Đề cương ôn tập Hóa 12 - Đề 12

pdf 6 trang hoaithuong97 7330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa 12 - Đề 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoa_12_de_12.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa 12 - Đề 12

  1. DỐC HẾT TRÁI TIM ĐỀ 38 NT 06 Câu 41:(NB) Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Al. B. Ag. C. Cr. D. Li. Câu 42:(NB) Kim loại nào sau đây tác dụng với S ở điều kiện thường? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Hg. Câu 43:(NB) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K. Câu 44:(NB) Kim loại nào sau đây có thể tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường? A. K. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 45:(NB) Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ca2+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Zn2+. Câu 46:(NB) Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Ag. B. Mg. C. Al. D. Na. Câu 47:(NB) Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. AlCl3. D. Al2O3. Câu 48:(NB) Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là A. CaCl2. B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. Na2CO3. Câu 49:(NB) Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCl2. D. CaCO3. Câu 50:(NB) Chất nào sau đây có màu nâu đỏ? A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. FeO. Câu 51:(NB) Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là A. +4. B. +2. C. +6. D. +3. Câu 52:(NB) Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn B. Cồn C. Xút D. Nước cất Câu 53: Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong mồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất). Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát. Cho các phát biểu sau: a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn. c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nồi lên trên. d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy. Số phát biểu đúng là
  2. DỐC HẾT TRÁI TIM A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 54: Chất hữu cơ T (C9H14O7, mạch hở), tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được glixerol và hai muối của hai axit cacboxylic X, Y có cùng số nguyên tử cacbon (mạch cacbon không phân nhánh, MX < MY). Cho các phát biểu sau: a) Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10. b) 1 mol chất T tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 1 mol khí H2. c) Nhiệt độ sôi của chất X có cao hơn axit axetic. d) Phân tử chất Y có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 55: Chất nào sau đây không phải là axit béo? A. Axit fomic. B. Axit panmitic. C. Axit stearic. D. Axit oleic. Câu 56: Cho các este sau: anlyl acrylat, benzyl axetat, metyl acrylat, triolein, vinyl axetat. Số este trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được ancol là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 57: Chất hữu cơ T (C8H12O5, mạch hở) tác dụng với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) và ancol Y (có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mmCH: = 9:2). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của T là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 58: Cho vào ống nghiệm 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH 30%, quan sát hiện tượng (1). Lắc đều ống nghiệm, đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả của hai lần quan sát hiện tượng (1) và (2) lần lượt là A. chất lỏng bị vấn đục, chất lỏng tách thành hai lớp. B. chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng trở thành đồng nhất C. chất lỏng trở thành đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp. D. chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp Câu 59: Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch KOH, thu được 1 mol glixerol, 1 mol kali panmitat và 2 mol kali oleat. Số liên kết π trong phân tử X bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 60: Cho este no, mạch hở, có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là : A. m = 2n B. m = 2n + l C. m = 2n - 2 D. m = 2n - 4
  3. DỐC HẾT TRÁI TIM Câu 61: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối natri của axit panmitic và axit stearic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là : A. 4 B. 2 C. 6 D. 3 Câu 62: Thủy phân hoàn toàn este đa chức, mạch hở X (C5H8O4) bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là : A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 63: Este nào sau đây có mùi hoa hồng? A. Isoamyl axetat. B. Geranyl axetat. C. Etyl axetat. D. Benzyl axetat. Câu 64: Axit oleic có công thức hóa học là A. C15H31COOH. B. C17H31COOH. C. C17H33 COOH. D. C17H35 COOH. Câu 65: Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong mồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất). Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát. Cho các phát biểu sau: a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn. c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nồi lên trên. d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 66:(TH) Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
  4. DỐC HẾT TRÁI TIM Câu 67: Hình vẽ dưới đây mô tả phản ứng điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai? A. Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. B. H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước. C. Etyl axetat sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ. D. Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat. Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn este X (no, đa chức, mạch hở), thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích khí O2 đã phản ứng (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Thủy phân hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 2a mol NaOH trong dung dịch, thu được một muối của axit cacboxylic và một ancol. Số công thức cấu tạo phù họp của X là A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 69. Để tác dụng hết với X mol triglixerit Y cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol Y bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x, y là A. V = 22,4.(9x + y). B. v = 44,8.(9x + y). C. V = 22,4.(7x + l,5y). D. V = 22,4.(3x + y). Câu 70. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào lần lượt các dung dịch sau: NaHCO3, MgCl2, NaHSO4, AlCl3, (NH4)2CO3, KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 71. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là A. 0,5. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,2. Câu 72. Một loại gạo có chứa 81% tinh bột được dùng để nấu rượu với hiệu suất 80%. Khối lượng o gạo cần dùng để nấu được 300 lít rượu 46 (biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml) là A. 300 kg. B. 243 kg. C. 240 kg. D. 270 kg. Câu 73:(VD) Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng 2,66 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy có a mol khí không bị hấp thụ. Giá trị của a là A. 0,12. B. 0,10. C. 0,14. D. 0,15.
  5. DỐC HẾT TRÁI TIM Câu 74:(TH) Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh của cá. (b) Thủy phân hoàn toàn các triglixerit đều thu được glixerol. (c) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi tốt hơn cao su chưa lưu hóa. (d) Khi nấu canh cua, riêu cua nổi lên trên là hiện tượng đông tụ protein. (e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm. (g) Muối mononatri glutamat được sử dụng làm mì chính (bột ngọt). Số nhận xét đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 75:(VDC) Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO. Hòa tan hết 107,9 gam hỗn hợp X vào nước thu được 7,84 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đ ó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 108,5 gam B. 21,7 gam C. 130,2 gam D. 173,6 gam Câu 76: Chất X (C9H8O4) là một thuốc cảm. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y; 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với vôi tôi, xút dư, thu được ankan đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T (không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương). Phát biểu nào sau đây sai? A. Chất X phản ứng với NaOH (to) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. B. Từ Y bằng một phản ứng có thể điều chế được axit axetic. C. Chất Z có công thức phân tử là C7H4O4Na2. o D. Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (xt H2SO4 đặc, t ). Câu 77. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đầy? A. 86,40 B. 64,80 C. 88,89 D. 38,80 Câu 78. X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có 1 axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở và không có phản ứng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp F gồm hai muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam F cần vừa đủ 27,776 lít O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 41. B. 66. C. 26. D. 61. Câu 79:(VDC) Đốt cháy hoàn toàn a gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 10,68. B. 11,48. C. 11,04 D. 11,84.
  6. DỐC HẾT TRÁI TIM Câu 80:(VD) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat. - Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai. - Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp. (b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa. (d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4