Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_6_bai_9_doi_song_cua_ngu.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM BÀI 9 MÔN LỊCH SỬ 6: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA Câu 1: Thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long, việc làm ra thức ăn tiến bộ hơn thời trước ở chỗ A. Họ đã biết hái lượm hoa quả. B. Họ đã biết săn bắt thú rừng. C. Họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Họ đã biết nướng chín thức ăn. Câu 2: Công cụ, đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là A. Rìu mài lưỡi. đồ gỗ và tre. B. Rìu đá cuội. đồ gỗ và đồ gốm. C. Đồ gốm, rìu ngắn và rìu có vai. D. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm. Câu 3: Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là A. Kĩ thuật mài đá. B. Kĩ thuật cưa đá. C. Kĩ thuật luyện kim. D. Làm đồ gốm. Câu 4: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn - Hạ Long sống A. Sống theo gia đình B. Từng nhóm, có cùng huyết thống C. Riêng lẻ D. Bầy đàn Câu 5: Điểm mới trong xã hội nguyên thủy ở nước ta đó là A. Sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ. B. Sự ra đời của chế độ thị tộc mẫu hệ. C. Sự ra đời của chế độ tảo hôn. D. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ. Câu 6: Thị tộc mẫu hệ được tổ chức bởi A. Sống ổn định, lâu dài ở một nơi B. Những người cùng huyết thống sống chung với nhau C. Tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ D. Cả ba dấu hiệu trên Câu 7: Người nguyên thủy đã chế tạo đồ gốm bằng cách A. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng. B. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ. C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng. D. Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng. Câu 8: Người nguyên thủy thời Hòa Bình -Bắc Sơn -Hạ Long dùng nhiều loại khác nhau để làm những công cụ A. Rìu đá, dao đá. B. Thuồng đá, cối đá. C. Cuốc đá, liềm đá. D. Rìu đá, bôn đá, chày đá. Câu 9: Để chế tạo công cụ lao động, người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn Hạ Long đã làm chủ yếu bằng cách A. Cưa đá. B. Mài đá. C. Đục đá. D. Ghè đẽo đá. Câu 10: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên A. Mài đá làm công cụ. B. Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu. C. Dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ. D. Tìm cách cải tiến công cụ lao động. Câu 11: Văn hóa Bắc Sơn ở sơ kì A. Thời kì đồ đá mới B. Thời đại đá cũ C. Thời kì đồ sắt D. Thời kì đồ đồng Câu 12: Hang Đồng Nội, nơi phát hiện hình mặt người khắc trên vách hang ở tỉnh A. Hòa Bình B. Lạng Sơn C. Thanh Hóa D. Hà Nội Câu 13: Trong nhiều hàng động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ra phát hiện được những lớp vỏ ốc
  2. dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ xương thú, điều đó cho thấy A. Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi B. Người nguyên thủy thường ăn ốc C. Thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc D. Người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông Câu 14: Văn hóa Hòa Bình thuộc thời A. Đồ đá cũ B. Đồ sắt C. Đồ đá mới D. Đồ đá cũ sang đồ đá mới Câu 15: Để mô tả cuộc sống của mình, người nguyên thủy đã A. Vẽ lên mặt trống đồng. B. Ghi chép lại trong các cuốn sử. C. Vẽ trên vách hang động. D. Kể lại cho con cháu nghe. ĐÁP ÁN 1 C 4 B 7 D 10 D 13 A 2 D 5 B 8 D 11 A 14 D 3 A 6 D 9 B 12 A 15 C