Đánh giá năng lực môn Ngữ văn Lớp 12

docx 8 trang Hùng Thuận 21/05/2022 9260
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá năng lực môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdanh_gia_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12.docx

Nội dung text: Đánh giá năng lực môn Ngữ văn Lớp 12

  1. TÀI LIỆU TƯ DUY ĐỊNH TÍNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI BIÊN SOẠN: TS. ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHUNG BÀI THI ĐỊNH TÍNH (VĂN HỌC – NGÔN NGỮ) ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀO ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI (Dựa theo cấu trúc đề Minh họa 2021) Cấu trúc chung: 5 nhóm câu hỏi - Nhóm 1: Trắc nghiệm đọc hiểu (Đọc đoạn trích và trả lời 5 câu hỏi) + Số lượng: 20 câu + Ngữ liệu: Trong SGK (2), ngoài SGK (2) - Nhóm 2: Xác định một từ/cụm từ SAI về: ngữ pháp, ngữ ngữ, logic, phong cách + Số lượng: 5 câu + Ngữ liệu: Là 1 câu văn ngắn, không giới hạn phạm vi Lưu ý: Lỗi sẽ được phân chia đều (kiểu gì cũng có 1 lỗi về phong cách) - Nhóm 3: Chọn đối tượng KHÔNG cùng nhóm: từ/ tác giả/ tác phẩm + Số lượng: 5 câu ++ Chọn từ có nghĩa không cùng nhóm (3) ++ Chọn tác giả không cùng nhóm (giai đoạn) (1) ++ Chọn tác phẩm không cùng nhóm (thể loại) (1) + Ngữ liệu: ++ Câu hỏi về từ: không giới hạn vốn kiến thức về từ ++ Câu hỏi về tác giả, tác phẩm: tập trung kiến thức lớp 11,12
  2. - Nhóm 4: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống + Số lượng: 5 câu ++ Điền 2 từ ở hai vị trí bỏ trống: 3 câu ++ Điền 1 từ ở một vị trí bỏ trống: 2 câu + Ngữ liệu: + + 3 câu điền 2 từ: Ngữ liệu không giới hạn + + 2 câu điền 1 từ: kiến thức về tác phẩm và thể loại văn học - Nhóm 5: Trắc nghiệm ngắn (Đọc đoạn trích và trả lời 1 câu hỏi) + Số lượng: 15 câu + Ngữ liệu: + Trong SGK (12 câu) + Ngoài SGK (3 câu) + Vấn đề hỏi: ✓ Nghệ thuật: nét nổi bật về nghệ thuật, biện pháp tu từ, bút pháp nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật (ngôi kể, cách kể ) ✓ Nội dung: đặc điểm nhân vật (tính cách, thái độ), hình tượng, giọng điệu chủ đạo, chủ đề bao trùm ĐỀ THAM KHẢO (Biên soạn dựa theo cấu trúc đề minh họa của ĐHQG Hà Nội) ĐỀ SỐ 01 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 (1) Đại dịch đã chỉ ra rằng cách mạng công nghệ đang tiến xa hơn những gì chúng ta có thể nghĩ – nhưng cuộc sống số cũng có thể cảm thấy chật chội, một mô phỏng tối tệ của thế giới thực. Đối với nhiều người, những thay đổi này sẽ rất đáng sợ. Một số công việc sẽ mất đi, nhưng năng suất tổng thể sẽ tăng lên, tạo ra nhiều của cải hơn làm lợi cho tất cả mọi người. Chất lượng cuộc sống con người sẽ được cải thiện. Có những lo ngại về quyền riêng tư, xử lý dữ liệu và vai trò của chính phủ trong việc quản lý các công ty và quản lý chính mình trong lĩnh vực này. Nhưng đấy không phải là những vấn đề không thể giải quyết; chúng ta có thể hưởng lợi ích của cuộc sống số và vẫn có thể bảo vệ quyền riêng tư của chúng ta. Và nếu chúng ta quan tâm phát triển những quy định xung quanh các cuộc cách mạng về AI và kỹ thuật y sinh, chúng ta sẽ không đánh mất những phẩm chất chỉ có ở con người. Thật ra, chúng ta sẽ càng đề cao con người.
  3. (2) Con người lo lắng rằng khi AI trở nên phát triển hơn, chúng ta sẽ dựa vào máy tính của mình nhiều đến mức cuối cùng sẽ coi chúng là bạn và không thể hoạt động nếu không có chúng. Nhưng chuyện đã như vậy rồi mà, điện thoại của tôi có thể cung cấp cho tôi nhiều thông tin hơn bất kỳ con người nào tôi biết. Nó có thể giải quyết các nhiệm vụ phức tạp trong một nano giây. Nó có thể giúp tôi giải trí với nội dung xuyên thời gian và không gian. Vậy nhưng tôi chưa bao giờ nhầm nó là bạn. Máy tính càng thông minh hơn trong việc tính toán dữ liệu và đưa ra câu trả lời, thì nó càng buộc chúng ta phải suy nghĩ xem cái gì chỉ có ở con người chúng ta, ngoài khả năng suy luận. Thực ra, những cỗ máy thông minh sẽ khiến chúng ta đánh giá cao bạn đồng hành con người nhiều hơn, vì sự sáng tạo, hay thay đổi, không thể đoán trước, ấm áp và gần gũi của họ. Suy nghĩ này không có gì kỳ lạ. Trong phần lớn lịch sử, con người được ca ngợi vì nhiều phẩm chất khác ngoài khả năng tính toán — dùng cảm, trung thành, độ lượng, đức tin, tình yêu thương. Chuyển đến cuộc sống kỹ thuật số là sâu rộng, nhanh chóng và là hiện thực. Nhưng có lẽ một trong những hệ quả sâu xa nhất của nó sẽ là khiến chúng ta phải trân trọng những điều con người nhất trong ta. (Fareed Zakaria, Mười bài học cho thế giới hậu đại dịch, NXB trẻ, 2021, tr. 127) Câu 1: Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG nói đến ảnh hưởng của cuộc sống số đối với con người? A. Số người bị mất việc sẽ tăng lên do một số công việc không còn nữa. B. Chất lượng cuộc sống của con người sẽ tốt hơn. C. Cuộc sống số sẽ ít nhiều đe dọa đến quyền riêng tư của con người. D. Cuộc sống số sẽ làm con người mất đi những phẩm chất người. Đáp án: D Đối với dạng câu hỏi này cần đọc trước câu hỏi rồi tìm thông tin trong bài để xác minh cho từng đáp án. Đáp án A,B,C đều được nói đến trong đoạn trích ở đoạn văn (1) chỉ khác cách diễn đạt. Ý cuối đoạn 1 diễn giải khác đáp án D. Vậy đáp án Đ không nói về ảnh hưởng của cuộc sống số đối với con người. Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích? A. Đối với nhiều người sự thay đổi do cuộc sống số mang đến thật đáng sợ B. Sự phát triển về công nghệ chỉ mang đến lợi ích cho một số ít người làm chủ công nghệ. C. Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư trong cuộc sống số là một câu hỏi không lời giải D. Khi AI phát triển con người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng. D. Khoa học Đáp án: B. Tương tự như câu (51), để làm tốt câu này học sinh cần đọc qua đáp án rồi quay về ngữ liệu để tìm ý tương ứng. Thông thường các ý sẽ được diễn đạt khác đi vì vậy cần có sự phân tích, suy luận. Sau khi đọc kĩ, học sinh sẽ nhận ra ngay từ đầu đoạn văn một đã có sự lí giải khác với ý B. Câu 3: Đoạn văn thứ (2) của đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào? A. Quy nạp
  4. B. Diễn dịch C. Tổng – phân – hợp D. Song hành Đáp án: C Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải nắm chắc được khái niệm về các cách thức hay còn gọi là quy tắc lập luận của đoạn văn. Trong đó đặc điểm của quy tắc/ cách thức “tổng – phân – hợp” là có câu chủ đề ở đầu đoạn và câu khái quát, nâng cao ý ở cuối đoạn. Đọc kĩ đoạn văn (2) học sinh sẽ nhận ra đặc điểm đó. Câu 4. Cụm từ “những vấn đề” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để nói đến vấn đề nào? A. Lo ngại công nghệ phát triển quá nhanh sẽ làm dẫn đến những thay đổi đáng sợ và nhiều công việc mất đi B. Lo ngại về về quyền riêng tư, xử lí dữ liệu và vai trò của chính phủ trong việc quản lí các công ty và quản lí chính mình trong lĩnh vực này. C. Lo ngại về về quyền riêng tư và vai trò của chính phủ trong việc quản lí các công ty và quản lí chính mình trong lĩnh vực này. D. Lo ngại về về quyền riêng tư và vai trò của chính phủ trong việc quản lí các công ty Đáp án: B Với dạng câu hỏi này, cần đọc kĩ nội dung ở câu trước hoặc vế trước cụm từ được gạch chân. Vì cụm từ được gạch chân thường có tác dụng thay thế cho một nội dung trước đó. Câu 5. Từ “nó” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để nói về cái gì? A. Điện thoại B. Máy tính C. AI D. Cuộc sống số Đáp án: A Câu hỏi này làm tương tự câu (4). Đọc kĩ nội dung phía trước từ để xác định đối tượng được thay thế. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 (1)Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, (2) Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. (3) Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; (4) Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (5) Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; (6) Mênh mông không một chuyến đò ngang. (7) Không cầu gợi chút niềm thân mật. (8) Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. (Trích Tràng giang, Huy Cận). (*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi. Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ:
  5. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Trích Tràng giang, Huy Cận). A. Đảo ngữ, nhân hóa B. Ẩn dụ, tương phản C. Liệt kê, tương phản D. Điệp ngữ, hoán dụ Câu 7. Những câu thơ nào trong đoạn trích cho biết tác giả đang nhấn mạnh đến sự vắng lặng của không gian? A. Câu 2,6,7,8 B. Câu 1,2,6,7 C. Câu 1,2,3,4 D. Câu 5,6,7,8 Đáp án: A Cần đọc kĩ câu hỏi, chú ý cụm từ khóa “vắng lặng của không gian”, quy chiếu về đoạn thơ để tìm những câu thơ có ý nghĩa gợi tả liên quan đến ý được nói tới trong cụm từ khóa. Đáp án: C HS cần nhận biết và phân biệt rõ được các biện pháp tu từ. Ở câu này, các biện pháp tu từ được sử dụng: Tương phản: Trong phạm vi câu (nắng xuống / trời lên, sông dài,trời rộng/bến cô liêu) Liệt kê: sông dài; trời rộng; bến cô liêu=> không gian mênh mông, bao la, rộng lớn. Câu 8. Hình ảnh “cánh bèo” trong câu thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng” gợi sắc ý nghĩa liên tưởng gì? A. Sự tiếp nối, chật chội B. Sự đông vui, nhộn nhịp C. Sự cô đơn, trống vắng D. Sự trôi nổi, vô định Đáp án: D HS cần hiểu được nội dung câu thơ, nhớ lại các phân tích của thầy cô ở lớp. “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng” ở đây ý chỉ từng đám bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau trôi theo dòng nước mà không biết trôi về đâu. Qua đó gợi liên tưởng tới sự trôi nổi, vô định (kiếp người). Câu 9. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ: Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. A. Liệt kê B. Nhân hóa C. Đảo ngữ D. Hoán dụ Đáp án: C HS cần nhận biết và phân biệt rõ được các biện pháp nghệ thuật. Ở câu này, biện pháp nghệ thuật được sử dụng là đảo ngữ. Đưa “lặng lẽ” lên đầu, qua đó nhằm nhấn mạnh sự buồn lặng, u tĩnh, rợn ngợp của không gian mênh mông.
  6. Câu 10. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D. Thuyết minh Đáp án: A HS cần nhận biết và phân biệt rõ được các phương phức biểu đạt. Ở đây, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết). HS lưu ý, đối với thơ, phương thức biểu đạt chính thường sẽ luôn là biểu cảm. Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây: Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Trích Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh,SGK Ngữ văn 12, tập 1) (*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi. Câu 11. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào Chọn 1 câu trả lời đúng A. Nghệ thuật B. Chính luận C. Hành chính – công vụ D. Khoa học Đáp án: B Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại phong cách ngôn ngữ. Ở đây là phong cách ngôn ngữ chính luận (được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Trực tiếp bày tỏ lập trường, chính kiến, thái độ, đối với những vấn đề chính trị, xã hội lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định). Chú ý: Đối với phong cách ngôn ngữ chính luận, thường được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự. Câu 12. Từ “liên minh” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng từ nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A. Cộng tác B. Kết hợp C. Liên thủ D. Liên quân Đáp án: B
  7. Đối với dạng câu hỏi này, HS cần hiểu được nghĩa của các từ. Ở đây chọn từ có thể thay thế là: “kết hợp”. (Liên minh: là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung; Kết hợp: Gắn với nhau để bổ sung cho nhau). Lưu ý, HS có thể dễ nhầm lẫn chọn đáp án A, tuy nhiên từ “cộng tác” chưa đúng. Cộng tác là cùng góp sức hoàn thành một công việc nhằm một mục đích chung, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm. Câu 13. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A. Giải thích, chứng minh B. Phân tích, bình luận C. Bác bỏ, so sánh D. So sánh, bình luận Đáp án: C Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại thao tác lập luận. Đọc và phân tích kĩ dẫn chứng. Ở đoạn trích, sử dụng thao tác lập luận là” Bác bỏ và so sánh: + Ở đây tác giả bác bỏ quan điểm nói ta giành độc lập từ tay Pháp, tác giả đưa ra quan điểm ta giành độc lập từ tay Nhật. + Tác giả so sánh: sự nhẫn tâm, vô nhân đạo, tội ác man rợ của thực dân Pháp “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng” còn nhân dân ta với tấm lòng bao dung, thái độ khoan hồng, nhân đạo “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. Câu 14. Tác giả khẳng định “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A. Tố cáo tội ác của Nhật ở Việt Nam B. Tố cáo tội ác của Nhật và Pháp ở Đông Dương C. Xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp D. Xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp và Nhật Đáp án: C HS cần hiểu được nội dung câu văn, liên hệ mạch nội dung xuyên suốt tác phẩm, nhớ lại các phân tích của thầy cô ở lớp. Tác giả khẳng định “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp. (HS có thể sử dụng phương án loại trừ). Câu 15. Chủ đề của đoạn trích là gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A. Quyền độc lập tự do của dân tộc ta B. Tội ác của Pháp và Nhật ở Đông Dương C. Sự khoan hồng của quân ta những hành động vô nhân đạo của Pháp D. Mối quan hệ giữa ta và Pháp
  8. QUÝ THẦY CÔ CÓ NHU CẦU THAM KHẢO BỘ TÀI LIỆU GỒM 15 ĐỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CÙNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRONG TÂM (Có đáp án và giải thích những câu khó) VUI LÒNG LIÊN HỆ SĐT 0973.695.583 (zalo: 0973.695.583)