Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn thi: Sinh Học

doc 2 trang hoaithuong97 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn thi: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_thi_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn thi: Sinh Học

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: Sinh học (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Sinh) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (1,5 điểm) a. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến. b. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 20% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai (P) ♂AaBb x ♀AaBb thu được F1. Loại kiểu gen AABB ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Câu 2 (1,5 điểm) Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 4080 A o, có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b. Một đột biến làm cho gen sau đột biến không thay đổi chiều dài nhưng có tỉ lệ G : A ≈ 0,669. Xác định dạng đột biến và tính số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cung cấp cho gen sau đột biến nhân đôi 5 lần liên tiếp. Câu 3 (1,5 điểm) a. Giống Ngô Lai LVN10 có nhiều đặc điểm tốt như: chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt, có thể đạt năng suất 8 - 12 tấn/ha. Khi cho giống ngô này tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ, các thế hệ sau năng suất giảm, sức chống chịu kém hơn thế hệ khởi đầu. Hãy cho biết: Nguyên nhân của hiện tượng trên? Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống. b. Một quần thể thực vật ban đầu gồm các cá thể mang kiểu gen Aa và aa. Sau một số thế hệ tự thụ phấn thu được tỉ lệ các kiểu gen như sau: æö7 æö8 æö8 ç1÷ 1 ç1÷ 7 ç1÷ Aa = ç ÷ ; AA = -ç ÷ ; aa = -ç ÷ èç2ø÷ 8 èç2ø÷ 8 èç2ø÷ Xác định tỉ lệ các kiểu gen của quần thể ban đầu và số thế hệ tự thụ phấn. Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết. Câu 4 (1,0 điểm) Nghiên cứu quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng: + Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. + Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này? - 1 -
  2. Câu 5 (2,0 điểm) Ở lúa, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Cho lai hai giống lúa với nhau, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hạt tròn. 37,5% cây thân cao, hạt dài. 12,5% cây thân thấp, hạt tròn. 12,5% cây thân thấp, hạt dài. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. b. Chọn ngẫu nhiên 2 cây có kiểu hình thân cao, hạt dài ở F 1 cho tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2. Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết. Câu 6 (1,5 điểm) Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. 1 2 Nam bình thường 3 4 5 6 7 8 Nữ bình thường Nam bị bệnh Nữ bị bệnh 10 11 12 9 ? a. Tính trạng bệnh là do gen trội hay gen lặn quy định? Gen quy định tính trạng bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? b. Cặp vợ chồng (10) và (11) dự định sinh hai người con. Xác suất để cả hai người con của họ đều bình thường là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra. Câu 7 (1,0 điểm) Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 320 giao tử. a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo ra. b. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng. c. Tính số lần nguyên phân của các tế bào ban đầu. Hết - 2 -