Đề cương ôn tập kiểm tra đánh giá giữa kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023

docx 8 trang doantrang27 07/07/2023 2312
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra đánh giá giữa kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_danh_gia_giua_ki_1_sinh_hoc_10_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra đánh giá giữa kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 _ NH 2022-2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, bao gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm và con người là đối tượng của ngành khoa học nào? A.Hóa họcB.Vật lý học C. Sinh học D.Thiên văn học Câu 2. Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì? A. Kính hiển vi quang học B. Kính hiển vi điện tử C. Kính lúp cầm tay D. Kính lúp đeo mắt Câu 3. Bioinformatics là từ để chỉ ngành A. Sinh học ứng dụng B. Tin sinh học C. Công nghệ sinh học D. Sinh học thực nghiệm Câu 4. Khái niệm cấp độ tổ chức sống là: A.Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống B.Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống C.Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống D.Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống Câu 5. "Đàn hươu sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây? A. Cá thể B. Quần thể C. Quần xã D. Hệ sinh thái Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh? 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc 2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững 3. Liên tục tiến hóa 4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh 5. Có khả năng cảm ứng và vận động 6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 3, 5, 6 Câu 7. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm: quần thể, cơ thể, quần xã – hệ sinh thái, tế bào. Thứ tự sắp xếp từ thấp đến cao là: A. Tế bào => Cơ thể => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể B. Tế bào => Cơ thể => Quần thể => Quần xã – hệ sinh thái C. Cơ thể => Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể D. Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể => Cơ thể Câu 8. Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì? A. Không làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật C. Dừng lại việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tế bào, cơ thể D. Dừng lại việc phát triển nghiên cứu và phát triển kính hiển vi Câu 9. Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình gì? A. Thụ tinh B. Phân chia C. Giảm phân D. Dịch mã Câu 10. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ Câu 11. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào? A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào. C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới. Câu 12. Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu? A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào C. Trong các bào quan D. Tế bào chất Câu 13. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: A. Fe, C, H B. C, N, P, Cl C. C, N, H, O D. K, S, Mg, Cu Câu 14. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa? A.khối lượng của phân tửB.độ tan trong nước C.số loại đơn phân có trong phân tửD.số lượng đơn phân có trong phân tử Câu 15. Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì? A.Glucose B.Kitin C.Saccharose D.Fructose Câu 16. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào? A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo
  2. Câu 17. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây? A. bệnh tiểu đường B. bệnh bướu cổ C.bệnh còi xương D. bệnh gút Câu 18. Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi: A. Số nhóm NH2 B. Cấu tạo của gốc R C. Số nhóm COOH D. Vị trí gắn của gốc R Câu 19. Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng? A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin Câu 20. Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein Câu 21. Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng: A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Câu 22. Nucleic acid có chức năng nào sau đây? A.Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào B.Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể C.Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền D.Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin Câu 23. Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng? A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN) Câu 24. Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic? A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, K C. C, H, O, S D. C, H, O, P Câu 25. Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là A. photpholipit và protein B. glixerol và acid béo C. steroid và acid béo D. acid béo và Saccharose Câu 26. Trong các phát biểu sau có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể? (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào. (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất. (3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục. (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào. (5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học. A. 2. B. 3 C. 4. D. 5 Câu 27. Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là? A. steroit B. phôtpholipit C. dầu thực vật D. mỡ động vật Câu 28. Tiến hành nhận biết protein bằng phép thử Biuret được tiến hành như hình mô tả Qua các bước: - Bước 1: Cho một ít dung dịch albumin 1% hoặc một lượng nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm cùng với 5 mL dung dịch NaOH loãng. - Bước 2: Thêm vào ống nghiệm 5 ml dung dịch CuSO4 1%. - Bước 3: Quan sát sự thay đổi trong ống nghiệm sau ít phút: dung dịch sẽ chuyển dần từ màu tím đỏ. Nhận định nào sau đây là đúng A. Những nguyên tử N của protein liên kết với Cu2+ tạo phức chất có màu tím đỏ. B. Những nguyên tử C của protein liên kết với Cu2+ tạo phức chất có màu tím đỏ. C. Hoá chất được dùng trong phép thử này dung dịch Benedict. D. Dung dịch NaOH loãng gây kết tủa tạo màu đỏ.
  3. Câu 29. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của sinh học trong cuộc sống? (1) Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; (2) Cung cấp lương thực, thực phẩm; (3) Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường; (4) Phát triển kinh tế, xã hội. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 30. Quan sát sinh vật nào dưới đây phải cần sử dụng kính hiển vi? A. Con kiến. B. Tế bào vảy hành. C. Con ong. D. Tép tỏi. Câu 31. Cho hình ảnh cây lạc. Dựa vào phương pháp quan sát cho biết ý nào sau đây đúng khi nói về tên các cơ quan của cây lạc A. (1) rễ, (2) thân, (3)lLá, (4) hoa, (5) củ, (6) hạt. B. (1) rễ, (2) lá, (3) hoa, (4) quả, (5) củ, (6) hạt. C. (1) rễ, (2) thân, (3) lá, (4) củ, (5) hoa, (6) hạt. D. (1) thân, (2) rễ, (3) lá, (4) hoa, (5) củ, (6) hạt. Câu 32. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại? A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ thể D. Hệ sinh thái Câu 33. Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là đặc điểm A. mới. B. nổi trội. C. phức tạp. D. đặc trưng. Câu 34. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung. Câu 35. Thế giới sống có nhiều đặc điểm chung là do A. có khả năng tự điều chỉnh thích nghi với những thay đổi của môi trường. B. thông tin di truyền trong các phân tử DNA được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. có khả năng cảm ứng, trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. D. thường xuyên phát sinh các đột biến và được lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường. Câu 36. Nội dung cơ bàn của học thuyết tế bào là: A. Tê bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào. B. Tế bào là đơn vi cấu trúc và chức năng của cơ thề sồng và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. C. Các đặc trưng cơ bàn của sự sống được biểu hiện đay đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sỡ của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước Câu 37. Người đầu tiên chế tạo thành công kính hiển vi là A. Janssen. B. A.v. Leeuwenhoek. C. R. Hooke. D. Malpighi. Câu 38. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào? A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống. C. Được cấu tạo từ các mô. D. Cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan. Câu 39. Đặc tính nào sau đây làm cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống? A. Tính phân cực. B. Tính dẫn điện tốt. C. Tính linh động. D. Nhiệt độ sôi cao. Câu 40. Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ là A. 92,6%. B. 96,3%. C. 93,6%. D. 96,2%. Câu 41. Thiếu máu do thiếu nguyên tố sắt (Fe) thường dẫn đến triệu chứng gì? A. Chóng mặt, mệt mỏi B. Da chuyển sang màu trắng C. Tóc chuyển sang màu bạc D. Mắt đỏ, giảm thị lực Câu 42. Loại carbohydrate nào sau đây được gọi là đường khử? A. Disaccharide B. Polysaccharide C. Monosaccharide D. Sucrose Câu 43. Đường Lactose thuộc loại A. monosaccharide B. polysaccharide C. disaccharide D. hexose Câu 44. Tiêu chí phân loại carbohydrate là A. vai trò đối với tế bào B. thành phần các nguyên tố trong phân tử C. có tan trong nước hay không D. Số lượng monosaccharide trong phân tử Câu 45. Tất cả các loại carbohydrate đều A. là polymer (có cấu trúc đa phân) B. là monosaccharide (đường đơn) C. bao gồm 1 hoạc nhiều monosaccharide D. được tìm thấy trong màng sinh chất
  4. Câu 46. Đơn phân của protein là A. glycerol B. nucleotide C. fructose D. amino acid Câu 47. Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 Câu 48. Protein thực hiện chức năng khi ở bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 3 và 4 C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 1 và 2 Câu 49. Trong cấu trúc không gian của phân tử DNA, các nucleotide giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các A. liên kết glicozit B. liên kết phosphodiester C. liên kết hidrogen D. liên kết peptide Câu 50. Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc đa phân (polymer) B. Nguyên tắc đơn phân (monomer) C. Nguyên tắc bổ sung (additional) D. Nguyên tắc bảo toàn (secure) Câu 51. Phân tử DNA và RNA khác nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đường pentose cấu tạo nucleotide B. Nhóm phosphate cấu tạo nucleotide C. Liên kết giữa các nucleotide D. Liên kết trong nucleotide Câu 52. Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGCAA –. Vây trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là: A. – TAACCGTT – B. – CTACCGTT – C. – CAACCGTT – D. – UAACCGTT – Câu 53. Vai trò của lipid là A. dự trữ năng lượng B. xúc tác phản ứng C. chứa thông tin di truyền D. vận chuyển các chất Câu 54. Lipit không có đặc điểm: A. cấu trúc đa phân (polymer) B. không tan trong nước C. được cấu tạo từ các nguyên tố C, H , O D. dự trữ năng lượng cho tế bào Câu 55. Phospholid có thể hình thành hai lớp màng vì chúng A. là lipid B. lưỡng cực C. kị nước D. Ưa nước Câu 56. Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein? A. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi. B. Liên kết peptide giữa các amino acid của protein bị thay đổi. C. Khối lượng của protein bị thay đổi. D. Trình tự sắp xếp của các amino acid bị thay đổi. Câu 57: Ngành học nào sau đây được cho là “ngành học của tương lai”? A. Ngành Hoá dược. B. Ngành Công nghệ sinh học. C. Ngành Lâm nghiệp đô thị. D. Ngành tổ chức và quản lí y tế. Câu 58: Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là A. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết qủa nghiên cứu. B. Quan sát → Đặt câu hỏi → Tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. C. Quan sát → Hình thành giả thuyết khoa học → Thu thập số liệu → Phân tích và báo cáo kết quả. D. Quan sát và đặt câu hỏi → Tiến hành thí nghiệm → Thu thập số liệu → Báo cáo kết quả. Câu 59: Việc các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gene người là nhờ ứng dụng A. khoa học máy tính. B. thống kê. C. pháp y. D. tin sinh học. Câu 60: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong A. quan hệ hỗ trợ các hoạt động sống. B. quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi ở. C. quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quá trình sống. D. quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Câu 61: Đặc điểm nào sau đây không phải của vật chất sống? A. Trao đổi chất với môi trường xung quanh. B. Phát triển và sinh sản. C. Không có khả năng tự điều chỉnh. D. Cảm ứng và sinh trưởng. Câu 62: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm xác định có quan hệ sinh sản với nhau, được gọi là: A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Sinh quyển. Câu 63: Mọi tổ chức sống luôn là hệ mở vì có khả năng A. tự điều chỉnh. B. trao đổi chất với môi trường. C. biến đổi và liên tục tiến hoá. D. sinh sản, cảm ứng và vận động. Câu 64: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào? A. Chúng tập hợp với nhau để hình thành bào quan. B. Tế bào được cấu tạo từ các mô. C. Tế bào là tổ chức sống nhỏ nhất của sinh giới. D. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
  5. Câu 65: Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là: A. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. B. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào. C. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. D. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. Câu 66: Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống? A. M. Schleiden. B. T. Schwann. C. A.V. Leeuwenhoek. D. R. Hooke. Câu 67: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể. B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào. D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. Câu 68: Khoảng 25 trong số 95 nguyên tố trong tự nhiên được coi là cần thiết cho sự sống. Bốn nguyên tố nào trong só 25 nguyên tố này chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể? A. P, C, H, Co. B. O, H, Ca, Na. C. C, N, O, H. D. N, Ca, Na, C. Câu 69: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất khác vì A. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất. B. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hoá trị với các chất. C. các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau. D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao. Câu 70: Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại D. pentose. B. monosaccharide. C. disaccharide. D. polysaccharide. Câu 71: Phát biểu nào sau đây đúng đối với cellulose? A. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật. B. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer fructose. C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật. D. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật. Câu 72: Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên Carbohydrate là A. C, H, N. B. C, H, O. C. C, O, N D. C, B, H. Câu 73: Hai phân tử monosaccharide liên kết nhau tạo phân tử disaccharide bằng loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết peptide. B. Liên kết glycoside. C. Liên kết hoá trị D. Liên kết hydrogen. Câu 74: Các amino acid khác nhau được phân biệt bởi A. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. B. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. C. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên. D. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon. Câu 75: Chức năng nào sau đây không phải của protein? A. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. B. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. C. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. D. Xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào. Câu 76: Cấu trúc bậc 2 của hemoglobin là A. sự xoắn hoặc gấp nếp cục bộ của chuỗi polypeptide. B. sự cuộn gập của toàn chuỗi polypeptide. C. sự tương tác giữa 4 chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian nhất định. D. chuỗi polypeptide gồm các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide. Câu 77: Các loại nucleotide của DNA phân biệt với nhau bởi thành phần nào sau đây? A. Gốc pentose. B. Nhóm phosphate. C. Nitrogenuos base. D. gốc amino acid. Câu 78: Trong phân tử nucleic acid, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết A. 5’–3’ phosphodiester. B. 3’–5’ phosphodiester. C. phosphoester. D. 5’–3’ phosphodiester và 3’–5’ phosphodiester. Câu 79: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm khác nhau giữa DNA và RNA? (1) DNA là sợi kép, RNA là sợi đơn. (2) DNA chứa deoxyribose, RNA chứa ribose.
  6. (3) DNA là sợi đơn, RNA là sợi kép. (4) DNA chứa ribose, RNA chứa deoxyribose. (5) DNA chứa urcyl thay vì thymine. (6) RNA chứa urcyl thay vì thymine. A. (1), (2), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (4), (6). D. (2), (3). (5). Câu 80: Chức năng của DNA là A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. B. trực tiếp ra tế bào chất để tổng hợp protein. C. là thành phầ cấu tạo của màng tế bào. D. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 81: Trong phân tử lipid có số lượng lớn liên kết carbon – hydrogen A. tạo nhiều liên kết hydrogen với các phân tử khác. B. được tìm thấy ở đầu chứa nhóm carboxyl ở tất cả các lipid. C. làm cho lipid tan trong nước. D. tích trữ nhiều năng lượng hơn liên kết carbon – oxygen trong phân tử carbohydrate. Câu 82: Chất nào sau đây là thành phần chính của màng sinh chất của tế bào? A. Triglyceride. B. Phospholipid. C. Cholesterol. D. Steroid. Câu 83: Chức năng nào sau đây không phải của lipid? A. Điều hoà tính lỏng của màng tế bào. B. Dự trữ năng lượng. C. Vận chuyển các chất qua màng tế bào. D. Bảo vệ. Câu 84: Để nhận biết protein, người ta tiến hành làm phản ứng Biuret với mẫu vật là A. dịch chiết từ quả tươi. B. dung dịch lòng trắng trứng pha loãng. C. lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín. D. hạt đậu phụng. II. TỰ LUẬN Câu 1. Cấp độ tổ chức sống là gì? Hãy nêu hai ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? Hướng dẫn trả lời: - Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó. - Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: + Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. + Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể. Câu 2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của thế giới sống? Hướng dẫn trả lời: Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì: – Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. – Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản. Câu 3. Hãy phân biệt DNA và RNA theo nội dung của bảng sau đây: Điểm phân biệt DNA RNA Đường pentose Nitrogenousbase Loại nucleotide Số chuỗi polynucleotide DNA RNA Cấu trúc Chức năng Hướng dẫn trả lời: Điểm phân biệt DNA RNA Đường pentose Deoxyribose Ribose Nitrogenousbase Adenine; guanine; cytosine; thymine. Adenine; guanine; cytosine; uracil. Loại nucleotide A, G, C, T A, G, C, U Số chuỗi 2 1 polynucleotide
  7. DNA RNA Cấu trúc - Cấu tạo bởi 2 chuỗi polinucleptide - Cấu tạo bởi 1 chuỗi polinucleptide - Đường Deoxiribose - Đường Ribose - Có 4 loại: A, T, G, C - Có 4 loại: A, U, G, C Chức năng Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di Làm khuôn tổng hợp protein. Vận chuyển truyền acid amin, Tham gia tổng hợp protein Câu 4. Trình bày các chức năng của phân tử protein? Hướng dẫn trả lời: Protein có một số chức năng chính sau: - Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể. - Chất dự trữ. - Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. - Protein có chức năng vận động. - Vận chuyển các chất. - Thu nhận thông tin. - Điều hòa sự trao đổi chất. - Bảo vệ cơ thể. Câu 5. Đặc điểm cấu tạo nào của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide? Hướng dẫn trả lời: Triglyceride có tỉ lệ C và H cao hơn, tỉ lệ O thấp hơn so với polysaccharide nên sản sinh ra năng lượng nhiều hơn. Câu 6. Những đặc điểm nào của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng? Hướng dẫn trả lời: Những đặc điểm của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng: - Triglyceride chứa các mạch hydrocarbon dài với tỉ lệ C/O cao hơn nhiều so với carbohydrate, do đó dự trữ nhiều năng lượng hơn. - Ngoài ra, triglyceride kị nước nên chiếm thể tích ít hơn trong tế bào. Câu 7. Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Tinh bột Glycogen Cellulose Chitin Cấu trúc Vai trò Hướng dẫn trả lời: Tinh bột Glycogen Cellulose Chitin Mạch phân tử glucose Mạch phân tử glucose Mạch phân tử glucose Mạch phân tử glucose gắn Cấu trúc ít phân nhánh phân nhánh rất mạnh không phân nhánh thêm nhóm amino Năng lượng dự trữ ở Năng lượng dự trữ ở Thành phần chính cấu Cấu tạo nên bộ khung xương Vai trò thực vật động vật, một số Nấm tạo thành tế bào thực vật ngoài của côn trùng, Nấm Câu 8. Một người nông dân cho rằng: “Chỉ cần quan sát biểu hiện bên ngoài của lúa là có thể khẳng định được lúa đang bị thiếu nguyên tố nào”. Em đánh giá như thế nào về ý kiến của người nông dân này? Hướng dẫn trả lời: Ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng vì nếu chỉ sử dụng phương pháp quan sát thì chỉ nhận biết được cây thiếu nguyên tố khoáng nào khi cây có biểu hiện đặc trưng. Trong trường hợp cây thiếu các nguyên tố khoáng khác nhau lại có biểu hiện giống nhau thì cần phối hợp thêm các phương pháp thực nghiệm khoa học mới cho kết quả chính xác. Câu 9. Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được? Hướng dẫn trả lời: Con người không tiêu hóa được cellulose nhưng cellulose lại giúp ích trong tiêu hóa thức ăn. Cellulose kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trươn tru trong đường ruột, đồng thời cellulose cũng cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. Ngoài ra, các loại rau xanh khác nhau chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, vì vậy chúng ta nên ăn nhiều các loại rau xanh. Câu 10. Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh? Hướng dẫn trả lời: - Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. - Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển. - Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa
  8. Câu 11. Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng? Hướng dẫn trả lời: Chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau chứ không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng bởi vì: - Nguồn nguyên liệu để xây dựng các loại protein trong cơ thể người được lấy từ thức ăn. - Sử dụng đa dạng các nguồn thức ăn giàu protein sẽ cung cấp đủ về cả số lượng và số loại amino acid dùng làm nguyên liệu để tổng hợp protein cho cơ thể. Câu 12. Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích. Hướng dẫn trả lời: Dầu thực vật (triglyceride) là acid béo chưa no ở dạng lỏng (điều kiện thường) có tác dụng như một dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K và chất khoáng khiến cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Câu 13. Hãy trình bày 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Cho ví dụ với mỗi đặc điểm đó. Hướng dẫn trả lời: Các cấp tổ chức sống có 3 đặc điểm chính đó là: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tức là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Ví dụ: Quần thể là cấp tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc nhất định về số lượng, phân bố mà cấp độ cơ thể không có. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại thông qua các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Ví dụ: khi môi trường thiếu thức ăn, nơi ở thì động vật sống theo đàn thường có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Liên tục tiến hóa: là sự biến đổi không ngừng của các cấp sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: một đột biến có thể làm biến đổi kiểu hình của cá thể và di truyền cho thế hệ sau, có khả năng tạo ra loài mới ở các đời sau. Câu 14. Em hãy trình bày 3 nội dung chính của học thuyết tế bào. Hướng dẫn trả lời: Học thuyết tế bào bao gồm 3 nội dung chính đó là: - Tất cả sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. - Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. - Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.