Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn: Ngữ văn lớp 9

doc 8 trang hoaithuong97 6650
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn: Ngữ văn lớp 9

  1. PHÒNG GD- ĐT VỤ BẢN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VĨNH HÀO NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) A.Ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề Tiếng Việt Nhận biết từ, Hiểu nghĩa của Từ, cụm từ và các hiện cụm từ, câu chia từ và các hiện tượng chuyển nghĩa của theo mục đích tượng chuyển từ, câu chia theo mục nói, liên kết câu, nghĩa của từ, đích nói, liên kết câu, các thành phần câu. các thành phần biệt lập. biệt lập. Câu 4,5,6,7,8 Câu 1,2,3 Tổng: Số câu: 5 câu 3 câu 8 câu Số điểm: 1,25 đ 0,75đ 2đ Số %: 12,5 % 7,5 % 20 % Đọc- hiểu văn bản Nhận biết được Hiểu ý nghĩa Biết vận Văn bản về:Lòng nhân phương thức biểu của các chi tiết dụng, rút ra ái, Sự sẻ chia (ngoài đạt, thể loại, ngôi văn học bài học từ SGK) kể đọc-hiểu Câu 1 Câu 2,3 văn bản. Câu 4 Tổng: Số câu: 1 câu 2 câu 1 câu 4 câu Số điểm: 0,5 đ 1,25 đ 0,5đ 2 đ Số %: 5 % 12,5 % 5 % 20 % Tập làm văn Biết vận dụng kiến -Viết đoạn văn nghị luận thức viết đoạn nghị xã hội. luận xã hội, bài văn nghị luận về truyện, - Viết bài nghị luận về đoạn trích . truyện hoặc thơ. Câu 1,2 Tổng: Số câu: 2 câu 2 câu Số điểm: 6 đ 6 đ Số %: 60% 60% Tổng: Số câu: 6 câu 5 câu 1 câu 2 câu 14câu Số điểm: 1,75 đ 2 đ 0,5đ 6 đ 10 đ Số %: 17,5 % 20% 5 % 60 % 100%
  2. B. Đề bài Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. “Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà/ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc.B. Nghĩa chuyển. Câu 2. Câu văn: “Sao chóng thế?” được dùng với mục đích: A. Khẳng định một sự việc. B. Trình bày một sự việc. C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến. Câu 3. Từ “xuân” nào dưới đây dùng với nghĩa chỉ “tuổi”? A. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. B. Một mùa xuân nho nhỏ. C. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn D. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Câu 4. Trong câu “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng” cụm từ in đậm là: A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần biệt lập tình thái. D. Thành phần phụ chú. Câu 5. Từ “nhưng” trong đoạn văn: “Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu văn trên? A. Quan hệ bổ sung. B. Quan hệ tương phản. C. Quan hệ nhượng bộ. D. Quan hệ nguyên nhân. Câu 6. Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm. Câu 7. Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.” (Nguyễn Thành Long) đã sử dụng phép liên kết nào? A. Phép nối. B. Phép lặp từ ngữ. C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 8. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu nào? A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu rút gọn. D. Câu ghép. Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mất vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục lan tỏa, và đặc biệt là nó đã
  3. đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta. Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”. Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống. Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thế giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người. Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé đã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che. Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người. ” (Nguồn Internet) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”? Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”? Câu 4. Qua đoạn văn em rút ra được bài học gì cho mình? Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1:(1,5 điểm) Từ nội dung của phần đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống. Câu 2. (4,5 điểm) Raxum Gamzatov cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý hiểu của bản thân qua việc cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D C B B A D Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Phần II: Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) * Yêu cầu trả lời: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận * Cách cho điểm: - Tối đa: như đáp án. - Mức chưa tối đa: 0,25 học sinh xác định được phương thức nghị luận kết hợp với phương thức khác có trong đoạn trích (tự sự ) - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 2( 0,5 điểm) * Yêu cầu trả lời: Học sinh lí giải theo tác giả “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có” vì: “Không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thế giới như ở Châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người”. * Cách cho điểm: - Tối đa 0,5 điểm: như đáp án. - Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Học sinh chỉ nêu được một ý trong hai ý như đáp án. - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 (0,75 điểm) * Yêu cầu trả lời: HS nêu được ý hiểu của bản thân về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội” - Lòng nhân – tình yêu thương con người là cái bản chất, cái vốn có trong mỗi con người. - Lòng nhân không phải lúc nào cũng được biểu lộ rõ ràng, dễ thấy mà đôi khi nó bị khuất lấp bởi những bộn bề cuộc sống, bởi vậy cần có những hành động cụ thể để đem tình yêu thương đó vào thực tiễn. - Khi cả xã hội đối xử với nhau tràn ngập tình yêu thương cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn. * Cách cho điểm: - Tối đa 0,75 điểm: như đáp án. - Mức chưa tối đa 0,5 điểm: Học sinh chỉ nêu được một 2 ý như đáp án. Hoặc nêu đủ 3 ý nhưng chưa sâu sắc. - Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Chỉ nêu được 1 ý trong 3 ý của đáp án, hoặc chạm đến 2 ý trong đáp án. - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn Câu 4 (0,5 điểm )
  5. * Yêu cầu trả lời: Mỗi học sinh có thể tự rút ra cho mình những bài học khác nhau từ nội dung đoạn trích. Gồm bài học nhận thức và hành động liên quan đến tình yêu thương, việc tử tế của con người trong cuộc sống Sau đây là một vài gợi ý: - Tình yêu thương khi được lan tỏa sẽ đem lại những tác động tích cực cho cộng đồng xã hội. - Mỗi chúng ta cần sống một cách tử tế, luôn yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh bằng sự chân thành. - Cần thiết lan tỏa việc tử tế trong xã hội hiện nay Cách cho điểm + Tối đa 0,5 điểm: Học sinh nêu được 2 bài học trở lên. + Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Học sinh chỉ nêu được một bài học. + Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1.(1,5 điểm) Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận (thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành). - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25đ) Yêu cầu về nội dung: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống hiện nay. (1,25đ) Có thể theo hướng sau: - Ý nghĩa của “cho”: giúp những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua nỗi đau về tinh thần, vật chất để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp; giúp cho tâm hồn người “cho” tìm được sự bình yên, hạnh phúc, tạo nên nhân cách tốt đẹp; được mọi người yêu quý. (dẫn chứng ) - Ý nghĩa của “nhận”: giúp cuộc sống của mỗi người vượt qua những trở ngại; để con người hiểu ra cuộc đời thật ấm áp, tràn đầy tình yêu. (dẫn chứng ) Cách cho điểm: - Điểm 1,25- 1,5: Đảm bảo được tốt các yêu cầu về hình thức và nội dung, triển khai ý thuyết phục, có sáng tạo, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 0,75- 1,0: Đảm bảo tương đối đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung, nhưng các ý triển khai còn sơ lược, mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 02,5- 0,5: Chưa đi đúng yêu cầu về hình thức, các ý triển khai thiếu, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm lạc nội dung. Câu 2. (4,5 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận chứng minh về một nhận định qua phân tích biểu hiện ở nhân vật trong tác phẩm văn học cụ thể. - Trình bày diễn đạt tốt với bố cục rõ ràng, logic. Chữ đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, văn viết có cảm xúc. * Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,25 điểm): HS giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; dẫn ý kiến của Gamzatov và giới thiệu về nhân vật, tác phẩm. 2. Giải thích ý kiến: (0,5 điểm) - “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương”: Con người có thể phải rời xa quê hương vì nhiều lí do.
  6. - “không ai có thể tách quê hương ra khỏi con người”: Quê hương đã trở thành máu thịt, là điều không thể thiếu đối với con người. => Ý kiến của Gamzatov khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người; hình ảnh quê hương, tình yêu quê hương luôn thường trực trong lòng mỗi con người 3. Chứng minh qua việc cảm nhận nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân (3,25 điểm) Chấp nhận các cách triển khai khác nhau xong thí sinh cần đạt những yêu cầu sau: 3.1. Ý 1: (0,25 điểm) Khái quát chung: - Kim Lân là nhà văn có sở trưởng truyện ngắn, viết nhiều và hay về con người và cuộc sống nông thôn, mỗi nhân vật của Kim Lân như được bứng ra từ đồng ruộng, từ đất quê, từ giọt mồ hôi mặn chát của người lao động. - Truyện ngắn "Làng" được Kim Lân viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp; tác giả đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng thiêng liêng, sâu nặng hòa trong tình yêu đất nước. 3.2. Ý 2: (3,0 điểm) Cảm nhận nhân vật ông Hai để làm sáng tỏ ý kiến * Chứng minh người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương (1,0 điểm) - Là người nông dân hiền lành, cần cù người làng chợ Dầu, ông Hai rất yêu làng, luôn tự hào, hãnh diện về sự giàu có; về phong trào kháng chiến của làng; bản thân ông cũng từng tham gia kháng chiến bảo vệ làng - Dù yêu làng nhưng vì điều kiện gia đình, cũng là bởi thực hiện chính sách thời chiến "tản cư cũng là kháng chiến" ông phải cùng với vợ con đi tản cư, phải dời ngôi làng thân yêu mà ông rất yêu mến, tự hào * Chứng minh người ta không thể tách quê hương ra khỏi con người (1,5 điểm) Phải dời làng đi tản cư nhưng hình ảnh làng Dầu vẫn in đậm trong lòng ông Hai, tình yêu làng của ông vẫn nguyên vẹn; mọi buồn vui, sướng khổ trong ông đều gắn với làng: - Ở nơi tản cư, trước khi nghe tin dữ về làng: ông Hai nhớ làng, mong được trở về làng; đi tìm nghe tin tức về làng; tự hào khi nghe tin chiến thắng. (HS đưa dẫn chứng, phân tích) - Từ lúc nghe tin dữ về làng: Khi kẻ thù li gián, muốn tách tình yêu quê hương ra khỏi mỗi con người nên đã tung tin làng Dầu theo giặc thế nhưng hình ảnh làng chợ Dầu, tình cảm trong lòng ông Hai với làng vẫn thắm thiết, thiêng liêng sâu nặng hòa trong tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến; mọi thái độ, suy nghĩ cử chỉ của ông đều và luôn hướng về làng: + Hỏi thăm tin tức biết tin dữ thì đau đớn, sững sờ cảm thấy xấu hổ, tủi nhục vì làng chợ Dầu theo giặc. + Luôn ám ảnh bởi tin dữ về làng; hoài nghi không muốn tin vì làng theo giặc. + Luôn sống trong tâm trạng nặng nề, đau khổ, bế tắc, có lúc quyết định thù làng, gạt phắt chuyện về làng nhưng thực ra vẫn yêu làng, vẫn muốn về làng nên đã tâm sự với con - Tình yêu làng của ông Hai thể hiện rõ qua niềm vui sướng tự hào khi nghe tin cải chính. => Dù bị tách khỏi quê hương nhưng ở ông Hai, tình yêu làng vẫn vẹn nguyên với những cung bậc cảm xúc phong phú: buồn - vui, hi vọng - tuyệt vọng, vui sướng - khổ đau Tình yêu làng hòa trong tình yêu đất nước, cách mạng và tinh thần kháng chiến. * Nghệ thuật: (0,5 điểm) - Cốt truyện tâm lí, tình huống căng thẳng, bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói hàng ngày của người nông dân. Lưu ý: Ở ý 2, nếu HS chỉ phân tích nhân vật ông Hai thì cho 2/3 số điểm. 4. Đánh giá, mở rộng (0,5 điểm) - Ý kiến của Gamzatov là ý kiến đúng đắn, chính xác khi khẳng định mối quan hệ tình cảm sâu sắc, bền chặt của con người với quê hương. - Chính tình cảm nồng ấm thường trực ấy đã khiến cho mỗi chúng ta sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ cội nguồn yêu thương của chính mình. Đó cũng là lí do góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của toàn dân tộc (HS liên hệ tình cảm làng quê trong các tác thơ ca và biểu hiện ở các nhân vật khác ) (Khuyến khích những học sinh biết so sánh, liên hệ mở rộng)
  7. - HS tự rút ra bài học nhận thức, tình cảm từ lời bàn (cách thể hiện tình yêu, trách nhiệm với quê hương ) Cách chấm điểm: - Điểm từ 4,0 -> 4,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích tốt; phân tích tác phẩm có định hướng, có chiều sâu; văn viết có giọng điệu; làm chủ được bài viết. - Điểm từ 3,0 -> dưới 4,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích; hiểu và phân tích tác phẩm có định hướng; diễn đạt mạch lạc. - Điểm 2,0 -> dưới 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân tích định hướng nhân vật ông Hai; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. - Điểm 1,0 -> 1,75: Không hiểu ý kiến; không phân tích nhân vật, văn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 1,0: Không làm bài hoặc lạc đề. Lưu ý chung: - Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
  8. Xác nhận của nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Duyên GV: Nguyễn Thị Hồng Duyên