Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào

doc 12 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3201
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_day_on_sinh_hoc_lop_10_chu_de_thanh_phan_hoa_hoc_c.doc

Nội dung text: Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào

  1. TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Ngày soạn: 18/09/2021 Ngày giảng: 20/9-9 /10/2021 Số tiết: 4 Lớp 10A1-7 Tiết ppct: 3-6 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P). - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào. - Nêu được cấu trúc hóa học của cacbonhidrat và phân loại cacbonhidrat. - Trình bày được vai trò của nước và cacbonhidrat. - Nêu cấu tạo và phân loại được lipit, đồng thời nêu được chức năng của chúng. - Nêu được cấu trúc và vai trò của protein. -Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiến (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm, ). 2. Năng lực: Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ - Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (1) (C, H, O, N, S, P). - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong (2) tế bào. Nhận thức - Trình bày được vai trò của nước. ( 3) sinh học - Nêu được cấu trúc hóa học của cacbonhidrat, phân loại (4) cacbonhidrat và nêu được vai trò của cacbonhidrat. - Nêu cấu tạo và phân loại được lipit, đồng thời nêu được chức (5) năng của chúng. - Nêu được cấu trúc và vai trò của protein. (6) Tìm hiểu thế Thực hành: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (7) giới sống - Giải được một số bài tập đơn giản về axit nucleic (8) Vận dụng Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào kiến thức, kĩ vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví năng đã học dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là (9) protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm, ). NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (10) hợp tác
  2. Tự chủ và tự Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về thành phần hóa học (11) học của tế bào. Giải quyết Đề xuất các biện pháp ăn uống khoa học để đề phòng một số vấn đề và bệnh tật do thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng. (12) sáng tạo 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực (13) hiện các nhiệm vụ được phân công Trách Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (14) nhiệm Trung Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm (15) thực II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1.Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK từ bài 3 đến bài 6 sinh học 10 - Một số hình vẽ bổ sung về cấu trúc của cacbonhidrat, lipit, protein - Hình vẽ tháp dinh dưỡng ở người. - Mẫu vật: các loại cacbonhidrat: Tinh bột, đường các loại 2. Học sinh: - Nghiên cứu SGK từ bài 3 đến bài 6 và tìm hiểu kiến thức về thành phân hóa học của tế bào trên mạng internet III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu: - Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức. - HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các thành phần hóa học của tế bào. 2. Nội dung: -HS quan sát hình ảnh và hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: +Những hình ảnh về người bị bướu cổ, béo phì, người sinh trưởng bình thường , cây bị một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng, học sinh so sánh và giải thích tại sao? + Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác người ta lại tìm nước? + GV đưa ra mẫu một số loại đường:Saccarozo, gluco, tinh bột, có thể cho các em có thể nếm vị của các loại đường và biết sự khác nhau giữa chúng là gì? + Tại sao trâu bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu, thịt bò lại có vị khác nhau? 3. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra. - HS suy nghĩ về vấn đề được đặt ra. + Một số bệnh lý ở người hay cây bị bệnh có thể là do thiếu các nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Vậy tại sao các nguyên tố đó lại cần đến như vậy? + Nước là nguồn gốc của sự sống. Vì sao? + Các loại đường đều có vị ngọt, nhưng đậm nhạt khác nhau. Vì sao? 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
  3. -Những hình ảnh về người bị bướu cổ, béo phì, người sinh trưởng bình thường , cây bị một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng, học sinh so sánh và giải thích tại sao? - Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác người ta lại tìm nước? -GV đưa ra mẫu một số loại đường:Saccarozo, gluco, tinh bột, có thể cho các em có thể nếm vị của các loại đường và biết sự khác nhau giữa chúng là gì? -Tại sao trâu bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu, thịt bò lại có vị khác nhau? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 1. HS chú ý lắng nghe. 2. HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận – Nhận định: GV dẫn dắt vào nội dung bài mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ) Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học và nước. a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (10), (12), (13), (14), (15). b. Nội dung: - Hoạt động cặp đôi: + Nhiệm vụ 1: Đọc SGK mục I bài 3 hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học trong tế bào và cơ thể Liệt kê các nguyên tố hóa học chủ yếu trong tế bào, nguyên tố phổ biến? Phân loại (1): (2): Tên các nguyên tố (1): (2): Vai trò (1): (2): Vì sao nguyên tố C là nguyên tố quan trọng? + Nhiệm vụ 2: Đọc SGK mục II trang 25 :Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể? Nếu tế bào và cơ thể thiếu nước gây hậu quả gì? c. Sản phẩm: - Nhiệm vụ 1: Nội dung phiếu học tập số 1:Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học trong tế bào và cơ thể Liệt kê các nguyên tố - Gồm vài chục nguyên tố: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Mg, Fe, hóa học chủ yếu Cu, Zn, Cl, Mo, B đều có mặt trong tự nhiên. trong tế bào, nguyên + Chủ yếu là C, H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ tố phổ biến? thể. Phân loại (1): Đa lượng (2): Vi lượng Tên các nguyên tố (1): C, H, O, N, Ca, P, K, S, (2):Fe, Cu, Zn, Cl, Ca, Mo, Mg (hàm lượng từ 0,01% B khối lượng chất khô) ( hàm lượng <0,01% khối lượng chất khô)
  4. Vai trò (1):Là thành phần cấu tạo nên (2):Là thành phần cấu tạo tế bào, các hợp chất hữu cơ enzim, các hooc mon, điều như: Cacbohidrat, lipit điều tiết quá trình trao đổi chất tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. trong tế bào Vì sao nguyên tố C Là nguyên tố chính cấu tạo nên tất cả các chất hữu cơ, có là nguyên tố quan khả năng kết hợp với tất cả các nguyên tố khác như N, O, S, trọng? H theo các mô hình khác nhau tạo nên hàng triệu chất hữu cơ khác nhau - Nhiệm vụ 2: vai trò của nước. d. Tổ chức hoạt động: d1: Các nguyên tố hóa học: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập và bảng 3 SGK trang 24 hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát - Cá nhân đọc SGK mục I bài 3 trang 24 - Thảo luận cặp đôi hoàn thanh phiếu học tập số 1 Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu HS trả lời - HS được yêu cầu báo cáo - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV kết luận *Kết luận: I. Các nguyên tố hóa học: Nội dung phiếu học tập số 1 d1: Các nguyên tố hóa học: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK mục II trang 25 -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi? + Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể? + Hậu quả khi tế bào thiếu nước?
  5. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát - Cá nhân đọc SGK mục II bài 3 trang 25 - Thảo luận cặp đôi thống nhất câu trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu HS trả lời - HS được yêu cầu báo cáo - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV kết luận *Kết luận: II. Vai trò của nước trong tế bào: - Là thành phần cấu tạo nên tế bào. - Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết. - Là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống. e. Đánh giá: Đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS: Mức độ hoàn thành Câu hỏi Mức 1 Mức 2 Mức 3 1- Hoàn thành phiếu 1. Điền đủ 1. Điền chính 3-Giải thích được khi cơ học tập số 1 nội dung xác các nội thể thiếu chỉ một số 2-Trình bày vai trò của phiếu học dung phiếu nguyên tố hoá học sinh ra nước trong tế bào và cơ tập học tập số 1. bệnh lý. Lấy được ví dụ. thể? Hậu quả tế bào, cơ 2.Trình bày 2. Gải thích 3-Biết vận dụng thực tiễn: thể thiếu nước. được vai trò hậu quả của cung cấp đủ nước trong 3. Vận dụng thực tiễn của nước tế bào, cơ thể trồng trọt, cho vật nuôi hay như thế nào ( Ở người đối với tế thiếu cho chính bản thân con nếu thiếu một số bào, cơ thể người nguyên tố hoá học gậy hậu quả thế nào? Ví dụ?; cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi, con người thế nào?) Hoạt động 2: Tìm hiểu cacbonhidrat và lipit. a. Mục tiêu: (4), (5), (10), (11), (13), (14), (15). b. Nội dung: -HS hoạt động nhóm: Đọc SGK, quan sát hình ảnh cấu tạo cacbonhidrat, lipit - hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3: Nhóm 1, 2, 3: Phiếu số 2; nhóm 4, 5, 6: Phiếu số 3
  6. Hooc môn Steroid Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu cacbonhidrat. Đặc điểm chun g Phân Cấu tạo Đại diện Vai trò loại. Đườ ng đơn Đườ ng đôi Đườ ng đa Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về lipit Đặc điểm chung Các loại Cấu tạo Chức năng với tế bào và cơ lipit thể Dầu, mỡ, sáp Phôtpholipit Stêroit. Sắc tố và vitamin c. Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 2, 3. Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu cacbonhidrat.
  7. - Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, Đặc điểm H, O . chung - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, một trong các đơn phân chủ yếu là các đường đơn 6 cacbon. Phân loại. Cấu tạo Đại diện Vai trò Gồm các loại Glucozơ đường có từ 3-7 Fructozơ + Là nguồn năng lượng dự trữ cho Đường nguyên tử Galactozơ tế bào và cho cơ thể. đơn cacbon + Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể Gồm 2 phân tử Saccarozơ + Cacbohidrat liên kết với prôtêin đường đơn (cùng Lactozơ tạo nên các phân tử glicôprôtêin là loại hay khác Mantozơ những bộ phận cấu tạo nên các Đường đôi loại ) liên kết với thành phần khác nhau của tế bào. nhau bằng LK glicozit. Gồm nhiều Glicozen đường đơn liên Tinh bột Đường đa kết với nhau Xenlulozơ bằng liên kết Kitin glicôzit. Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về lipit Đặc điểm - Có tính kị nước. chung - Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Thành phần hoá học đa dạng. Các loại Cấu tạo Chức năng với tế bào và cơ thể lipit Dầu, mỡ, gồm 1 pt glixerol liên kết với 3 axit Dự trữ năng lượng cho tế bào và sáp béo( 16-18 nguyên tố cacbon) cơ thể +axit béo không no có trong thực vật, 1 số loài cá. + axitbéo no trong mỡ động vật. Phôtpholipit Gồm 1pt glixerol liên kết với 2 Cấu tạo nên các loại màng tế phân tử axit beó và 1 nhóm phốt bào (màng sinh chất) phát. Stêroit. Chứa các phân tử glixerol và axit Cấu tạo màng sinh chất và 1 số beó có cấu trúc mạch vòng. hoocmôn: Testosteron (hoocmôn sinh dục nam), ơstrogen (hoocmôn sinh dục nữ) Sắc tố và Chứa các phân tử glixerol và axit Tham gia vào mọi hoạt động vitamin beó có cấu trúc mạch vòng. sống của cơ thể: Vitamin, sắc tố carôtenôit.
  8. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chia hs thành 6 nhóm: -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập + Trước khi hoạt động nhóm:GV yêu cầu HS so sánh vị ngọt của các loại đường khác nhau và quan sát thí nghiệm nhanh: Nhỏ vài giọt dầu ăn vào cốc nước), sau đó yêu cầu: + 3 nhóm ( 1, 2, 3) hoàn thành phiếu học tập số 2 bằng cách đọc SGK, quan sát hình ảnh về các loại cacbonhidrat bài 4- thảo luận nhóm ( kỹ thuật khăn phủ bàn) + 3 nhóm khác (4, 5, 6) hoàn thành phiếu học tập số 3 bằng cách đọc SGK bài 5, xem video hoặc tranh hình về: Câu tạo của các loại lipit – thảo luận nhóm ( Sử dụng kt khăn phủ bàn). Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát - Cá nhân đọc sgk, quan sát hình ảnh - Thảo luận: Phân công mỗi thành viên trong nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ ghi vào góc bảng nhóm, sau đó cả nhóm thống nhất ghi câu trả lời vào phiếu học tập Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản - Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo phẩm và cử đại diện trình bày - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV kết luận *Kết luận: III. Cacbonhidrat: Nội dung phiếu học tập số 2 IV. Lipit: Nội dung phiếu học tập số 3 e. Đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
  9. Mức độ hoàn thành Câu hỏi Mức 1 Mức 2 Mức 3 1. Hoàn thành phiếu 1. Hoàn thành Hoàn thành chính 3.Chỉ ra được điểm học tập số 2 đủ nội dung xác nội dung khác nhau giữa 2. Hoàn thành phiếu phiếu học tập trong phiếu học cacbonhidrat và học tập số 3 2 và 3 tập số 2 và 3. lipit? 3.Chỉ ra điểm khác nhau giữa cacbonhidrat và lipit? Hoạt động 3: Tìm hiểu prôtêin a. Mục tiêu: (6), (10), (11), (13), (14), (15). b. Nội dung: - Hoạt động nhóm: Đọc SGK bài 5 và quan sát hình ảnh về cấu tạo của prôtêin hoàn thành phiếu học tập số 4 1.Đặc điểm chung 2.a.Cấu trúc không gian? b.Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến prôtêin ? 3.Vì sao prôtêin là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong các hợp chất hữu cơ? 4. Chức năng c. Sản phẩm: Nội dung phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về prôtêin 1.Đặc điểm - Prôtêin là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa chung phân. - Đơn phân của prôtêin là aa (20 loại aa) - Prôtêin đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các aa. 2.a.Cấu - Bậc 1: Trình tự xắp xếp các aa trong chuỗi polypeptit. trúc không - Bậc 2: Chuỗi polypeptit bậc 1 co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên gian? cấu trúc cấu trúc bậc 2. b.Nêu các - Bậc 3: Chuỗi polypeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp , lại tiếp tục co yếu tố ảnh xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc hưởng đến bậc 3. prôtêin ? - Bậc 4: do hai hay nhiều chuỗi polypeptit( có cấu trúc bậc 3) khác nhau liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4. -Lưu ý: Cấu trúc không gian 3 chiều của protein bị biến tính bởi các yếu tố như: Nhiệt độ, pH, áp suất thẩm thấu. 3.Vì sao Vì :
  10. prôtêin là - Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân. loại phân tử - Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit. có cấu trúc - Cấu trúc không gian nhiều bậc. đa dạng nhất trong các hợp chất hữu cơ? 4. Chức -Tham gia cấu tạo TB và cơ thể. năng -Dự trữ aa. -Vận chuyển các chất trong cơ thể. -Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. -Thu nhận thông tin. -Xúc tác cho phản ứng sinh hóa d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm: cho HS -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập đọc mục bài 5 và quan sát các hình ảnh về cấu trúc prôtêin, thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ thuật ổ bi)- hoàn thành phiếu học tập số 4 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát - HS đọc SGK bài 5 và thảo luận nhóm: Mỗi HS ở vòng trong trao đổi với 1 HS đối diện ở vong ngoài, sau 1, 2 phút HS vòng trong di chuyển theo chiều kim đồng hồ thảo luận tiếp với HS đối diện vòng ngoài rồi thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập cá nhân Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu 1 số HS trình bày phiếu - HS được GV gọi trả lời câu hỏi học tập - Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét và kết luận - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV *Kết luận: Nội dung phiếu học tập số 4 e. Đánh giá: :
  11. - Giáo viên đánh giá sản phẩm học tập của HS: * Thông qua sản phẩm báo cáo, thảo luận của các nhóm để đánh giá: Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác và đầy đủ các yêu cầu GV đưa ra. Mức 2: Chỉ hoàn thành được những nội dung có trong SGK. Mức 1: Hoàn thành câu trả lời theo hướng dẫn của giáo viên. * Thông qua việc quan sát hoạt động nhóm của HS để đánh giá: Mức 3: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm nhanh, trật tự và tiến hành thảo luận theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Mức 2: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Mức 1: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm cần sự hướng dẫn của giáo viên. - GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và - Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo cử đại diện trình bày - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV *Kết luận: VI. Axit nuclêic: Nội dung phiếu học tập số 5 C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi GV yêu cầu để khắc sâu mục tiêu (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7). 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym. C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. Câu 2: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên A. lipit, enzym. B. prôtêin, vitamin. C. đại phân tử hữu cơ. D. glucôzơ, tinh bột, vitamin. Câu 3. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống. C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Câu 4. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là A- glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ. B- glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. C- glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. D- fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ. Câu 5. Chức năng chính của mỡ là
  12. A- dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B- thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. C- thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. D- thành phần cấu tạo nên các bào quan. Câu 6. Đơn phân của prôtêin là A- glucôzơ. B- axít amin. C- nuclêôtit. D- axít béo. Câu 7. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi A- số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin. B- số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian. C- số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. D- số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. 3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm: Đáp án: 1B, 2C, 3B, 4B, 5A, 6B, 7C, . 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát bộ câu hỏi cho HS và yêu cầu HS làm trong 15 phút - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS độc lập suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trình bày đáp án. Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án. D. VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15). 2. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân : Trả lời các câu hỏi và thực hành: Câu 1: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem nơi đó có nước hay không? Câu 2: Ở người cần có chế độ ăn chất tinh bột, đường như thế nào? Câu 3: Vì sao về mùa lạnh hanh khô, người ta thường bôi kem ( sáp) để chống nứt nẻ da? * Nhiệm vụ 2: Câu 1: Nước là nguồn gốc sự sống, có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể Câu 2: Ở người cần có chế độ ăn chất tinh bột, đường: ăn đủ, không thừa để xây dựng tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Câu 3: Về mùa lạnh hanh khô, người ta thường bôi kem ( sáp) để chống nứt nẻ da: Kem( sáp) chứa lipit chống cho da bị mất nước ( giữ ẩm) -> Da không bị nứt nẻ. Ngày 19 tháng 9 năm 2021 Duyệt của B CM Nguyễn Khắc Lợi