Bố cục và bộ đề nghị luận xã hội thi học sinh giỏi Văn 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bố cục và bộ đề nghị luận xã hội thi học sinh giỏi Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_cuc_va_bo_de_nghi_luan_xa_hoi_thi_hoc_sinh_gioi_van_9.docx
Nội dung text: Bố cục và bộ đề nghị luận xã hội thi học sinh giỏi Văn 9
- BỐ CỤC & BỘ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THI HSG VĂN 9 A. BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Dùng lý lẽ, triết lý hoặc các thực trạng cuộc sống trong xã hội để khơi gợi vấn đề cần phân tích - Trích dẫn vấn đề: Nêu ra vấn đề cần phân tích + Trích cụm từ chỉ vấn đề: Nếu đề là 1 yêu cầu bình thường + Trích nguyên văn: Nếu đề là một nhận định, danh ngôn, ca dao, tục ngữ để trong dấu ngoặc kép - Nêu tầm quan trọng của vấn đề nhận xét, đánh giá sơ bộ - Đề xuất hướng giải quyết: - Chuyển ý: Dùng lời lẽ để liên kết với thân bài II. Thân bài Từ thực tế của cuộc sống, tính cấp bách của vấn đề và hiện trạng của xã hội để biện luận, dẫn dắt đến vấn đề cần giải quyết 1. Giải thích ý nghĩa của vấn đề - Nêu khái niệm của vấn đề: Có thể sử dụng khái niệm của nhiều người (nếu biết) hoặc khái niệm tự xây dựng được dựa trên bản chất của vấn đề chốt lại khái niệm tổng quát đánh giá và cảm nhận sơ bộ về khái niệm - Nêu biểu hiện của vấn đề: + Biểu hiện bằng lý lẽ Phân tích chi tiết các từ khóa trong khái niệm nêu trên (khi phân tích có thể đưa thêm các câu văn, thơ, tục ngữ, châm ngôn, nhận định cùng chủ đề để phân tích, so sánh) + Biểu hiện bằng dẫn chứng Đưa ra các thực trạng xã hội đã và đang xảy ra (trên báo đài, TV, truyền thanh hoặc trực tiếp chứng kiến hoặc bản thân đã trải nghiệm ) Phân tích, đánh giá sâu sắc các dẫn chứng 2. Phân tích và bình luận vấn đề - Vấn đề: Đúng sai, hay dở, khen chê, khẳng định, phủ định Mỗi vấn đề đều bao gồm nhiều mặt + Đúng > sai tập trung phân tích phần đúng, phản đề phần sai + Sai > đúng tập trung phân tích phần sai, phản đề phần đúng - Khi phân tích: + Chia ra nhiều luận điểm + Ở mỗi luận điểm: Đưa ra dẫn chứng, lý lẽ để đánh giá và bình luận + Có thể đưa thêm các nhận định, danh ngôn cùng chủ đề để so sánh + Cuối mỗi luận điểm nên tóm lại và có nhận xét chung các luận điểm 1
- 3. Nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề được nêu ra có ý nghĩa như thế nào với toàn cầu, quốc gia, khu vực, xã hội, gia đình và bản thân - Liệt kê trực tiếp các ý nghĩa Phân tích, giải - Từ những câu hỏi tu từ đưa đếnthích ý nghĩa 4. Nguyên nhân phát sinh vấn đề - Nguyên nhân chủ quan: Do con người tạo ra - Nguyên nhân khách quan: Do yếu tố tự nhiên tác động, không lường trước Mỗi nguyên nhân đưa ra cần có: + Phân tích, dẫn chứng + Đánh giá, nhận 5. Hậu quả Nêu các tác động xấu của mặt trái vấn đề đến đời sống xã hội Dùng các dẫn chứng thực tế, số liệu thống kê (nếu biết) có phân tích, đánh giá để làm bật vấn đề 6. Hướng giải quyết - Hướng giải quyết chung của toàn cầu, khu vực, xã hội - Đề xuất hướng giải quyết của bản thân (thường là xưng học sinh, gọi chúng ta) Đặt câu hỏi tu từ để nêu đề xuất: Tại sao chúng ta không nên ? Dùng các cụm từ: Nếu thì ; mặt dù nhưng v.v. 7. Phản đề - Nêu phản đề - Phân tích không sâu: Nêu một vài dẫn chứng nhận xét, phân tích, đánh giá - Tóm lại ý nghĩa của phản đề đã nêu 8. Mở rộng vấn đề - Cần hiểu vấn đề như thế nào cho đúng và đầy đủ - Từ vấn đề đó ca ngợi ai phê phán kẻ nào nêu lý do - Rút ra bài học cho bản thân và mọi người III. Kết bài - Tổng kết những ý kiến đã bình luận, nhấn mạnh để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo + Tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề + Khẳng định lại tính đúng đắn, sai trái của vấn đề - Rút ra hướng giải quyết, phấn đấu, rèn luyện hiệu quả * Lưu ý: - Để bài văn được hay: Mỗi ý đưa ra cần có dẫn chứng, lý lẽ phân tích một cách xác đáng - Tùy theo đề bài mà có thể bỏ bớt, hay giảm mức độ phân tích của mục 3, 4, 5 Hết 2
- B. BỘ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THI HSG VĂN 9 Đề 1 Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương " (Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân) Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên. A. Về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn. B. Về kiến thức Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây: 1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta. Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương Cấu trúc: Qua vẫn vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống. => Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống: Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời. Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương). 2. Bàn luận: Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng ) Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính mình. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất. Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin 3. Bài học: Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa. 3
- Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con người. Đề 2 Vị thiền sư và chú tiểu Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Suy nghĩ của em về câu chuyện trên a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện * Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi => Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con người trong cuộc sống. * Cách cư xử của vị thiền sư: Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống. Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng. => Qua đó cho thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên. => Câu chuyện cho ta bài học quý giá về lòng khoan dung. Lòng khoan dung nếu đặt đúng chỗ sẽ có tác dụng to lớn hơn mọi sự trừng phạt, nó tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức con người, cảm hóa con người. b. Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện: Khẳng định câu chuyện có mang giá trị nhân văn, gợi nhiều suy ngẫm sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng từng có lần mắc lỗi giống như hành động của chú tiểu vượt tường trốn ra ngoài chơi. Bởi vậy, chúng ta cần phải có lòng khoan dung giống như vị thiền sư trong câu chuyện. Khoan dung là tha thứ, rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người. Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản. Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Giống như chú tiểu trong câu chuyện: "Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó'' (Lấy dẫn chứng thực tế phù hợp để chứng minh) Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp, giúp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp với mọi người xung quanh. (Dẫn chứng) c. Mở rộng vấn đề: Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. (HS nêu được một số dẫn chứng sinh động, phù hợp) d. Rút ra bài học nhận thức và hành động: 4
- Cần phải sống khoan dung, nhân ái Sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình Đề 3 Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời Nhưng, "chiếc lá cuối cùng vẫn còn" làm cho Giôn-xi tự thấy mình "thật là một con bé hư Muốn chết là một tội". Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát "khỏi nguy hiểm" của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người * Vài nét về nhân vật Giôn-xi: Hoàn cảnh sống: Nghèo khổ, bệnh tật. Trạng thái tinh thần: Từ yếu đuối, buông xuôi và đầu hàng số phận, mất hết nghị lực sống đến chỗ biết quý trọng sự sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật. Nghị lực sống, tình yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi. * Bàn luận về vấn đề: Nghị lực sống là năng lực tinh thần mạnh mẽ, không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách; luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống Đây là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết: Tiếp sức cho ước mơ hoài bão của con người; mở ra những hành động tích cực vượt lên những trắc trở, những cám dỗ trong cuộc sống; giúp con người gặt hái thành công. Thiếu nghị lực, dễ chán nản, bi quan khiến con người thường gặp thất bại, bị mọi người xung quanh coi thường, thương hại. Nghị lực sống có được không chỉ dựa vào nội lực cá nhân mà còn được tiếp sức bởi sự sẻ chia, tình yêu thương của cộng đồng. * Liên hệ cuộc sống và rút ra bài học: Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí, tinh thần mạnh mẽ. Biết yêu thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc đời, nghị lực sống cho những người xung quanh. Biểu dương những tấm gương tiêu biểu cho nghị lực sống mạnh mẽ và phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược. Đề 4 Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi lệ. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự việc trên. I. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Đưa ra được chủ kiến khi giải quyết vấn đề. Bài viết có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, hợp lí, dẫn chứng sinh động, thuyết phục. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Văn viết có cảm xúc. Trình bày sạch sẽ, khoa học. II. Yêu cầu về kiến thức: Hướng dẫn chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh 5
- có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: * Giải thích: Hành động người dân vội vã chạy tới nhặt giúp người bán hàng rong khi gặp tai nạn là một hành động đẹp, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn một cách kịp thời đáng được khen ngợi. * Bàn luận. Hành động của những người dân trong sự việc trên vốn xuất phát từ truyền thống tương thân, tương ái của người Việt Nam. Trong thời gian gần đây, bệnh vô cảm đang lan rộng, dư luận lên án hiện tượng hôi của khi thấy người gặp tai nạn thì hành động trên của người dân là rất đáng khen ngợi. Báo chí cần biểu dương kịp thời những hành vi đẹp đó để làm gương cho mọi người học tập, noi theo. Mọi người trong xã hội cần quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn để con người sống có tình người hơn. * Bài học nhận thức và hành động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn. Bản thân cần có những hành động thiết thực để giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn đồng thời dám lên án thói vô cảm trong xã hội hiện nay. Đề 5 Phải chăng những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên 1. Giai thích, xác đinh vấn đề cần nghi luận (Phần này cho: 2,0 điểm) Những điều ngọt ngào: Là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm , những hành động mang ý nghĩa tích cực như: Động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng Yêu thương: Là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người. => Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương 2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm) Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm (Ví dụ: Sự quan tâm, chiều chuộng , những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ , lời khen, lời tán dương của bạn bè ) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta , đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô , những lời nói 6
- thẳng nói thật của bạn bè ) Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương. (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) 3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho: 2,0 điểm) Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: Không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình. (Liên hệ bản thân) Đề 6 Chiếc hộp giấy vàng Hồi đo một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không. Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đ chứ." Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đ . Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình. (Trích Hạt giống tâm hồn) Hãy tạo một văn bản (c độ dài khoảng hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên 1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện: Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người bố đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt nhưng đứa con vẫn mang đến hộp quà để tặng cho cha. Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào tiền bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người. Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu vô bờ bến. 7
- Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh cho tình cha con không gì có thế sánh bằng. 2. Bài học cuộc sống: Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc:Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ. Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp tiếng cười, gợi không khí ấm cúng và hạnh phúc. Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn. B- Về hình thức: Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận. Đề 7 Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng: Quê hương mỗi người ch một Như là ch một mẹ thôi. (Quê hương) Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ Từ đ hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương + Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân: Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương: tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất. Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải 8
- biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình Trách nhiệm xây dựng quê hương. Đề 8 "Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà. Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua " (Nơi đảo xa - Thế Song) Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. * Khẳng định lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính. (3.0 điểm) Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. (1.0 đ) Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo (0.5đ) Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà, (0.25đ) Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả., (0.5đ) Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, (0,75đ) * Mở rộng, nâng cao vấn đề. (2.0đ) Vào những ngày đầu tháng 5/2014 Trung Quốc lại tiếp tục âm mưu bành trướng biển Đông bằng việc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép gần quần đảo Hoàng Sa và tiến hành các hoạt động cải tạo trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982. (0.5đ) Những ngày đầu tháng 11/2014 việc Đài Loan tiến hành bắn đạn thật trên đảo Hải Bình (từ 3-4/11) thuộc quần đảo Trường Sa các chiến sĩ lại tiếp tục chiến đấu nơi "đầu sóng ngọn gió" để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc Công việc của các anh vốn vất vả nay lại càng vất vả hơn. (0.25đ) Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sư hi sinh vì nghĩa lớn. (0.25đ) Trước tấm gương của các anh, thế hệ trẻ chúng ta cần phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương , đồng thời lên án hành động xâm 9
- phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc của các thế lực xấu (0.5đ) Mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những hành động và việc làm thiết thực nhất để động viên chia sẻ với các anh cả về mặt vật chất và tinh thần.(0.5đ) c) Kết bài (0,5đ): Khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của VN, thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Đề 9 Từ truyện sau: "Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về "sự bình yên". Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng ch thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đ , giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai." Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên. Khái quát nội dung câu chuyện để di đến hai quan niệm về sự bình yên: Bình yên là không ồn ào, không khó khăn, không sóng gió; Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm ngay cả khi đứng trước phong ba bão táp. Nêu quan điểm của bản thân về sự bình yên: cả hai quan điểm về sự bình yên như trên đều đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước phong ba bão táp. Bởi hiện thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là: hồ nước yên ả, là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Sự bình yên trong tâm giúp chúng ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống Lấy dẫn chứng chứng minh Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn Đề 10 Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hốt hoảng: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " Bằng một bài văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi 10
- gắm qua câu chuyện trên * Ý nghĩa câu chuyện Câu chuyện ngắn gọn hấp dẫn, nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế,thấu tình đạt lí giữa con người với con người. Người học trò tuy đã trở thành một người nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một danh tướng) nhưng vẫn nhớ tới người thấy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò về thăm thầy giáo cũ và có cách ứng xử khiêm tốn đúng mực, thể hiện sự kính trọng lòng biết ơn đối với thầy giáo của mình. Ngay cả khi thầy giáo coi vị tướng là ngài thì ông không thay đổi cách xưng hô (con – thầy) Ngược lại thầy giáo cũ rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí. * Bình luận rút ra bài học: Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể. Cách ứng xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp. Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Hãy lẫy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học để minh họa. * Liên hệ mở rộng: Đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí "Uống nước nhờ nguồn", truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn có những con người có hành vi ứng xử phi đạo lí vô ơn thầy cô, trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn xưng hô thiếu chuẩn mực. - > Từ câu chuyện đó ,chúng ta rút ra bài học nhân sinh sâu sắc: Lòng biết ơn,cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí đó là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người Đề 11 Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câuchuyệnsau: Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâmnhất.Ngườithắngcuộclàmộtem bébốntuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉđểôngấykhóc Đề 12 Bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn: “ Ai cũng một thời trẻ trai, Cũng từng nghĩ về đời mình hải đâu may nhờ rủi chịu hải đâu trong đục cũng đành hải không em? hải không anh ” Suy nghĩ của em về lời hát trên. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Xác lập thái độ sống, quan điểm sống của tuổi trẻ. 11
- 2. Thân bài: * Giải thích lời bài hát: Thời trẻ trai: Chỉ giai đoạn tuổi thanh niên, trẻ trung, khoẻ khoắn, sôi nổi nhất của con người. May nhờ rủi chịu: Thái độ sống thụ động, buông xuôi, phó mặc số phận, tin vào sự may rủi trong cuộc đời. Trong đục cũng đành: Sống cam chịu, an phận, lẩn tránh -> Ý nghĩa: Lời nhắn nhủ tha thiết về một quan niệm sống tích cực: Phải biết chủ động tạo dựng cuộc sống, biết gánh vác, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử thách, không thụ động buông trôi, phó mặc số phận, không cam chịu, an phận; biết giữ gìn nhân cách, những giá trị tốt đẹp của bản thân. * Bàn luận, đánh giá: Lời hát là thông điệp về một quan niệm sống đúng đắn, tích cực của tuổi trẻ vì: Tuổi trẻ phải ý thức được vị trí của mình trong xã hội, từ đó chủ động tạo dựng cuộc sống của bản thân: o Biết chủ động tạo dựng cuộc sống, chúng ta sẽ luôn thành công, đóng góp công sức của mình cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Dẫn chứng) o Ngược lại, nếu sống thụ động, chấp nhận số phận, sống nhờ may rủi bản thân mỗi con người sẽ không khẳng định được vị trí của mình, không thành công, thậm chí có thể bị xã hội lên án. Sống chấp nhận trong, đục còn có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách (Dẫn chứng). Biết giữ gìn nhân cách, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để bản thân trở thành con người có văn hóa, có ý nghĩa đối với xã hội. (Dẫn chứng) Cần phê phán những người không biết quý trọng tuổi trẻ, không xây dựng được quan điểm sống đúng đắn. Những kẻ sống thụ động, an phận, thiếu ý chí, nghị lực. (Dẫn chứng) Bài học: o Biết xây dựng cho mình lí tưởng sống cao đẹp: sống chủ động, sống để cống hiến. o Biết tự bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, tình yêu thương. o Không chấp nhận lối sống tiêu cực: thụ động, an phận, để cái xấu tác động đến nhân cách của mình. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân: Thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, tích cực học tập, rèn luyện ý chí, nghị lực và kĩ năng sống, luôn năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Đề 13 Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích. Shakespeare Là học sinh anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ quan niệm trên. 1. Gi i thích 12
- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp Ý nghĩa cả câu: Ước mong mà không gắn liền với những việc làm cụ thể thì dù có hi vọng bao nhiêu cũng không thể đạt tới đích. Nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ 2. Bàn luận * Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề Trong cuộc đời ai cũng nuôi dưỡng ước mơ, nhưng nếu ước mơ chỉ dừng lại hi vọng thì chưa đủ, chỉ có hành động mới thực hiện được ước mơ. Ước mơ phải đi liền với hành động vì hành động giúp con người có cơ hội thể hiện mình, phát huy sở trường, tài năng, từ đó chinh phục mơ ước. Hành động có thể biến ước mơ thành hiện thực, nhưng nếu ước mơ xa vời, thiếu thực tế thì cũng khó lòng đạt được. Con người cần đặt ra mục tiêu phù hợp khả năng, hoàn cảnh của mình. 3. Bài học rút ra Luôn luôn ước mơ và luôn luôn hành động (là học sinh cần học tập rèn luyện chăm chỉ để biến ước mơ thành hiện thực). Hành động hợp lí sẽ đến đích thành công (cần tìm cách thức, phương pháp học tập, làm việc hợp lí để có cơ hội chạm đến thành công). Lưu ý: HS cần lấy dẫn chứng phù hợp để làm rõ vấn đề Đề 14 Điều gì là quan trọng? Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh: - Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét: - Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận: - Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. (Theo nguồn Internet) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên * Giải thích ý nghĩa câu chuyện "vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người. "Tờ giấy trắng" tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người. "Đừng quá chú trọng vào vết đen": Đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác "Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời": Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân 13
- -> Câu chuyện cho ta bài học về cách ứng xử, nhìn nhận đánh giá con người: Điều quan trọng trong cuộc sống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ. * Suy nghĩ về vấn đề Đừng quá chú trọng vào "vết đen" đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác vì: o Con người không ai hoàn hảo cả. o Sự vị tha, khoan dung mang lại niềm vui, thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện cho họ nhận ra sai trái, sửa chữa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho bản thân ta (dẫn chứng). "Hãy nhìn ra cho đời": Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân o Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân để giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng ta góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn (dẫn chứng). Khẳng định ý nghĩa của lối sống ứng xử đẹp: Vừa vị tha, độ lượng trước lỗi lầm của người khác vừa đồng thời trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ. Điều đó làm cho mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc (dẫn chứng). * Mở rộng, liên hệ Phê phán những người không biết vị tha, khoan dung. Phê phán những kẻ ích kỷ, cực đoan, chỉ nhìn thấy những ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác. Định hướng bài học: Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử nhân ái, nhân văn. Đề 15 Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta ch thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, b ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích k che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi ch buồn chứ không nỡ giận." Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn * Về kiến thức: HS giải thích để hiểu đúng quan niệm về cách nhìn người của nhân vật ông giáo (cũng là của nhà văn Nam Cao) trong truyện ngắn "Lão Hạc": "Đối với những người ở quanh ta, không bao giờ ta thương.": o Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, " để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". o Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ. 14
- o Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ. "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái. -> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo Đề 16 Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận. Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên. 1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học. 2. Thực trạng: Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi. Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác. 3. Tác hại: Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập. Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang, Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. 4. Nguyên nhân: Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống. Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh. Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để. 5. Giải pháp và liên hệ: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp. 15
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường. => Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường. Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết Đề 17 Quách Mạt Nhược từng nói: "Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời." Từ câu nói trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tình thầy trò. Giải thích sơ lược vấn đề: (1,0đ) Mặt trời mọc, lặn; vầng trăng tròn, khuyết: những hiện tượng, quy luật của tự nhiên tuần hoàn, thay đổi. Ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời: sự trường tồn, bất biến của những giá trị tinh thần mà người thầy mang lại cho mỗi học sinh. Tình thầy trò: là tình cảm của thầy với trò và ngược lại, là ân tình, ân nghĩa Câu nói sử dụng cách lập luận tương phản để gửi tới mỗi người bức thông điệp: trong sự trưởng thành của mỗi người, người thầy có tầm quan trọng; từ đó nhắn gửi mỗi người phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người thầy của mình. Bàn luận, mở rộng vấn đề: (4,0đ) Khẳng định vấn đề: Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thầy truyền thụ các tri thức khoa học, đem đến cho ta sự hiểu biết thầy dạy những điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế, những bài học làm người Thầy là tấm gương về tinh thần tự học, tài năng, đạo đức để ta học tập và noi theo (học sinh đưa dẫn chứng minh họa). Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Đó là sự quan tâm, chăm chút của thầy với trò, là sự biết ơn, trân trọng của trò với thầy. Hình ảnh người thầy luôn đi theo, có ảnh hưởng trong mỗi hành động, việc làm, ước mơ của trò. Người học trò phải luôn thể hiện tấm lòng biết ơn, trân trọng thầy cô; thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo qua những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực Mở rộng vấn đề: (0,5đ) Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván. Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp 16
- Đề 18 Trong bài diễn văn, Steve Jobs (Tổng giám đốc điều hành hãng Apple) đã khuyên các bạn trẻ rằng: "Cái chết giống như là phát minh của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đ sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống". Lời khuyên ấy gợi cho em suy nghĩ? Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. Nắm được kỹ năng làm bài nghị luận xã hội. Luận điểm rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt trôi chảy; chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. 2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản đáp ứng những ý chủ yếu sau: 2.1. Giải thích: (0,75 điểm) Cái chết là một qui luật tất yếu của đời người. Mốc quan trọng chuyển giao thế hệ, loại bỏ sự cũ kĩ (người già) mở đường cho cái mới (lớp trẻ) -> Nói vể cái chết -> Đặt ra vấn đề về quan niệm sống, sống như thế nào, để lại dấu ấn trong cuộc đời. 2.2. Đánh giá: (1,5 điểm) Quan niệm đúng đắn và hết sức đặc biệt, gợi cho lớp trẻ nhiều suy nghĩ. Về cách sống: Sống đẹp: sống có ích, có lí tưởng (nêu một vài biểu hiện cụ thể). Về sự cống hiến -> để lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời mình và cuộc đời chung (nêu một vài biểu hiện cụ thể). Về trách nhiệm của lớp trẻ (nêu một vài biểu hiện cụ thể). 2.3. Mở rộng, liên hệ: (0,75 điểm) Sống như thế nào là tùy thuộc vào thái độ và sự lựa chọn của mỗi người Sống có lí tưởng, cống hiến cho cuộc đời Liên hệ bản thân: nhận thức được quy luật của cuộc sống, sống lành mạnh, có ý nghĩa, cống hiến cho cuộc đời. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6(2010-2021)=180k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2021)=220k 180 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2021)=200k 230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2021)=260k (Mỗi bộ có 1 file đề riêng, 1 file đề và đáp án. Các đề thi HSG cấp huyện, có HDC biểu điểm chi tiết) Đề 19 Viết về mẹ, Chế Lan Viên gửi gắm: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. (Con cò) Nguyễn Duy tâm sự: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng tự bạch: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời. 17
- Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (Mẹ và quả) Nhưng B.Babbles lại nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”. Cảm nhận của anh (chị) về người mẹ qua các ý kiến trên? Từ đó, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của người mẹ Câu thơ của Chế Lan Viên: o Điệp từ ngữ cặp hình ảnh ''mẹ, con'' ''vẫn'', lời thơ lục bát mang âm hưởng lời ru, chất triết lý nhưng trữ tình thiết tha o Hai câu thơ ngắn vừa thể hiện cảm xúc về tình mẹ của nhà thơ vừa thể hiện sự trải nghiệm để rút ra quy luật tình cảm của muôn đời con luôn cần có mẹ, mẹ luôn dõi theo con, mẹ là nguồn sức mạnh đỡ nâng tâm hồn con. Hai câu thơ không chỉ khái quát ý nghĩa của tình mẫu tử giản dị gần gũi, cao cả thiêng liêng, bất diệt mà còn tô đậm tiếng lòng thiết tha của mẹ đối với con, niềm xúc động dâng trào của con đối với mẹ. Sự cảm nhận trải nghiệm của nhà thơ cũng là sự đồng vọng của muôn người trong cuộc đời khi thấu nhận tình yêu bao la của mẹ đối với con bất chấp mọi biến thiên của cuộc đời Câu thơ của Nguyễn Duy: o Câu thơ tài hoa, đặc biệt là ở thể lục bát phảng phất phong vị ca dao nhưng vẫn mang đậm chất triết lý ở các cặp ý đối nhau "đi trọn kiếp" với "không đi hết", "kiếp con người" với "lời mẹ ru" o Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng nhưng thật triết lý. "Mấy lời mẹ ru" là biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói "đi trọn kiếp vẫn không đi hết " khẳng định tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, cao cả; là vô cùng, vô tận, không gì có thể đền đáp hết được. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: o Sự sâu sắc của tứ thơ kết hợp với những cách thể hiện và ngôn từ độc đáo tạo nên một chất suy tưởng riêng. o Hai câu thơ cuối đầy ẩn ý, vừa là sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu: "bàn tay mẹ mỏi" mang nhiều hàm ý. Có lẽ đó là điều đau xót nhất đối với mỗi người con, và càng đau xót hơn khi con vẫn còn là một thứ quả non xanh thì mẹ đã đi xa rồi. Những câu thơ là sự thức tỉnh trong tâm thức nhà thơ và người đọc. Câu nói của B.Babbles: o Cách nói ngắn gọn, hàm súc, mang tính triết lý cao. o Vai trò và cách dạy con đúng đắn của người mẹ để con tự lập trong cuộc sống. 2. Khẳng đ nh cách nhìn về ng ời mẹ không mâu thuẫn nhau (2 điểm) Những lời thơ về hình ảnh người mẹ là lời tự bạch của chủ thể trữ tình (người con), là lời tự thú chân thành và cảm động của đứa con về sự lớn lao của tình mẫu tử trước bước đi lặng lẽ mà cũng thật nghiệt ngã của thời gian. Đồng 18
- thời, đây cũng là tiếng lòng, tấm lòng của con hướng về mẹ. Trong tình mẫu tử bao la vĩ đại kia, đứa con nào cũng chỉ là "một thứ quả non xanh" được chở che, nâng niu trong bàn tay mẹ, đứa con nào dù lớn đến đâu cũng "không đi hết mấy lời mẹ ru" "vẫn là con của mẹ" Lời nói của B.Babbles lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Người mẹ luôn dang rộng vòng tay để che chở, yêu thương nhưng cũng cần dạy con không ỷ lại, biết tự đứng và bước đi bằng chính đôi chân của mình, tức là làm cho "chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết" 3. Nêu dẫn chứng chứng minh (2 điểm): Lúc bạn vừa lẫm chẫm tập đi, mẹ buông tay không giữ bạn để mong bạn có thể đi vững hơn. Mẹ luôn là người giúp ta giải quyết khó khăn nhưng một lúc nào đó chúng ta sẽ phải tự làm lấy. Nếu ta vấp ngã, mẹ sẽ chỉ cho ta những chỗ sai để ta tự đứng lên trên đôi chân của mình. Sau mỗi lần như vậy, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân. Để rồi sau này, trên đường đời dài rộng, nhiều chông gai sẽ có nhiều lần ta chùn bước bàn tay mẹ sẽ không chìa ra để kéo ta dậy mà đến lúc đó chúng ta sẽ tự biết phải làm thế nào. Ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, từ những việc nhỏ nhặt mẹ cũng dạy cho ta làm từ nhỏ để chúng ta quen dần với việc tự lập 4. Mở rộng (2 điểm) Việc làm để đền đáp công ơn cha mẹ: Muốn giúp mẹ, muốn học cách tự lập Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay. Giá trị của vấn đề trong cuộc sống hiện tại Liên hệ, mở rộng đến những tình cảm gia đình khác. Kết luận vấn đề: Nhưng dù sao thì tình yêu thương mà mẹ dành cho chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi. Một bài học quý giá học được ở Chế Lan Viên, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm và B. Ba-let. * Lưu ý: Chỉ đạt điểm tối đa khi bài viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi diễn đạt, đúng quy định về số trang Đề 20 Nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn có một điều tâm niệm:“Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối, sống ở trên đời cần có một tấm lòng ” Bằng một bài văn ngắn, em hãy bộc lộ suy nghĩ của mình về “Tấm lòng” trong cuộc đời. a. Giải thích: - Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối: sông và suối là hình ảnh ẩn dụ chỉ cá nhân con người. Sông, suối tuy khác nhau song vẫn có sự tương đồng, gắn bó. Mỗi con người không chỉ sống cho mình mà còn sống vì mọi người, cuộc đời. - Tấm lòng: là thế giới nội tâm, tình cảm với nghĩa cao đẹp nhất. Cần có một tấm lòng: hoàn thiện những tình cảm tốt và coi đó là một tiêu chí quan trọng của nhân cách con người. => Tâm niệm của Trịnh Công Sơn nhắn nhủ con người cần có một tấm lòng nhân ái, nhân hậu, hãy sống với cuộc đời bằng tấm lòng đẹp ấy. b. Phân tích, lí giải: - Vì sao sống trên đời cần có một tấm lòng? + Nếu con người chỉ sống với nhu cầu vật chất, sẽ chỉ là lối sống hưởng thụ; nếu chỉ sống cho riêng mình, đó là lối sống ích kỉ sống đẹp cần sự hài hòa giữa nhu cầu vật chất và tinh thần; giữa cho 19
- và nhận; giữa cá nhân và cộng đồng. + Có tấm lòng giúp cho con người nhìn nhận cuộc sống một cách tinh tế, ngoài sự sống của riêng mình còn phải biết gắn bó, hòa nhập, biết chia sẻ tình cảm yêu thương cho mọi người. 1,0 - Có một tấm lòng cho đời để làm gì? + Có được tấm lòng sẽ giúp mọi cá nhân xích lại gần nhau, đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ cho nhau để cuộc sống phát triển, tốt đẹp. + Có tấm lòng giúp ta thấu hiểu con người. Cuộc sống sẽ vợi bớt nỗi buồn, nhân lên niềm vui. - Tấm lòng trong cuộc sống hôm nay? + Ngày nay con người luôn ý thức về sự cần thiết của tấm lòng. Các tổ chức nhân đạo ra đời và liên tục mở rộng quy mô góp phần giảm bớt những tổn thất, xoa dịu những nỗi đau, hàn gắn rạn nứt trong quan hệ xã hội, đặc biệt trong tâm hồn con người. + Song thực trạng cuộc sống: vẫn còn quá nhiều bất ổn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa từ thiên nhiên, từ chính lòng tham và sự đố kị, ích kỉ, thói nhẫn tâm của con người vẫn tồn tại trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta càng ý thức hơn nữa về sự cần thiết của tấm lòng. Có tấm lòng chưa đủ, phải có hành động cụ thể, thiết thực. (Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, phù hợp) c. Bài học: - Để có tấm lòng cho cuộc đời, mỗi người hãy không ngừng rèn luyện tu dưỡng, trau dồi tri thức để sống tốt cho mình, cho mọi người, cho cuộc đời. Đề 21 Mỗi ngày ta chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười (Mỗi ngày một niềm vui - Trịnh Công Sơn) Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống. 1. Giải thích nội dung Cuộc sống là sự đan xen giữa những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Con người cần phải biết chọn lựa thái độ sống và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn niềm vui là một phương châm sống. Niềm vui có thể đơn giản chỉ là việc ngắm nhìn một bông hoa đẹp, đón nhận nụ cười của người khác Đó là niềm vui bình dị trước cuộc đời mà chỉ những tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, những tấm lòng nhân hậu, bao dung mới có thể cảm nhận được. 2. Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan, sung sướng cho con người trong cuộc sống. Niềm vui không hẳn là những điều to tát, lớn lao mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé, giản dị, quen thuộc. Biết trân trọng những hạnh phúc bé nhỏ, trọn vẹn với niềm vui giản dị là chúng ta đã biết sống một cách ý nghĩa. Đó là bài học sâu sắc và thấm thía về cách sống cho mỗi người. 3. Liên hệ bản thân - Cần biết phát hiện, trân trọng, những niềm vui giản dị, đời thường trong cuộc sống, đó là cơ sở cho những niềm hạnh phúc lớn lao. - Phải luôn học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có thái độ sống tích cực và đúng đắn. Đề 22 Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: "Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công". Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên 20
- Đề 23 Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu: Câu chuyện 1 Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát Câu chuyện 2 Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp 2.1. Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên. 2.2. Bằng một văn bản ( dài không quá một trang rưỡi giấy thi ), trong đó có sử dụng một khởi ngữ và một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định ), hãy nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống em nhận được từ hai câu chuyện. => Gợi ý: 2.1 Yêu cầu: - Nhan đề được đặt phải chứa hàm ý gắn với nội dung ý nghĩa chung của hai câu chuyện. - Nhan đề được đặt cần ngắn gọn, súc tích, giàu tính hình tượng, thẩm mĩ. 2.2. A.Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết văn bản nghị luận xã hội ( kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) có kết cấu ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài, dài không quá một trang rưỡi giấy thi. Bài viết có bố cục hợp lí, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Bài viết có sử dụng một khởi ngữ, một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định ). B. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống nhận được từ hai câu chuyện. - Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý: * Nội dung tư tưởng của hai câu chuyện: - Câu chuyện 1: + Trong cuộc sống, có những người do ngại khó, ngại khổ, chưa nhận ra giá trị đằng sau những khó khăn, thử thách mà thiếu cố gắng, nỗ lực, thiếu ý chí, quyết tâm , chấp nhận làm “hạt cát” bé nhỏ, tầm thường. + Từ “hạt cát” tầm thường, để trở thành “ngọc trai” quý giá, con người phải chấp nhận trải qua một quá trình thử thách gian khổ. 21
- + Có thử thách trong gian khổ, tôi luyện trong gian nan, con người mới có thể thành công trong cuộc sống, đạt tới đỉnh vinh quang. - Câu chuyện 2: + Cuộc sống vốn tiềm ẩn những khó khăn, biến cố bất thường. + Trước những khó khăn, biến cố đó, con người cần biết chấp nhận, đối mặt với khó khăn, thử thách để vượt lên; hơn thế nữa, cần kiên trì, nỗ lực, quyết tâm, chủ động biến thử thách thành cơ hội. + Có dũng cảm đối mặt, có nỗ lực, kiên trì , con người mới tạo ra được những thành quả có ý nghĩa, cống hiến cho đời. * Bài học cuộc sống từ hai câu chuyện: - Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Đó chính là mấu chốt của thành công. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện với cái xấu con người cần chủ động, quyết tâm, luôn có ý thức vượt qua để đạt tới thành công. - Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tôi luyện ý chí con người. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được mình, sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn. Học sinh cần trình bày “bài học cuộc sống” với tình cảm chân thành, sâu sắc; nêu được những vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đồng Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau: không hiểu bằng cách nào ,một hạt cát lọt vào được bên trog cơ thể của mot con trai. Vị khách k mời mà đên đó tuy nhỏ nhưng gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.ngày qua ngày con trai đã biến hạt cát gây ra nhiều nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. Hình ảnh con trai mang ý nghĩa biểu tượng, là mỗi người chúng ta. Hạt cát như vị khách không mời chính là những khó khăn, thử thách, những vật cản trong cuộc sống của con người, khiến con người rơi vào đau khổ, bế tắc, thậm chí tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc. Con người ai cũng muốn không phải bắt gặp những điều khó khăn đó, và loại bỏ nó khỏi cuộc sống của mình. Tuy nhiên đó là những điều tất yếu của cuộc sống, cũng như con trai sống ở đại duwowg, mà cát chính là một phần của biển. Hình ảnh con trai tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát là cách con người chấp nhận, và khắc phục nó, coi những khó khăn là một phần cuộc sống, tìm cách biến nó thành những điều thuậ lợi, tốt đẹp hơn. Viên ngọc trai là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn. - Bình luận: + Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, thử thách như biển trong đại dương. Con người ai cũng muốn có cuộc sống tốt đẹp, yên bình, nhưng gặp phải khó khăn là điều tất yếu của cuộc sống. Nó thửu thách con người, khiến con người trưởng thành, chín chắn hơn. + Thử thách, thất bại đều khiến con người chán nản, bế tắc, bỏ cuộc, con người có thể có nhiều lựa chọn, bỏ cuộc, tìm một con đường khác dễ dàng hơn, hoặc đối đầu, khắc phục nó, biến nó thành cơ hội cho mình. Dùng những gì mình 22
- có, tri thức, hiểu biết, để làm điều đó. + Kết quả đạt được từ việc vượt qua khó khăn luôn là kết quả đẹp nhất, vững chắc, và có ý nghĩa nhất. Khi đó con người thực sự trưởng thành, có thể đương đầu với mọi khó khăn. - Liên hệ bản thân Đề 1: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận " (Euripides) . Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? Dàn ý 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) • Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?" - Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người. 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống). + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội. + Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Dàn ý 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. 23
- + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Đề 3: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình Dàn ý 1/ Giải thích: - Giải thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện). - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh ) - Suy nghĩ như thế nào ? + Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng. + Mở rộng : * Phê phán những người sống không có lí tưởng * Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí) * Làm thế nào để sống có lí tưởng + Nêu ý nghĩa của câu nói. Đề 4: Gớt nhận định “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình.” Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì . Dàn ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người). + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn . * Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người . * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người . * Nói như Gớt : "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi." - Suy nghĩ + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. + Khẳng định vấn đề : đúng 24
- + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. * Trong học tập, chon nghề nghiệp. * Trong thành công cũng như thất bại, con ngưoiừ biết rút ra nhận thức cho mình phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thnàh đạt. + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt Đề 5: Bác Hồ dạy : "Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động" . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì Dàn ý * Giải thích các khái niệm. - Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.) - Thế nào là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người) - Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện) + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm? * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ). * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống. * Ba đức tính ấy làm nên người có ích. - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận là gì ? Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ. * Phê phán những biểu hiện sai trái * Nêu ý nghĩa vấn đề. Đề 6: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ" Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ. Dàn ý 1/ Giải thích câu nói + Điều phải là gì? Điều phải nhỏ là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ + Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì? => Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm. 2/ Phân tích chứng minh vấn đề + Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. + Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen. 3/ Bàn bạc mở rộng vấn đề + Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường. 25
- + Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Đề 7: " Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương" (Nam Cao) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Dàn ý 1/ Giải thích ý kiến của Nam Cao: Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm. Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.( Vấn đề cần nghị luận) 2/ Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Vì: +Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, + Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường. 3/ Khẳng định, mở rọng vấn đề: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. Đối với thực tế, bản thân như thế nào? Đề 8: ‘Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.’ Suy nghĩ của em về ý kiến trên Dàn ý 1. Giải thích ý kiến – Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. – Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội. 2. Luận bàn về ý kiến Ý kiến nêu trong đề cần được lật đi lật lại, xem xét từ nhiều phía, thấy được mối quan hệ giữa hai mệnh đề (đừng cố gắng thành người nổi tiếng và trước hết hãy là một người có ích), để luận bàn (theo hướng khẳng định hay bác bỏ) cho thoả đáng, thuyết phục. Dưới đây là một số ý cơ bản: – Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. – Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. – Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích. – Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng. 26
- 3. Bài học nhận thức và hành động – Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. – Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Bài tham khảo Trở thành một ca sĩ nhạc pop nổi tiếng như Michael Jackson? Trở thành một cầu thủ bóng đá huyền thoại như Maradona hay giàu có như Bill Gates? Nếu có ai đặt ra câu hỏi đó cho chúng ta, tôi dám chắc ít ai không mơ ước mình được nổi tiếng như vậy. Trong cuộc sống có rất nhiều quan niệm sống và cũng có rất nhiều mơ ước khác nhau. Có người mơ ước mình trở thành nhà khoa học nổi tiếng. Có người mơ ước mình trở thành một doanh nhân. Tôi cũng không ngoại lệ, tôi cũng từng mơ ước mình trở thành một nhà văn nổi tiếng. Và chỉ khi đọc được câu nói “ Đừng cố gắng để trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy làngười có ích” tôi mới thấy cần phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Vậy người nổi tiếng là gì mà ai cũng mong muốn trở thành người nổi tiếng? Người nổi tiếng là những người có công danh sự nghiệp- Là người thành công trong cuộc sống, trong công việc hay một lĩnh vực nào đó được nhiều người biết đến, yêu mến, kính trọng. Trên thế giới ai cũng biết Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ,nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. Hay như giáo sư toán học Ngô Bảo Châu -Người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Fields toán học –một giải thưởng danh giá trên thế giới mà không phải nhà toán học nào cũng có thể đạt được. Giáo sư Ngô Bảo Châu không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học mà còn là một trong những giảng viên danh tiếng ở các trường Đại học nổi tiếng của Mĩ và thế giới. GS Ngô Bảo Châu chính là niềm tự hào về trí tuệ VN trên thế giới. Và nữa, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn- một tài năng xuất chúng về âm nhạc. Những buổi biểu diễn của Đặng Thái Sơn là sự chờ đợi của biết bao người yêu nhạc ở VN và trên TG. Những khán phòng chật cứng, những nhà hát đông nghịt. Hàng triệu con tim như đang rung lên theo từng âm thanh của vũ điệu bàn tay tài hoa trên phím đàn. Đặng Thái Sơn chẳng phải là một thiên tài âm nhạc đó sao Trở thành người nổi tiếng là một mơ ước mà ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng nếu như không thể trở thành người nổi tiếng bạn cũng đừng buồn bởi chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng như một số bạn trẻ bằng cách bắt chước người này, người khác cách ăn mặc, đầu tóc kì dị hay có những hành động đặc biệt gây sự chú ý để nổi tiếng. Cái giá mà bạn phải trả cho sự nổi tiếng đôi khi là quá đắt. Có những bạn trẻ muốn được nổi tiếng trong mắt bạn bè, người yêu đã thể hiện mình là một tay đua trên xa lộ bằng những trận quyết đấu với tử thần để rồi có thể sẽ nổi tiếng những đó là sự nổi tiếng mà những người thân yêu của họ sẽ mãi mãi đau đớn khôn nguôi. Câu nói trên thực sự đã làm tôi suy nghĩ lại giấc mơ trở thành người nổi tiếng của mình. Mỗi chúng ta đều có thể trở thành những người nổi tiếng nếu như có tài năng thật sự nhưng trước hết chúng ta hãy sống thật tốt để làm một con người có ích. Xã hội rất cần những người nổi tiếng nhưng còn cần hơn những người có ích. Hãy làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn bởi những việc làm có ích, bởi những con người có ích. Câu nói “ Đừng cố gắng .” quả thực đã để lại cho mỗi chúng ta một bài học nhận thức về ý nghĩa cuộc sống và quan niệm sống. Tôi nhớ một câu nói của một văn hào nổi tiếng: “ Có thể trong cuộc đời này không ai biết đến tên tuổi bạn, nhưng những việc bạn làm lại không thể thiếu được với cuộc đời họ”. Tất nhiên, bạn hãy cứ mơ ước 27
- mình sẽ trở thành một người nổi tiếng. Biết đâu, bằng những cố gắng và tài năng của mình, một ngày không xa bạn sẽ nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng phải chăng, câu nói trên cũng là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta khi bước vào cuộc sống Đề 9: “Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” (Lev Tolstoi). Suy nghĩ của em về ý kiến trên Dàn ý 1/ Giải thích – Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển. – Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình. – Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người. => Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình. 2/ Bàn luận * “Người người đều muốn thay đổi thế giới”: – Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ. * “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”: – Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân. – Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình. – Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” 3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm) – Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội. – Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình. – Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến Đề 10: ‘Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quì gối.’ (W. Gơt) Suy nghĩ của em về ý kiến trên Dàn ý 1. Giải thích Câu nói bộc lộ sự ngưỡng mộ trước trí tuệ và lòng nhân hậu của con người. Tuy nhiên nghiêng về khía cạnh ca ngợi sức mạnh của lòng nhân hậu, tình thương. (Làm rõ qua hình ảnh ẩn dụ cúi đầu và quì gối). 2. Phân tích, chứng minh – Vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người: sự hiểu biết, thông minh sẽ giúp con người có khả năng nhìn nhận, đánh giá một cách sáng suốt nhanh nhạy, đúng đắn. – Vai trò của lòng nhân hậu trong cuộc sống của con người: khiến con người sống biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, làm cho con người sống gần gũi, chan hòa, thân ái. – Hai phẩm chất trên của con người rất đáng quý đều được trân trọng, ngưỡng mộ. Ở đây vai trò, sức mạnh lòng nhân hậu được đề cao. 28
- – Cần thấy mối quan hệ giữa trí tuệ và lòng nhân hậu, giữa tài và đức trong mỗi con người; “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). 3. Bình luận, mở rộng – Ca ngợi những tấm gương vừa có tài năng vừa có đức độ để mọi người yêu mến, quý trọng. – Phê phán những kẻ có tài năng nhưng sống hời hợt, giả tạo. – Bài học cho bản thân: + Trí tuệ và lòng nhân hậu là hai phẩm chất đáng quí của con người. + Rèn luyện tài và đức là việc làm thiết thực của mỗi con người nhất là học sinh trên ghế nhà trường. Bài tham khảo Một con người được gọi là hoàn thiện cần phải có ít nhất hai thứ: “Trí tuệ” và “Trái tim”. Trí tuệ được hình thành từ quá trình học tập, lao động, rút ra từ thực tiễn đời sống. Muốn tồn tại trong xã hội, muốn thành đạt trong cuộc sống, tất nhiên, trí tuệ là quan trọng.Chẳng ai muốn sống cùng một gã ngốc.Những người có một “trí tuệ vĩ đại” luôn được người khác nể phục, nể phục vì mình không bằng họ, không được như họ và nếu như muốn sánh với họ thì quả là một chuyện khó. Họ tài năng, trí tuệ và như có lẽ, lúc nào họ cũng đúng trên ta một bậc thang, vì vậy, ta cúi đầu. “Trái tim” nghĩa là lương thiện, là hiền lành. Nó được hình thành từ quá trình cọ xát với cuộc sống.”Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đó gần như là một chân lý của cha ông ngày trước ý muốn nói: trong một hoàn cảnh, môi trường khác nhau sẽ hình thành những nhân cách khác nhau, tốt có, xấu có. Thật sự, một trái tim vĩ đại không dễ gì có được vì trong thời đại xưa cũng như bây giờ, để thành công, người ta thường “sống bằng lừa lọc”, hay “Sống là phải biết tàn nhẫn, phải biết ác” dù xã hội luôn cần một “Thiên lương cao cả”. Người có một trái tim vĩ đại sẽ cân bằng hai điểm cực ấy. Họ yêu mọi người, yêu cuộc sống như yêu chính bản thân họ. Họ làm tất cả vì người khác mà không cần ai đáp trả. Họ cũng sẽ sẵn sàng cho người khác chén cơm của mình trong khi họ đói lã, họ sẽ sẵn sàng nhường chăn trong khi họ đang lạnh cóng- Họ sẽ làm tất cả vì họ biết, những con người tội nghiệp ấy còn đói, còn lạnh hơn mình. Đứng trước một con người như vậy, ta chẳng biết làm gì để xứng với họ, bản thân ta tự nhiên thấy quá nhỏ bé, quá yếu đuối trước một con người như vậy. Và mặc dù, ta và họ cùng đứng trên một con đường nhưng thật ra, tự bản thân họ đã cao hơn ta hàng vạn bậc thang, vì thế, ta bó gối trước trái tim vĩ đại ấy. 29