Giáo án Lịch sử 6 - Kiểm tra giữa kì 1

docx 8 trang hoaithuong97 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Kiểm tra giữa kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_kiem_tra_giua_ki_1.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử 6 - Kiểm tra giữa kì 1

  1. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 Tuần 8 Tiết 11 KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Ngày kiểm tra: 15/10/2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức từ bài 1 đến bài 6, phân môn Lịch sử - SGK Lịch sử & Địa lí 6 2. Năng lực Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống, đối chiếu, so sánh, làm bài kiểm tra. 3. Phẩm chất - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, trung thực, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Foto đề kiểm tra theo số lượng Hs các lớp. 2. Học sinh - Chuẩn bị vở kiểm tra, đồ dùng học tập III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. Trắc nghiệm khách quan 30% (3 điểm), tự luận 70% (7 điểm) IV. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – PHÂN MÔN LỊCH SỬ 1
  2. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao ( Bài ) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương 1. - Dựa vào đâu . - Lịch Vì sao phải để biết và sử là học lịch sử phục dựng lại gì? (1) Bài 1. Lịch sử lịch sử (1) -Thời và cuộc sống gian Bài 2. Dựa trong vào đâu để lịch sử biết và phục (3) dựng lại lịch sử Bài 3. Thời gian trong Lịch sử Số câu: 5 1 câu 4 câu TN: 5 câu Số điểm: 1 điểm 1 điểm TL: 0 2 điểm Sđ :2 điểm Chương 2. - Nguồn gốc Câu 1. Câu 2. Câu 3. Xã hội loài người (1) Trình bày Trình bày Vì sao xã nguyên thuỷ - Xã hội quá trình đời sống hội Bài 4. Nguồn nguyên thuỷ tiến hóa vật chất và nguyên gốc loài người (Bộ lạc) (1) của loài tinh thần thủy tan Bài 5. Xã hội - Sự chuyển người của người rã? nguyên thủy biến và phân nguyên Bài 6. Sự hóa của xã hội thuỷ trên chuyển biến nguyên thủy đất nước 2
  3. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 và phân hóa (2) Việt Nam của xã hội nguyên thủy Số câu: 7 4 câu 1 câu 1 câu 1 câu TN: 4 câu Số điểm: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 2 điểm TL: 3 câu 8 điểm Sđ: 8 điểm Số câu: 12 5 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4 câu TN: 9 câu Số điểm: 2 điểm 2 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điêm TL: 3 câu 10 điểm Sđ: 10 điểm IV. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ STT Nội dung kiến Đơn vị kiến thức /kĩ năng Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức thức/Kĩ năng đánh giá NB TH VD VDC 1 Chương 1. - Lịch sử là gì? Nhận biết: 1 Vì sao phải học lịch - Dựa vào đâu để biết và - Các nguồn tư liệu lịch sử sử phục dựng lại lịch sử - Thời gian trong lịch sử Vận dụng: 4 - Khái niệm Lịch sử? - Âm lịch và dương lịch? - Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm? - Tính được thời gian của cuộc khởi nghĩa so với thời gian hiện nay 2 Chương 2. - Nguồn gốc loài người Nhận biết : 5 Xã hội nguyên thuỷ - Xã hội nguyên thuỷ - Quá trình xuất hiện của Vượn người 3
  4. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 - Sự chuyển biến và phân - Thời gian xuất hiện công cụ bằng đồng hóa của xã hội nguyên thủy - Quá trình tiến hóa của loài người - Khái niệm bộ lạc - Nguyên nhân khiến người nguyên thuỷ phải hợp tác lao động với nhau Thông hiểu : 1 - Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta Vận dụng : 1 Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ? Tổng 100% 6 1 1 4 Tỉ lệ % từng mức độ nhận biết 100% 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 100% 70% 30% 4
  5. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 VI. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 6 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống đề hoàn thiện về khái niệm lịch sử là gì? Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong (1) và lịch sử còn được hiểu là một khoa học để (2) và (3) lại quá khứ. Câu 2. Nối cột A với cột B (Nối đúng mỗi ý 0,25 điểm) A Nối B 1. Tư liệu hiện vật 1 a. Là tư liệu cung cấp những thông tin đàu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. 2. Tư liệu chữ viết 2 b. Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích ) được kể từ đời này qua đời khác. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian, địa điểm, nhưng phần nào phản ánh được hiện thực lịch sử. 3. Tư liệu truyền miệng 3 c. Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Nguồn tư liệu này ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người. Tuy nhiên, mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 4. Tư liệu gốc 4 d. Là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ laioj trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Nếu biết khai thác, chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. Câu 3. Một thiên niên kỉ có năm? a. 10 b. 100 c. 1000 d. 2000. Câu 4 . Năm 542 khởi nghĩa Lý Bí cách ngày nay (năm 2021) là bao nhiêu năm? a. 1479 b. 1480 c. 1481 d. 1482. Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau để hoàn thiện về cách tính lịch của người cổ đại? Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của (1) Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của (2) Câu 6: Vượn người xuất hiện đầu tiên ở đâu? 5
  6. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 a. Miền Đông châu Phi b. Đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) c. Bắc Kinh (Trung Quốc) d. Việt Nam. Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc? a. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau tạo thành b. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi c. Có quan hệ gắn bó với nhau d. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau Câu 8. Lý do chính khiến người nguyên thuỷ phải hợp tác lao động với nhau là? a. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động b. Yêu cầu công việc và trình độ lao động c. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống d. Tất cả mọi người được hưởng thụ bằng nhau. Câu 9: Người nguyên thủy đã phát hiện ra công cụ bằng kim loại vào thời gian nào? a. Thiên niên kỉ I TCN b. Thiên niên kỉ II TCN c. Thiên niên kỉ III TCN d. Thiên niên kỉ IV TCN. II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm) : Trình bày các giai đoạn tiến hóa của loài người? Tên gọi và thời gian? Câu 2 ( 3 điểm) : Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam? Câu 3 (2 điểm): Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? 6
  7. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 VI. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 6 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm (Câu 2, mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 (1) Quá khứ 1-d c a (1) Mặt Trăng a d b d (2) Nghiên cứu 2-c quanh Trái Đất (3) phục dựng 3-b (2) Trái Đất 4-a quanh Mặt Trời II. TỰ LUẬN : (7 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Quá trình tiến hóa của loài người trải qua 3 giai đoạn : 2 điểm Vượn người (Cách ngày nay 6 triệu năm) Người tối cổ (Cách ngày nay 4 triệu năm) Người tinh khôn (Cách ngày nay 15 vạn năm) 2 Đời sống vật chất và tinh thần của người tối cổ trên đất nước Việt Nam 3 điểm * Đời sống vật chất: - Ở Việt Nam, người nguyên thủy đã biết mài đá, tạo ra nhiều công cụ khác nhau (rìu, bôn, chày, cuốc đá) và vũ khí (mũi tên đá). Đồ gốm dần phổ biến. - Họ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. Nguồn thức ăn chủ yếu của họ ngày càng phong phú, bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi 7
  8. Phạm Thị Liên - Trường TH&THCS Thái Tân – Lịch sử 6 – Ngày soạn: 06/10/2021 * Đời sống tinh thần: - Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay, Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí. - Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo cả công cụ và đồ trang sức. 3 Xã hội nguyên thủy tan rã: 2 điểm - Do sự phát triển của công cụ lao động bằng kim loại vào cuối thời nguyên thủy, con người làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã. - Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo là mối quan hệ bất bình đẳng. Người giàu càng trở lên giàu có khi họ có dư thừa nhiều sản phẩm hoặc chiếm đoạt được, những người yếu thế hơn - người nghèo phải lao động phục vụ cho người giàu => xã hội nguyên thủy tan rã 8