Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bắc Lý (Có đáp án)

doc 6 trang Hùng Thuận 24/05/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bắc Lý (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bắc Lý (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LÝ NHÂN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH BẮC LÝ Năm học 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Số phách (Học sinh làm bài trong thời gian 75 phút) Điểm Nhận xét Chữ ký Đọc: Viết: Chung: I. Kiểm tra đọc. (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng. (Tiến hành kiểm tra tại lớp trước khi làm bài kiểm tra). - Học sinh đọc một đoạn ở một trong các bài tập đọc do giáo viên chỉ định. - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc thầm và làm bài tập. (Học sinh làm bài trong thời gian 35 phút). Học sinh đọc thầm bài Cậu bé thông minh sau đó thực hiện làm các câu hỏi nêu ra sau bài đọc: Cậu bé thông minh Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh nói với người cha: - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om xòm. Vua cho gọi vào, hỏi: – Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ? - Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. Vua quát : - Thằng bé này náo, dám đùa với trẫm ! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ! Cậu bé bèn đáp : - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ ? Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói : - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kin này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và làm các câu hỏi ở phần bài tập sau : Câu 1. Nhà vua muốn làm điều gì để giúp nước ? A. Trọng thưởng cho người học giỏi B. Tìm người tài C. Sai người thịt chim sẻ làm cỗ D. Bắt dân nộp gà trống
  2. Câu 2. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? A. Bắt trẻ con đi xin sữa cho em. C. Tổ chức cho thi thịt chim sẻ làm cỗ. C. Mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. D. Gửi trẻ em vào trường học để luyện thành tài. Câu 3. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? A. Vì không tìm được người lên kinh đô gặp đức vua. B. Vì sợ vua bắt dân làng phải nuôi chim sẻ. C. Vì trong làng không thể tìm đâu ra được gà trống. D. Vì không thể tìm được gà trống biết đẻ trứng để nộp. Câu 4. Cậu bé đã làm thế nào để vua thấy lệnh của mình là vô lí ? A. Đến tâu với Đức Vua là bố mới đẻ em bé, bắt đi xin sữa cho em. B. Đến trước cung vua kêu khóc nói là bị bố đuổi đi. C. Đến tâu với Đức Vua là ở làng có nhiều gà trống biết đẻ trứng. D. Đến tâu với Đức Vua là gà trống biết đẻ trứng là chuyện bình thường. Câu 5. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? A. Đức Vua cho người làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ. B. Đức Vua không bắt dân làng nộp gà trống biết đẻ trứng nữa. C. Đức Vua cho rèn một chiếc kin thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. D. Đức Vua gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. Câu 6. Vì sao cậu bé lại yêu cầu Đức Vua cho rèn một chiếc kin thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim ? Câu 7. Nhóm các từ cùng nghĩa với từ chăm chỉ là : A. Siêng năng, hoạt bát, chịu khó. B. Siêng năng, cần cù, chịu khó. C. Cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn. D. Cần cù, hăng hái, chịu khó. Câu 8. Tìm bộ phận trả lời câu hỏi : Ai (cái gì, con gì ?); Làm gì ? Viết vào bảng sau: Câu Ai (cái gì, con gì ?) Làm gì ? Cậu bé kêu khóc om xòm. Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau : Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu.
  3. Câu 10. Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu sau : Vua hạ lệnh mỗi làng nộp một con gà trống đẻ được trứng. - Các từ chỉ hoạt động trong câu trên là : Câu 11. Tìm từ chỉ đặc điểm của sự vật được mang ra so sánh trong câu sau: Cam Xã Đoài mọng nước Giọt vàng như mật ong. - Từ chỉ đặc điểm của sự vật được mang ra so sánh là : Câu 12. Viết một câu kiểu Ai làm gì ? nói về việc em đã làm trong ngày chủ nhật. II. Kiểm tra viết (10 điểm) – Học sinh làm bài trong thời gian 40 phút. 1. Chính tả - Nghe viết (4 điểm). Thời gian 15 phút.
  4. 2. Tập làm văn: 6 điểm – (Học sinh làm bài trong thời gian 25 phút) Đề bài: Viết một đoạn văn kể về bố (hoặc mẹ em). (viết khoảng từ 8 – 10 câu) Gợi ý: - Người em định kể là ai ? Khoảng bao nhiêu tuổi ? - Bố (hoặc mẹ em) làm nghề gì ? - Tình cảm của em với bố (hoặc mẹ em) như thế nào ? - Tình cảm của bố (hoặc mẹ em) đối với em như thế nào ? * Ý kiến của cha mẹ học sinh:
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LÝ NHÂN HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TH BẮC LÝ Môn Tiếng Việt Lớp 3 - Cuối HKI Năm học 2019 – 2020 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: 4 điểm - (Tiến hành kiểm tra tại lớp trước khi làm bài kiểm tra) a, Giáo viên gọi lần lượt gọi từng học sinh theo danh sách lên bốc thăm, đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước). - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. b, Đánh giá cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm – (Học sinh làm bài trong thời gian 35 phút) Câu 1; 2; 3; 4; 5; 7. Học sinh khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu cho (0,5 điểm). Đáp án: câu 1 – B; câu 2 – C; câu 3 – D; câu 4 – A; câu 5 – C; câu 7 – B. Câu 6. (0,6 điểm) Học sinh trả lời được: Vì chiếc kim rất bé, Đức Vua không thể cho người rèn thành một con dao sắc được. Câu 8. (0,5 điểm) Học sinh tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì ?); Làm gì ? viết đúng vào bảng, mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. Câu 9. (0,5 điểm) Học sinh đặt được đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu cho 0,5 điểm. Câu hỏi: Cậu bé làm gì ? Câu 10. (0,5 điểm) Học sinh tìm và ghi lại được các từ chỉ hoạt động trong câu, mỗi từ đúng cho 0,15 điểm, đúng cả 3 từ cho đủ 0,5 điểm. - Các từ chỉ hoạt động : hạ lệnh, nộp, đẻ. Câu 11. (0,5 điểm) Học sinh tìm và ghi lại được từ chỉ đặc điểm của sự vật trong câu cho 0,5 điểm. - Từ chỉ đặc điểm của các sự vật được mang ra so sánh là : mọng nước Câu 12. (0,5 điểm) Học sinh viết được một câu theo mẫu Ai làm gì ? theo yêu cầu của đề bài cho 0,5đ II. Kiểm tra viết (10 điểm) - (Học sinh làm bài trong thời gian 40 phút) 1. Chính tả: (4 điểm) a, Giáo viên đọc to rõ cho HS nghe một lượt, sau đó đọc chậm theo cụm từ có nghĩa cho học sinh viết (đọc 2 lượt). Viết xong đọc cho học sinh soát lại một lượt. Thời gian viết trong khoảng 15 phút. (Yêu cầu viết cả đầu bài). Bài viết: Voi Bà Triệu ra trận Đoàn quân Ngô vừa kéo đến thung lũng núi Nưa, bỗng nghe dậy lên những tiếng cồng, tiếng lệnh dồn dập. Từ phía trước mặt, xộc ra một con voi trắng khổng lồ. Ngồi trên đầu voi là một nữ tướng. Quân ta từ các ngả trong rừng, ùn ùn đổ ra Từ trên đầu voi, Triệu Thị Trinh quát lớn, giục voi xông thẳng tới tên tướng Ngô.
  6. b, Đánh giá, cho điểm - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả, (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bầy đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn: 6 điểm – (Học sinh làm bài trong thời gian 25 phút) a, Yêu cầu: Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài: Viết một đoạn văn kể về bố (hoặc mẹ em). Bài viết đạt được những yêu cầu sau: Kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng đặt câu; kĩ năng viết đoạn kể, tả có độ dài khoảng (8 – 10) câu. b, Cho điểm - Nội dung ý: 3 điểm + Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài. - Kĩ năng: 3 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho cho phần sáng tạo: 1 điểm - Có từ 2 – 3 bài văn trở lên giống hệt nhau, chỉ cho mỗi bài 1 điểm. * Lưu ý: Điểm toàn bài = (Điểm đọc + Điểm viết): 2 Điểm lẻ: 0,5 làm tròn thành 1