Bài tập về số hạt

doc 1 trang hoaithuong97 7230
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về số hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_so_hat.doc

Nội dung text: Bài tập về số hạt

  1. BÀI TẬP VỀ SỐ HẠT 1) Nguyên tử Z có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. 2) Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại. 3) Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại. 4) Tổng số các loại hạt trong phi kim X là 46, trong nguyên tử kim loại Y là 34 và trong nguyên tử khí hiếm Z là 120. Hãy viết ký hiệu nguyên tử X, Y, Z. 5.Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, n, e của nguyên tố M? 5.) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại. 6.) Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại. 7.) Nguyên tử X có cấu hình electron ở mức năng lượng cao nhất là 4p 5. Tỷ số giữa hạt mang điện và không mang điện là 1,555. Tìm các giá trị Z, A của X. 8.) Biết nguyên tử Y có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử Y. 9.) Nguyên tử A có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Hãy tính số p, n , e. 10.) Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt. 11.) Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Dạng 2 Bài 1: oxit cao nhất của một nguyên tố ứng vớicông thức RO3. Hợp chất của nguyên tố đó với hidro có 5,885 hidro về khối lượng. Xác định R Bài 2: oxit cao nhất của một nguyên tố ứng vớicông thức R2O5. Hợp chất của nguyên tố đó với hidro có 17,65% hidro về khối lượng. Xác định R Bài 3: oxit cao nhất của một nguyên tố ứng vớicông thức R2O5. Hợp chất của nguyên tố đó với hidro có 8,82% hidro về khối lượng. Xác định R