Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3150
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_6_bai_22_khoi_nghia_ly_b.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM BÀI 22 MÔN LỊCH SỬ 6: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542-602) (TIẾP THEO) Câu 1: “Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng. C. Triệu Quang Phục. D. Lý Bí. Câu 2: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành A. An Nam đô hộ phủ. B. An Bắc đô hộ phủ. C. An Đông đô hộ phủ. D. An Tây đô hộ phủ. Câu 3: Để siết chặt ách đô hộ đối với nước ta, nhà Đường đã thực hiện A. Sửa sang, làm lại đường giao thông. B. Xây thành, đắp lũy, tăng cường quân chiếm đóng. C. Cử quan lại người Trung Quốc cai trị trực tiếp đến cấp huyện. D.Tất cả các ý trên đúng. Câu 4: Để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường đã A.Tăng cường quân chiếm đóng. B. Làm đường giao thông từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện. C. Cho xây thành, đắp lũy. D. Tất cả những việc làm trên. Câu 5: Nhà Đường ở Trung Quốc được thành lập vào A. Năm 638. B. Năm 608. C. Năm 618. D. Năm 628. Câu 6: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là A. Vua Đế. B. Mai Hắc Đế. C. Vua Hắc D. Vua Mai Câu 7: Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức A. Tô thuế và đi lao địch. B. Thay nhau bán quả vải sang Trung Quốc cống nộp. C. Tô thuế và cống nạp rất nặng nề. D. Tô thuế và đi phu. Câu 8: Nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện để A. Mở mang đường sá, thông chợ búa. B. Có thể nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. C. Đi lại cho thuận tiện. D. Cho nhân dân hai nước dễ thông thương. Câu 9: Trong các thế kỉ VII - IX để chống ách đô hộ nhà Đường có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra, đó là A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 10: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở A. Núi Vệ B. Trong thung lũng Hùng Sơn C. Nam Đàn D. Núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn Câu 11: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là A. Tống Cao Bình B. Cao Chính Bình C. Tống Chính Bình D. Cao Tống Bình
  2. Câu 12: Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường có khác trước A. Sửa đường giao thông thuỷ, bộ, xây thành, đắp lũy tăng thêm số quân đồn trú. B. Đặt nhiều thứ thuế, bắt dân ta cống nộp nhiều sản vật quý hiếm, kể cả quả vải. C. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 13: Trong số các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương" là? A. Lý Tự Tiên. B. Đinh Kiến. C. Mai Thúc Loan. D. Phùng Hưng Câu 14: Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa A. Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan. B. Do chính sách tàn bạo, độc ác của nhà Đường bắt nhân dân ta cống nộp vì gánh vải sang Trường An xa xôi vạn dặm. C. Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua. D. Câu A và B đúng. Câu 15: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế? A. 1 vạn quân B. 5 vạn quân C. 10 vạn quân D. 15 vạn quân HẾT ĐÁP ÁN 1 A 4 A 7 C 10 D 13 D 2 A 5 C 8 B 11 B 14 D 3 B 6 B 9 D 12 D 15 C