30 Câu trắc nghiệm đề thi học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023

docx 7 trang doantrang27 07/07/2023 2150
Bạn đang xem tài liệu "30 Câu trắc nghiệm đề thi học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx30_cau_trac_nghiem_de_thi_hoc_ki_1_sinh_hoc_10_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: 30 Câu trắc nghiệm đề thi học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023

  1. Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở? A. Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng. B. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày. C. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng. D. Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày. Câu 2. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 3. Tế bào lông hút thực hiện chức năng hút nước nhờ đặc điểm nào sau đây? I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. II. Có không bào phát triển lớn. III. Độ nhớt chất nguyên sinh cao. IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn. Phương án đúng:A. I, IIB. I, II, IVC. II, IVD. II, III, IV Câu 4. Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường gian bào và thành phần tế bào. B. Con đường tế bào sống. C. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống. D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. Thí nghiệm: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, ). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Sử dụng kết quả trên để trả lời câu 5, câu 6. Câu 5. Hiện tượng này được gọi là: A. Rỉ nhựa. B. Ứ giọt.C. Rỉ giọt.D. Ứ nhựa. Câu 6. Nguyên nhân của hiện tượng trên do:
  2. I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. II. Có sự bão hoà hơi nước trong chuông thuỷ tinh. III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. Phương án đúng:A. IIB. IVC. I, IIID. II, IV Câu 7. Áp suất rễ do nguyên nhân nào? I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước. II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất. III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ. IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào. Có bao nhiêu ý đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 8. Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? 1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm. 2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu. 3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất. 4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây. Phương án đúng là: A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 9. Trong số phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống. 2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
  3. 3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ. 4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem). A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 10. Thoát hơi nước qua bề mặt lá không xảy ra ở đối tượng nào? A. Cây hạn sinhB. Cây trung sinh C. Cây còn nonD.Cây trưởng thành Câu 11. Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì: I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hoá. II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành. III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin. IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua. Phương án đúng:A. I, IIIB. II, III, IV C. II, IVD. I, II, IV Câu 12. Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì? A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy. B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây. Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
  4. Câu 14. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là: A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Lá nhỏ có màu vàng. D. Lá non có màu lục đậm không bình thường. Câu 15. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là: A. Lá non có màu lục đậm không bình thường. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. D. Lá nhỏ có màu vàng. Câu 16. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. Câu 17. Dung dịch bón phân qua lá phải có: A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa. B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi. C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa. D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi. Câu 18. Vai trò của sắt đối với thực vật là: A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim. B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước). C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. Câu 19. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
  5. A. B. C. D. Câu 20. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là: A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. Câu 21. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Nguyên tố khoáng đa lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các hợp chất hữu cơ chủ yếu của chất sống. 2. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. 3. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K 4. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triền của cây. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 22. Để bổ sung nito cho cây, người ta thường sử dụng phân nào? A. Sinvinit, cainit, cacnalit.B. Supe photphat, Apatit. C. Phân hữu cơ.D. Phân ure và phosphorit. Câu 23. Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nito, photphoB. Nito, magie C. Kali, nito, magieD. Magie, sắt Câu 24. Khi trồng cây lấy củ và hạt, con người cần sử dụng nhiều nguyên tố khoáng đa lượng nào sau đây? A. Kali và canxiB. Photpho và kali
  6. C. Canxi và photphoD. Nito và kali Câu 25. Cách xử lí nào sau đây chưa hợp lí? A. Lá mới có màu vàng: Bón bổ sung lưu huỳnh. B. Lá nhỏ, có màu lục đậm; màu thân cây không bình thường: Bón bổ sung photpho. C. Lá có màu vàng: Bón bổ sung nito. D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết: Bón bổ sung canxi. Câu 26. Trong cây, được sử dụng để thực hiện quá trình: A. Oxi hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tổng hợp các axit amin cho cây. C. Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp. D. Tổng hợp chất béo. Câu 27. Hình thức quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium với các cây họ đậu: A. Hợp tácB. Cộng sinh C. Hoại sinhD. Hội sinh Câu 28. Để quá trình cố định nito khí quyển xảy ra, phải cần các điều kiện nào? 1. Các lực khử mạnh. 2. Được cấp năng lượng ATP. 3. Có enzim nitrogenaza xúc tác. 4. Thực hiện trong môi trường kị khí. Phương án đúng: A. 1, 2B. 1, 2, 3C. 2, 3, 4D. 1, 2, 3, 4 Câu 29. Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì: 1. Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng nước này. 2. Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động. 3. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây. 4. Đất tơi xốp chứa dạng nước trọng lực, cây dễ sử dụng. A. 1, 2, 3B. 1, 2, 4C. 1, 2D. 1, 2, 3, 4
  7. Câu 30. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng. C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.