Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Chương Mỹ A
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Chương Mỹ A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_chuong_my.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Chương Mỹ A
- TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A ĐỀ KIỂM TRA 45’ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 (M· ®Ò 108) Họ và tên: ; Lớp: C©u 1 : Cuối năm 1974 – đầu 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam trong tình hình như thế nào? A. Quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính. B. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng. C. Ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. D. Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C©u 2 : Từ 1961-1965, quân đội Sài Gòn tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc Việt Nam , phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm mục đích gì? A. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta. B. Phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. D. Dồn dân lập ấp chiến lược. C©u 3 : Nội dung nào dưới đây không phải là tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương? A. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam. B. Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miên Nam – Bắc Việt Nam. C. Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. D. Quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), miền Bắc hoàn toàn giải phóng. C©u 4 : Để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, Mĩ đã thực hiện thủ đoạn gì? A. Trả thù những người kháng chiến ở miền Nam. B. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Phá hoại cơ sở kinh tế, văn hóa ở miền Bắc. D. Cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào miền Bắc di cư vào miền Nam. C©u 5 : Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, lúc 10 giờ 30 phút ngày 25/3/1975, quân ta tiến vào A. Cố đô Huế. B. Dinh Độc lập. C. Thành phố Đà Nẵng. D. Đánh chiếm Buôn Ma Thuột. C©u 6 : Âm mưu cơ bản trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. Phá hoại miền Bắc. B. Tìm diệt và bình định. C. Dùng người Việt đánh người Việt. D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông 1
- Dương. C©u 7 : Thực hiện Hiệp định Giơ ne vơ, ngày 10/10/1954, diễn ra sự kiện nào? A. Lực lượng kháng chiến miền Nam tập kết ra miền Bắc. B. Pháp rút quân khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng). C. A. Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch về đến Hà Nội. D. Quân ta vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. C©u 8 : Vì sao Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? A. Có căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não của địch. C. Là địa bàn chiến lược quan trọng, lực lượng của địch ở đây mỏng. D. Là nơi có tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. C©u 9 : Chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề trong ra kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam cuối năm 1974 – đầu 1975 nhằm mục đích gì? A. Giải phóng miền Nam trước mùa mưa. B. Hạn chế thiệt hại về người và của cho nhân dân. C. Đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. D. Giải phóng sài Gòn và toàn miền Nam. C©u 10 : Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam theo Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 1/1959 là A. đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. tiến hành khởi nghĩa từng phần. C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. D. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. C©u 11 : Sau khi Chiến tranh cục bộ (1965-1968) thất bại, Mĩ tiếp tục chiến tranh xâm lược Việt Nam với chiến lược A. Chiến tranh cục bộ. B. Việt Nam hóa chiến tranh. C. Chiến tranh đơn phương. D. Chiến tranh đặc biệt. C©u 12 : “Quốc sách” để Mĩ và chính quyền Sài Gòn bình định miền Nam Việt Nam là A. sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B. trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại. C. lập Bộ chỉ huy quân sự ở miền Nam (MACV). D. dồn dân lập ấp chiến lược. C©u 13 : Thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố như thế nào? A. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược B. “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. Rút quân khỏi Việt Nam. D. Bỏ rơi chính quyền Sài Gòn. C©u 14 : Điểm giống nhau trong các loại hình chiến tranh của Mĩ xâm lược Việt Nam từ 1954-1975 là gì? 2
- A. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu B. Sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu. mới. C. Là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. D. Sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C©u 15 : Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ chấp nhận điều gì? A. Đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. B. Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam. C. Kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. D. Phá hết căn cứ quân sự, rút hết quân về nước. C©u 16 : Từ 1969-1973, Mĩ đã dùng âm mưu, thủ đoạn nào nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia? A. Lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung. B. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. C. “Dùng người Việt đánh người Việt”. D. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. C©u 17 : Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, quân ta đã vận dụng lối đánh nghi binh trong trận đánh nào? A. Trận mở màn ở Buôn Ma Thuột. B. Quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế. C. Trận Xuân Lộc và Phan Rang. D. Đánh ở Plây ku và Kon Tum. C©u 18 : Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965) đã mở đầu cao trào cách mạng nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. C. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. D. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. C©u 19 : Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam? A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh Độc Lập. C. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. D. Quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn. C©u 20 : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)của nhân dân Việt Nam, con đường nào được coi là hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương? A. Đường 14 – Phước Long. B. Đường Hồ Chí Minh trên bộ. C. Đường 9 – Nam Lào. D. Đường Hồ Chí Minh trên biển. C©u 21 : Ngày 6/6/1969, cách mạng miền Nam Việt Nam diễn ra sự kiện quan trọng nào? A. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam thành lập. 3
- C. Trung ương Cục miền Nam thành lập. D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập. C©u 22 : Nội dung nào là một trong những chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng nêu ra vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975? A. Quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. B. CD dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định lấy tên là CD Hồ Chí Minh. C. Tập trung lực lượng giải phóng miền Nam trước mùa mưa. D. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm. C©u 23 : Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với cách mạng miền Nam Việt Nam? A. Mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lúng ngụy mà diệt”. B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. C. Làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết gặc lập công”. D. Đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C©u 24 : Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, sự kiện nào diễn ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975? A. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh Độc Lập. B. Dương Văn Minh lên làm Tổng thống Chính phủ Sài Gòn. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng D. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập C©u 25 : Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” (từ 12/2 đến 23/3/1971) của Mĩ và quân đội Sài Giòn bị đánh bại bởi. A. quân đội Lào và quân dân Cam-pu-chia. B. quân đội Việt Nam và quân dân Cam-pu-chia. C. quân đội Việt Nam và quân dân Lào. D. liên quân Việt Nam - Cam-pu-chia -Lào. C©u 26 : So với chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm mới nào? A. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam được thành lập. B. Quân đội Mĩ đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường. C. Quân đội Sài Gòn đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường. D. Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để xâm lược Camphuchia. C©u 27 : Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là gì? A. Đã tác động đến tình hình nước Mĩ và thế giới. B. Cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới. C. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 4
- D. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. C©u 28 : : Sau khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-165) thất bại, Mĩ chuyển sang thực hiện loại hình chiến tranh xâm lược nào ở miền Nam Việt Nam? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Đông Dương hóa chiến tranh. C. Chiến tranh phá hoại. D. Chiến tranh cục bộ. C©u 29 : Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã đánh bại loại hình chiến tranh xâm lược nào của Mĩ? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Đông Dương hóa chiến tranh. C©u 30 : Chiến thuật quân sự mới của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam là “trực thăng vận”. A. “tìm diệt”. B. “ấp chiến lược”. C. “thiết xa vận”. D. C©u 31 : Vì sao từ cuối năm 1960, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam? A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. B. Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh thất bại. C. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài thất bại. D. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thất bại. C©u 32 : Chiến thắng của quân dân ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972 được coi như A. trận “Điện Biên Phủ trên không”. B. trận “Chi Lăng – Xương Giang”. C. trận “Điện Biên Phủ ”. D. trận “Bạch Đằng”. C©u 33 : Trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965), trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam Việt Nam đã giành thắng lợi mở đầu bằng trận thắng A. Đồng Xoài (Bình Phước). B. Ấp Bắc( Mĩ Tho) . C. Bình Giã (Bà Rịa) D. An Lão (Bình Định). C©u 34 : Từ ngày 4 – 24/3/1975 là thời gian diễn ra chiến dịch đường 14 – Phước Huế - Đà Nẵng. A. Tây Nguyên. B. Hồ Chí Minh. C. D. Long. C©u 35 : Nội dung chủ yếu của kế hoạch Xtalây-Taylo trong Chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn. B. Tăng viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm. C. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. D. “Tìm diệt” quân chủ lực giải phóng. C©u 36 : Lịch sử Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từ 1970-1975 có điểm giống nhau nào giống nhau? A. Ba nước tiến hành cuộc kháng chiến chống B. Ba nước đều giành được độc lập dân tộc. 5
- Mĩ. C. Cả ba nước bị thực dân phương Tây đô hộ. D. Tiến hành cuộc kháng chiên chống Pháp. C©u 37 : Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm A. ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. B. phá hoại công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ. D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. C©u 38 : Thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, cuộc hành quân “tìm diệt” đầu tiên của quân Mĩ là đánh vào nơi nào? A. Ấp Bắc. B. Đông Nam Bộ. C. Vạn Tường. D. Liên khu V. C©u 39 : Trong cuộc chiến đấu chống Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ, ngày 18/8/1965, quân dân ra giành thắng lợi ở A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Núi Thành (Quảng Nam). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho). C©u 40 : Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, từ ngày 21/3 – 29/3/1975 là thời gian diễn ra chiến dịch A. Đánh đường 14 – Phước Long. B. Huế - Đà Nẵng. C. Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên. 6
- phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o) M«n : Lich su 45 M· ®Ò : 108 01 { ) } ~ 28 { | } ) 02 { | ) ~ 29 ) | } ~ 03 { | ) ~ 30 ) | } ~ 04 { ) } ~ 31 { | ) ~ 05 ) | } ~ 32 ) | } ~ 06 { | ) ~ 33 { ) } ~ 07 { | } ) 34 ) | } ~ 08 { | ) ~ 35 { | ) ~ 09 { ) } ~ 36 ) | } ~ 10 { | } ) 37 { | } ) 11 { ) } ~ 38 { | ) ~ 12 { | } ) 39 { ) } ~ 13 { ) } ~ 40 { ) } ~ 14 ) | } ~ 15 ) | } ~ 16 { | } ) 17 { | } ) 18 { ) } ~ 19 ) | } ~ 20 { | ) ~ 21 { | } ) 22 { | } ) 23 { | } ) 24 ) | } ~ 25 { | ) ~ 26 { ) } ~ 27 { | ) ~ 7