Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học... cho rằng: Cái đẹp... cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp... độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên

docx 4 trang hoaithuong97 46492
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học... cho rằng: Cái đẹp... cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp... độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxban_ve_cai_dep_trong_cac_tac_pham_van_hoc_nha_phe_binh_nguoi.docx

Nội dung text: Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học... cho rằng: Cái đẹp... cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp... độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên

  1. Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nhà phê bình người Nga Séc-nư-ép-sky cho rằng: Cái đẹp chính là cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp trong tác phẩm văn học phải là cái đẹp độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau? Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên. Liên hệ với Quê hương của Tế Hanh để thấy cái đẹp trong mỗi tác phẩm. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp cuộc sống được phản 0,25 ánh một cách độc đáo khác thường trong Lặng lẽ Sa Pa. Liên hệ với bài Quê hương của Tế Hanh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề trước) +0,25 Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: => Hai nhận định trên không hề mâu thuẫn, mà trái lại bổ sung cho nhau. Từ mảnh đất hiện thực cuộc sống, văn học kiếm tìm những cái đẹp khác thường, độc đáo, để rồi từ chính cái đẹp khác thường và độc đáo ấy, văn học quay trở lại phục vụ, cải tạo hiện thực đời sống. - Lí giải: Tại sao tác phẩm văn học phải phản ánh cái đẹp? + Đặc trưng của văn học là hình thức sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. . + Giá trị thẩm mĩ chính là đặc trưng của văn học. Nó giúp khu biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác như lịch sử, triết học. Nói đến văn học, là nói đến cái đẹp. “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong 1 0986.217.081
  2. ánh sáng”. (Charles Du Bos). Tại sao “Cái đẹp chính là cuộc sống”? + Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống chính là đối tượng phản ánh và là nguồn chất liệu dồi dào của văn học. Nếu không có hiện thực cuộc sống thì sẽ không có tác phẩm văn học. Cho nên cái đẹp trong tác phẩm văn học, chính là cái đẹp từ hiện thực cuộc sống. + Cái đẹp đến từ cuộc sống là cái đẹp . Tại sao văn học hướng đến cái đẹp độc đáo, khác thường? + Sáng tác văn học là quá trình sáng tạo mang tính chất cá thể, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. + Mặt khác, văn học luôn sáng tác ra cho con người và vì con người. Mà khát vọng muôn đời của nhân loại chính là vươn đến những giá trị . Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” đã hội tụ đầy đủ cả hai ý kiến trên. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. “Cái đẹp cuộc sống” đã trở thành “độc đáo khác thường” trong “Lặng lẽ Sa Pa” chính là - -> Từ hiện thực một bức tranh thiên nhiên ở vùng đất Sa Pa xa xôi hẻo lánh nhưng với tâm hồn của người nghệ sĩ, bức tranh thiên nhiên đó đã trở thành vẻ đẹp độc đáo khác thường - Bức tranh thiên nhiên lung linh, kì ảo, giàu sức sống, có sức thu hút lay động tâm hồn bạn đọc muốn đến vùng đất Sa Pa để được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên thơ mộng kì ảo. Bức tranh thiên nhiên đó còn thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đất nước và tài năng mang dấu ấn cá nhân của Nguyễn Thành Long. - Vẻ đẹp của con người + Cô kĩ sư trẻ, ông hoạ sĩ già, người lái xe hiếu khách, ông kĩ sư vườn rau, một đồng chí nghiên cứu khoa học. -> Đây chính là những con người của miền Bắc mỗi người một công việc riêng nhưng họ đều bằng những tình yêu công việc hay tình yêu đất nước, con người để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ chính là hình ảnh của người dân miền Bắc đang hăng say lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội để chống lại kẻ thù. -> Qua những nhân vật ấy, Nguyễn Thành Long đã đưa vào Lặng lẽ Sa Pa những trang đời khác nhau hay đó chính là một mảng, một nét của 2 0986.217.081
  3. cuộc sống. Tất cả đều được chắt lọc từ “cuộc sống” vừa chân thực, tinh tế vừa đẹp “độc đáo khác thường”. + Nhưng nổi bật trong những con người ấy chính là nhân vật anh thanh niên. Qua lời giới thiệu của bác lái xe và cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật, nhân vật anh thanh niên hiện lên với cuộc sống và công việc còn nhiều khó khăn gian khổ. Nhưng ở anh toát lên những vẻ đẹp của con người lao động bình thường mà đáng mến. Đó là lòng yêu công việc, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Anh còn sắp xếp cuộc sống khoa học ngăn nắp, lòng nhiệt tình mến khách, biết quan tâm đến những người xung quanh và sự khiêm tốn đáng mến của anh (Chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích). -> Đó là cái đẹp khuất lấp => Từ những con người lao động bình thường trên mảnh đất Sa Pa nhưng với sự khám phá thế giới tâm hồn và công việc của họ, qua lời giới thiệu của bác lái xe và cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, nhà văn Nguyễn Thành Long đã tìm ra vẻ đẹp độc đáo khác thường trong mỗi con người. Đó là sự âm thầm cống hiến hết mình cho đất nước. Họ là những “hạt ngọc ẩn giấu” trong hình vẻ của những con người lao động bình thường. 2. Cái đẹp của cuộc sống trở thành độc đáo khác thường nhờ ở hình thức nghệ thuật - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một t́nh huống đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: ông kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. - Xây dựng nhân vật anh thanh niên, Nguyễn Thành Long không . * Liên hệ: +0,5 . Còn Lặng lẽ Sa Pa được viết bằng văn xuôi, cốt truyện đơn giản nhẹ nhàng, hình ảnh, ngôn ngữ giàu chất thơ. Sở dĩ có điểm tương đồng và khác biệt ấy bởi cả hai nhà thơ đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người, quê hương, đất nước, được viết với tấm lòng ngợi ca trân trọng. Cả hai tác giả đều viết về những điều vốn rất bình thường giản dị nhưng bằng sự tinh tế tài hoa của mình đã tạo nên những nét riêng biệt trong từng tác phẩm mang dấu ấn cá nhân của mỗi người. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 3 0986.217.081
  4. - Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Quê hương” của Tế Hanh đã khẳng định mối quan hệ giữa cái đẹp độc đáo, khác thường và đời sống - đúng như quan niệm của Sec-nư-ep-sky. - Đối với người cầm bút: Phải phản ánh chân thực cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân - thiện - mĩ. Và tác phẩm phải đạt phẩm chất nghệ thuật cao. - Cái đẹp của văn học không thể bị sở hữu bởi riêng cá nhân nào, cho nên . d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 4 0986.217.081