20 Đề thi học kì II - Môn Ngữ văn lớp 9

docx 70 trang hoaithuong97 9820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi học kì II - Môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_de_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: 20 Đề thi học kì II - Môn Ngữ văn lớp 9

  1. Một nốt trầm xao xuyến (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) * Yêu cầu về kỹ năng: 2 đ - Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học: cảm nhận được tình cảm và ước nguyện của nhà thơ đối với Bác Hồ và khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước. Liên hệ với tác phẩm khác để nâng cao chủ đề văn học. - Xác định đúng yêu cầu đề, từ thể loại đến nội dung và phạm vi kiến thức làm bài. - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần 1 đ - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, 1 đ dùng từ và ngữ pháp * Yêu cầu về nội dung 5 đ 1) MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 đoạn thơ, nêu vấn 0.5 đ đề 2) TB: 4 đ a. Tình cảm và ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương 1 đ - Niềm thương nhớ mãnh liệt không kìm lòng được đã tuôn trào cảm xúc. - Ước nguyện chân thành và giản dị của nhà thơ muốn ở gần bên Bác lưu luyến không muốn rời xa. (HS phải phân tích được các từ ngữ và hình ảnh thơ tuôn trào nước mắt, con chim, đóa hoa, cây tre các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa) b. Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui cho 1 đ cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải - Ước mơ vô cùng giản dị và đơn sơ để tô điểm cho mùa xuân muôn hoa muôn sắc của đất nước. - Ước mơ âm thầm, lặng lẽ làm “một nốt trầm” để hòa nhập vào khúc ca mùa xuân của đất nước. → Đây là tâm nguyện thiết tha, chân thành của nhà thơ đã gắn bó trọn đời với quê hương, đất nước. (HS phải phân tích được các từ ngữ và hình ảnh thơ con chim, cành hoa, nốt trầm và các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ) c. Điểm giống nhau: 0.5 đ - Cả 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bác đều ra đời sau khi miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất, hai tác giả đều là những người lính tham gia kháng chiến chống Mĩ. - Hai đoạn thơ đều hướng đến một nội dung: đều nói về khát vọng cống hiến của 2 nhà thơ. d. Điểm khác nhau: 0.5 đ - Mùa xuân nho nhỏ ca ngợi về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ cảm 16
  2. xúc dồn nén. - Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ với niềm thành kính và thiêng liêng. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ (xen lẫn 7 chữ và 9 chữ) có tác dụng dễ bày tỏ cảm xúc khi viết về Bác Hồ. * Liên hệ các tác phẩm khác cùng chủ đề nói về khát vọng 1 đ cống hiến như: Một khúc ca xuân- Tố Hữu, Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long 3) KB: Khẳng định giá trị của 2 đoạn thơ 0.5 đ BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k; 225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k. PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM TRƯỜNG THCS LÂM SƠN NĂM HỌC 2019- 2020 Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 6 PHẦN I: Đọc – hiểu: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Tội nghiệp thầy giáo - bố nói - sau ông nội, thầy là người thương yêu bố nhất, và đã đem cho bố nhiều điều tốt đẹp nhất. Bố không bao giờ quên được những lời khuyên bảo bổ ích của thầy, và cả những lời trách mắng rất nghiêm khắc của thầy làm cho bố khi về đến nhà rồi mà cổ như vẫn còn nghẹn. Bố vẫn như thấy thầy đang bước vào lớp học, dựng cái gậy vào một góc tường, treo cái áo lên mắc áo, lúc nào cũng vẫn một dáng điệu ấy. Thầy bao giờ cũng bình tĩnh, rất có lương tâm, đầy thiện chí và rất chăm chỉ, như ngày nào thầy cũng mới lên lớp lần đầu tiên cả.” ( Trích “Những tấm lòng cao cả”, trang 216, NXB Văn học.) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2: Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích. Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng câu: “Thầy bao giờ cũng bình tĩnh, rất có lương tâm, đầy thiện chí và rất chăm chỉ, như ngày nào thầy cũng mới lên lớp lần đầu tiên cả.” Câu 4: Bằng một câu văn, hãy trình bày cảm nhận của em về người thầy giáo trong đoạn văn. PHẦN II: Làm văn: (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về thói quen vứt rác bừa bãi của nhiều em học sinh hiện nay. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên qua đoạn truyện sau: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi đó là một mình được? 17
  3. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB GD Việt Nam 2008) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM Môn thi: Ngữ Văn 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có tư duy logic và sáng tạo. - Điểm toàn bài là 10,0, làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐÁP ÁN I: Đọc – - PTBĐ chính: Tự sự 0.5đ Hiểu (2,0 0.5 điểm điểm) Thành phần phụ chú: Bố nói - HS xác định BPTT: So sánh (bao giờ cũng như ngày nào thầy cũng ) 0.5 điểm Lưu ý: Có thể học sinh xác định biện pháp liệt kê * Yêu cầu: HS cảm nhận được lòng yêu thương học trò, tận tụy, 0.5 điểm 18
  4. nhiệt huyết với nghề của người thầy. II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1: A, yêu cầu về kỹ năng: (3,0 - Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Dạng 0.5 điểm điểm) đề NL về một hiện tượng đời sống. - Bố cục đầy đủ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, không mặc lỗi chính tả B, yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo cách viết, sắp xếp các ý khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý chính sau: 1. Nêu biểu hiện của hiện tượng: Vô tư xả nhiều loại rác; xả 0.5 điểm không đúng chỗ: ngăn bàn, sàn lớp, sân vườn trường, đường sá, nơi công cộng; không có ý thức bỏ rác vào thùng rác, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung 2. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng: Do ý thức kém; do 0,5 điểm lười nhác; do thái độ sống vô trách nhiệm; do cơ sở vật chất và chế tài xử lý chưa nghiêm 3. Phân tích tác hại: Làm ô nhiễm môi trường, xấu cảnh quan 0,5 điểm sống; lãng phí nguồn nguyên liệu sản xuất; ý thức công dân trong mỗi học sinh kém hơn; thậm chí bị xử lý hành chính khi đi du lịch 4. Đề xuất giải pháp: Đối với các bạn học sinh; về phía nhà 0.5 điểm trường, phụ huynh; đối với xã hội 5. Liên hệ bản thân: (Những việc đã làm và sẽ làm để xây 0.5 điểm dựng ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế việc vứt rác bừa bãi ) Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học trình bày cảm nhận về vẻ đẹp (5,0 nhân vật anh thanh niên qua một đoạn truyện điểm) a. Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, sử 0,5 điểm dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm có bố cục chặt chẽ. 19
  5. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn truyện. c.Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cảm nhận mang tính chủ quan: Có thể xoáy vào một số chi tiết đặc sắc, từ đó trình bày cảm nhận của bản thân hoặc nêu các nét cảm nhận và dẫn chứng để làm rõ. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận, sắp xếp ý khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau: * Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật: Tuổi đời, hoàn cảnh sống, công 0,5 điểm việc * Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên qua đoạn truyện: 0,5 điểm + Yêu đời, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm trong công việc. 1,0 điểm + Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. 1,0 điểm + Có đời sống tinh thần phong phú: Say mê đọc sách, xem đọc sách là một niềm vui, là một người bạn. * Đánh giá: 1,0 điểm + Cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, đối thoại sinh động, tình huống truyện bất ngờ, thú vị + Tác giả ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Nhân vật anh thanh niên là đại diện cho những con người âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0.5 điểm luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 20
  6. PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM TRƯỜNG THCS LÂM SƠN NĂM HỌC 2019- 2020 Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 7 PHẦN I: Đọc – hiểu: (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa (Theo Chiều xuân- Anh Thơ) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? b. Gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ đầu tiên. c. Chỉ ra các từ láy trong bốn câu thơ cuối. d. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu thơ Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ PHẦN II: Làm văn: (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về ý thức tham gia giao thông của các bạn học sinh hiện nay. Câu 2: Cảm nhận tình cảm ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau: [ ] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà lên đưa khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh đi lấy vỏ đạn hai mưới ly của Mĩ, đập mỏng thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc Một ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những đêm nhớ con anh lấy lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng một chuyện không may xảy ra Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ là tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I) 21
  7. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2019- 2020 Môn thi: Ngữ Văn 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có tư duy logic và sáng tạo. - Điểm toàn bài là 10,0, làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐÁP ÁN I: Đọc – 1, Thể thơ: 8 chữ 0.5 điểm Hiểu (2,0 2, Biện pháp tu từ: Nhân hóa (Đò biếng lười nằm mặc nước sông điểm) 0.5 điểm trôi) ẩn dụ (Mưa đổ bụi) 3, Các từ láy: vu vơ, rập rờn, thong thả 0.5 điểm 4, Phân tích cấu tạo ngữ pháp: 0.5 điểm Ngoài đường đê cỏ non /tràn biếc cỏ TN CN VN II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1: A, yêu cầu về kỹ năng: (3,0 - Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Dạng 0.5 điểm điểm) đề NL về một hiện tượng đời sống. - Bố cục đầy đủ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, không mặc lỗi chính tả 22
  8. B, yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo cách viết, sắp xếp các ý khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý chính sau: 4. Thực trạng tham gia giao thông của các bạn HS hiên nay: 0.75 điểm - Ý thức tham gia giao thông của đa phần các bạn học sinh hiện nay là rất tốt: khi tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông: đi đúng phương tiện theo quy định của lứa tuổi; đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy hoặc xe đạp điện; đi đúng làn đường và khoảng cách, tốc độ quy định - Tuy nhiên tình trạng ý thức tham gia giao thông kém vẫn còn phổ biến trong học sinh: đi xe gắn máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái, đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; đi dàn hàng ngang trên đường hoặc vượt đèn đỏ; phóng nhanh, giành đường vượt ấu hoặc lạng lách, đua xe tốc độ cao góp phần làm mất an toàn giao thông, gây tai nạn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng 0.5 điểm 2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu ý thức giao thông hiện nay * Nguyên nhân chủ quan: - Do sự thiếu hiểu biết, chủ quan khi tham gia giao thông, - Do ý thức, nhận thức kém, coi thường quy định và pháp luật. Chưa ý thức trách nhiệm trong từng hành vi của mình. - Do đặc trưng lứa tuổi: thích thể hiện, tỏ ra bất cần hoặc sành điệu * Nguyên nhân khách quan: - Do hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém và hạn chế - Do việc quản lý và xử lý của nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, 0.5 điểm kịp thời, quy định xử phạt chưa đủ nghiêm khắc để răn đe. 3. Hậu quả: - Gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông; - Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần không chỉ bản thân mà 23
  9. còn người liên quan; 0.5 điểm - Ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng ý thức văn minh giao thông, làm xấu hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới 4. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu ý thức tham gia giao thông - Mỗi học sinh khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông. - Nhà trường tăng cường các hình thức tuyên truyền, các hoạt động trải nghiệm về an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục - Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức 0.25 điểm được tác hại của thiếu an toàn giao thông - Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm giao thông 5. Liên hệ bản thân: (Những việc đã làm và sẽ làm để xây dựng ý thức văn minh khi tham gia giao thông) Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học trình bày Cảm nhận tình phụ tử (5,0 qua đoạn trích điểm) a. Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, sử 0,5 điểm dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm có bố cục chặt chẽ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình phụ tử c.Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cảm nhận mang tính chủ quan: Có thể xoáy vào một số chi tiết đặc sắc, từ đó trình bày cảm nhận của bản thân hoặc nêu các nét cảm nhận và dẫn chứng để làm rõ. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận, sắp xếp ý khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau: 24
  10. - vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng. + Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến 0,5 điểm việc làm một chiếc lược ngà. Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi 1,0 điểm nhớ con vào việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía ”. + Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ 1,0 điểm vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ. + Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là 1,0 điểm tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông - người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời. - Đánh giá về nội dung nghệ thuật, tình cảm của tác giả 0,5 diểm d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0.5 luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. PHÒNG GD và ĐT ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KHẢO SÁT THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THCS LIÊN TRUNG Môn : Ngữ Văn Thời gian: 120 phút ĐỀ 8 Phần I: (7 điểm) Cho đoạn trích sau: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 25
  11. Câu 1(1điểm).: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 2(0,5điểm).: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? Câu 3(1,5điểm).: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Câu 4(0,5điểm).Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Câu 5(3,5điểm). Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật "con bé" dành cho ba trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”; trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II(3,0 điểm).Đọc đoạn trích sau và thức hiện yêu cầu bên dưới: “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực.”(Hương Tâm, Tri thức là sức mạnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1(0,5điểm). Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên, chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2(0,5điểm). Theo tác giả, nước ta muốn phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới thì cần phải có điều gì? Câu 3(2điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề: vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Yêu cầu Điểm Phần I: (7 điểm) Câu 1 - Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là ông Sáu và bé Thu. 0,5 đ 1 - Vì: 0,25 đ điểm + Lúc đầu, bé Thu ngơ ngác, lạ lùng vì không nhận ra ba sau tám năm xa (0,25đ) cách do vết thẹo khiến ông Sáu khác với người ba trong ảnh. + đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”dođược bà ngoại giải thích, bé Thu nhận ra ba và biểu hiện mãnh liệt tình cảm dành cho ba . Câu2 - Thành phần biệt lập tình thái 0,25 đ 0,5 - “chắc" 0,25 đ điểm Câu 3 - Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống thứ 1: Ông Sáu 0,25 đ 1,5 trở về sau tám năm xa cách nhưng bé Thu lại không nhận ra ba, đến khi điểm cô bé nhận ra thì là lúc ông Sáu phải lên đường. 0,25 đ - Ý nghĩa của tình huống: Bộc lộ tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu. 26
  12. - Ý nghĩa chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh”: + vết thẹo là vết thương trên thân thể ông Sáu- một phần chứng tích của 0,25 đ chiến tranh cho thấy ông Sáu đã hi sinh và cống hiến một phần thân thể mình cho tổ quốc, nó cũng cho thấy sự ác liệt của chiến tranh. 0,25 đ + vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra cha -> tố cáo chiến tranh gây nên những tình huống éo le. Sau khi nhận ra cha, em hôn lên cả vết thẹo như 0,25 đ sự chuộc lỗi, bộc lộ tình thương, tình yêu mãnh liệt đối với cha. → chi tiết “vết thẹo” có vai trò vô cùng quan trọng. nếu không có thì cốt 0,25 đ truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo chiều hướng khác. ->Là sự khẳng định tình yêu bé Thu dành cho cha, khẳng định tình cha con sâu nặng -> bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Câu 4 - Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê 0,25 đ 0,5đ - Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật 0,25 đ Câu 4 Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết 3,5 triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí: điểm * Về nội dung: 2đ - Hoàn cảnh của bé Thu: sinh ra trong thời chiến tranh, xa cha suốt 8 năm, chỉ biết cha qua tấm ảnh. 0,25 - Trước khi nhận ra ông Sáu là ba: tình yêu cha được thể hiện ở việc bảo vệ người cha trong ảnh, nhất quyết từ chối mọi tình cảm và sự quan tâm của ông Sáu, không gọi ông Sáu là ba. (dẫn chứng) 0,25  Cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh và cứng đầu → Tình cảm chân thật nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, chỉ yêu khi biết chắc đó là ba mình. 1đ - Sự ương ngạnh của Thu không đáng trách do Thu còn quá nhỏ chưa hiểu hết những éo le của chiến tranh, người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị trước cho nó những điều ấy. - Khi nhận ra ông Sáu là ba: + Do được bà ngoại giải thích về vết sẹo, béThu đã nhận ra ông Sáu là cha. + Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của cô bé đột ngột thay đổi. 0,5 + Hiểu lầm được gỡ bỏ → sự ân hận giày vò → tình yêu với ba bùng cháy mãnh liệt trong buổi chia tay được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động : gọi ba, chạy nhanh tới ôm ba hôn ba cùng khắp, níu giữ ba ở lại, 0,5 đòi ba mua cây lược (dẫn chứng cụ thể). 1  Tình cảm dành cho ba sâu sắc, mạnh liệt khiến người khác cảm động. - Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí trẻ em * Về hình thức:1.5Đ - Đạt yêu cầu về số câu và kiểu đoạn văn tổng phân hợp. - Có sử dụng một câu ghép và phép nối (Nếu không chú thích rõ ràng thì không cho điểm) Phần II( 3đ) Câu 1(0,5điểm) Học sinh chỉ ra được phép liên kết trong đoạn: Phép lặp, hoặc thế 0,25 Chỉ ra từ ngữ: lặp ( Họ) hoặc thế không ít người- họ, 0,25 Câu 2( 0,5 điểm) 27
  13. Hs trả lời được: cần có biết bao nhà tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực. 0,5 Câu 3; * Nội dung: Đoạn văn có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo các ý sau - Giải thích khái quát tri thức là gì? (là hiểu biết của bản thân về 0.25 mọi lĩnh vực trong cuộc sống. - đánh giá vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ 0.5 +vai trò quan trọng : con người chinh phục cải tạo thiên nhiên,tạo ra của cải vật chất, các giá trị văn hóa tinh thần; giúp thay đổi tương lai của cá nhân,gia đình, xã hội, đất nước 0.5 + Nếu không có tri thức: người không có tri thức bị đào thải hoặc trở thành nô lệ cho người khác; xã hội lạc hậu, kém phát triển 0.25 -Liên hệ: 0.25 +Thực tế: ngoài kiến thức sách vở cần trang bị kiến thức đời sống +Bản thân: tự học hỏi giao lưu tăng kiến thức; phê phán biểu hiện 0.25 lười học, lười suy nghĩ. * Hình thức: Viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội, độ dài không quá 2/3 trang giấy thi. PHÒNG GD & ĐT HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỖ LAO NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn Ngày thi: 04 tháng 07 năm 2020 Thời gian: 120 phút – Không kể thời gian giao đề Đề thi gồm có 01 trang ĐỀ 9 PHẦN I: (6,0 điểm) Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã viết thật xúc động: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1) 1. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ. (0,5 điểm) 2. Câu thơ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” gợi em nhớ đến câu thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nhắc đến một cái “chung” rất xúc động ? Câu thơ đó nằm trong bài thơ nào, của ai ? Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về ý nghĩa biểu đạt của hai câu thơ. (1,5 điểm) 3. Ghi lại từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó ? (1,0 điểm) 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 - 12 câu) làm rõ vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần phụ biệt lập tình thái (gạch chân, chú thích rõ). (3,0 điểm) Phần II: (4,0 điểm) 28
  14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa ” (Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Tuổi trẻ) 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm trong đoạn trích trên và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo ? (1,0 điểm) 2. Trong đoạn trích tác giả đã đưa ra định lý nào về cuộc sống ? Em hiểu như thế nào về định lý đó ? (1,0 điểm) 3. Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong định lý tác giả đã nêu trên bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. (2,0 điểm) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT HÀ ĐÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS MỖ LAO MÔN NGỮ VĂN (Thời gian kiểm tra: 120 phút) Câu Phần I (6,0 điểm) Điểm Câu 1 - Ý nghĩa nhan đề của bài thơ 0,5đ 0,5 điểm + Dài, bất ngờ, độc, lạ + Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính + Tác giả khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt của chiến trường (Lưu ý: Học sinh nêu đủ 3 ý cho điểm tối đa; nêu được 1-2 ý cho 0,25 điểm). Câu 2 - Câu thơ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ 0,25đ 1,5 điểm - Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu 0,25đ (Lưu ý: Học sinh nêu đủ tên bài thơ và tên tác giả mới được điểm tối da, thiếu một trong hai nội dung không cho điểm). - Điểm giống nhau về ý nghĩa biểu đạt của hai câu thơ: + Cho thấy hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ. 0,5đ + Thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết yêu thương của 0,5đ những người lính. Câu 3 - Từ láy : chông chênh 0,25đ 1,0 điểm - Tác dụng: + Gợi hình ảnh cánh võng lắc lư trong chiếc xe chạy trên con 0,25đ đường gồ ghề những hố bom. + Gợi tả giấc ngủ vội của các anh lính lái xe trong những chiếc 0,25đ cõng mắc tạm ở thùng xe, buồng lái; + Gợi những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường đầy 0,25đ 29
  15. mưa bom, bão đạn. Câu 4 * Về hình thức: 1,0 điểm 3,0 điểm - Đoạn văn đúng kết cấu đoạn văn quy nạp, đúng đặc trưng văn 0,25 đ nghị luận 0,25 đ - Độ dài không quá 14 câu, không dưới 10 câu. Diễn đạt mạch lạc, các câu liên kết chặt chẽ, làm rõ ý chủ đề 0,5 đ - Sử dụng đúng câu ghép, thành phần biệt lập tình thái. * Về nội dung: (2,0 điểm) HS phân tích khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp của những người lính lái xe. HS có thể dựa vào các ý sau: 0,25 đ - “Bếp Hoàng Cầm” là kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất mang tên người anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm. - Quan niệm về gia đình của người lính thật lạ, hóm hỉnh -> Tình 0,5 đ đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt - Từ láy “chông chênh”, điệp ngữ “lại đi”, hình ảnh ẩn dụ “ trời 1,0 đ xanh thêm’’, hình ảnh “trái tim” . -> Người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ với tinh thần lạc quan, tất cả vì Miền Nam ruột thịt Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, còn một vài sai sót không phải lỗi cơ bản: 2,0 điểm Diễn đạt đủ ý song chưa phân tích sâu: 1,5 điểm Diễn đạt còn thiếu một số nội dung: 1,0 điểm Chủ yếu còn diễn xuôi nội dung, mắc lỗi diễn đạt: 0,5 điểm Chưa thể hiện được nội dung cơ bản, diễn đạt kém: 0,5 điểm GV căn cứ vào các mức điểm trên để cho các mức điểm còn lại. Câu Phần II ( 4,0 điểm) Câu 1 - Phân tích cấu tạo ngữ pháp: 1,0 điểm 0,5đ Biển Chết / đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ CN1 VN1 (nên ) nước trong biển Chết / mặn chát. CN2 VN2 0,5đ - Kiểu câu theo cấu tạo: câu ghép Câu 2 0,25đ 1,0 điểm - Định lý “một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa”. - Ý nghĩa của định lý: 0,5đ + Ca ngợi ý nghĩa của tình yêu thương, sự giúp đỡ, chia sẻ với mọi người trong cuộc sống. 0,25đ 30
  16. + Qua đó tác giả gửi gắm thông điệp hãy biết cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Câu 3 Suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong định lý tác giả đã nêu: Vai trò của 2,0 điểm tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống. (Câu hỏi nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. HS được tự do trình bày suy nghĩ mang tính tích cực của cá nhân của mình ). 0,5đ * Hình thức (0,5 điểm) : Đoạn văn ngắn theo đúng phương thức nghị luận, độ dài theo qui định. Các nội dung trình bày rõ ràng, mạch lạc. Cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ hiểu biết và ý thức đúng đắn. Thể hiện sự chân thành trong suy nghĩ khi liên hệ với bản thân. 0,25đ * Nội dung (1,5 điểm) Gợi ý: 0,25đ - Nêu vấn đề: Vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc 0,25đ sống. - Giải thích thế nào là tình yêu thương, sự sẻ chia 0,25đ - Nêu các biểu hiện của những con người luôn biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. (Liên hệ thực tiễn cuộc sống) 0,25đ - Vai trò, ý nghĩa của sự giúp đỡ, yêu thương (niềm vui trong tâm 0,25đ hồn, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, làm cuộc sống thêm tốt đẹp) - Bàn luận mở rộng vấn đề (phản đề, nguyên nhân, đáng giá, ) - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động * Hình thức: Đoạn văn ngắn theo đúng phương thức nghị luận, độ dài theo qui định. Các nội dung trình bày rõ ràng, mạch lạc. Cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ hiểu biết và ý thức đúng đắn. Thể hiện sự chân thành trong suy nghĩ khi liên hệ với bản thân. * Cách cho điểm: - Điểm 2: đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, còn một vài sai sót không phải lỗi cơ bản. - Điểm dưới 2: đáp ứng một nửa các yêu cầu nêu trên hoặc bài viết sơ sài, lộn xộn hoặc mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: để giấy trắng. Hết UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 31
  17. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 10 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (SGK Ngữ văn 9 tập 2) Câu 1.(0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 4 . (1,0 điểm) Những hình ảnh: "con chim hót", "một nhành hoa", "một nốt trầm xao xuyến" có điểm gì chung giống nhau? ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh này ? Em học tập được điều gì từ ước muốn của nhà thơ? PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ phần đọc - hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: Sống là cống hiến. Câu 2: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2019 – 2020 32
  18. Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: "Mùa xuân 0,25đ nho nhỏ". - Tác giả : Thanh Hải. 0,25đ 2 - Nội dung: Khát vọng hòa nhập của mỗi con người 0,5đ với mùa xuân và cuộc sống. 3 - Điệp từ "ta" để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người. 0,25đ - Điệp từ "ta làm" được lặp lại trong mỗi dòng thơ, 0,25đ dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. => Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác, cũng là khát vọng 0,5đ cống hiến cho đời chung của nhiều người. 4 Những hình ảnh: "con chim hót", "một nhành hoa", 0,25đ "một nốt trầm xao xuyến" có điểm gì chung giống nhau là nó đều là những vật nhỏ bé. Tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn 0,25đ giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội và góp phần nho nhỏ tạo nên cái hay của bản nhạc. Quan điểm của bản thân: HS có thể hướng đến nội 0,5đ dung : Sống không chỉ biết đến bản thân mình mà còn phải biết cống hiến đóng góp cho dân tộc, đất nước. II Tập làm văn 7,0đ Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân 2,0đ về quan niệm "sống là cống hiến" 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25đ Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: sống là cống hiến. 0,25đ c. Triển khai nội dung của đoạn văn Học sinh có thể chọn các cách viết khác nhau nhưng làm rõ được : Sống là cống hiến Giải thích 0,25đ Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ quý giá cho sự nghiệp chung của dân tộc, đất nước. Bàn luận 0,25đ - Ta có thể cống hiến tài năng hay công sức của mình, xuất phát từ cái tâm không mưu cầu danh lợi. - Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc tao biết đặt lợi ích 33
  19. của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. - Việc cống hiến còn giúp chúng ta một phần nào đó trong việc hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều. Làm thế nào để cống hiến? 0,25đ - Ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. - Dẫn chứng cống hiến: + Mong ước cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. + Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng. + Hiện tại: Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. - Liên hệ bản thân, kết thúc vấn đề 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung trên. Có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Thể hiện sự nhìn nhận của bản thân về nhân vật 5,0 Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xã xôi của Lê Minh Khuê. a. Đảm bảo cấu trúc bài kể chuyện tưởng tượng. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định. Thân bài: Nêu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật Phương Định: + Xuất thân. + Công việc. + Quan hệ với đồng đội. + Tính cách Kết bài: Sự cảm phục của bản thân dành cho Phương Định và lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Thể hiện được quan điểm, nhận xét của bản thân đối với nhân vật. c. Dựa theo truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê để thể hiện cách nhìn nhận của bản thân về nhân vật Phương Định (chú ý chỉ kể những chi tiết mà Phương Định tự kể về bản thân). Có thể thực hiện theo các ý sau đây: Yêu cầu chung: * Về hình thức: 0,5đ - Xác định được thể loại: kể chuyện tưởng tượng. 34
  20. - Kết hợp tốt các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Lời văn ngắn gọn, rõ ý, trong sáng, có cảm xúc. - Bố cục bài viết đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài * Về nội dung: 0,5đ - Đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật. - Biết đóng vai nhân vật để kể chuyện. - Biết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại phù hợp. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. 0,25đ - Phương Định- Nhân vật chính của truyện đã để lại nhiều 0,25đ ấn tượng sâu sắc nhất. 2. Thân bài: Những suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định * Xuất thân : 0,5đ - Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường. - Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. + Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên – êm đềm bên mẹ. + Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp. * Hiện tại : là một cô gái TNXP: - Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn, nguy hiểm, ác liệt, 1đ gian khổ, khó khăn. (D/c : ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm – ác liệt. Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. + Công việc: Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom . Đếm – phá bom chưa nổ. Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh trong một lần phá bom .” Trước hoàn cảnh ấy, Phương Định vẫn dễ xúc cảm, hay mơ mộng - Những kỉ niệm ngày xưa luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Cô vẫn thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. * Tuy vậy 0,5đ - Phương Định luôn có tinh thần đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. - Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm . 35
  21. 3. Kết bài. - Cảm phục Phương Định: tâm hồn trong sáng, giàu mơ 0,5đ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng rất dũng cảm trước cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh. - Cô tiêu biểu cho lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn 0,5đ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Cách kể hay, lạ, hấp dẫn. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN TRƯỜNG THCS TT PHÚ MINH Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra ĐỀ 11 Phần I. (6.5 điểm) " .Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thị Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng?" (Trích “Hoàng Lê thống nhất chí”, Ngô gia văn phái, Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB giáo dục 2005 trang 67) Câu 1. (1 điểm) Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Câu 2. (1 điểm) Trong câu văn: “ Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”. Có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?. Câu 3. (3,5 điểm). Em hãy viết 1 đoạn văn tổng – phân - hợp ( khoảng 10-12 câu )nêu cảm nhận của em về hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung được khắc họa trong đoạn văn bản trên, trong đoạn có sử dụng một câu bị , một câu chứa thành phần khởi ngữ ( gạch chân và chú thích) Câu 4. (1 điểm) Hãy kể tên 2 tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về chủ để chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. PHẦN II (3, 5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là 36
  22. tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!? (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn. 2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao? 3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề " Tri thức là sức mạnh " Hết 37
  23. Câu Yêu cầu Điểm 1 - Những lời trên Quang Trung nói với các tướng Tây Sơn khi hôi 0,5 1 đ quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội Sở, Lân đó là những 0.5 tướng được giao trấn giữ Thăng Long nhưng khi quân Thanh kéo sang, họ đã chủ động rút về Tam Điệp chờ đại quân Tây Sơn từ Huế ra. -Đây là câu phủ định nhưng không có ý nghĩa phủ định hay phản 2 bác ý kiến. 0,5 1đ Vì khẳng định tài năng ngoại giao của Ngô Thì Nhậm. 0,5 3 1. Về hình thức: Đoạn văn ( 15 câu ) đảm bảo đúng cấu trúc ngữ 0.5 3,5 đ pháp, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. 2. Về nội dung: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung qua đoạn văn bản. Đảm bảo các ý cơ bản sau. - Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách 1.5 xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc (Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được) - Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa 1.5 trông rộng. + Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”. + Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh. =>là người có ý chí sáng suốt,nhạy bén,quết thắng trước mọi thời cuộc 4 -Có thể kể 2 văn bản: Nam quốc Sơn Hà; Hịch tướng sĩ. 1 đ PHẦN II (3, 5 điểm) 1 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận 0.25 0.5 đ Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn: Tri thức là sức 0.25 mạnh 2 2. Lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích: "Tiền 0.25 1 đ vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la." 38
  24. Không nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp 0.25 bởi đây là dẫn chứng xác thực, ghi lời dẫn trực tiếp làm nội dung của 0.5 nó được nhấn mạnh hơn về độ chính xác và cũng thể hiện sự tôn trọng với tác giả viết ra câu nói đó. 3 1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt 2 đ chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giải thích. 0.5 - Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử , đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. - Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. * Vai trò của tri thức trong cuộc sống 1.0 - Trong quá khứ đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay, tri thức sâu rộng nhờ đó mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân - Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc: + Về chính trị: Cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn. + Về kinh tế: Để phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới. + Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. * Đối với bản thân mỗi người: - Tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích. - Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức - Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. → Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường 39
  25. đời. * Mở rộng: 0.5 + Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành + Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức,cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện -"Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp. ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 NĂM HỌC 2019 -2010 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) ĐỀ 12 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau Bấy lâu nay, hình ảnh bộ đội giúp dân mỗi khi có hoạn nạn, thiên tai đã thành điều quen thuộc tưởng như một lẽ đương nhiên. Nhưng lần này, khi nạn dịch đổ tai họa lên tất cả mọi người, thì hình ảnh những chiến sĩ bộ đội căng mình vươn ra tuyến đầu, nhận về mình những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội nơi biên cương hay trong khu cách ly để làm lá chắn an toàn cho người dân khiến người người đều cảm động, yêu mến hơn. Bất cứ nơi nào đất nước gọi về để khóa chặt vòng tuyến an toàn cho người dân như những chốt chặn kiểm soát đường mòn, lối mở; các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung; những nơi cần phòng độc, khử trùng, thì những áo xanh bộ đội đều có mặt. Những hò hẹn hạnh phúc lứa đôi, những sum vầy ríu rít cha con đều phải tạm khép vì nhiệm vụ với dân với nước nhưng ai ai cũng đều vui vẻ, cái vui của đoàn quân ra trận phơi phới niềm tin chiến thắng. Còn nhân dân thì dõi theo các anh từng ngày với lòng biết ơn vô hạn của sự bình yên mà mọi người đang có được từ sự hi sinh của các anh. (Trích Những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội – Tuoitre.vn) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5đ) 2. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn thứ 2. (0.5đ) 3. Tìm phép liên kết hình thức và tác dụng của phép liên kết đó trong đoạn văn 1. (1.0đ) 4. Nêu nội dung đoạn văn trên. (1.0đ) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự hi sinh trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người lao động trong 3 khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 40
  26. Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rặng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi. V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn. B. Đề và hướng dẫn chấm: Phần Hướng dẫn chấm Điểm I I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận 0,5 2 Thành phần biệt lập ở đoạn văn thứ 2 là cái vui của đoàn 0,5 quân ra trận phơi phới niềm tin chiến thắng. Đây là thành phần phụ chú, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho cảm xúc vui vẻ của mọi người. Các phép liên kết trong đoạn văn trên là: 1,0 - Phép thế: thay thế từ dân bằng mọi người, người dân, ai ai; thay thế từ bộ đội bằng chiến sĩ bộ đội. Phép thế này 3 làm đoạn văn không bị lặp lại từ ngữ, tránh nhàm chán. - Phép nối: Nhưng, có tác dụng làm nội dung câu 2 đối lập với câu 1, nổi bật hình ảnh những chiến sĩ bộ đội làm việc giúp dân không chỉ là một điều tất yếu, mà còn được mọi người đón nhận, yêu mến. 41
  27. Nội dung đoạn văn là sự quên đi những niềm vui của bản 1,0 thân, hi sinh quên mình, vươn ra tuyến đầu để đối phó với 4 đại dịch của các chiến sĩ bộ đội. Người dân rất yêu mến và biết ơn đối với các chiến sĩ áo xanh. II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) II 1 Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em 2,0 hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự hi sinh trong cuộc sống. a. Đúng hình thức đoạn văn ( mở đoạn, phát triển đoạn, 0,25 kết đoạn). b. Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt 1,0 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau: Giới thiệu được vấn đề: Sự hi sinh trong cuộc sống. Giải thích khái niệm: hi sinh là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vì vụ lợi cá nhân, chịu thiệt thòi về mình và đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình Đưa ra các biểu hiện của hi sinh trong cuộc sống . Bàn luận mở rộng vấn đề: Người có đức hi sinh 2 được mọi người tôn trọng, yêu quý. Đức hi sinh giúp con người sống gần gũi với nhau hơn, biết yêu thương nhau hơn. - Phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ, không biết hi sinh vì người khác.Bản thân của em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống? - Khẳng định ý nghĩa lẽ sống cao đẹp là cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay. d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng 0,25 về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Hình ảnh người lao động trong khổ cuối bài thơ Đoàn 5,0 thuyền đánh cá a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các 4,5 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 42
  28. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Mở bài: 0,5 - Giới thiệu tác giả Huy Cận và tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá - Khẳng định 3 khổ cuối là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui. * Thân bài: - Giới thiệu luận điểm chung 0,25 - Khổ 5: Khúc hát vui tươi trong lao động được cất lên 0,25 + “Ta hát bài ca gọi cá vào”: gợi niềm vui, sự phấn chấn trong lao động + “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”: gợi cảm nhận chất thơ bay bổng, lãng mạn 0,25 → Những hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ làm cho công 0,25 việc vốn nặng nhọc, vất vả như nghề ra khơi trở nên rộn rã, thi vị hơn Khổ 6: Đoàn thuyền trở về: 0,25 + Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”. 0,25 + Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá 0,5 trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”. Khổ 7: Khúc khải hoàn ca trong sau một ngày ra khơi vất 0,25 vả + Cảnh đoàn thuyền trở về tráng lệ trong bình minh lộng 0,5 lẫy, rực rỡ “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” + Câu hát theo suốt hành trình của người dân chài, từ khi ra khơi cho tới khi về nhằm nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương. + Hình ảnh mặt trời lặp lại báo hiệu một sự hồi sinh, niềm vui, hạnh phúc chào đón những người hùng của biển cả trở về + Đoàn thuyền là một hoán dụ chỉ người dân chài trong 0,25 tư thế sánh ngang với tự nhiên, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng + Hình ảnh “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” là niềm 0,25 vui khi được mùa cá, niềm tin hy vọng và chiến thắng vinh quang của người lao động ⇒ Ba khổ thơ cho thấy hình ảnh người lao động với khí thế 0,25 hăng hái làm việc, và niềm vui khi đạt được thành quả, khi chiến thắng. * Nghệ thuật: 0,25 Ba khổ thơ trên có giọng thơ nhanh, dồn dập thể hiện sự hăng say lao động. Sử dụng nhiều động từ mạnh cho thấy hình ảnh khỏe khoắn của người lao động; tính từ chỉ màu 43
  29. sắc: vàng, bạc, hồng gợi sự tươi vui, ấm no. Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa đặc sắc *Liên hệ bản thân 0,25 * Kết bài: 0,25 Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến 0,25 giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ Tổng điểm 10,0 PHÒNG GD-ĐT PHÚC THỌ KIỂM TRA HOC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH ĐA NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ĐỀ 13 PHẦN I (7 điểm): Cho câu thơ sau:“ Người đồng mình thô sơ da thịt” a/ Chép tiếp các câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ cuối trong một bài thơ ? Cho biết đoạn thơ trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? b/ Bài thơ trên được sáng tác trong giai đoạn nào của đất nước? Hãy kể tên 2 bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cùng được sáng tác trong giai đoạn này. c/ Cụm từ “ chẳng mấy ai nhỏ bé” trong câu thơ: “ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mang hàm ý gì? d/ Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn trích trên, em hãy liên hệ về vai trò của gia đình đối với bản thân . PHẦN II (3 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. ___Hết___ 44
  30. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM PHẦN I(7điểm) Câu 1: - Tên bài thơ : Nói với con – đạt 0,25 điểm. - Tên tác giả: Y Phương – đạt 0,25 điểm. Câu 2: - Giai đoạn sáng tác của bài thơ: Hòa bình thống nhất đất nước – đạt 0,5 điểm. - Kể tên các bài thơ sáng tác cùng giai đoạn : kể đúng 1 tên bài thơ đạt 0,25 điểm; kể sai tên 1 bài thơ trừ 0,25 điểm (Ví dụ : Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Ánh trăng). Câu 3: Cụm từ “Chẳng mấy ai nhỏ bé” mang hàm ý khẳng định tâm hồn, tính cách của người đồng mình với những phẩm chất, khát vọng, hoài bão lớn lao, đẹp đẽ đạt 0,5 điểm. Câu Phần Yêu cầu Điểm 4 Mở bài Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trích trong tác 0.5đ phẩm nào?Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích Thân bài (Cần phân tích các ý cơ bản sau đây) 1. Niềm tin, niềm tự hào về truyền thống 1.5 của dân tộc : . Âm điệu thơ nhẹ nhàng tha thiết như lời tâm tình Cách gọi thân mật, gần gũi “người đồng mình” thể hiện sự gắn bó thiêng liêng giữa mỗi con người đối với quê hương, dân tộc mình. - Hai câu thơ đối ý nhau : Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Hình ảnh cụ thể “thô sơ da thịt” diễn tả sự giản dị, bình thường trong các nhu cầu vật chất. Người cha gián tiếp nhắn nhủ con hãy sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của quê hương, dân tộc. ng phú, rộng lớn của dân tộc : “người đồng 45
  31. mình” không ai cam chịu số phận hẩm hiu, không ai muốn tự bó mình trong cuộc đời nhỏ hẹp tầm thường, mà ngược lại mỗi người đều có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng mang trong tim khát vọng vươn lên trong cuộc sống - Cơ cở của sự khẳng định trên chính là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc : Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. Cách nói bằng hình ảnh thật mộc mạc, cụ thể “tự đục đá kê cao quê hương” mà ý thơ sâu sắc. “Người đồng mình” cần cù, chịu thương chịu khó, luôn sống gắn bó với quê hương, luôn ý thức đóng góp công sức của bản thân để “kê cao quê hương”, luôn ước muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. “Còn quê hương thì làm phong tục”. Quê hương càng phát triển cao càng đem đến cho mỗi người những thay đổi lớn lao, kì diệu, cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần 2. Lời nhắn nhủ ân tình: 4 Câu cuối 1.5 Nhịp thơ chậm rãi hơn, giọng thơ tha thiết hơn Điệp ngữ “thô sơ da thịt Không bao giờ nhỏ bé”, ý thơ được lặp lại một lần nữa. Lời nhắn nhủ của người cha càng trở nên thiết tha: Khi “lên đường”, khi bắt đầu bước vào hành trình cuộc đời, con hãy luôn sống đúng với phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc. Phải biết trân trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc và tự tin vững bước vào đời. Luôn ngẩng cao đầu, dũng cảm vượt qua mọi chông gai thử thách trên đường đời. Qua đoạn thơ, mượn lời người cha, nhà thơ cũng muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết ơn quê hương, dân tộc về những bài học làm người sâu sắc. - Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng: “Nghe con”. Câu thơ thật chắc gọn như một mệnh lệnh. Hãy luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt cuộc đời mỗi người. Lời thơ còn gián tiếp thể hiện niềm tin tưởng, sự kì vọng của người cha đối với bước đường tương lai của đứa con yêu 1 quý. Thế hệ tiếp nối sẽ kế tục xứng đáng sự 46
  32. nghiệp của thế hệ cha anh đi trước - Giải thích từ ngữ gia đình, vai trò gia đình - Phân tích, đánh giá ý nghĩa quan trọng của gia đình. Đưa ra dẫn chứng . - Phê phán những kẻ không biết coi trọng gia đình. - Khái quát về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa đoạn thơ. Nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học Kết bài Cảm nghĩ riêng của bản thân (về tình cha 0.5đ con, về sự gắn bó giữa con người và quê hương, về lẽ sống ). Liên hệ bản thân. Rút ra bài học. PHẦN II (3điểm) -Viết dưới dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện. -Các yêu cầu được thực hiện. 1/Nội dung a /Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật. b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật. Trong tác phẩm có ba nhân vật chính là Nho, chị Thao và Phương Định. Tất cả họ đều mang trong mình nhiệt huyết của tuổi thanh xuân - tuổi hăng say xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tất cả đều có những điểm chung rất đặc biệt. Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng từ đó mà họ đã trở thành những con người dũng cảm, coi thường việc phá bom, đếm bom, thách thức với thần chết *Tập trung phân tích nhân vật chính : - Phương Định là một cố gái có tâm hồn nhạy cảm, hay nói cách khác cô là một cô gái sống nội tâm, đồng thời cũng nhiều cảm xúc, nhiều mơ ước, dễ vui nhưng cũng hay trầm tư suy nghĩ. - Phương Định dũng cm có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có tinh thần đồng đội c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy . 2-Hình thức : Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm. Cách dùng từ , đặt câu , viết đọan văn chuẩn xác , hợp lý. 3-Thang điểm a/mức 2,5 >3đ: Dành cho bài làm tốt. b/mức 1đ >2đ: Dành cho bài làm mức TB >Khá. c/mức 1đ: Dành cho bài làm còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức. d/mức dưới 1đ: Bài làm còn yếu ,kĩ năng viết văn còn hạn chế, hoặc sai lệch về nội dung và phương thức làm bài. Hết PHÒNG GD &ĐT PHÙ CỪ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KỲ II Trường THCS Tống Trân NĂM HỌC 2019-2020 47
  33. MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian ĐỀ CHÍNH THỨC phát đề (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ 14 Đề bài. Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có nhiều mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2014, trang 128 – 129) Câu 1 ( 0,5 điểm). Hãy xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ? Câu 2 ( 0,5 điểm). Tìm nghệ thuật đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3 (1.0 điểm). Trong đoạn thơ trên, những khó khăn gian khổ của cuộc chiến tranh được thể hiện qua những hình ảnh nào? Câu 4 ( 0,5 điểm). Hãy chép lại câu thơ mang hàm ý?. Câu 5 ( 1,0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Câu 6 ( 0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (6,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm). Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề: Tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (4,0 điểm) : Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê HẾT 48
  34. PHÒNG GD &ĐT PHÙ CỪ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: NGỮ VĂN A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Đánh giá điểm tối đa khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, khoa học. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25 B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT. Phần Câu Nội dung Điểm Đọc 1 - Thể thơ: tự do 0,25 hiểu - PTBC chính: Biểu cảm 0,25 2 - Đối lập: Áo anh- quần tôi, rách vai- vài mảnh vá 0,5 3 - Những khó khăn gian khổ của cuộc chiến tranh được thể hiện qua 1,0 những hình ảnh: Sốt, áo rách, quần vá, không giày -> Hiện thực của chiến tranh. 4 - Miệng cười buốt giá 0,5 5 - Nghệ thuật: Ẩn dụ: tay nắm tay. 0,5 - Tác dụng: Nếu như hình ảnh "Miệng cười buốt giá" làm ấm lên, 0,5 sáng lên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong gian khổ thì cái nắm tay lại thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc! Cách biểu lộ chân thực, không ồn ào mà thấm thía. Những cái bắt tay truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cái nắm tay nhau ấy còn là lời hứa hẹn lập công. 6 - Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ 0,5 vẫn cười trong buốt giá và vượt lên khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ. Làm 1 a) Về hình thức: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch. văn - Viết đủ số câu theo yêu cầu. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. - Câu chủ đề+ phép liên kết 1.0 + Giải thích: Tinh thần lạc quan sẽ giúp chúng ta có được sự phấn 0,5 chấn, động lực để cố gắng hơn 0,5 + Sống lạc quan giúp ta tự khẳng định được chính mình + Tinh thần sống lạc quan góp phần lớn vào xây dựng đời sống văn minh, tốt đẹp hơn - Nêu dẫn chứng: + Trong văn học + Trong đời sống -Phê phán: Trái ngược hoàn toàn với lạc quan là bi quan Mỗi chúng ta hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan, hãy luôn tin vào cuộc sống, mạnh mẽ như những bông hoa hướng dương, luôn nhìn về phía mặt trời, hướng về ánh sáng của sự sống.Mỗi chúng ta hãy 49
  35. giữ cho mình tinh thần lạc quan, hãy luôn tin vào cuộc sống, mạnh mẽ như những bông hoa hướng dương, luôn nhìn về phía mặt trời, hướng về ánh sáng của sự sống. 2 A. Về hình thức: - HS làm đúng kiểu đề cảm nhận - Có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi câu, lỗi chính tả. B. Nội dung 1. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. - Truyện viết về 3 cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc. 2. Thân bài. * Cảm nhận về tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định. 1.0 - Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. + Phương Định là một cô gái xinh xắn. + Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô “không săn đón, vồn vã”, không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai: “thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. - Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. * Cảm nhận về chất anh hùng trong công việc của cô. + Cô kể : “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong 1.0 một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường đi qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Trên cao điểm trống trơn, cô và các bạn phải chạy giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch.” + Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không: “việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . * Cảm nhận về tình thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. - Lúc đến gần quả bom : 1.0 - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. - Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày: “Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.” 50
  36. ⇒ Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy. Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế. 3. Kết luận. - Chúng ta luôn tự hào về những chiến sĩ, những thanh niên xung phong Trường Sơn . - Chúng ta càng yêu mến tự hào về cô, càng biết ơn và học tập tinh 0.5 thần của những người như cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – TIẾT TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC 151+152 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: Ngữ Văn – Lớp 9 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 01 ĐỀ 15 PHẦN I (6 điểm): Cho câu thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh” Câu 1: Chép chính xác sáu câu thơ tiếp và cho biết đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập (gạch chân, chú thích rõ). Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu tiên của đoạn thơ vừa chép? Tác dụng? Chứng tỏ biện pháp nghệ thuật đó còn được sử dụng trong nhiều tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy dẫn ra một ví dụ, ghi tên tác giả và tên tác phẩm? PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”. 51
  37. Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu ” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Câu 2: Hãy tìm và chép lại chính xác phần lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích trên. Vì sao em chọn đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu như thế nào về tính cách của nhân vật “bác công nhân”? Câu 4: Từ câu chuyện trên về cậu bé Xi - mông, kết hợp những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay. HẾT 52
  38. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – TIẾT TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC 151+152 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN Ngữ Văn – Lớp 9 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 02 ĐỀ 16 PHẦN I (6 điểm): Cho câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Câu 1: Chép chính xác để hoàn thành khổ thơ. Những câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng ở dòng thơ cuối của khổ thơ trên và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 3: Viết đoạn văn theo cách tổng – phân - hợp khoảng 10- 12 câu trình bày cảm nhận của em về dòng cảm xúc chân thành của tác giả được thể hiện trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và phép nối (gạch chân, chú thích rõ). PHẦN II (4 điểm): Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê: “Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 30 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khan mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về ? ” Câu 1: Nhân vật “tôi” được nói đến trong đoạn trích là ai ? Nhân vật đó được giao nhiệm vụ gì? Từ đó, em thấy những phẩm chất nào của nhân vật được bộc lộ? Câu 2: Những câu văn: “Những đi đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? ” sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao? Câu 3: Từ tình đồng chí, đồng đội của các cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hiện nay. HẾT PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Năm học 2019 – 2020 Tiết: 151+152 ĐỀ 1: 53
  39. Câu Đáp án Biểu điểm PHẦN I (6 điểm) Câu 1 - Chép chính xác khổ thơ. 0,5 (1,5 đ) Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm - “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải 0.5 - Hoàn cảnh sáng tác: 1980, trước khi nhà thơ qua đời 0.5 Câu2 Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn tổng - phân - hợp từ 10-12 0.5 ( 3 đ) câu văn Tiếng Việt: - Sử dụng hợp lý, gạch chân và chú thích thành phần biệt lập 0.25 - Sử dụng hợp lý, gạch chân và chú thích đúng phép nối 0.25 Nội dung: * Học sinh phải bám sát văn bản, phân tích các yếu tố nghệ thuật để phân tích. Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời và cảm xúc của nhà thơ + Động từ “mọc” cho thấy sức sống trỗi dậy, vươn lên của mùa xuân + Không gian mùa xuân rộng mở, hình ảnh màu sắc hài hòa mang đặc 2 trưng của xứ Huế + Tiếng chim chiền chiện=> bức tranh thiên nhiên thêm sinh động - Cảm xúc của nhà thơ + Từ “ơi”, “chi” => giọng điệu thiết tha, cảm xúc trìu mến + “Từng giọt long lanh rơi” nghệ thuật chuyển đổi cảm giác + Hành động “hứng” giọt long lanh: sự trân trọng, nâng niu trước vẻ đẹp của mùa xuân đất trời. GV cần lưu ý: + Diễn đạt được ý song chưa sâu (1,5 điểm) + Không bám vào nghệ thuật còn mắc vài lỗi diễn đạt (1 điểm) + Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0,75 điểm) + Chưa thể hiện được phần lớn ý, sai về nội dung, diễn đạt kém, (0,5 điểm) Câu 3 - BPNT: đảo ngữ( đảo trật tự ngữ pháp) 0.25 ( 1,5 đ) - Tác dụng: Nhấn mạnh sự xuất hiện của bông hoa, một sức sống tồn 0.5 tại ở dòng sông; cảm xúc ngạc nhiên của tác giả - Lấy một ví dụ 0,25 - Xác định đúng tên tác phẩm, tác giả 0.5 PHẦN II (4 điểm) Câu 1 Đoạn trích trong “Bố của Xi Mông” – Guy đơ Mô-pa-xăng 0.5 ( 0,5 đ) Câu 2 - Lời dẫn trực tiếp: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu 0.25 ( 0,75 đ) ơi?” - Lí do: + Về nội dung: ghi lại lời nói của nhân vật một cách nguyên văn 0.25 54
  40. + Về hình thức: được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm 0.25 Câu 3 -“Bác công nhân” trong đoạn là bác Phi-lip. 0, 25 (0, 75 đ) -Qua đoạn trích ta cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu 0, 5 thương của bác. Câu 4 - Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức 1 đoạn văn 0.5 ( 2,0 đ) (Nếu dưới ½ trang, hoặc hơn 1 trang: trừ 0.25 điểm) - Nội dung: + Mở đoạn: Dẫn từ câu chuyện trên về cậu bé Xi - mông, giới thiệu 0.25 vấn đề nghị luận : sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay. + Thân đoạn: 1.0 Thế nào là đồng cảm, sẻ chia? Ý nghĩa của sự đồng cảm sẻ chia Liên hệ thực tế (Tích cực, tiêu cực ) Cần làm gì để đồng cảm, sẻ chia với mọi người? + Kết đoạn: Khẳng định vấn đề 0.25 Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản trên. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến riêng, những suy nghĩ tích cực của học sinh TỔNG 10.0 ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm Phần I (6 điểm) Câu 1 - Chép chính xác khổ thơ. 0,5 (1,5 đ) Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm - Tên bài thơ: Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương 0,5 - Hoàn cảnh sáng tác: 0,5 +Viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dip đó + In trong “ Như mây mùa xuân” Câu 2 - Ấn dụ: Tràng hoa 0,25 (1,5 đ) - Hoán dụ: Bảy mươi chín mùa xuân 0,25 - Tác dụng: Ẩn dụ + Gợi hình ảnh dòng người xếp thành hàng dài vào lăng viếng Bác 0,5 + Tấm lòng thành kính và những gì tốt đẹp nhất dâng lên Người. - Tác dụng: Hoán dụ 0,5 + Gợi cảm nhận về bảy mươi chín năm cuộc đời cao đẹp, đầy ý nghĩa của Bác Hồ - Người đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho con người +Tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả 55
  41. Câu 3 * Về hình thức: ( 3đ) - Đạt yêu cầu về số câu. - Kiểu đoạn văn: Tổng – phân – hợp 0,5 - Có sử dụng thành phần biệt lập và phép nối (Nếu không gạch chân hoặc chú thích rõ ràng thì trừ điểm dựa trên bài làm thực tế của học 0,5 sinh) * Về nội dung: Khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ nội dung: 2 Dòng cảm xúc chân thành của tác giả khi vào lăng viếng Bác. - Khổ thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: + Sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời” vừa ca ngợi công lao vĩ đại của Bác vừa thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác đồng thời khẳng định niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước. + Sóng đôi hình ảnh thực “dòng người” và ẩn dụ “tràng hoa” cùng hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” tấm lòng thành kính của nhân dân dành cho Bác.  Những vần thơ được viết trong sự thăng hoa của cảm xúc, nỗi xúc động lớn lao của trái tim. GV cần lưu ý: + Diễn đạt được ý song chưa sâu (1,5 điểm) + Không bám vào nghệ thuật còn mắc vài lỗi diễn đạt (1 điểm) + Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0,75 điểm) + Chưa thể hiện được phần lớn ý, sai về nội dung, diễn đạt kém, (0,5 điểm) PHẦN II (4 điểm) Câu 1 - Nhân vật “tôi” được nói đến trong đoạn trích là Phương Định 0,25 (1 đ) - Cô được giao nhiệm vụ: Trực điện thoại trong hang 0,25 - Những phẩm chất của nhân vật được bộc lộ: tinh thần trách nhiệm, 0,5 tính kỉ luật, tình đồng đội, Câu 2 - Hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm 0,5 (1 đ) - Vì : + Những câu đó không được nhân vật nói ra thành lời, chỉ thể hiện 0,25 trong suy nghĩ. + Trước các câu đó không có dấu gạch đầu dòng 0,25 Câu 3 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: ( 2 đ) - Nội dung: + Giải thích “Đoàn kết” là gì? 0.25 + Biểu hiện của tình đoàn kết: Trong lao động, trong chiến đấu, trong 0.5 cuộc sống hằng ngày + Ý nghĩa, sức mạnh của tình đoàn kết? (giúp con người hoà nhập, gắn 0.5 kết trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh ) + Liên hệ xã hội, bản thân 0.25 56
  42. - Hình thức: Kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài 0.5 theo quy định Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản trên. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến riêng, những suy nghĩ tích cực của học sinh TỔNG 10,0 BGH duyệt Nhóm trưởng duyệt Người ra đề PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Đặng Minh Huy Lê Thị Thu Hà Nguyễn Việt Hùng NHẬN XÉT UBND HUYỆN GIA LỘC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề gồm 02 phần, 01 trang) ĐỀ 17 I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì ở xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích các kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” (SGK Ngữ văn 9 – tập II, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Câu 2. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Câu 3. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? Câu 4. Xác định nội dung cơ bản và nêu ngắn gọn cảm nhận của mình về đoạn văn? 57
  43. II. TẬP LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong cuộc sống, mỗi con người đều cần phải có nghị lực sống. Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ: Để có nghị lực sống, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai) Từ đó, liên hệ tới trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay. Hết UBND HUYỆN GIA LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm - Đoạn văn trên trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” 0,25 - Tác giả: Lê Minh Khuê. 0,25 1 - HCST: Là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê. Sáng tác năm 0,5 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt. 2 - Câu đặc biệt trong đoạn văn: Vắng lặng đến phát sợ. 0,25 - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định- 0,25 nhân vật chính trong tác phẩm. - Tác dụng: Việc chọn theo ngôi kể đó có tác dụng biểu hiện thế Đọc giới tâm hồn cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật; nhân vật là người 0,5 trong cuộc kể lại chuyện nên mang lại tính khách quan lại có màu hiểu 3 (3đ) sắc chủ quan, tạo cho người đọc độ tin cậy; đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa người kể và người đọc. - Nội dung cơ bản của đoạn văn: Diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của 0,5 nhân vật Phương Định trong khung cảnh dữ dội, chứa đầy sự căng thẳng, nguy hiểm (trong một lần phá bom). 58
  44. 4 - Giá trị của đoạn văn: 0,5 + Gợi không khí khốc liệt, đầy nguy hiểm của cuộc chiến tranh. Đây chính là thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất cao đẹp. + Miêu tả tâm trạng nhân vật rất cụ thể, tinh tế, từng cảm giác, ý nghĩ dù thoáng qua trong giây lát đều có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, lòng dũng cảm, tự tin đầy kiêu hãnh của Phương định, của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. * Yêu cầu về kĩ năng: 0,25 - Viết đoạn văn nghị luận bàn về vấn đề: Để có nghị lực sống, mỗi chúng ta cần phải làm gì? - Luận điểm rõ ràng, đúng đắn; lập luận chặt chẽ; cách diễn đạt mạch lạc, độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, không mắc lối chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: 1,75 Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách đảm bảo các ý sau: * Mở đoạn - Giới thiệu nghị lực sống là một trong những phẩm chất đạo đức, đáng quý quan trọng của con người. * Thân đoạn - Giải thích nghị lực sống là gì? Nghị lực sống là ý chí vươn lên trong cuộc sống, bản lĩnh vượt qua nhiều khó khăn, thử tháchtrên đường đời để vươn tới thành công. Tập - Người có nghị lực sống là người không ngại khó, ngại khổ, làm không chùn bước trước những khó khăn; luôn nỗ lực để vượt qua văn 1 mọi khó khăn, thử thách. (7đ) - Nghị lực sống luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. - Để có được nghị lực sống, mỗi chúng ta cần: + Mỗi người cần nhận thức được rằng đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những chông gai, thử thách. Chính vì vậy để vượt qua được những khó khăn, gian truân ta cần phải có nghị lực sống. + Học tập những tấm gương về ý chí, nghị lực trong cuộc sốngnhư thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic + Mỗi chúng ta cần học cách tự lập từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Bởi đó là cơ sở để rèn luyện cho con người ý chí, bản lĩnh, nghị lực sống + Lên án, phê phán những người sống mà không nghị lực, không có ý chí vươn lên trong cuộc sống. * Kết đoạn: - Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Trước những tình huống khó khăn, cần có thái độ bình tĩnh, lòng quyết tâm để vượt qua. 59
  45. - Liên hệ bản thân. * Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 - Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. - Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ. - Vận dụng linh hoạt các phép lập luận. - Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi diễn đạt về câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: 4,0 HS có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, 0,5 đoạn thơ thể hiện khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước của nhà thơ. b. Thân bài 3,0 -Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy nghĩ, khát vọng được muốn góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. * Điều tâm nguyện của nhà thơ: - Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho 2 đất nước. - Mở đầu là cách sử dụng điệp ngữ “ Ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. - Điệp từ, đại từ xưng hô “ Ta” như một lời khẳng định và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. - Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca => Ước mơ làm điều nhỏ nhoi, bình dị, đơn giản với điều âm thầm, lặng lẽ. Thanh Hải mong muốn được đóng góp mùa xuân của cuộc đời riêng góp phần đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình cho đất nước. - Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. - Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ, đọng kết lại trong hình ảnh đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”. Đó là hình ảnh ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống đẹp, một ý 60
  46. thức khiêm nhường, giản dị, chân thành, thiết tha của nhà thơ. - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác. - Sử dụng từ láy “nho nhỏ" và "lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành - Đảo ngữ: "lặng lẽ" => Nhấn mạnh sự khiêm tốn, chân thành thiết tha - Hoán dụ: tuổi 20: sức khỏe, sức trẻ; Khi tóc bạc: lúc già yếu, cận kề cái chết Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". => Tác giả muốn cống hiến, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước suốt cả cuộc đời, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". - Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước - Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng cho đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. * Đánh giá chung: Đoạn thơ sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, nhưng vẫn chưa đựng nhiều cảm xúc, suy nghĩ; thể thơ năm chữ, giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình, sâu lắng, kết hợp cùng với hình ảnh ẩn dụ . ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh tỏa sáng một thông điệp đáng quý: Mỗi người phải biết sống, cống hiến cái phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, dù là nhỏ bé cho cuộc đời, cho đất nước. * Liên hệ tới trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay:(có thể trình bày ở phần kết bài) - Mỗi người hãy sống có ích để cuộc đời mình đẹp như mùa xuân dâng hiến những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình cho đất nước. - Luôn có ý thức, tinh thần xây dựng bảo vệ quê hương đất nước; quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. - Là học sinh: Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành công dân có ích, đóng góp cho đất nước ngày càng phát triển c. Kết bài 0,5 - Khẳng định giá trị của đoạn thơ - Đánh giá sự thành công của tác giả và tác phẩm 61
  47. * Các tiêu chí khác a. Hình thức: - HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, 0,25 kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát. b. Sáng tạo - Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 0,25 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. * Ghi chú: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ 18 I. Đọc – hiểu : (3 điểm) - Đề A Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào ĐIỂM hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường.Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng.” ( Những ngôi sao xa xôi) Câu 1. (1.5 điểm) a. Đoạn văn trên là của tác giả nào? Xác định ngôi kể? b.Giải thích nhan đề tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Câu 2. (1.5 điểm) a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu gạch chân. Cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Nêu khái niệm của kiểu câu ấy. b. Gọi tên cụm từ in đậm ở câu cuối. Nêu dấu hiệu nhận biết. II. Làm văn : (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 dòng) nêu suy nghĩ cũa em về nhân vật chính trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” Câu 2. (5 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. 62
  48. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ) Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2 UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. Đọc – hiểu : (3 điểm) - Đề B Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “Có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ĐIỂM ầm xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ .” ( Những ngôi sao xa xôi) Câu 1. (1.5 điểm) a. Đoạn văn trên là của tác giả nào? Xác định phương thức biểu đạt? b.Tác phẩm trên gợi cho em những cảm nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? Câu 2. (1.5 điểm) a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu gạch chân. Cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Nêu khái niệm của kiểu câu ấy. b. Xác định phép liên kết và từ ngữ liên kết giữa hai câu cuối của đoạn văn trên. II. Làm văn : (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 dòng) nêu suy nghĩ cũa em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Câu 2. (5 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa 63
  49. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” ( Sang thu- Hữu Thỉnh) Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN VĂN: 9 NĂM HỌC: 2017- 2018 Đề A: I. Đọc- hiểu: 3 điểm Câu 1. Hs trả lời đúng và đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề: 1,5 điểm. Cụ thể: a. - Tác giả: Lê Minh Khuê. (0,25 điểm) - Thể loại: Thứ nhất. (0,25 điểm) b.- Giải thích nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề lãng mạn, mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. “Những ngôi sao xa xôi” là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn (Nho, chị Thao, Phương Định), ở họ luôn có sức tỏa sáng kì diệu. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu ta mới cảm nhận được. Và nó còn là phương tiện để nhà văn thể hiện tình cảm của mình dành cho những chiến sĩ đang tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ. (1 điểm) Câu 2. Hs trả lời đúng và đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề: 1,5 điểm Cụ thể: a. - Chủ ngữ: Người ta/ Vị ngữ: Gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường (0,25 điểm) - Kiểu câu: Câu đơn. (0,25 điểm) - Định nghĩa: Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ- vị. (0,5 điểm) b. - Gọi tên cụm từ in đậm: Cụm danh từ (0,25 điểm) - Dấu hiệu nhận biết: Có lượng từ làm phụ trước “những” (0,25 điểm) II. Làm văn: 7 điểm Câu 1. Thực hiện đúng theo yêu cầu của đề: 2,0 điểm. - Hình thức: đoạn văn 7- 10 dòng, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) - Nội dung: Có những suy nghĩ đúng đắn về nhân vật Phương Định. (1,5 điểm) Cụ thể: + Là một cô gái đẹp, nhạy cảm và quan tâm đến hình thức. (0,5 điểm) + Là một cô gái hồn nhiên, trong sáng, lạc quan; thích hát và mơ mộng. (0,5 điểm) + Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, dũng cảm, không sợ hy sinh. (0,5 điểm) Câu 2. 5 điểm. * Yêu cầu chung: - Nội dung: Phân tích khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. - Hình thức: Viết bài văn nghị luận về thơ. * Yêu cầu cụ thể: Về kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản theo 5 tiêu chí sau: 64
  50. 1. Đảm bảo cấu trúc bài biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) Phần mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn nghị luận liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (tránh lạc đề) (0,5 điểm) 3. Triển khai vấn đề giải thích thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (3,0 điểm) * Cụ thể: - Phân tích, đánh giá về khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời của nhà thơ qua hình ảnh ẩn dụ: Con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến; điệp ngữ: “Ta làm”. (1,0 điểm) - Phân tích, đánh giá về ước nguyện, lời tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ qua hình ảnh ẩn dụ: Mùa xuân nho nhỏ, tuổi hai mươi, tóc bạc. (1,0 điểm) - Cảm nhận và đánh giá chung về về nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ. (1,0 điểm) 4. Sáng tạo: bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo chính kiến riêng của bản thân (nhưng phải hợp lý). (0,5điểm) 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo. (0,5điểm) Đề B: I. Đọc- hiểu: 3 điểm Câu 1. Hs trả lời đúng và đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề: 1,5 điểm. Cụ thể: a. - Tác giả: Lê Minh Khuê. (0,25 điểm) - PTBĐ: Miêu tả. (0,25 điểm) b. - Cảm nghĩ về đất nước: Nhiều vất vả, gian lao, đau thương nhưng anh dũng, kiên cường. (0,5 điểm) - Cảm nghĩ về con người: Bình dị nhưng bất khuất, kiên trung, sẵn sàng xả thân vì quê hương , đất nước. (0,25 điểm) Câu 2. Hs trả lời đúng và đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề: 1,5 điểm Cụ thể: a. - Chủ ngữ: Thần kinh, tim, chân/ Vị ngữ: căng như chão, đập bất chấp cả nhịp điệu, chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. (0,25 điểm) - Kiểu câu: Ghép. (0,25đ) - Khái niệm: Câu ghép là câu có 2 cụm chủ- vị trở lên không bao chứa nhau. (0,5điểm) b. - Phép liên kết và từ liên kết + Phép nối: “Nhưng”. (0,25 điểm) + Phép lặp: “nổ”. (0,25 điểm) II. Làm văn: 7 điểm Câu 1. Thực hiện đúng theo yêu cầu của đề: 2,0 điểm. - Hình thức: đoạn văn 7- 10 dòng, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) - Nội dung: Có những suy nghĩ đúng đắn về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. (1,5 điểm) Cụ thể: + Yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước, sống có lí tưởng, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Đất nước. (0,5 điểm) 65
  51. + Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không nề hà khó khăn, gian khổ. (0,5 điểm) + Tâm hồn trong sáng và tình đồng đội gắn bó. (0,5 điểm) Câu 2. 5 điểm * Yêu cầu chung: - Nội dung: Phân tích 2 khổ cuối bài thơ “Sang thu”. - Hình thức: Viết bài văn nghị luận về thơ. * Yêu cầu cụ thể: Về kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản theo 5 tiêu chí sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) Phần mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn nghị luận liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (tránh lạc đề) (0,5 điểm) 3. Triển khai vấn đề giải thích thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (3,0 điểm) * Cụ thể: - Phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về bức tranh thiên nhiên trong thời khắc đất trời chuyển mình vào thu qua những hình ảnh nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã và hình ảnh sáng tạo độc đáo: đám mây vắt nữa mình sang thu. (1,0 điểm) - Phân tích, cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và những suy ngẫm của con người qua hình ảnh ẩn dụ: sấm, hàng cây đứng tuổi lúc thu sang. (1,0 điểm) - Cảm nhận và đánh giá chung về về nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ. (1,0 điểm) 4. Sáng tạo: bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo chính kiến riêng của bản thân (nhưng phải hợp lý). (0,5điểm) 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo. (0,5điểm) TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 66
  52. ĐỀ 19 PHÇN I: TR¾C NGHIÖM (2 ®IÓM) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” dùng chỉ đối tượng nào ? A. Những người cùng làng B. Những người cùng thôn xã. C. Những người cùng nhà. D. Những người sống cùng miền đất, quê hương C©u 2: Dßng nµo gåm nh÷ng tõ ng÷ thÓ hiÖn râ nhÊt c¶m nhËn tinh tÕ cña nhµ th¬ vÒ mïa thu? A. Ph¶ vµo, chïng ch×nh, dÒnh dµng, véi v·. B. H-¬ng æi, m©y mïa h¹, hµng c©y®øng tuæi. C. Giã, s«ng, chim, m-a n¾ng, sÊm. D. Bçng, h×nh nh-, bao nhiªu, bÊt ngê. C©u 3. Câu nào sau đây có khởi ngữ ? A.Về trí thông minh thì nó là nhất B. Nó là một học sinh thông minh. C. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. D. Người thông minh nhất chính là nó. C©u 4: §©u lµ ®iÒu kh«ng cÇn thiÕt khi viÕt th©n bµi cho bµi nghÞ luËn vÒ mét ®o¹n th¬, bµi th¬? A.Nªu c¶m nhËn vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬ ®ã. B. Ph©n tÝch néi dung, nghÖ thuËt bµi th¬, ®o¹n th¬. C.Giíi thiÖu vÒ bµi th¬, ®o¹n th¬. D. §¸nh gi¸ gi¸ trÞ néi dung, nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬. II.Tù luËn (8 ®iÓm) Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.” (“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ? b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó. Câu 3. (6.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. NGƯỜI SOẠN ĐỀ KT TỔ TRƯỞNG TỔ CM HIỆU TRƯỞNG 67
  53. (Ký tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn lớp 9 I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 68
  54. Đáp án D A A C II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) a. Chỉ ra phép tu từ (1.0 điểm) Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là điệp ngữ : mùa xuân, lộc, tất cả như. - Vị trí điệp ngữ: đầu câu. - Cách điệp ngữ: cách quảng. b. Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ (1.0 điểm) Dùng phép điệp ngữ tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu Câu 2: (6 đ) a. Mở bài: (0,5 đ) - Giới thiệu tác giả - Nêu ngắn gọn nội dung truyện - Giới thiệu nhân vật Phương Định. b. Thân bài: ( 5 đ) * Giới thiệu chung về 3 cô gái (0,5 đ) * Giới thiệu chung về nhân vật ( 0,5 đ): Là cô gái HN * Đặc điểm ngoại hình(0,5 đ) + Qua lời tự nhận xét + Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp * Đặc điểm tính cách ( 2 điểm) - Đặc điểm tâm lý của cô gái mới lớn: Hồn nhiên, nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: Bím tóc dày, mềm - Đặc điểm tâm lý của một cô gái thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, giàu kinh nghiệm: + Khi PĐ ở trong hang chờ Thao, Nho đi phá bom về ( chờ đợi trong sự xót ruột ) +Trong lần phá bom: Miêu tả cụ thể tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ ( từ không khí, khung cảnh đến cảm giác là “Các anh cao xạ ỏ trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình” để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích : Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ từng cảm giác của con người cũng trờ nên sắc nhọn hơn “ thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom ” * Thương yêu gắn bó với đồng đội (0,5 đ) - Cùng chia sẻ những khó khăn: Những lần đếm bom, phá bom - Cùng chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống, hiểu tính cách và nỗi lòng của đồng đội: Hát say sưa, chuyện trò hồn nhiên, vui vẻ. 69
  55. - Đau đớn, chăm sóc khi đồng đội bị thương * Đánh giá khái quát (1 đ) - Nội dung, ý nghĩa qua nhân vật hiểu rõ hơn về những thế hệ trẻ VN trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. - Về nghệ thuật xây dựng nhân vật + Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật + Chọn ngôi kể c. Kết bài: (0,5 đ) -Khái quát lại vấn đề: Nhân vật PĐ và tác phẩm của Lê Minh Khuê để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. - Suy nghĩ về lẽ sống của thế hệ thanh niên ngày nay. NGƯỜI SOẠN ĐA TỔ TRƯỞNG TỔ CM HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) 70