Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4840
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_li_lop_6_bai_3_do_the_tich_chat.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG Câu 1: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít. B. ĐCNN của can là 3 lít. C. GHĐ của can là 3 lít. D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng. Câu 2: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ: A. Cốc uống nước. B. Bát ăn cơm. C. Ấm nấu nước. D. Bình chia độ. Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần: A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình B. Đặt bình chia độ nằm ngang C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình Câu 4: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít: A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml Câu 5: Điền vào chỗ trống: 150ml = m3 = l A. 0,00015 m3 = 0,15l B. 0,00015 m3 = 0,015l C. 0,000015 m3 = 0,15l D. 0,0015 m3 = 0,015l Câu 6: Điền số thích hợp: 1 m3 = lít = ml A. 100 lít; 10000 ml B. 100 lít; 1000000 ml C. 1000 lít; 100000 ml D. 1000 lít; 1000000 ml Câu 7: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì? A. Can có thể đựng trên 2 lít. B. ĐCNN của can là 2 lít. C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 8: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can? A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 9: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây? A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít. B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít. C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít. D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít. Câu 10: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất? 1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml. 2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml. 3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml. 4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml. A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm 3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng? A. 20cm3. B. 20,2cm3. C. 20,20cm3. D. 20.25cm3.
  2. Câu 12: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm 3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3. C. V3 = 20,5cm3. D. V4 = 20cm3. Câu 13: Đơn vị đo thể tích thường dùng là: A. mét (m) B. kilogam (kg) C. mét khối (m3) và lít (l). D. mét vuông (m2) Câu 14: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết: A. Thể tích của hộp sữa là 200ml. B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml. C. Khối lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp. ĐÁP ÁN 1 D 4 B 7 C 10 C 13 C 2 D 5 A 8 D 11 B 14 B 3 A 6 D 9 B 12 C