Đề kiểm tra Cuối học kì môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022

pdf 3 trang Hùng Thuận 7450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_mon_vat_li_lop_11_de_so_2_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG TH, THCS, THPT NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: VẬT LÝ Lớp 11- Cơ bản ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Trắc nghiệm (8 điểm) Câu 1: Theo định luật ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch. A.Tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn B. Tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn C. Tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn D. Tỉ lệ nghịch với tổng trở của toàn mạch Câu 2: Một nguồn điện có suất điện động E = 10 (V), điện trở trong r = 2 (  ), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 8 (W) thì điện trở R phải có giá trị A. R = 0,5 ( ). B. R = 1 ( ). C. R = 3 ( ). D. R = 2 ( ). Câu 3: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E , điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của cả bộ nguồn là: A. n E và r/n B. E và nr C. nE và nr D. E và r/n Câu 4: Trong mạch điện kín, hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây? A. UN = I(RN + r). B. UN =E – I.r. C. UN = E + I.r. D. UN = Ir. Câu 5: Hiệu điện thế 2V được đặt vào hai đầu điện trở 20  trong khoảng thời gian 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu A. 0,005c B. 2c C. 20c D. 200c Câu 6: Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận: A. chúng đều là điện tích dương B. chúng đều là điện tích âm C. chúng trái dấu nhau D. chúng cùng dấu nhau Câu 7: Biểu thức của định luật Coulomb về tương tác giữa hai điện tích đứng yên trong chân không là. qq q . q q q q . q A. Fk 12 B. Fk 12 C. F k 1 2 D. F 12 r2 r r 2 r Câu 8: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN là d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = E.dMN B. UMN = VM – VN C. E = UMN.dMN D. AMN = q.UMN Câu 9: Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết A. công suất điện gia đình sử dụng. B. thời gian sử dụng điện của gia đình.
  2. C. điện năng gia đình sử dụng. D. số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng. Câu 10: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở 10  và cường độ dòng điện chạy qua bếp là 0,5(A). Nhiệt lượng tỏa ra trên bếp trong 5 phút là A. 750 J. B. 600 J. C. 10 J. D. 200 J. Câu 11: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. C. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. Câu 12: Một điện tích điểm Q=-2.10-8C. Độ lớn cường độ điện trường do điện tích đó gây ra tại điểm cách nó 5cm trong không khí là : A. -4.105 V/m B. 4.105 V/m C. 72.103 V/m D. -12.103 V/m Câu 13: Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 186μC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ: A. 17,2V B. 27,2V C.37,2V D. 47,2V Câu 14: Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để một điện lượng 100C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là: A. 20J B. 0,05J C. 2000J D. 2J Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật. C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật. D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. Câu 16: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch: A. rất lớn B. tăng giảm liên tục. C. giảm về 0 D. không đổi. II. Tự luận (2 điểm) Câu 1: (0.5 điểm): Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 5.1019. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 5 phút Câu 2: (0.5 điểm): Một quạt điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua quạt điện có cường độ là 4 A. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt điện này trong 30 ngày, mỗi ngày dùng 1 giờ 30 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kWh). Câu 3: (0.5 điểm): Một dây dẫn thẳng dài 1,4 m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,25 T. Khi dòng điện cường độ 12 A chạy qua dây dẫn thì dây dẫn này bị tác dụng một lực bằng 2,1 N. Tính góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng từ.
  3. Câu 4: (0.5 điểm): Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R mang dòng điện có cường độ I thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 10  T. Nếu cho dòng điện trên qua vòng dây có bán kính 4R thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là HẾT