Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang binhdn2 4310
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_dau_nam_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_ho.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP ĐẦU NĂM 12-ĐÁP ÁN Mức độ nhận biết Câu 1: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc? A. C6H5OH. B. CH 3COOH. C. C2H2. D. HCHO. Câu 2: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-2O2 B. C nH2nO2. C. CnH2n +2O2. D. CnH2n +1O2. Câu 3: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? A. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag B. 2CH 3CHO + 5O2→ 4CO2 + 4H2O. C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr. D. CH3CHO + H2→ CH3CH2OH. Câu 4: Fomanlin ( còn gọi là fomon ) được dùng để ngâm xác thực vật, thuốc da, tẩy uế, diệt trùng Focmanlin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây? A. HCHO B. HCOOH C. CH 3CHO D. C2H5OH Câu 5: Chất nào dưới đây không phản ứng với axit axetic A. Cu(OH)2. B. K 2O. C. NaHCO3. D. NaCl. Câu 6: Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3CH2OH B. CH 3CH2CH2OH C. CH3COOH D. CH3OH Câu 7: Axit nào sau đây có khối lượng mol bằng 60 gam? A. Axit oxalic B. Axit acrylic C. Axit focmic D. Axit axetic Câu 8: Một mol chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO 3 trong NH3 thu được bốn mol bạc. A. HO- CH2-CHO. B. CH 3-CHO. C. HOOC-CH2-CHO. D. H-CHO. Câu 9: Axit bezoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm ( kí hiệu là E -210) cho xúc xich, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức của Axit bezoic là: A. CH3COOH. B. C 6H5COOH. C. HCOOH. D. HCOOH – COOH. Câu 10: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H 2SO4 đặc làm xúc tác , thu được este có công thức cấu tạo là: A. C2H5COOC2H5 B. CH 3COOCH=CH2.C. CH 2=CHCOOC2H5. D. C 2H5COOCH3. Câu 11: Axit nào sau đây là axit béo : A. Axit adipic B. Axit StearicC. Axit glutamic D. Axit axetic Câu 12: Axit axetic không tác dụng được với dung dịch nào : A. Natri phenolat B. Amoni cacbonat C. Phenol D. Natri etylat Câu 13: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là A. HOOC-COOH. B. HCOOH.C. CH 3-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH. Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 làm sủi bọt khí thoát ra? A. CH3COOH B. C 2H5OHC. C 6H5OH D. H 2NCH2COOH Câu 15: Cho CH3CHO phản ứng với H2 ( xúc tác Ni, đun nóng), thu được Trang 1
  2. A. CH3COOH. B. HCOOH. C. CH 3OH. D. CH3CH2OH. Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2? A. C2H5OH. B. CH 3NH2. C. C 6H5NH2. D. CH3COOH. Câu 17: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây? A. CaCO3 B. NaOH C. C2H5OH D. NaCl Câu 18: Chất nào sau đây phản ứng được với CaCO3? A. CH3OCH3. B. CH 3CHO. C. CH3OH. D. CH3COOH. Câu 19: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom? A. Axit propanoic. B. Axit 2-metylpropanoic. C. Axit metacrylic. D. Axit acrylic. Câu 20: Fomalin là dung dịch bão hòa của chất nào sau đây? A. HCHO. B. CH 3COOH. C. HCOOH. D. CH 3OH. Đáp án 1-D 2-B 3-D 4-A 5-D 6-B 7-D 8-D 9-B 10-C 11-B 12-C 13-C 14-A 15-D 16-D 17-D 18-D 19-C 20-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án B Câu 3: Đáp án D Tính oxi hóa thể hiện khi có số oxi hóa giảm A,B.C sai do số oxi hóa của C tang D đúng Câu 4: Đáp án A Fomalin là dung dịch HCHO có nồng độ 37-40% Câu 5: Đáp án D NaCl là muối trung tính nên ko thể phản ứng với axit hay bazo Câu 6: Đáp án B Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án D Câu 9: Đáp án B Câu 10: Đáp án C xtH 2SO4d CH2 CH COOH C2 H5OH  CH2 CHCOOC2 H5 H2O Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án C Trang 2
  3. Câu 13: Đáp án C Câu 14: Đáp án A Câu 15: Đáp án D Ni,t0 CH3CHO + H2  CH3CH2OH Câu 16: Đáp án D 2- Ghi nhớ: tất cả các axit hữu cơ đều mạnh hơn axit H 2CO3 nên đẩy được anion CO3 ra khoir dung dịch muối. 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O Câu 17: Đáp án D Câu 18: Đáp án D Câu 19: Đáp án C Axit propanoic: CH3CH2COOH Axit 2-metylpropanoic: CH3CH(CH3)COOH Axit metacrylic: CH2=C(CH3)-COOH Axit acrylic: CH2=CH-COOH Câu 20: Đáp án A Mức độ vận dụng Câu 1: Oxi hóa 6 gam metanal bằng oxi (xt) sau một thời gian được 8,56 gam hỗn hợp X gồm andehit và axit cacboxylic. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng được m gam Ag. Giá trị của m là? A. 51,48 gam B. 17,28 gam C. 34,56 gam D. 51,84 gam Câu 2: Đun 6 gam axit axetic với 6,9 gam etanol ( H 2SO4 đặc xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng được m gam este ( hiệu suất phản ứng este hóa đạt 75%). Giá trị của m là? A. 8,8 gam B. 6,6 gam C. 13,2 gam D. 9,9 gam Câu 3: Trung hòa 6 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2 gam muối. Công thức phân tử của X là? A. C2H4O2 B. C 3H6O2 C. C 3H4O2 D. CH2O2 Câu 4: Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thuộc dãy đồng đẳng của axit focmic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là A. CH3CH2COOH. B. CH 3COOH. C. CH3(CH2)2COOH.D. CH 3(CH2)3COOH Câu 5: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là A. HCHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH 3CHO. C. C2H3CHO và C3H5CHO. D. CH 3CHO và C2H5CHO. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no 2 lần thu được 1,2 mol CO 2. Công thức phân tử của axit đó là: A. C6H14O4. B. C 6H12O4. C. C6H10O4. D. C 6H8O4. Trang 3
  4. Câu 7: Khi cho 5,8 gam một anđehit đơn chức tác dụng với oxi có Cu xúc tác thu được 7,4 gam axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Công thức phân tử của anđehit là? A. C4H8O. B. C 3H6O. C. CH 2O. D. C2H4O. Câu 8: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,005. Câu 9: Cho 21,6g axit đơn chức mạch hở tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M cô cạn dung dịch sai phản ứng thu được 37,52g hỗn hợp rắn khan. Tên của axit là : A. Axit acrylic B. Axit propionicC. Axit axetic D. Axit fomic Câu 10: Cho 2,53g hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được thêm 0,72g nước và m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là A. 3,41. B. 3,25. C. 1,81. D. 3,45. Câu 11: Cho 5,5g một andehit đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dug dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 27g Ag. Tên gọi của X là : A. andehit fomic B. andehit oxalic C. andehit axetic D. andehit propionic Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 36,5g axit cacboxylic X cần vừa đủ V lit O 2 thu được H2O và 33,6 lit CO2. Mặt khác khi trung hòa hoàn toàn 18,25g X cần vừa đủ 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,75M. Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là : A. 21,0 B. 11,2 C. 36,4 D. 16,8 Câu 13: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồn đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là A. 4,6 gam. B. 7,4 gam. C. 6,0 gam. D. 3,0 gam. Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai axit no đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và một axit không no, hai chức ( tất cả đều có mạch hở). Cho 14,0 gam tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối này thu được 17,25 gam K2CO3. Giá trị của m là A. 23,5 gam B. 23,75 gam C. 19,5 gamD. 28,0 gam Câu 15: Cho 6,0 gam axit axetic tác dụng với 150 ml KOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là A. 14,4. B. 12,6.C. 10,2.D. 12,0. Câu 16: Trung hòa 9 gam một axit no, đơn chức, mạch hở X bằng dung dịch KOH, thu được 14,7 gam muối. Công thức của X là A. C2H5COOH B. C 3H7COOHC. CH 3COOH D. HCOOH Câu 17: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 30,24 gam. B. 15,12 gam.C. 25,92 gam. D. 21,6 gam. Trang 4
  5. Câu 18: Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng với vừa đủ dung dịch 30 ml NaOH 1M. Giá trị của m là : A. 24,6 B. 18,0 C. 2,04 D. 1,80 Câu 19: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tao ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 27 gam B. 81 gam C. 108 gamD. 54 gam Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức mạch hở ( là đồng đẳng kế tiếp của nhau) , thu được 2,88 gam H 2O. Khi cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng của anđehit có khối lượng phân tử lớn hơn có trong m gam X là: A. 1,16 gamB. 1,76 gamC. 2,32 gamD. 0,88 gam Câu 21: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 0,5M. Giá trị của V là: A. 1,44 B. 0,72C. 0,96D. 0,24 Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol muối natri của một axit hữu cơ, thu được hơi nước, Na2CO3 và 0,15 mol CO2. Công thức của muối ban đầu là A. C2H3COONa B. CH 3COONa C. C2H5COONa D. (COONa) 2 Câu 23: Cho 1,97 gam fomalin tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch fomalin là A. 38,1% B. 71,6%.C. 37,5%. D. 38,9% Câu 24: Cho 4,4 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 21,6 gam kim loại Ag. Công thức của X là A. HCHO. B. C 3H7CHO.C. C 2H5CHO. D. CH 3CHO. Câu 25: Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): o H2O,t X 2NaOH  2Y Z H2O Y HCl T NaCl Z 2Br2 H2O CO2 4HBr H2O T Br2  CO2 2HBr Công thức phân tử của X là A. C3H4O4. B. C 8H8O2. C. C 4H6O4. D. C4H4O4. Đáp án 1-D 2-B 3-A 4-C 5-B 6-C 7-B 8-A 9-C 10-A 11-C 12-C 13-C 14-A 15-B 16-C 17-C 18-D 19-C 20-C 21-A 22-B 23-A 24-D 25-A Trang 5
  6. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Phương pháp : Bảo toàn khối lượng Hướng dẫn giải: HCHO + 0,5O2 → HCOOH a → a nHCHO dư = b nHCHO ban đầu = a + b = 0,2 mX = 46a + 30b = 8,56 => a = 0,16 và b = 0,04 => nAg = 2a + 4b = 0,48 => mAg =51,84 Câu 2: Đáp án B CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O 0,1 0,15 0,1 0,1 0,1 => mCH3COOC2H5 = 0,1 . 75% . 88 = 6,6 gam Câu 3: Đáp án A n axit = (m muối – m axit) : 22 = (8,2 - 6) : 22 = 0,1mol => M axit = 60 Câu 4: Đáp án C đặt công thức của axit là RCOOH thì RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O 0,1 mol ← 0,1 mol Khối lượng mol của axit là 8,8 : 0,1 = 88 Axit là C3H7COOH Câu 5: Đáp án B nAg = 0,3 mol > 2nAndehit = 0,2 mol => Trong hỗn hợp X phải có HCHO => andehit còn lại kế tiếp nhau là CH3CHO Đáp án B Chú ý: (*) Chú ý : Với bài toán cho hỗn hợp andehit tạo Ag với tỉ lệ mol nAg : nAndehit > 2 => Phải nghĩ đến trong hỗn hợp đầu có HCHO hặc andehit đa chức. Câu 6: Đáp án C CTTQ : CnH2n-2O4 (có 2 pi của gốc COOH) Trang 6
  7. Bảo toàn C : n.nC(Axit) = nCO2 => n = 6 Câu 7: Đáp án B RCHO + [O] → RCOOH x → x (mol) => maxit - mandehit = (R + 45).x – (R + 29).x = 7,4 – 5,8 => x = 0,1 mol => Mandehit = 58g => R = 29g => C2H5CHO Câu 8: Đáp án A Ta thấy axit panmitic và stearic đều có 1 pi, còn axit linoleic có 3 pi => nCO2 – nH2O = (3 – 1)nlinoleic => nlinoleic = 0,015 mol Câu 9: Đáp án C Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn khan => KOH dư RCOOH + KOH → RCOOK + H2O Bảo toàn khối lượng: maxit + mKOH = mrắn + mH2O => nH2O = 0,36 mol => Maxit = 60 (CH3COOH) Câu 10: Đáp án A TQ : R – H + NaOH → R – Na + H2O Mol 0,04 ← 0,04 Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mH2O + mmuối => mmuối = 3,41g Câu 11: Đáp án C Nếu X là HCHO => nAg = 4nHCHO = 4.5,5/30 > nAg bài cho => Loại => X có dạng RCHO tạ ra 2 Ag => nRCHO = 2nAg = 0,125 mol => R + 29 = 5,5/0,125 = 44 => R = 15 (CH3) => CH3CHO (andehit axetic) Câu 12: Đáp án C Số mol gốc COOH trong 18,25g X = nOH = 0,25 mol => Số mol COOH trong 36,5g X = 0,25.36,5/18,25 = 0,5 mol => Số mol O trong oxit = 0,5.2 = 1 mol (1) Đặt số mol O2 pứ = x ; nH2O = y => 36,5 + 32x = 18y + 1,5.44 Bảo toàn nguyên tố O : 1 + 2x = y + 3(2) Từ (1,2) => x = 1,625 mol ; y = 1,25 mol => V = 1,625.22,4 = 36,4 lit Câu 13: Đáp án C CTTQ: Cn H2nO2 : x (mol) mtăng = mNa – mH Trang 7
  8. 17,8 – 13,4 = 22x => x = 0,2 (mol) 13,4 M 67 14n 32 n 2,5 0,2 => CTPT: C2H4O2 và C3H6O2 n 2,5 => n C2H4O2= n C3H6O2 = 0,1 (mol) => m C2H4O2 = 0,1.60 = 6 gam Câu 14: Đáp án A 17,25 n 0,125(mol) K2CO3 138 Bảo toàn nguyên tố K: n 2.n 2.0,125 0,25(mol). KOH K2CO3 n 0,25(mol) H2O Bảo toàn khối lượng: 14 0,25.56 m 0,25.18 m 23,5(g). Câu 15: Đáp án B nCH3COOH=0,1 mol; nKOH=0,15 mol =>CH3COOH pư hết BTKL: m=mCH3COOH+mKOH-mH2O=6+0,15.56-0,1.18=12,6 gam. Câu 16: Đáp án C RCOOH + KOH → RCOOK + H2O x mol → x mol tăng 38x gam 9 gam → 14,7 gam tăng 5,7 gam => 38x = 5,7 => x = 0,15 (mol) => MX = 9: 0,15 = 60 => R = 15 => CT X: CH3COOH Câu 17: Đáp án C HCHO → 4Ag HCOOH → 2Ag nAg=4nHCHO+2nHCOOH=4.0,05+2.0,02=0,24 mol =>mAg=25,92 gam Câu 18: Đáp án D X gồm CH3COOH và HCOOCH3 có M = 60 TQ : RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH Mol 0,03 mX = 1,8g Câu 19: Đáp án C Gọi CTPT của hai anđehit no, mạch hở X là: Cx H yOz Coi đốt cháy 1 mol X Trang 8
  9. Cx H yOz nH 2O 1 mol 2n y H 2O 2 nX Vậy 2 CTPT của hai anđehit no, mạch hở là HCHO và CHO-OHC 0,25 mol X + AgNO3 → 4Ag nAg = 4nX = 4. 0,25 = 1 (mol) => mAg = 108 (g) Câu 20: Đáp án C TH1: X có HCHO a mol, nên anđehit còn lại là CH3CHO b mol. BTNT cho H nên n(H2O)=a+2b=0,16(1) Sơ đồ phản ứng tráng bạc : HCHO AgNO3 / NH3 4Ag a 4a AgNO3 / NH3 CH3CHO  2Ag b 2b n(Ag)=4a+2b= 0,12(2) TH này không TM vì nghiệm âm TH2: X không chứa HCHO, gọi CT chung của hai anđehit là Sơ đồ phản ứng tráng bạc: AgNO3 / NH3 Cn H2nO  2Ag n(andehit) 0,06 BTNT cho H ta có n(H2O) = 0,06. n n 2,667 hai anđehit là CH3CHO x mol và C2H5OH y mol. x+y=0,06 (3) BTNT cho H ta có n(H2O)=2x+3y=0,16 Giải hệ ta có :x=0,02 và y=0,04 suy ra m(C2H5CHO)=58.0,04=2,32 gam. Câu 21: Đáp án A nKOH=3n axit axetylsalixylic = 3.43,2/180=0,72 mol => V=0,72/0,5=1,44 lít Câu 22: Đáp án B Gọi CTTQ của muối: R(COONa)x: 0,1 (mol) TH1: x = 1 => CTCT RCOONa: 0,1 (mol) BTNT Na: => nNa2CO3 = 1/2.nNa = 1/2.nRCOONa = 1/2.0,1 = 0,05 (mol) => ∑ nC = nCO2 + nNa2CO3 = 0,15 + 0,05 = 0,2 (mol) => Số C trong muối = nC/ nmuối = 0,2 : 0,1 = 2 => CTCT CH3COONa (Đáp án B) TH2: x = 2 => CTCT R(COONa)2: 0,1 (mol) BTNT Na: => nNa2CO3 = 0,1 (mol) => ∑nC = 0,15 + 0,1 = 0,25 (mol) => Số C trong muối = nC/ nmuối = 0,25 : 0,1 = 2,5 (lẻ) => loại Câu 23: Đáp án A Trang 9
  10. nHCHO=nAg/4=0,1/4=0,025 mol =>mHCHO=0,025.30=0,75 gam =>C%dd HCHO=0,75/1,97.100%=38,1% Câu 24: Đáp án D nAg = 21,6 : 108 = 0,2 (mol) => nRCHO = nAg/2 = 0,1 (mol) => MRCHO = 4,4 : 0,1 = 44 (g/mol) => CH3CHO Câu 25: Đáp án A H2O HCOOH (T) + Br2  CO2 + 2HBr => Y là HCOONa HCOONa (Y) + HCl → HCOOH + NaCl => Z là HCHO HCHO (Z) + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr => X : HCOOCH2OOCH H2O,t HCOOCH2OOCH (X) + 2NaOH  2HCOONa (Y) + HCHO (Z) + H2O => CTPT của X là: C3H4O4 Trang 10