Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Phần kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt) - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phước Bình

doc 2 trang dichphong 8460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Phần kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt) - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phước Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_2_phan_ki_nang_doc_v.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Phần kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt) - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phước Bình

  1. PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2017-2018 Môn Tiếng Việt lớp 2 (Phần kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt) Thời gian làm bài: 30 phút Họ và tên: Lớp: Điểm Nhận xét, nhận định của giáo viên Cho bài đọc sau: Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển vở mỏng đã ngã màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn: - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy con chê ? Bố bảo: - Đấy là dạo sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không? Giọng bố buồn hẳn: - Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hy sinh. NGUYỄN MINH Dựa vào bài tập đọc trên, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1 (1 điểm): Trong quyển sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì? A. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà B. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải chăm chỉ hơn. C. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải làm bài tập ở nhà. Câu 2 (1 điểm). Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để làm gì? A. Để bố muốn kể cho Trung nghe chuyện ngày xưa khi bố đi học.
  2. B. Để bố muốn Trung biết rằng ngày xưa bố cũng bị thầy phê là chữ xấu nhưng nhờ bố chăm chỉ luyện tập thêm nên chữ mới đẹp. C. Để bố muốn chỉ cho Trung biết rằng bố lúc nào cũng viết chữ đẹp. Câu 3 (1 điểm). Vì sao bố Trung buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố? A. Vì bố không được thầy giáo khen. B. Vì năm bố Trung học lớp ba thì thầy giáo đi bộ đội. C. Vì thầy giáo đi bộ đội rồi hi sinh Câu 4 (1,5 điểm). Bộ phận in nghiêng trong câu “Bố Trung là người rất khéo tay.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì B. Là gì? C. Thế nào? Câu 5 (1,5 điểm). Trong các cặp từ sau, cặp từ nào cùng nghĩa với nhau ? A. Chăm chỉ - siêng năng B. Cần cù - học giỏi C. Giỏi giang - nhanh nhẹn Câu 5 (2 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau: A. Người ta trồng lúa để lấy gạo. B. Khi mùa hè đến, cuốc kêu ra rả. Câu 6 (2 điểm): Đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống rồi viết lại cho đúng chính tả. Khi bé bước ra cả nhà tươi cười chào bé mọi người giơ những bàn tay trìu mến vẫy bé.