Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

doc 8 trang Hùng Thuận 25/05/2022 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_toan_va_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: CHÍNH TẢ - LỚP 3 O0O CHÍNH TẢ (5 điểm) * Hãy nghe và viết lại đoạn văn sau Sự tích cây vú sữa Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá. Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. * Hướng dẫn đánh giá cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,5 điểm/1 lỗi - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm toàn bài Trang 1
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: TẬP LÀM VĂN - LỚP 3 O0O TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) để viết về cảnh đẹp đất nước mà em yêu thích, theo các gợi ý sau: 1. Bức tranh (ảnh) chụp cảnh gì? Cảnh đó ở đâu? 2. Trong tranh có những cảnh vật nào? Màu sắc ra sao? 3. Cảnh vật trong tranh (ảnh) có gì đẹp? 4. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? * Hướng dẫn đánh giá cho điểm: - Học sinh viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, không lạc đề, đúng ý, câu văn hoàn chỉnh; viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; trình bày rõ ràng, sạch đẹp: 5 điểm - Chỉ viết được bài văn theo hình thức trả lời câu hỏi gợi ý thì đạt phân nửa số điểm. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm Trang 2
  3. Trường: Tiểu học Võ Trường Toản ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Lớp: NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: MÔN: ĐỌC THẦM – LỚP 3 Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét ĐÔI BẠN 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành về lại thị xã. Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa. 2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh: - Cứu với! Thành chưa kịp hiểu chuyện gi đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, em đã đến bên cậu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo: - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. * Đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu dưới đây: Câu 1. Thành và Mến kết bạn trong hoàn cảnh nào? A. Thành và Mến cùng có một người bạn chung, qua người bạn này mà Thành và Mến trở thành bạn thân của nhau. B. Thành và Mến kết bạn với nhau khi Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. C. Thành và Mến học cùng lớp với nhau. D. Thành và Mến kết bạn với nhau do hai gia đình quen biết nhau. Trang 3
  4. Câu 2. Vì sao Mến đến chơi nhà Thành ở thị xã? A. Bố Thành đưa Mến ra chơi B. Mến tự đến nhà Thành chơi. C. Mẹ Mến đưa Mến đến nhà Thành chơi. D. Thành mời Mến đến nhà chơi. Câu 3. Mến thấy thị xã nơi nhà Thành ở có gì khác so với nông thôn quê của Mến? A. Thị xã có nhiều nhà ngói san sát, đèn điện lấp lánh như sao sa. B. Thị xã có những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 4. Mến đã có hành động gì nổi bật khi ra chơi với Thành ở thị xã? A. Mến cùng Thành và các bạn đá bóng. Không ngờ Mến đá rất giỏi. B. Mến đi bơi với Thành và các bạn cùng phố. Mến bơi rất giỏi. C. Hai bạn đang đi chơi trong công viên. Mến giúp một bà cụ nhặt lại đồ bị đánh rơi. D. Hai bạn đi chơi ở công viên. Mến đã bơi ra giữa hồ cứu sống một cậu bé. Câu 5. Câu nói của bố Thành: “Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà, sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại” nói về đức tính nào sau đây của người ở nông thôn? A. Sẵn sàng gách vác việc nước, vô tư giúp đỡ mọi người. B. Chăm chỉ, cần cù. C. Dũng cảm, không sợ nguy hiểm. D. Siêng năng, thương người. Câu 6. Em hãy viết 1 câu theo mẫu Ai thế nào để nói về bạn thân của em. Câu 7: Tìm các hình ảnh được so sánh với nhau trong câu sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Hình ảnh 1 Từ so sánh Hình ảnh 2 Trang 4
  5. * Hướng dẫn đánh giá cho điểm Câu 1: B (0,5 điểm) Câu 2: A (0,5 điểm) Câu 3: C (0,5 điểm) Câu 4: D (0,5 điểm) Câu 5: A (0,5 điểm) Câu 6: Bạn Lan vừa chăm ngoan lại học giỏi. (0,5 điểm) Câu 7: (1 điểm) Hình ảnh 1 Từ so sánh Hình ảnh 2 công cha như Núi Thái Sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn (nước trong nguồn chảy ra) Trang 5
  6. Trường: Tiểu học Võ Trường Toản ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Lớp: NĂM HỌC 2018 - 2019 Họ và tên: MÔN: TOÁN – LỚP 3 Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) * Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng Câu 1. Số gồm 9 trăm và 1 chục được viết là: A. 900 B. 910 C. 901 D. 900 Câu 2. Gấp 113kg lên 4 lần thì được bao nhiêu? A. 452 B. 254kg C. 254 D. 452kg Câu 3. Bạn An, bạn Tuấn, bạn Dũng, bạn Hùng thi nhảy xa. Bạn An nhảy được 2m14cm, bạn Tuấn nhảy được 220cm, bạn Dũng nhảy được 2m2cm, bạn Hùng nhảy được 321cm. Hỏi bạn nào nhảy xa nhất? A. Bạn Dũng B. Bạn Tuấn C. Bạn Hùng D. Bạn An Câu 4. Một tuần lễ có 7 ngày. Năm 2018 có 366 ngày. Hỏi năm 2018 gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày? A. 52 tuần lễ và 2 ngày B. 42 tuần lễ và 2 ngày C. 52 tuần lễ và 1 ngày D. 50 tuần lễ và 1 ngày 1 Câu 5. Tìm số hình vuông trong hình bên: 9 A. 2 hình B. 1 hình C. 9 hình D. 18 hình Câu 6. Đồng hồ chỉ: A. 10 giờ 8 phút B. 10 giờ 40 phút C. 7 giờ 50 phút D. 8 giờ 50 phút Câu 7. Đường gấp khúc bên có độ dài bao nhiêu mét? P R A. 100cm B. 100m N 20cm 20cm C. 1m D. 10m 25cm 10cm 25cm S M Q Câu 8. Cho phép chia: 231 : 7 = 33. Số 231 được gọi là gì? A. Số bị chia B. Số dư C. Số chia D. Thương Trang 6
  7. Câu 9. Trong các hình sau, hình nào là hình vuông? Hình A Hình B Hình C Hình D A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 10. Giá trị của biểu thức 70 : 7 + 135 là: A. 145 B. 143 C. 144 D. 142 Câu 11. 9m8cm = cm. Số thích hợp điền vào chỗ trống là: A. 98 B. 980 C. 908 D. 9080 1 Câu 12. Mỗi giờ có 60 phút. Vậy giờ có: 3 A. 15 phút B. 20 phút C. 25 phút D. 30 phút II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Tính (2 điểm) 483 + 385 = 438 – 65 = 113 x 6 = 472 : 4 = Câu 2. Tính (2 điểm) (90 + 90) : 6  : 6 = 151 = = 1 Câu 3. Tổ dệt chiếu nhận dệt 450 đôi chiếu. Tổ đã dệt được số chiếu đó. Hỏi tổ còn phải dệt 3 bao nhiêu đôi chiếu nữa? (2 điểm) Bài giải Câu 4. Hình đã cho có hình chữ nhật (0,5 điểm) Câu 5. Điền dấu >, <, = 1 1kg 760g + 240g giờ 20 phút 5 Trang 7
  8. * Hướng dẫn đánh giá cho điểm: I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: B (0,25 điểm) Câu 2: D (0,25 điểm) Câu 3: C (0,25 điểm) Câu 4: A (0,25 điểm) Câu 5: B (0,25 điểm) Câu 6: D (0,25 điểm) Câu 7: C (0,25 điểm) Câu 8: A (0,25 điểm) Câu 9: D (0,25 điểm) Câu 10: A (0,25 điểm) Câu 11: C (0,25 điểm) Câu 12: B (0,25 điểm) II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: Tính (2 điểm). Đúng mỗi phép tính đạt 0,5 điểm 483 + 385 = 868 438 – 65 = 373 113 x 6 = 678 472 : 4 = 118 Câu 2: Tính (2 điểm). Đúng 1 bài đạt 1 điểm. Đúng 1 ý đạt 0,5 điểm (90 + 90) : 6  : 6 = 151 = 180 : 6  = 151 X 6 = 30  = 906 Câu 3: (2 điểm) Bài giải Số đôi chiếu tổ đã dệt được là: (0,5 điểm) 450 : 3 = 150 (đôi) (0,5 điểm) Số đôi chiếu tổ còn phải dệt là: (0,5 điểm) 450 – 150 = 300 (đôi) (0,5 điểm) Đáp số: 300 đôi * Lưu ý : Sai đơn vị trừ 0,5 điểm toàn bài. Câu 4: (0,5 điểm) Hình đã cho có 6 hình chữ nhật Câu 5. Điền dấu >, <, = (0,5 điểm, mỗi bài 0,25 điểm) 1 1kg = 76g + 240g giờ < 20 phút 5 Trang 8