Cách làm các dạng bài nghị Luận văn học 9

doc 87 trang hoaithuong97 29264
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách làm các dạng bài nghị Luận văn học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccach_lam_cac_dang_bai_nghi_luan_van_hoc_9.doc

Nội dung text: Cách làm các dạng bài nghị Luận văn học 9

  1. - Thực tại đời sống được cảm nhận dưới con mắt của người nghệ sĩ bao gồm những điều mà mọi người đều thấy và cả vấn đề mà người khác chưa thấy - những điều sâu sắc và mới mẻ luôn phát sinh từ cuộc sống. - Những chất liệu thực tại cần sự sắp xếp và tái hiện, sáng tạo trên cơ sở những gì đã có để từ những mảng rời rạc của đời sống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Đó là nhờ tài năng và công phu lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần mà đặc trưng của nó là tính cá thể hóa cao độ, đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho văn chương một tiếng nói riêng, phong cách riêng, nếu không tác phẩm sẽ rơi vào quên lãng. - Thực tại đời sống được người nghệ sĩ ghi lại không phải là sự phản ánh một cách máy móc, rập khuôn mà được phản chiếu qua tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước hiện thực. Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn gửi gắm, kí thác những ước mơ khát vọng về cuộc đời. Qua tác phẩm ta thấy được thông điệp tinh thần người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. b. Phân tích và chứng minh QUÝ THẦY CÔ CẦN SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 0986.217.081 hoặc 0912.217.081 PHẦN 2 HỆ THỐNG ĐỀ MINH HỌA Bài 1 (Có đáp án gợi ý ) CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012). Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25
  2. phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật: +0,5 - Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. “Truyền kì mạn lục” của ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó. - “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, ”Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. * Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương ở các nội dung sau: 1. Vẻ đẹp của Vũ Nương: +2,0 * Sống nơi trần thế, Vũ Nương là người phụ nữ có nhan sắc, phẩm chất đức hạnh. - Trước khi làm vợ chàng Trương, Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. -> Ở nàng đã hội tụ những vẻ đẹp theo chuẩn mực của xã hội phong kiến. - Khi làm vợ chàng Trương, nhà văn đã đặt Vũ Nương vào trong các thời điểm và các mối quan hệ khác nhau: với chồng, với mẹ chồng, với con để làm toát lên những vẻ đẹp của Vũ Nương: + Vũ Nương là người vợ khéo léo, thủy chung và yêu thương chồng tha thiết: Những ngày đầu làm vợ chàng Trương biết chồng là người thất học lại
  3. có tính đa nghi nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” không để cho vợ chồng phải xảy ra bất hòa. -> Cư xử khéo léo, dịu dàng. Khi tiễn chồng đi lính nàng rót chén rượu đầy nói lời tình nghĩa, đằm thắm thiết tha (chàng đi chuyến này hai chữ bình yên thế là đủ rồi) chứng tỏ nàng không mong gì vinh hiển, chức tước, bổng lộc, chỉ khát khao hạnh phúc gia đình. Nàng còn cảm thông vì những gian lao vất vả mà chồng sắp phải gánh chịu nơi chiến trận (Chỉ e việc quân khó liệu ) Nàng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ thương của mình (mùa dưa chín quá kì bay bổng). Khi chồng ở ngoài mặt trận, nàng càng thủy chung yêu thương chồng hết mực, buồn thương khắc khoải (ngày qua tháng lại mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi nỗi buồn không thể nào ngăn cách được) thổn thức tâm tình nhưng luôn giữ tiết hạnh với chồng (cách tiết 3 năm chưa hề bén gót). + Vũ Nương là người mẹ hiền, dâu thảo, là người phụ nữ đảm đang tháo vát: Chồng xa nhà, một mình Vũ Nương vừa nuôi dạy con thơ vừa chăm sóc mẹ già. Chi tiết hằng đêm Vũ Nương bế con và chỉ vào bóng mình nói “Cha Đản lại đến kia kìa” cũng là xuất phát từ tình yêu con sâu sắc vì muốn con không phải sống trong sự thiếu vắng hình ảnh người cha. -> Nàng đã làm trọn trách nhiệm của người mẹ nhân hậu, dịu hiền hết lòng yêu thương con. Nàng còn chăm sóc nuôi dưỡng mẹ chồng ân cần chu đáo, nói lời dịu dàng. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương chăm sóc tận tình lo thuốc thang, lễ bái thần phật, khi bà mất nàng lo ma chay tế lễ chu đáo vẹn toàn. -> Nàng đã làm trọn bổn phận của người con dâu hiếu thảo. Phẩm chất này của Vũ Nương đã được mẹ chồng khẳng định ở lời trăn trối: (Ngắn dài có số chẳng phụ con) * Sống nơi thủy cung, nàng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, không nguôi thương nhớ chồng con, lo lắng đến phần mộ tổ tiên. Muốn khát khao được phục hồi danh dự. => Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang tháo vát, là người vợ thủy chung, người mẹ nhân hậu, người con hiếu thảo hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nhưng cuộc đời lại không may mắn đối với nàng. 2. Số phận của Vũ Nương: Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnh. +1,0
  4. - Phải sống trong nỗi cô đơn vất vả, một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng, thiếu vắng tình cảm của chồng. - Phải chịu nỗi oan nghiệt cuối cùng phải tự vẫn: Khi chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về lẽ ra người phụ nữ vẹn toàn như Vũ Nương phải được sống hạnh phúc nhưng nàng lại bị nghi oan. Nàng đã giãi bày, phân trần nhưng Trương Sinh không hề động lòng trắc ẩn trước sự khổ đau của nàng. Hàng xóm bênh vực, biện minh nhưng chàng cũng không tin. Nàng đã không có quyền bảo vệ mình, bị chồng ruồng rẫy, ghẻ lạnh, mắng nhiếc, đánh đuổi. Nàng đã giải bày và thề nguyền về sự trinh bạch của mình, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ nhưng không được, bế tắc tuyệt vọng đến bước đường cùng nàng phải trẫm mình xuống sông Hoàng Giang để tự vẫn. Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh. -> Từ những nguyên nhân này nhà văn muốn tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đã đẩy người phụ nữ đẹp người đẹp nết như Vũ Nương vào số phận bi thảm. => Thông qua cuộc đời và số phận Vũ Nương nhà văn không chỉ ca ngợi những phẩm chất đức hạnh của nàng mà còn thương cảm những khổ đau bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng không lối thoát. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: +0,5 - Cách dẫn dắt tình huống sự việc hợp lí, kịch tính ngày càng tăng, thắt - mở nút bất ngờ. - Đặt nhân vật vào tình huống, thời điểm và các mối quan hệ khác nhau để nhân vật bộc lộ phẩm chất. - Sáng tạo chi tiết cái bóng kết hợp hài hòa yếu tố thực và ảo, lời văn biền ngẫu, hình ảnh so sánh ước lệ, sinh động, hấp dẫn Đánh giá nâng cao: - Khẳng định lại nhân vật. -Liên hệ với người phụ nữ ngày nay để thấy được tính ưu việt của xã hội hiện nay đã đem đến cho người phụ nữ cuộc sống mới và vị thế mới . d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25
  5. dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa Tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 2: Dựa vào truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó. Đề 3: Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, Nguyễn Minh Châu từng viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Đề 4: Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy. (Nguyễn Đăng Mạnh - Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa báo Văn nghệ số 14, 4/1999). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm rõ ý kiến trên. Liên hệ với chi tiết chiếc lá trong” Chiếc lá cuối cùng” của O,Henri để thấy tài năng của mỗi nhà văn trong việc thể hiện chi tiết tác phẩm.
  6. Bài 2 NGUYỄN DU VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU Đề 1: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một viết: “Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du”. Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. (Nguyễn Du - Truyện Kiều, SGK Ngữ Văn 9, tập một, trang 84,85) Đề 2 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Mọc giữa dòng sông xanh
  7. Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Đề 3 Nói về bút pháp tả người của Nguyễn Du, giáo sư Trần Đình Sử nhận xét: “Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy đều vẽ rất khéo léo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vẽ riêng) nhưng vẫn nằm trong nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng [ ], làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của mỗi người.” Em hãy phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ nhận xét trên. Đề 4 Hoài Thanh từng nhận xét: Nguyễn Du - “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”. Qua việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Du và các đoạn trích đã học (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nguyễn Du - “một trái tim lớn, 0,25 một nghệ sĩ lớn” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các 4.0 luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
  8. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và các đoạn trích (Tham khảo đề 1) - Trích dẫn ý kiến. +0,5 *Giải thích và khẳng định ý kiến: +0,5 - Trái tim lớn: là tâm hồn, tấm lòng cao đẹp, chứa chan tình yêu thương. - Nghệ sĩ lớn: trí tuệ lớn, tài năng thơ ca trác việt (tài). Ở Nguyễn Du: Tâm cũng lớn mà tài cũng lớn. Đọc thơ Nguyễn Du, nhất là Truyện Kiều, người ta thấy “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” và cũng thấy rằng tất cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con người, cho thời thế và cho nhân thế. Ngọc của nghệ thuật Nguyễn Du đúng là kết tinh từ vết thương lòng của một trái tim từng quặn đau trong biển đời. Một số đoạn trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện đầy đủ ý kiến trong đề bài. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Trái tim lớn của Nguyễn Du: 1.1 Mang một nỗi đau thời đại, một tình yêu thương sâu rộng con người - “Người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương cho người khác” (Nguyễn Ngọc Tư) - Nguyễn Du sống vào nửa cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động dữ dội: + Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, xã hội loạn lạc, tăm tối. + Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. - Sống giữa sóng gió ba đào của thời đại ấy, Nguyễn Du đã nếm trải đủ cay đắng, ngọt bùi trên đời, bất lực, phẫn uất khi chứng kiến xã hội đương thời đầy những cảnh nhiễu nhương, những điều trái tai gai mắt Thế nên các sáng tác của ông là bức tranh sinh động về xã hội, những cảnh đời trước mắt. Nổi bật nhất trong những sáng tác đó là “Truyện
  9. Kiều” - Tiếng kêu mới của một trái tim rỉ máu: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. 1.2. Luôn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất cao quý của con người. (Dựa vào đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích làm rõ) - Vẻ đẹp nhan sắc: + Vẻ đẹp của Thúy Vân : Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu, quí phái khác thường: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. + Vẻ đẹp Thúy Kiều: Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt “làn thu thủy”: trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu, ở đôi mày “nét xuân sơn”: như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc. Nhan sắc đó: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường, ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia. Vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này. - Vẻ đẹp tài năng của Kiều: Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm - kỳ - thi - họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” nhưng nổi bật nhất là thi ca, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” - Vẻ đẹp tâm hồn: + Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực. + Đa sầu đa cảm: Kiều sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng) -> Tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. + Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều: Hiếu thảo, thủy chung, son sắt.
  10. Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng -> Nàng bán thân mình để chuộc cha. Khi phải phiêu bạt, giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích vẫn luôn nặng lòng xót thương, lo lắng cho cha mẹ, luôn khẳng định tấm lòng son sắt, thủy chung đối với Kim Trọng dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son ấy mãi vẹn nguyên. 1.3. Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. (Dựa vào đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích làm rõ) - Đau xót cho cảnh ngộ côi cút, đơn độc nơi lầu Ngưng Bích “khóa xuân” (6 câu đầu) - Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, thương cảm cho tương lai bất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích (8 câu cuối). 2. Nguyễn Du còn là một nhà nghệ sĩ lớn. - Ông là người đầu tiên trong lịch sử văn học trung đại đã đưa nghệ thuật văn học, đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam lên một đỉnh cao vời vợi chưa từng thấy. + Truyên Kiều là một kiệt tác chứng tỏ nguyễn Du là một ngòi bút thiên tài, là bậc thầy của nghệ thuật thơ ca ở nhiều phương diện. - Tài miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật: Khắc họa bằng một vài nét nhưng rất đậm đà sắc sảo, nổi bật lên như chạm khắc. - Miêu tả thiên nhiên, tâm trạng đặc sắc. - Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ. + Ngoài ra: thơ chữ Hán, văn chiêu hồn của Nguyễn Du đạt được nhiều thành tựu đặc sắc về nghệ thuật. * Đánh giá, tổng hợp: +0,5 - Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá đúng đắn về Nguyễn Du: Năng khiếu văn chương, vốn sống phong phú kết tinh ở một trái tim yêu thương vĩ đại đối với con người trong một bối cảnh lịch sử cụ thể đã tạo
  11. nên thiên tài Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. - Với một trái tim dạt dào tình người, tình đời, một ngòi bút tài hoa hiếm thấy, Nguyễn Du và tác phẩm của ông mãi mãi được ca tụng, lưu truyền. Nguyễn Du xứng đáng được coi là một thiên tài văn học, một danh nhân văn hoá tầm cỡ nhân loại. Như M.Gorki, Puskin, Lỗ Tấn , tên tuổi và sự nghiệp của ông làm rạng danh cho nền văn hoá dân tộc và thế giới. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa Tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 5: Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường Chủ Nhân - Nhà phê bình văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du - SGK Ngữ văn 9 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr 93-94) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 6: “Hình tượng văn học không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói”. Bằng hiểu biết về thiên nhiên trong các đoạn trích “Cảnh ngày xuân” “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Truyện Kiều của Nguyễn Du (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
  12. chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thiên nhiên trong hai đoạn 0,25 trích “không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích +0,25 Trích dẫn ý kiến. - Giới thiệu tác gỉa Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. - Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. - Giới thiệu vị trí hai đoạn trích và dẫn dắt thiên nhiên trong Truyện Kiều không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói”. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + Hình tượng văn học là một thế giới sống: Đó là hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ. + Hình tượng văn học là thế giới biết nói: Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ về con người, về cuộc sống. Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về con người, cuộc sống để lựa chọn cho mình một lối sống đúng đắn. Người đọc có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu trong tác phẩm mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt. -> Ý kiến trên đã khẳng định đặc trưng của hình tượng trong tác phẩm văn học: Hình tượng nghệ thuật vừa mang tính khái quát, vừa mang
  13. những nét cụ thể, cá biệt,vừa là thước đo giá trị tài năng của nhà văn và là tiêu chí đánh giá giá trị của mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học. - Lí giải: Vì sao hình tượng văn học không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói”? + Hình tượng nghệ thuật là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn tạo ra bằng sức gợi ngôn từ. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động và hấp dẫn như y thật, nhưng mặt khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm. + Hình tượng, một mặt nó vừa mang tính khách quan, mặt khác vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ. Hình tượng không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là “thế giới biết nói”. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đối thoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó. Một số đoạn trích trong đề bài đã thể hiện rõ ý kiến trên * Phân tích, chứng minh: +3,0 1. Thiên nhiên trong các đoạn trích “Cảnh ngày xuân” “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một thế giới sống, được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du. - Cảnh ngày xuân: + Thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi sáng, khoáng đạt rộng lớn, mang đến không khí trong trẻo, thanh khiết của mùa xuân. -> Gợi ra sự vui tươi, náo nhiệt, yêu đời trong tâm hồn con người. (cảnh chim én bay lượn, cỏ xanh tận chân trời, cành lê trắng). + Thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối vẫn là cảnh màu xuân thanh thanh, nhẹ nhàng nhưng bao trùm lên đó là cảm giác trầm lắng, nuối tiếc, mênh mang sâu rộng trong lòng nhân vật. -> Thiên nhiên được miêu tả theo sự thay đổi của thời gian chuyển từ buổi sáng sớm sang buổi hoàng hôn, cảnh vật từ rộng lớn, tươi đẹp sang nhỏ nhắn, suy tư (Tìm các cảnh vật và từ láy thể hiện điều này). - Kiều ở lầu Ngưng Bích:
  14. + Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu là cảnh tượng trước lầu Ngưng Bích trong tầm mắt Kiều, có thể nói đây là cảnh tượng khách quan đơn thuần, mang vẻ đẹp tự nhiên, nhưng quá đỗi rộng lớn, trống trải, tạo cảm giác mênh mang, vô tận và lạnh lẽo (hình ảnh trăng, núi, cồn cát, bụi hồng). + Thiên nhiên trong tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của Kiều thể hiện sự vận động, thay đổi nhận thức của Kiều. -> Thể hiện thông qua hệ thống các hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc như thuyền, buồm, cửa bể, hoa, dòng nước, nội cỏ, và các từ láy thể hiện sắc thái của cảnh vật đồng thời cũng là của con người (tự liệt kê và phân tích). => Thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để Nguyễn Du ngụ tình, mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo vật của thi hào Nguyễn Du. 2. Thiên nhiên đó còn là thế giới biết nói: Tiếng nói thắm đượm tình người. - Cảnh ngày xuân: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích này là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. ( Phân tích làm rõ cách Nguyễn Du tả hình ảnh chim én, hình ảnh cỏ non, hình ảnh hoa lê trắng, cảnh lễ hội , nỗi buồn tan cuộc, cõi lòng vấn vương một cách đặc biệt gợi cảm, thấm thía qua đảo ngữ, qua dùng từ láy, dùng các phó từ , qua cách chấm phá, điểm xuyết ) - Kiều ở lầu Ngưng Bích: Thiên nhiên đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển. + Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (6 câu đầu) dưới tầm mắt của kiều không chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bao la, mênh mông hoang vắng đến rợn người mà còn là thế giới biết nói về tâm trạng rối bời ngổn ngang trăm mối tơ vò của nàng Kiều: cô đơn đau đớn nhục nhã đến ê chề của nàng khi vừa mới trải qua nỗi đau đầu đời do Mã Giám Sinh làm nhục + Thiên nhiên ở 8 câu cuối còn là nỗi buồn, lo sợ đến hãi hùng của nàng Kiều bởi mỗi hình ảnh thiên nhiên là một ẩn dụ cho tâm trạng số phận của nàng Kiều: “Cánh buồm xa xa” gợi cảnh đời lưu lạc, nỗi nhớ nhà sự cô đơn lẻ loi. Cảnh “hoa trôi man mác” gợi tâm trạng số phận vô định,
  15. cảnh “nội cỏ, chân mây, mặt đất” là sự rộng lớn của thiên nhiên hay còn là tâm trạng bi thương tương lai mờ mịt của nàng, cảnh “gió cuốn mặt duềnh” là sự hãi hùng về cuộc sống đang đe dọa bao quanh nàng cũng là tiếng kêu dự báo về quãng đời lưu lạc, tủi nhục, cay cực mà nàng phải trải qua mà đây mới là bước đầu Mỗi hình ảnh thiên nhiên mỗi từ ngữ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng số phận nàng Kiều. Đó chính là thế giới biết nói thật sống động (tự liệt kê và phân tích các hình ảnh thiên nhiên kết hợp các biện pháp tu từ: điệp từ, nhân hóa và sử dụng từ láy ). ->Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp (tả cảnh ngụ tình) để Nguyễn Du miêu tả và khắc họa số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhân vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu sắc. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện. Vì thế, có thể khẳng định rằng : Hình tượng thiên nhiên trong Truyện Kiều không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói”. - Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. - Người cầm bút: Sử dụng thiên nhiên như một nét bút pháp đòi hỏi ở người nghệ sĩ phải có tâm hồn yêu thiên nhiên đằm thắm và sự tài hoa, tinh tế của ngòi bút. - Người tiếp nhận: Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hóa, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa Tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 7
  16. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du”. Bằng những câu thơ, đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. QUÝ THẦY CÔ CẦN SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 0986.217.081 hoặc 0912.217.081 Đề 8: “Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”. (Trần Hoài Anh - Thanh Thảo và thơ - nhavantphcm.com.vn) Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam) và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Liên hệ đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy tính nhân văn của từng tác phẩm. Bài 3 ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU Đề 1: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
  17. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) BẾP LỬA - BẰNG VIỆT Đề 1: Cảm nhận của em về những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong đoạn trích sau: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
  18. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ đó liên hệ đến một tác phẩm được học trong chương trình THCS có cùng chủ đề để thấy rõ hơn ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ đối với cuộc đời mỗi người. Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25
  19. phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Yếu tố tình cảm, cảm xúc 0,25 trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận +0,25 Trích dẫn ý kiến - Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, Quê ở Thạch Thất, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. - Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô, in trong tập “Hương cây - Bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. Bài thơ đã bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả. + Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu
  20. bắt buộc đối với thơ ca. + Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện. -> Nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. Đây là một quy luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ thuật. - Lí giải: Vì sao thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ? + Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo để phản ánh hiện thực, trong đó phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Xuất phát từ đặc trưng về đối tượng, nội dung của văn học, có thể thấy: văn học không phản ánh hiện thực một cách bàng quan, lạnh lùng mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhà văn. Điều đó tạo nên quy luật tình cảm trong phản ánh nghệ thuật. + Xuất phát từ đặc trưng của thơ, đặc biệt là thơ trữ tình: Tiếng nói trữ tình bao giờ cũng được bộc lộ trực tiếp, trở thành bình diện thứ nhất của sáng tác. + Tiếng nói của tình cảm, tâm tư con người được gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật như thế nào? Nhu cầu được giãi bày những gì chất chứa trong lòng (niềm vui, nỗi buồn ). Là lời nhắn gửi, sự cảm thông; là tiếng lòng đến với tiếng lòng (tiếng nói tri âm). Nghệ thuật chân chính còn chứa đựng trong nó chiều sâu của tư tưởng tiến bộ, các giá trị đối với cuộc sống, làm đẹp và phong phú hơn cho tâm hồn con người. + Vẻ đẹp của tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được kết tinh ở hình thức nghệ thuật, được biểu hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo mà trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. + Nếu thơ chỉ bắt rễ từ lòng người, chỉ có tình cảm, cảm xúc mãnh liệt mà không nở hoa nơi từ ngữ thì tình cảm, cảm xúc trong thơ sẽ không tìm được hình thức biểu hiện độc đáo, hấp dẫn; do đó khó tạo nên vẻ đẹp, sức lôi cuốn của tác phẩm. Ngược lại, nếu chỉ trau chuốt, đẽo gọt ngôn từ mà xem nhẹ tình cảm, cảm xúc thì tác phẩm sẽ trở nên khô khan, nghệ thuật không sao cất cánh lên được.
  21. * Phân tích, chứng minh: +3,0 1. Bài thơ “Bếp lửa” là tiếng nói từ tình cảm, chân thành, những rung cảm tinh tế của người cháu 1.1. Hồi tưởng về bà và tình bà cháu - Sự hồi tưởng được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa thân thương ấm áp. + Điệp từ “một bếp lửa” nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình Việt Nam như một ấn tượng da diết của tuổi thơ. + Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” vừa là bếp lửa thực. Từ láy “chờn vờn” còn là trong nỗi nhớ của nhà thơ. + Bếp lửa “ấp iu nồng đượm”: Từ “ấp iu” được chắt lọc từ “ấp ủ” và “nâng niu” vừa gợi sự chính xác của công việc nhóm bếp vừa gợi ra được đôi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và tấm lòng chi chút nhọc nhằn của người bà khi nhóm bếp. - Tình cảm chân thành, những rung cảm tinh tế gợi về những kỉ niệm cả một thời thơ ấu sống bên bà. + Kỉ niệm tuổi thơ gian khó thiếu thốn nhọc nhằn: Nạn đói năm 1945: “Đói mòn đói mỏi” gợi sự ám ảnh về nạn đói khủng khiếp và quá khứ khổ đau của dân tộc. Mối lo giặc giã xóm làng: giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi - chiến tranh gây đau thương cho con người. Hoàn cảnh chung của mọi gia đình Việt Nam: Mẹ cùng cha công tác bận không về, cháu sống trong sự nuôi nấng, cưu mang dạy dỗ của bà. + Kỉ niệm về bà và tình bà cháu gắn liền với bếp lửa: Tuổi thơ cháu đã gắn liền với bếp lửa từ khi “lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói 8 năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Vì vậy nhớ về bếp lửa ấn tượng nhất là cảm giác “khói hun nhèm mắt cháu - sống mũi còn cay” -> Cảm giác chân thực sống động. Cay đâu chỉ vì khói bếp của quá khứ mà còn là cái cay của cồn cào thương nhớ bà ở hiện tại. Nhớ về bà người cháu nhớ nhất là hình ảnh bà ngồi bên bếp lửa mỗi sớm chiều. Bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo cháu, dạy cháu làm, chăm cháu học - dặn cháu đinh ninh -> Hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho cháu. Bà không chỉ nuôi cháu lớn lên về thể chất mà còn là chỗ dựa tinh thần cho cháu khi cha mẹ vắng nhà. Hiểu được những vất vả cực nhọc và tình cảm yêu thương của bà dành cho
  22. mình nên cháu trân trọng kính yêu bà và sống thật hiếu thảo: cháu làm, cháu học, cháu nghe, thương bà khó nhọc. -> Tình bà cháu ấm áp hơn bên bếp lửa hồng. + Kỉ niệm về tiếng chim tu hú: - Là một kỉ niệm không thể thiếu trong thơ Bằng Việt. Tiếng chim tu hú gợi không gian mênh mông vắng vẻ và hoàn cảnh côi cút nhớ thương vời vợi của hai bà cháu. Nhưng quan trọng hơn, tiếng chim tu hú là tiếng lòng đồng vọng quê hương của người cháu. => Hình ảnh bếp lửa, kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh người bà, tình bà cháu hay tiếng chim tu hú đều là những hình ảnh cụ thể của quê hương, đất nước. Nhớ về những điều đó là nhớ về quê hương, đất nước. 1.2. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa - Suy ngẫm về cuộc đời vất vả, cực nhọc gian truân lận đận của bà và những phẩm chất đáng quý của bà: sự tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, sáng chói đức tin yêu -> Những phẩm chất của bà là phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. - Suy ngẫm về bếp lửa kì lạ thiêng liêng: + Bếp lửa không chỉ được nhen nhóm bằng nhiên liệu của than, củi, rơm rạ mà còn được nhen nhóm từ tấm lòng bà - ngọn lửa của sức sống: lòng yêu thương, đức hi sinh và niềm tin -> Từ ngọn lửa của bà cháu hiểu được linh hồn của dân tộc: vất vả gian lao nhưng vẫn yêu thương chia sẻ, tình làng nghĩa xóm nồng đượm. => Bà là người nhóm lửa - giữ lửa - truyền lửa cho cháu - thế hệ mai sau. (Phân tích từ láy “lận đận”, “nắng mưa”, “thói quen dậy sớm”, điệp từ “nhóm”, từ cảm thán “ôi” và đảo ngữ “kì lạ thiêng liêng bếp lửa!” để làm nổi bật ý thơ suy ngẫm về bà và bếp lửa). 1.3. Nỗi nhớ khôn nguôi trong hiện tại xa cách - Lời tự bạch của đứa cháu khi hiện tại đã khôn lớn trưởng thành được tiếp xúc với khung trời rộng lớn, với tiện nghi hiện đại nhưng vẫn không quên bếp lửa và hình ảnh bà. - Câu hỏi cuối bài thơ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” là câu hỏi
  23. tu từ vừa để nhắc bà vừa là để khẳng định một chân lí không bao giờ thay đổi: cháu không bao giờ quên bà và bếp lửa. Bởi bà và bếp lửa là hiện thân của quê hương, đất nước - triết lí thầm kín trong thơ Bằng Việt đã lan toả tới tất cả mọi người. 2. Tình cảm ấy “nở hoa” nơi từ ngữ - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ - Thể thơ 8 chữ kết hợp với 7 chữ, 9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc miên man về sự hồi tưởng, suy ngẫm về bà, tình bà cháu, kỉ niệm tuổi thơ - Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành. - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu. - Sáng tạo hình ảnh thơ: bếp lửa - ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng. Sử dụng thành công các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp từ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến đã khẳng định: Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ - đó là đặc trưng và cũng là phẩm chất của thơ. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, trau chuốt. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là bài thơ như thế. - Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế và khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt. Để làm nên phẩm chất đó, gốc rễ lòng người phải sâu sắc, chân thành; từ ngữ phải có giá trị mới có thể “nở hoa”. - Người đọc cũng phải rèn luyện tâm hồn và vốn hiểu biết để cảm, hiểu chiều sâu tâm hồn nhà thơ và thưởng thức vẻ đẹp từ ngữ. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  24. QUÝ THẦY CÔ CẦN SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 0986.217.081 hoặc 0912.217.081 Đề 3: Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai-nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ. Em hiểu gì về ý kiến trên? Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài 9 LẶNG LẼ SA PA - NGUYỄN THÀNH LONG Đề 1: Nhận định về nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 viết: Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với cách bình luận. Dựa vào tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những thành công về nghệ 0,25 thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
  25. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thành công về nghệ thuật của tác +0,5 phẩm (Tham khảo đề trước) Trích dẫn ý kiến * Giải thích và khẳng định ý kiến: +0,5 - Ý kiến trong đề bài đã khẳng định, kết luận về giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác bởi vì “Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với cách bình luận”. Thành công về nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công chung cho tác phẩm. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Truyện xây dựng được tình huống hợp lí - Cốt truyện đơn giản: Toàn truyện chỉ có một tình huống đơn giản đời thường, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: bác lái xe, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ và anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Qua cuộc gặp gỡ tiếp xúc chứng kiến nơi ở, làm việc, được nghe anh thanh niên tâm sự những người khách đã cảm nhận những điều đáng quý ở anh - một người có tâm hồn, lối sống, quan niệm về cuộc đời, về lao động thật đúng đắn và đẹp đẽ. - Tuy cốt truyện đơn giản nhưng tác giả đã làm nổi bật được những công việc thầm lặng của những con người lao động bình thường đang ngày đêm cống hiến hết mình cho đất nước. Tạo ra cuộc gặp gỡ ấy tác giả đã để cho nhân vật chính dần dần hiện lên thông qua cách nhìn, sự đánh giá của các nhân vật -> Tăng sức khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. 2. Truyện có cách kể tự nhiên - Diễn biến của câu chuyện được kể theo thời gian: cái gì có trước kể trước, cái gì diễn ra sau kể sau. Các chi tiết đơn giản, bình thường như
  26. cuộc sống: xe dừng, theo lời giới thiệu, gợi ý của bác lái xe mọi người cùng đi thăm anh thanh niên, gặp gỡ, nói chuyện, trao nhận quà rồi lại lên xe đi tiếp. - Truyện không dùng ngôi kể thứ nhất nhưng phần lớn người kể chuyện lại nhập vai vào nhân vật ông hoạ sĩ và chủ yếu qua cách nhìn, sự suy nghĩ của ông mà quan sát và miêu tả từ phong cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên - nhân vật chính của truyện. - Nhân vật anh thanh niên (nhân vật chính của truyện) không xuất hiện trực tiếp mà thông qua lời giới thiệu của bác lái xe và cách nhìn nhận của các nhân vật khác. Điều ấy tạo sự hấp dẫn, tò mò cho người đọc và tăng tính khách quan. 3. Truyện có sự kết hợp tự sự với trữ tình và bình luận - Phương thức biểu đạt chính của truyện là tự sự vì có cốt truyện, nhân vật, tình huống, có người kể chuyện thể hiện theo nguyên tắc khách quan. - Song sức hấp dẫn của Lặng lẽ Sa Pa lại ở chất trữ tình. + Chất trữ tình thể hiện trước hết ở nhan đề, tình huống truyện. Nhan đề gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa: Lặng lẽ đi với địa danh Sa Pa gợi cho người đọc về một vùng đất yên tĩnh, thơ mộng với những chuyến du lịch nghỉ ngơi. Nhưng lặng lẽ còn gợi cho người đọc về sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của những con người đang ngày đêm hết lòng cho đất nước. Tình huống của truyện đơn giản, chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m trong khoảng thời gian ngắn ngủi 30 phút nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc. + Chất trữ tình thể hiện ở bức tranh thiên nhiên: Phong cảnh Sa Pa - núi cao với thác đổ trắng xoá, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp cứ chen nhau hiện dần lên bức tranh hấp dẫn: những rặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ, sự thanh bình yên ả tạo nên bức tranh lung linh huyền ảo. Nắng ở Sa Pa cũng thật tuyệt vời: “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng
  27. hực như một bó đuốc lớn. Nắng cháy làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và càng làm cô gái rực rỡ theo”. Bức tranh thiên nhiên thu nhỏ nơi mảnh vườn của anh thanh niên: với đủ các loại hoa, màu sắc rực rỡ: hoa dơn, thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong -> Bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa đã góp phần tạo nên chất trữ tình, chất thơ cho tác phẩm, được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống con người. + Chất trữ tình chủ yếu toát ra từ cuộc gặp gỡ tình cờ, từ cuộc sống, tâm hồn, ý nghĩ, cảm xúc của những con người trong truyện: Cô kĩ sư hồn nhiên dám bỏ phố phường phồn hoa đến công tác tại miền núi hẻo lánh. Ông họa sĩ sắp về hưu nhưng vẫn cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn còn nhạy cảm yêu đời. Đặc biệt là anh thanh niên một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m với công việc vất vả gian khổ nhưng vẫn luôn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; suy nghĩ đúng đắn, lạc quan về công việc và cuộc sống. Ngoài ra các nhân vật khác như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét cũng hết lòng vì đất nước. + Chất trữ tình còn thể hiện ở những chi tiết giàu chất thi ca: “Cô gái bất giác đỏ mặt lên, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn .” - Truyện còn có yếu tố bình luận thể hiện ở những câu triết lí sâu sắc của nhân vật anh thanh niên về cuộc sống, công việc, về sự cô đơn: “Buồn thì ai mà chả sợ ”, “Khi ta làm việc ta với việc là hai sao lại gọi là một mình”, “Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng nếu cất nó đi thì cháu buồn đến chết ” -> Gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, lẽ sống, suy nghĩ về sự cống hiến hết mình cho đất nước. * Đánh giá, tổng hợp: +0,5 Tất cả các yếu tố nghệ thuật trên đã góp phần tạo nên một thiên truyện
  28. hấp dẫn, đầy sức thuyết phục về hình ảnh đẹp của những người lao động bình dị, thầm lặng. Một bức tranh đẹp về cuộc sống mới cho ta ngẫm nghĩ và tin yêu. Rõ ràng khi chữ nghĩa đạt đến mức nghệ thuật, thì nghĩa lí của nó có thể đến với con người một cách rất tự nhiên. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 2: Nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 5: Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn (M. L. Kalinine). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Henri để thấy được giá trị của văn học mà mỗi nhà nghệ sĩ mang lại cho bạn đọc. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
  29. vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những giá trị về nhận thức - 0,25 giáo dục - thẩm mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho bạn đọc. Liên hệ với Chiếc lá cuối cùng của O. Henri c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề trước) +0,25 Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến, nhận định +0,5 - Giải thích: +Văn học: Loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống. + Làm cho con người thêm phong phú, tức làm nảy nở trong con người những tình cảm mới, rèn giũa những tình cảm cũ; khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời, giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống. + Tạo khả năng để con người lớn lên: Sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách nhân văn. + Hiểu được con người nhiều hơn: Thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình. - > Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những chức năng nhận thức - giáo dục - thẩm mĩ của văn học. - Lí giải: Vì sao nói “văn học làm cho con người thêm phong phú”? - Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. - Mặt khác, văn học là “tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm
  30. tâm tư” (Lê Ngọc Trà), qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có, được trui rèn những tình cảm sẵn có. - Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn để giàu có, phong phú hơn về trải nghiệm sống. Tại sao văn học “tạo khả năng giúp con người lớn lên”? - Từ những trải nghiệm đó, văn học giúp con người lớn lên về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn. - Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra, “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc tách khỏi phần con để đi đến phần người, tiệm cận các giá trị chân - thiện - mĩ mà họ hằng ngưỡng vọng. Văn học làm cho con người hiểu được con người nhiều hơn là vì: - Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người trong các mối quan hệ xã hội, soi chiếu dưới lăng kính thẩm mĩ. Văn học khơi sâu tìm hiểu những vẻ đẹp, những “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu), văn học khám phá những khát vọng muôn thuở của nhân loại, tìm lời giải đáp cho những trăn trở có tính nhân bản: vấn đề sống - chết, vấn đề chiến tranh - hòa bình, vấn đề ý nghĩa của cuộc sống. Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. “Lặng lẽ Sa Pa” làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn “Lặng lẽ Sa Pa” làm cho con người thêm phong phú: - Có những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, xã hội lúc bấy giờ:
  31. + Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Đặc biệt, những năm 70, miền Bắc hăng say lao động sản xuất để xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, mỗi người dân miền Bắc ý thức sâu sắc vai trò của bản thân mình đối với sự nghiệp chung của đất nước: sống đẹp, sống có ích để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong tác phẩm. - Có những hiểu biết mới mẻ về vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa: + Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào, những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, những tia nắng thật kì lạ, mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ. Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. -> Được thưởng thức thiên nhiên Sa Pa qua từng trang truyện ta có cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, không chỉ giúp ta hiểu hơn về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương, đất nước. - Có thêm những hiểu biết mới mẻ về con người nơi Sa Pa: + Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: cô kĩ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì -> Bản lĩnh, nghị lực phi thường.) + Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc, có ý thức trách nhiệm trước công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoàn cảnh: ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học
  32. + Ông họa sĩ: Hội tụ phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính: nhân cách đẹp đẽ, khát vọng sáng tạo nghệ thuật, có cuộc sống nội tâm phong phú, biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp, có quan điểm nghệ thuật đúng đắn: bỏ lại sau lưng đô thị phồn hoa để đi tìm cảm hứng sáng tạo cho mình. + Đặc biệt giúp người đọc hiểu sâu sắc về nhân vật anh thanh niên tuy là con người lao động bình thường nhưng hội tụ biết bao vẻ đẹp tâm hồn tính cách. Mặc dù hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần yêu nghề, trách nhiệm cao với công việc đã khiến anh suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc của mình đang làm. Anh còn là con người biết sắp xếp tổ chức cuộc sống khoa học ngăn nắp, có lòng hiếu khách, chân thành, cởi mở, biết quan tâm đến mọi người, có lòng khiêm tốn (Lựa chọn phân tích những dẫn chứng tiêu biểu). => Đọc tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa tâm hồn người đọc thêm phong phú sâu sắc hơn về cảnh sắc thiên nhiên, về cuộc sống xã hội, con người. “Lặng lẽ Sa Pa” giúp người đọc lớn hơn, hiểu được con người nhiều hơn: - Hiểu được cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm, hành động của bản thân xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống, làm những việc mình đam mê sẽ luôn đem đến cho bản thân sự hạnh phúc. - Mỗi người phải biết sống có lý tưởng, có ý thức, trách nhiệm đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Trước mọi khó khăn, thử thách phải có tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống. - Sống khiêm tốn và đức hi sinh thầm lặng. Trao đi tình yêu thương, sự chân thành chắc chắn sẽ nhận lại sự yêu thương từ những người xung quanh. - Những vẻ đẹp của cuộc sống con người không phải là những gì lớn lao kì vĩ mà là những điều bình thường giản dị diễn ra xung quanh cuộc sống của mỗi người chúng ta. - Sức mạnh và bất lực của nghệ thuật phụ thuộc vào niềm đam mê, tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. -> Người đọc thêm yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp bình dị nhưng cao đẹp của vẻ đẹp cuộc sống con người. Từ đó, hướng con người đến những lẽ sống đúng đắn và tích cực hơn.
  33. 2. Sở dĩ “Lặng lẽ Sa Pa” làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn là nhờ ở những hình thức nghệ thuật của tác phẩm - Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. - Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già ). Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những con người đang ngày đêm âm thầm và lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước trên khắp mọi miền của Tổ quốc. - Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa. * Liên hệ: +0,5 - Giới thiệu khái quát tác giả O. Hen-ri và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Dẫn vào những giá trị về nhận thức - giáo dục - thẩm mĩ mà tác phẩm Chiếc lá cuối cùng tác động tới bạn đọc. - Điểm tương đồng: + Cả hai tác phẩm đều đem đến cho độc giả những khám phá mới mẻ về thiên nhiên, con người: Vẻ đẹp trong suy nghĩ, cách sống, chiều sâu tâm hồn của con người. + Từ vẻ đẹp trong suy nghĩ, hành động, cách sống của mỗi nhân vật trong từng tác phẩm, bạn đọc không khỏi xúc động, lan tỏa, bừng dậy những tình cảm cao đẹp làm phong phú tâm hồn con người. + Đều viết bằng thể loại truyện ngắn, với sự sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật. - Điểm khác biệt: + Hoàn cảnh: Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O. Hen-ri được viết cuối thế kỉ XIX, đầu XX. Còn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm 1970, giai đoạn cả miền Bắc bước vào cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đánh Mĩ giải phóng miền Nam.
  34. + Về nội dung và nghệ thuật: Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O. Hen- ri đi sâu phản ánh vẻ đẹp của tình người (Xiu - Đó là vẻ đẹp của sự quan tâm, tận tình, chia sẻ và yêu thương bao bọc. Cụ Bơ-men - Ở cụ, toát lên vẻ đẹp của tài năng (dù muộn màng), của tâm huyết và cả sự hy sinh. Ở hai nhân vật một già một trẻ này đều tỏa sáng lên vẻ đẹp của tình người - thứ tài sản mà trong xã hội tư bản không dễ gì tìm thấy được!). Vẻ đẹp của ước mơ chân chính, của lòng nhân ái, nhân văn: Tuy khác nhau về tuổi tác, nhưng những họa sĩ nghèo này lại gặp nhau ở ước mơ nghề nghiệp - một ước mơ chính đáng và đáng trân trọng, nhưng giữa cuộc đời thường, cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” đã không cho họ được toại nguyện. Thành công của tác phẩm là xây dựng tình huống đảo ngược hai lần, tạo sự cuốn hút, bất ngờ cho tác phẩm. Còn Lặng lẽ Sa Pa là bài ca về tập thể những con người lao động thầm lặng mà hăng say, cống hiến quên mình cho Tổ quốc. Tác phẩm không có tình huống li kì mà chỉ đơn giản đời thường nhưng hấp dẫn người đọc chính là chất thơ, chất trữ tình khiến cho tác phẩm như một bài thơ bằng văn xuôi. - Sở dĩ có sự tương đồng và khác biệt ấy là do có sự ảnh hưởng chi phối đời sống xã hội, đời sống văn hóa, kinh tế của hai đất nước khác nhau và mỗi nhà văn lại có sự nhìn nhận về những khía cạnh khác nhau trong đời sống con người nhưng dù có sự khác biệt ấy hai nhà văn vẫn có sự tương đồng ở sự tìm tòi và phát hiện những vẻ đẹp luôn tiềm tàng trong mỗi con người để viết về họ với tấm lòng trân trọng, ngợi ca. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định: Văn chương vốn mang trên mình nó tính đa chức năng. Nó có tác động tích cực đến đời sống tinh thần con người. Nó làm phong phú đời sống tinh thần con người. Nó giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức, hành động và cảm thụ thế giới. Truyện Lặng lẽ Sapa và Chiếc lá cuối cùng đã đáp ứng được những yêu cầu đó. - Nhà văn phải là “người cho máu”, phải hiểu, thấu cảm và phản ánh được những buồn vui yêu ghét, lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau, những ước vọng tha thiết nhất của con người thời đại mình ; biết đặt ra những câu hỏi, và kiến giải một lối đi, một hướng phát triển cho
  35. thời đại, nhìn thẳng vào cuộc sống để tìm ra những hạt ngọc lấp lánh của cái đẹp và cái thật về con người. Từ đó làm giàu vốn hiểu biết của con người, để bạn đọc trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn. - Khi tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc cũng phải chạm vào được những dây đàn nhà văn đã căng sẵn nơi tác phẩm, để nó ngân rung lên những âm thanh, giai điệu của nó. Hiểu được tác phẩm, đồng cảm được với nhà văn, người đọc mới hoàn tất được quá trình văn học làm con người lớn lên. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Bài 10 CHIẾC LƯỢC NGÀ - NGUYỄN QUANG SÁNG Đề 1: Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho ba trong hai đoạn trích sau: “Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba”
  36. như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Và: “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.” (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, em hãy liên hệ đến trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ của mình. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tình yêu mà bé Thu 0,25 dành cho ba. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
  37. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát đoạn trích +0,5 - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tham gia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ. - Truyện ngắn ”Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 - khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. - Vị trí hai đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm kể về diễn biến tâm trạng, tình cảm của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là ba. * Phân tích, chứng minh: 1. Nội dung: Diễn biến tâm trạng, tình cảm của bé Thu trong hai đoạn trích +2,0 - Tóm tắt nội dung trước khi dẫn đến hai đoạn được trích. - Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn. - Phản ứng không nhận ông Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ. - Nó thét tiếng “ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. - Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. - Thu khóc vì thương cha, vì ân hận đã không phải với cha, vì không
  38. biết đến bao giờ mới được gặp lại cha. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp, dồn dập, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận, trái hẳn lúc đầu. - Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi. - Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với ba đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ, người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. -> Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 2. Nghệ thuật xây dựng tâm trạng nhân vật bé Thu trong hai đoạn trích +1,0 - Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình. - Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ. - Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ. => Đánh giá tổng hợp về nhân vật: Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu - một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ, dứt khoát (đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo ) nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn và có tình yêu cha sâu sắc, hơn thế còn ca ngợi tình cha con thiêng liêng, vĩnh cửu dù trong chiến tranh. * Liên hệ trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. +0,5 - Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng cuộc sống. - Trong cuộc sống, có thể vì một lí do đặc biệt nào đó mà cha mẹ chưa chăm sóc chu đáo được cho ta nhưng ta vẫn phải sống đúng đạo làm con
  39. “tròn chữ hiếu” với cha mẹ - Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa. - Khi cha mẹ đã già yếu, đầu óc không minh mẫn thì ta lại càng phải ân cần hơn nữa, không được làm cha mẹ cảm thấy bản thân là gánh nặng của con cái, phải dốc hết lòng yêu thương, chăm sóc. - Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ. - Phê phán một số những bất cập trong xã hội hiện tại: Nhẫn tâm bỏ rơi cha mẹ, không thăm hỏi chăm sóc, đối xử lạnh lùng với cha mẹ. Có kẻ còn ác tâm hành hạ, đánh đập cha mẹ già. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 2: Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau đây: Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh. ( ) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng
  40. lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc Mỗi ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những đêm nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ đó, em hãy liên hệ đến đoạn thơ dưới đây để làm rõ tình yêu thương của những người cha dành cho con. Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) QUÝ THẦY CÔ CẦN SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 0986.217.081 hoặc 0912.217.081 Đề 5: Nhà văn Nga M. Gorki, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912 có viết:
  41. Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng. (M. Gorki, Bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tình cha con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Đề 4: Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R.Tagore viết: “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.) Liên hệ với đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
  42. Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. (Thế Lữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Bài 13 SANG THU - HỮU THỈNH Đề 1: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ề 2: Bàn về thiên chức của thơ ca, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thơ ra đời cốt để nói những điều sâu kín nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Sách Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy được những rung động mơ hồ, những suy tư sâu kín của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên và cuộc đời. Đề 3:
  43. Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua cách thể hiện tình cảm của người cha với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời nói đầu 5 PHẦN 1 7 PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Dạng Kiểu bài cảm thụ văn học: I 7 Kiểu 1- Cảm thụ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) thơ, văn: + Cảm thụ về một bài thơ, đoạn thơ, một đoạn trích truyện. + Cảm thụ về phương diện, khía cạnh trong tác phẩm văn học (có 12 thể nội dung hoặc nghệ thuật). + Cảm thụ về hai đoạn thơ/ đoạn văn trong hai tác phẩm khác 14 nhau. Kiểu 2- Cảm thụ về nhân vật trong tác phẩm văn học: 20 + Cảm thụ về nhân vật trong một tác phẩm. + Cảm thụ nhân vật trong nhiều tác phẩm khác nhau (từ hai tác 25 phẩm trở lên). Dạng Kiểu bài phân tích, chứng minh cho một ý kiến, nhận định: II 28 Kiểu 1- Ý kiến nhận định tổng kết, kết luận về tác phẩm văn học. Kiểu 2 - Ý kiến nhận định có lí luận văn học 32 PHẦN 2 HỆ THỐNG ĐỀ MINH HỌA 43 (Có đáp án gợi ý ) Đề Bài/ Nội dung Bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
  44. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 1 43 Việt Nam). Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay. Dựa vào truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của 2 46 Nguyễn Dữ. Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó. Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, Nguyễn Minh Châu từng viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực”. 3 50 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy.” (Nguyễn Đăng Mạnh - Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa báo Văn nghệ số 14, 4/1999). 4 55 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm rõ ý kiến trên. Liên hệ với chi tiết chiếc lá trong Chiếc lá cuối cùng của O. Henri để thấy tài năng của mỗi nhà văn trong việc thể hiện chi tiết tác phẩm. Bài 2: Nguyễn Du và các đoạn trích Truyện Kiều Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một viết: “Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du”. 1 Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên: 62 Ngày xuân con én đưa thoi, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. (Nguyễn Du - Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 84, 85)
  45. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 2 66 (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Mọc giữa dòng sông xanh Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Nói về bút pháp tả người của Nguyễn Du, Giáo sư Trần Đình Sử nhận xét: “Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy đều vẽ rất khéo léo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vẽ riêng) nhưng vẫn nằm trong nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét 3 ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng [ ], làm hiện rõ hai bức chân 70 dung, dự báo số phận về sau của mỗi người.” Em hãy phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ nhận xét trên. Hoài Thanh từng nhận xét: “Nguyễn Du - “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”. 4 Qua việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Du và các đoạn trích đã học (SGK 74 Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường Chủ Nhân - Nhà phê bình văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng 5 nghĩ suốt cả nghìn đời”. 78 Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du - SGK Ngữ văn 9 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. “Hình tượng văn học không chỉ là thế giới sống, mà còn là “thế giới biết nói”. Bằng hiểu biết về thiên nhiên trong các đoạn trích “Cảnh ngày xuân” 6 82 “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, 7 giáo sư Lê Trí Viễn viết: 86 “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong
  46. văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của Nguyễn Du”. Bằng những câu thơ, đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”. (Trần Hoài Anh - Thanh Thảo và thơ - nhavantphcm.com.vn) 8 Bằng hiểu biết của mình về đoạn trích đã được học và đọc thêm (SGK 89 Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy tính nhân văn của từng tác phẩm. Bài 3: Đồng chí - Chính Hữu Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 1 96 Đầu súng trăng treo. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc 2 100 kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ. Bàn về cái đẹp trong thơ, nhà thơ Bertold Brecht cho rằng: Cái đẹp của thơ không nên chỉ tạo nên [ ] ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kì nhuộm hàng trăm sắc. Đẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng 3 mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người. 103 (Dẫn theo Băng Việt, Báo xuân - Người Lao động, 2013) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ đó, hãy làm rõ cái đẹp như ánh sáng ban ngày của thơ ca qua đoạn thơ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
  47. Đầu súng trăng treo (Trích Đồng chí của Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay. 4 (Xuân Diệu, Toàn tập, tập 5, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36). 108 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ với bài Khi con tu hú của Tố Hữu để thấy được điểm gặp gỡ và khác biệt trong vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Bài 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Như sa như ùa vào buồng lái. 1 117 (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. “Hãy bắt đầu từ cuộc sống, và từ đó sẽ nảy ra thơ” (Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc) 2 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua Bài thơ về tiểu đội xe không 121 kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), liên hệ với bài Khi con tu hú của Tố Hữu (Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bàn về lao động nghệ thuật, nhà văn Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà là cần một đôi mắt mới”. 3 128 Bằng hiểu biết về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh để làm rõ thêm ý kiến trên. 4 Bàn về thơ có ý kiến nói: Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi 132
  48. đó lại có ý kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm. Em hiểu hai ý kiến trên như thế nào? Dựa vào Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), hãy làm sáng tỏ những nhận định trên. Bài 5: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận Cảm nhận về hai khổ thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa . Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” 1 Và: 138 “Câu hát căng buồm với gió khơi, . Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. (Trích “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên, con người trong bài thơ 2 141 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động trong hai tác 3 phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của 144 Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Nhà văn Pháp Ana-tôn Prăng-xơ từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người” 4 149 Em hiểu gì về câu nói trên. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Trong Đến với thơ hay, Lê Trí Viễn cho rằng: “Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái, đều là vào thế giới của cái đẹp”. 5 155 Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. 6 (Sách Ngữ văn 9, tập 2, tr 12, 13, NXB Giáo dục Việt Nam) 161 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng tác phẩm mà mỗi nhà thơ thể hiện. Bài 6: Bếp lửa - Bằng Việt 1 Cảm nhận của em về những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ 166
  49. tình trong đoạn trích sau: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói . Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ đó liên hệ đến một tác phẩm được học trong chương trình THCS có cùng chủ đề để thấy rõ hơn ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ đối với cuộc đời mỗi người. Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” 2 Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên 171 qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai-nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính 3 trong tác phẩm của họ. 176 Em hiểu gì về ý kiến trên? Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn ” (Theo Lê Đạt, “Đối thoại với đời và thơ”, NXB Trẻ, 2008, tr.115) 4 181 Em hiểu gì về ý kiến trên? Qua tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt, hãy bày tỏ suy nghĩa của em về những “đối thoại với đời và thơ” của tác giả Lê Đạt trong ý kiến trên. Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy được khả năng tác động đến bạn đọc của mỗi bài thơ. Bài 7: Ánh trăng - Nguyễn Duy Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Trăng cứ tròn vành vạnh đủ cho ta giật mình. 1 (Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 186 Vẫn còn bao nhiêu nắng Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: 2 Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa 191 tình, nhắc nhở mỗi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa.
  50. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích bài thơ và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm. Nhà thơ Thanh Thảo từng viết: “Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có 3 lối đi nào chung cho hai nhà thơ cả.” (Mười năm cõng thơ leo núi). 196 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ điều đó. Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. (George Sand) 4 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận về tác phẩm Ánh trăng 200 của Nguyễn Duy, liên hệ với tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên để làm sáng tỏ nhận định trên. Bài 8: Làng - Kim Lân Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật ông Hai trong hai đoạn trích sau: “Cổ ông lão nhục nhã thế này”. 1 205 Và: “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối Toàn là sai sự mục đích cả!” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam. 2 209 Dựa vào sự hiểu biết của em về truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Từ đó liên hệ trách nhiệm của bản thân em với đất nước. Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. (Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 57) 3 Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 214 tác phẩm Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Liên hệ với nhân vật lão Hạc - người nông dân trước cách mạng trong văn bản cùng tên của Nam Cao (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Bài 9: Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Nhận định về nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành 1 Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 viết: 220 “Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự
  51. nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với cách bình luận.” Dựa vào tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không 2 224 cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên thông qua nhân vật anh thanh niên 3 trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 228 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, hãy liên hệ với nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam. Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nhà phê bình người Nga Séc-nư-ép-sky cho rằng: ”Cái đẹp chính là cuộc sống”. Có người lại cho rằng: Cái đẹp trong tác phẩm văn học phải là cái đẹp độc đáo, 4 234 khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau? Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy sáng tỏ hai ý kiến trên. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn” (M.L.Kalinine) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác 5 241 phẩm Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Liên hệ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Henri thấy được giá trị của văn học mà mỗi nhà nghệ sĩ mang lại cho bạn đọc. Bài 10: Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho ba trong hai đoạn trích sau: “Đến lúc chia tay hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Và: 1 248 “Trong lúc đó, nó vẫn ôm của nó run run.” (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ đó, em hãy liên hệ đến trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
  52. của mình. Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau đây: “Những đêm rừng, nằm trên võng, anh mới nhắm mắt đi xuôi”. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ đó, em hãy liên hệ đến đoạn thơ dưới đây để làm rõ tình yêu 2 thương của những người cha dành cho con. 252 Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích, Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật: ông Sáu trong tác 3 phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và lão Hạc trong tác 257 phẩm Lão Hạc (Nam Cao) Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. 4 (Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985). 261 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của em về văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ đến tình huống truyện trong văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Nhà văn Nga M. Gorki, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912 có viết: Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái 5 266 quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng. (M. Gorki Bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn; là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho 6 271 tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.” (Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 1992, tr 253)
  53. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Cảm nhận của em về tình người trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 7 Việt Nam), từ đó liên hệ đến truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri 277 (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy rõ sức mạnh của tình người. Bài 11: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 1 (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 282 Mọc giữa dòng sông xanh Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Nhà văn Nguyên Ngọc quan niệm: “Đã là văn chương thì phải đẹp”. Tiến sĩ Đoàn Cẩm Thi cho rằng: “Cái đẹp của văn chương chính là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái riêng, cái độc đáo”. 2 286 Em hiểu hai ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết và cảm nhận của em về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên. Nhà phê bình Voltaired nhận định: “Thơ là hùng biện du dương” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài 3 thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB 292 Giáo dục Việt Nam) liên hệ với bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R. Tagore viết: Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ: 4 298 Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.)
  54. Liên hệ với đoạn thơ sau: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. (Thế Lữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Bài 12: Viếng lăng Bác - Viễn Phương “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác” Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau: 1 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 304 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà từng viết: Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự 2 tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. 307 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua hai đoạn thơ dưới đây để thấy được tình cảm chân thật trong thơ. Mai về miền Nam thương trào nước mắt 3 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 313 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam). Bài 13: Sang thu - Hữu Thỉnh
  55. Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Tôi đưa tay tôi hứng (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 1 319 Việt Nam) Bỗng nhận ra hương ổi . Hình như thu đã về. (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Bàn về thiên chức của thơ ca, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thơ ra đời cốt để nói những điều sâu kín nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người” 2 324 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Sách Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy được những rung động mơ hồ, những suy tư sâu kín của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên và cuộc đời. Có ý kiến cho rằng: “Phần lớn nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tác đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh 3 cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống” 329 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bàn về ý nghĩa văn chương nhà phê bình Hoài Thanh đã viết: “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình, em 4 hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau: 334 Bỗng nhận ra hương ổi Vắt nửa mình sang thu. (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2) Liên hệ với đoạn thơ:
  56. Khi con tu hú gọi bầy . Đôi con diều sáo lộn nhào từng không (Khi con tu hú, Tố Hữu, Ngữ văn 8, Tập 2) Trong cuốn Từ điển văn học, Nguyễn Xuân Nam viết: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn 5 ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”. 339 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, liên hệ với bài “Quê hương” của Tế Hanh hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài 14: Nói với con - Y Phương Cảm nhận của em về khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ sau: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn . 1 345 Nghe con.” (Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015) Thông qua khúc tâm tình đó, nhà thơ Y Phương muốn nhắn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! 2 (Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, tập 1) 349 Dẫu làm sau thì cha vẫn muốn Không lo cực nhọc (Y Phương, Nói với con, SGK Ngữ văn 9, tập 1) Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim. 3 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua cách thể hiện tình cảm của 353 người cha với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 4 Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng: 359
  57. “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của em về bài thơ Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng: “Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống”. 5 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của em về vẻ đẹp 366 tình yêu quê hương, đất nước trong bài Nói với con của Y Phương hãy làm sáng tỏ vấn đề trên. Liên hệ với bài Quê hương của Tế Hanh, để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong việc khám phá và thể hiện cái đẹp của tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi bài thơ. Bài 15: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau: “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm 1 trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên 373 đầu.” Từ đó, em hãy liên hệ thực tế trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn và tinh 2 378 thần trách nhiệm trong công việc của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Điều còn lại mà chiến tranh không thể tiêu diệt được trong tác phẩm 3 383 “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. Trong bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện 4 thân của một chân lý giản dị của mọi thời”. 388 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê hãy làm sáng tỏ điều đó.