.0 - Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông, Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp. 10 - Học sinh rút ra được 01 thông điệp phù hợp với nội dung 0.5
  7. truyện (tuân thủ đạo đức và pháp luật). - Gợi ý: Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là: + Thiên nhiên và cuộc sống con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết. + Thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của con người. + Con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên. *Lưu ý: Chấp nhận những thông điệp khác nhưng hợp lý mà học sinh rút ra từ văn bản. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5 Suy nghĩ của mình ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua. – Bình luận, chứng minh + Cuộc đời vốn không bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, vấp ngã đang chờ đón con người. + Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ. + Ý nghĩa: Khi ta vượt qua những thử thách ta sẽ có bản lĩnh vững vàng; Ta sẽ rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình ; Có thêm kinh nghiệm để phát triển tương lai - Phản đề: Có một số người nhút nhát, sợ hãi trước những chông gai cuộc đời. - Bài học bản thân: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua và đi qua nó để cuộc sống tốt đẹp hơn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng 0,5 tạo, văn phong trôi chảy.
  8. Tổng điểm 10.0