Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Toán về nội dung nồng độ dung dịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Toán về nội dung nồng độ dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_chuyen_de_toan_ve_noi_dung_nong_do.doc
Nội dung text: Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Toán về nội dung nồng độ dung dịch
- Bài tập hoá 9 CHUYÊN ĐỀ : TOÁN VỀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH 1. Tính C% của các chất có trong dung dịch 2. Tính CM của các chất có trong dung dịch sau phản ứng: sau phản ứng: - Xác định chất có trong dung dịch (lưu ý -Xác định chất có trong dung dịch (lưu ý chất tham gia phản ứng có dư không) chất tham gia phản ứng có dư không) - Tìm khối lượng dung dịch sau phản ứng : -Tìm Vdd, Có 2 trường hợp: mdd = khối lượng các chất tan cho vào + +Đề bài cho khối lượng riêng của dung dịch khối lượng dung môi hoặc khối lượng dung sau phản ứng: V = m/d dịch ban đầu – khối lượng chất kết tủa, +Đề bài không cho d: V = tổng thể tích chất khí. dung dịch các chất ban đầu cho vào. - Tính số mol của chất cần xác định - Tìm khối lượng chất cần xác định. - Tính CM. - Tính C%. Bài 1: Để hấp thụ hoàn toàn 7,84l khí SO2 (đktc) thì cần vừa đủ 250ml dd Ca(OH)2 . Tính nồng độ dd Ca(OH)2 đã dùng. Bài 2: Hòa tan 14,1g kali oxit vào 41,9g nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được Bài 3: Hòa tan 15,5g Na2O vào nước được dd có thể tích 500ml . Tính Nồng độ mol của dd thu được.(1mol/l) Bài 4: :Cho 0,56 lit CO2(đktc) tác dụng vừa đủ với 100ml dd KOH tạo muối trung hòa. Tính nồng độ mol của dd KOH đã dùng? Bài 5: Cho 1,12lit khí cacbonic đktc tác dụng vừa đủ với 100ml dd NaOH tạo ra múôi trung hoà a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính nồng độ mol của dd NaOH đã dùng Bài 6: Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dd axit sunfuric. Phản ứng xong thu được 3,36l khí hiđrô đktc a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng. c/ Tính nồng độ mol của dd axit sunfuric đã dùng. Bài 7: : Hòa tan một lượng sắt vào 500ml dd H2SO4 ( vừa đủ phản ứng)thu được 33,6l khí hiđro. Tính: a. Khối lượng sắt đã phản ứng. b. Nồng độ mol của dd axit ban đầu. c. Tính thể tích khí oxi(đktc) để đốt cháy hết khí hiđro Bài 8: Cho 56 lít khí SO3(đktc) tan hoàn toàn vào 5l nước ta thu được d A. a. Tính nồng độ mol/l của chất có trong dd A. b. Tính thể tích dung dịch KOH 0,1M đủ để trung hoà hết 100ml dd A. c. Tính khối lượng dd BaCl2 5,2% đủ để tác dụng hết với 50ml dd A.
- Bài tập hoá 9 Bài 9 Hòa tan một lượng sắt vào 500ml dd H2SO4 thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được 33,6l khí hiđrô (đktc). Tính nồng dộ mol của dd H2SO4. Bài 10 : Có 200ml dd HCl 0,2M a. Để trung hòa dd axit này thì cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,1M? Tính nồng độ mol/l của dd muối sinh ra. b. Nếu trung hòa dd axit trên bằng dd Ca(OH)2 5%. Hãy tính khối lượng dd Ca(OH)2 cần dùng và nống độ phần trăm của dd muối sau phản ứng (giả thiết khối lượng riêng của dd axit là 1g/ml) Bài 11 : Hoà tan 2,3g natri vào 197,8g nước. a. Tính nồng độ % của dd thu được.(2%) b. Tính nồng độ mol/l của dd thu được . cho khối lượng riêng của dd là d =1,08g/ml(0,54M) Bài 12: Hoà tan 5,4 g nhôm trong 200g dd HCl 20%. a. Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng b. Tính thể tích khí hiđro giải phóng ở đktc c. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được sau phản ứng Bài 13 : Hòa tan 15,5g Na2O vào nước được dd có thể tích 500ml . Tính: a. Nồng độ mol của dd thu được.(1mol/l) b. Thể tích dd H2SO4 20% (khối lượng riêng 1,14g/ml )cần để trung hòa dd trên.(0,1075l) c. Nồng độ mol muối trong dd sau phản ứng trung hòa.(0,41M) Bài 14: .Cho 1,6 g CuO tác dụng với 11,76gdd axit sufuric có nồng độ 25%. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dụng dịch sau phản ứng. Bài 15: Hòa tan 1,6g đồng II oxit trong 100g dd H2SO4 20%. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dd thu được sau khi phản ứng kết thúc. Bài 16: Trung hoà 20ml dd H2SO4 1M bằng dd NaOH 20%. a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng dd NaOH đã dùng. c/ nếu trung hoà dd axit trên bằng dd KOH 5,6% có khối lượng riêng là 1,045g/ml, thì cần bao nhiêu ml dd KOH? Bài 17: Cho 10g CaCO3 tác dụng với dd axit HCl dư a/ Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc b/ Dẫn khí CO2 thu được vào lọ đựng 50g dd NaOH 40% . Tính khối lượng muối cacbonat thu được ( xem muối nào tạo thành) Bài 18: Cho 5,4g nhôm vào 100ml dd H2SO4 0,5M a. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc b. Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng . Cho rằng thể tích dd sauu phản ứng thay đổi không đáng kể Bài 19: Hoà tan 0,56g sắt bằng dd H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ. a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra ở đktc c. Cần bao nhiêu gam dd H2SO4 nói trên để hoà tan sắt
- Bài tập hoá 9 Bài 20: Cho 16,8 lít CO2 ở đktc hấp thụ hoàn toàn vào 600ml dd NaOH 2M thu được dd A a/ tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A(Giả sử không có phản ứng xảy ra khi cô cạn dd)(72,9g) b/ Cho dd A tác dụng với lượng dư BaCl2 . Tính khối lượng kết tủa tạo thành (chỉ có một phản ứng xảy ra) Bài 21: Hoà tan mg bột sắt vào dd HCl dư thấy thoát ra 4,48lit khí ở đktc . Cũng cho mg bột sắt trên tác dụng với 500ml dd CuSO4 1M thì thu được dd A và chất rắn B (giả thiết thể tích dd thay đổi không đáng kể) a/ Tính khối lượng chất rắn B (12,8g) b/ Tính nồng độ các chất trong dd A(0,4M và 0,6M) Bài 22:Hoà tan hoàn toàn 5,4g bột nhôm 200,0ml dung dịch H2SO4 1,5M a)Tính thể tích khí thu được (ở điều kiện tiêu chuẩn) b)Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như không đổi) Bài 23:Hoà tan hoàn toàn 2,7g bột nhôm vào 200,0ml dung dịch H2SO4 1,0M a)Tính thể tích khí thu được ở đktc b)Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được (Thể tích dung dịch coi như không đổi) Bài 24: Hoà tan hoàn toàn 2,8g kim loại Fe vào 2lit dd HNO3 dư.phản ứng: Fe +4HNO3 Fe(NO3)3 +NO +2H2O a. Tính lượng khí thoát ra ở đktc b. Tính thể tích dd HNO3 1M đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ dd muối thu được sau phản ứng(giả sử thể tích không thay đổi trong quá trình phản ứng) Bài 25: Hoà tan 46g natri vào 224ml nước cất, ta thấy có khí bay ra và tạo thành một dd có tính kiềm. Tính nồng độ % của dd thu được Bài 26: Hoà tan 32g Fe2O3 vào 218g dd HCl 30% lấy dư a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính khối lượng muối sắt tạo thành(65g) c. Tính khối lượng axit còn dư (21,6g) d. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dd sau phản ứng(8,64% và 26%) Bài 27 : Cho 0,1 mol sắt tác dụng với dd H2SO4 loãng lấy dư a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc c. Tính số gm muối sắt tạo thành Bài 28: Hoà tan 16,2g kẽm oxit vào 400g dd aixt nitric 15%. a. Tính khối lượng axit đã dùng b. Tính khối lượng muối kẽm tạo thành c. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng Bài 30 : Hoà tan 10,8g Al tác dụng vừa đủ với 600ml dd axit clhiđric và sau phản ứng thu được Vlít khí ở đktc .
- Bài tập hoá 9 a. Tìm V b. Tính khối lượng muối nhôm thu được c. Tìm nồng độ mol của dd HCl ban đầu d. Tính lượng sắt II oxit cần dùng để phản ứng hết Vlít khí ở trên. BÀi 31 : trung hoà 200ml dung dịch aixt nitric 2M bằng dd bari hiđroxit 10% a. Tính số gam dd Ba(OH)2 đã dùng( 342g) b. Tính khối lượng nước thu được(52,2g) c. Thay dd bari hidroxit bằng 400ml dd canxi hiđroxit 5%. Hãy tính khối lượng riêng của dd canxi hiđroxit để trung hoà lượng axit trên (0,74g/ml) Bài 32:Hoà tan một lượng bột CuO cần 50ml dd HCl 1M a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính khối lượng CuO đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng. Cho rằng thể tích dd thay đổi không đáng kể Bài 33:Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dd axit sunfuric, phản ứng xong người ta thu được 3,36l khí hiđro ở đktc a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính số gam bột sắt tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dd axit sunfuric đã dùng BÀi 34: Cho 325g dd FeCl3 5% vào 112g dd KOH 25% a. Chất nào còn thừa sau phản ứng b. Tính khối lượng chất kết tủa thu được c. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dd sau khi tách bỏ kết tủa Bài35 : Trung hoà dd Ba(OH)2 1M bằng dd HNO3 0,4M a. Tính thể tích của 2 dd ban đầu nói trên biết sau phản ứng thu được 26,1g muối b. Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng BÀi 36 Cho 100ml dd NaOH tác dụng vừa đủ với 1,12l khí CO2 ở đktc tạo muối trung hòa a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dd NaOH đã dùng . Biết thể tích dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể Bài 37: Trộn 30ml dd có chứa 2,22g CaCl2 với 70 ml dd có chứa 1,7g AgNO3 a. Tính khối lượng kết tủa thu được. b. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Bài 38: Cho 114g dd H2SO4 20% vào 400g dd BaCl2 5,2%. a. Tính khối lượng kết tủa (23,3g) b. Tính nồng độ phần trăm của những chất có trong dd sau khi tách bỏ kết tủa.( C%HCl= 1,49; C% H2SO4= 2,63%) Bài 39: Trộn 100ml dd H2SO4 20% (d = 1,14g/ml) với 400g dd BaCl2 5,2%. a. Tính khối lượng kết tủa .(23,3g) b. Tính nồng độ % các chất có trong dd thu được.(C%HCl= 1,49; C% H2SO4= 2,63%) Bài 40: Cho 41,6g BaCl2 vào trong 200ml dd H2SO4 2M(d= 1,3g/ml).
- Bài tập hoá 9 a. Tính khối lượng kết tủa thu được.(46,6g) b. Tính nồng độ phần trăm của dd sau phản ứng.( C%HCl= 5,73; C% H2SO4= 7,69% Bài 41: Trộn 100ml dd Fe2(SO4)3 1,5M với 150ml ddBa(OH)2 2M thu được kết tủa A và dd B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dd B thì tạo ra kết tủa E a/ Viết các PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng của D và E c/ Tính nồng độ mol của các chất trong dd B(coi như thể tích thay đổi không đáng kể) Bài 42:Ngâm bột Mg dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M . Sau phản ứng lọc được chất rắn A và dung dịch B a/ Cho A tác dung hoàn toàn dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng ( m bạc = 1,08g) b/ Tính khối lượng dd NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dd B. (10ml) Bài 43: Cho 400ml dd HCl 2M phản ứng với dd KOH 0,2M. Sau đó thêm vào một mẫu kim loại magie thấy có 7,84lit khí thoát ra ở đktc . Khí này cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt a. Viết các PTHH b. Tính khối lượng magie đã phản ứng c. Tính thể tích dd KOH đã dùng Bài 44: Cho khí SO2 tác dụng với 400ml dd KOH 0,5M . Tính a. Thể tích SO2 ở đktc đủ để tạo muối axit và nồng độ mol của dd sau phảnứng b. Thể tích SO2 ở đktc đủ để tạo muối trung hoà và kối lượng của muối sau phảnứng Bài 45: Cho 4,8g magie tác dụng với 200ml dd HCl a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng c. Tính thể tích hidro sinh ra ở đktc Bài 46: Trung hoà dd KOH 11,2% bằng 500ml dd HCl 1M a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính khối lượng dd KOH đã dùng c. Tính khối lượng muối sinh ra Bài 47: Cho 6,5g Zn tác dụng với 200ml dd HCl . a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dd axit đã dùng c. Tính thể tích H2sinh ra ở đktc Bài 48: Cho 4g magie oxit tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính nồng độ M của dd HCl đã dùng c. Tính khối lượng muối tạo thành Bài 49: Cho 16,2 g ZnO tác dụng hoàn toàn với 200g dd H2SO4 a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính C% dd axit đã dùng c. Dùng 100g dd axit ở trên cho tác dụng với dd NaOH 0,2M. Tính thể tích dd NaOH 0,2M cần dùng
- Bài tập hoá 9 Bài 50: Hoà tan hoà toàn 13g kẽm trong 200g dd HCl . Hãy tính: a. Thể tích khí sinh ra ở đktc b. Nồng độ phần trăm của dd axit đã dùng c. Lấy 100 g dd HCl trên tác dụng với 120 g dd NaOH 10% thì dd thu được sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu gì? CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỖN HỢP Phương pháp: • Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp = khối lượng chất đó/khối lượng hỗn hợp nhân 100% • Tính % thể tích của một chất khí trong hỗn hợp= Thể tích chất khí đó/ thể tích hỗn hợp khí. 100%. % số mol = %thể tích chất khí trong hỗn hợp Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 9g hỗn hợp gồm nhôm và magie trong dd axit HCl thì thấy có 10,08l khí hiđrô thoát ra (đktc). Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 2: Thả 12g hỗn hợp nhôm và bạc vào dd H2SO4 7,35%. Sau phản ứng thu được 13,44l khí ở đktc a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích dd axit cần dùng , biết d = 1,025g/ml Bài 3: Nung 18,4g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3. Phản ứng xong người ta thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng giảm 8,8 g so với khối lượng hỗn hợp trước khi nung. a. Vì sao khối lượng sau phản ứng giảm ?(là khối lượng khí thoát ra) b. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Bài 4: Cho 21g hỗn hợp nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư thoát ra 13,44 l khí đltc a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗnhợp ban đầu b. Tính thể tích dd HCl 36%(d = 1,18g/ml) để vừa đủ hoà tan hỗn hợp đó. Bài 5: Cho 10g hỗn hợp bột sắt, nhôm, đồng vào dd HCl dư, người ta thu được 1,7g chất khôngtan và 5,6 l khí đktc.Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 6: Cho hỗn hợp khí CO và CO2 đi qua dd Ca(OH)2 dư, thu được 1g kết tủa trắng . Nếu cho hỗn hợp này đi qua CuO nóng dư, thu được 0,64g Cu. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 24g hỗn hợp Al và Mg bằng một lượng dd HCl vừa đủ. Thêm một lượgn NaOH dư vào dd sau phản ứng thấy xuất hiện một lượng kết tủa. Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung đến nhiệt độ cao đến khối lượgn không đổi thu được 4g một chất rắn. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
- Bài tập hoá 9 Bài 8: Cho 85g hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaCl vào dd Ba(NO3)2 dư. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo ra là 49,25g. Tính khối lượng mỗi muối và tỷ lệ số mol của mỗi muối có trong hỗn hợp. Bài 9: Cho 400g dd H2SO4 loãng tác dụng hết 12,9 g hỗn hợp Zn và Cu thấy có 0,1 mol khí H2 sinh ra đktc a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính nồng độ phần trăm dd muối thu được.(3,96%) Bài 10: Dùng 200g dd HCl để tác dụng hết 25,8g hỗn hợp Al và Al2O3. Sau phản ứng thu được 0,6g khí hidrô. a. Tính khối lượng Al và Al2O3 trong hỗn hợp b. Tính nồng độ % dd muối thu được.(26,2%) Bài 11: Cho 8g hỗn hợp gồm đồng và sắt tác dụng với lượng dư axit clohidric thu được 1,68lit khí ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . Bài 12: Cho lượng hỗn hợp gồm bạc và nhôm tác dụng với một lượng dư dd axit sunfuric loãng thu được 6,72 lít khí (đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6g một chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 13: hoà tan 11g hỗn hợp gồm sắt và nhôm bằng một lượng axit clohidric vừa đủ thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại đã dùng b/ Tính thể tích dd HCl 2M đã dùng. BÀi 14: Hoà tan hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp gồm magie6 và magie oxit bằng một lượng dd HCl 14,6 % vừa đủ. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 28,5g muối khan. a/ Tính khối lượng mỗi chất đã dùng ban đầu. b/ Tính khối lượng dd HCl cần lấy. c/ Tính nồng độ phần trăm cuả muối tạo thành trong dd sau phản ứng . Bài 15: Hoà tan một lượng hỗn hợp gồm 19,46g ba kim loại Mg, Al, Zn ( trong đó số gam Mg và Al bằng nhau) a/ Tính số gam mỗi kim loại đã dùng b/ Tính thể tích dd HCl đã dùng , biết người ta đã dùng dư 10% so với lý thuyết.(0.803lit) Bài 16: Hoà tan 13,3g hỗn hợp gồm NaCl và KCl vào nước được 500g ddA. Lấy 1/10 dd A cho phản ứng với AgNO3dư được 2,87g kết tủa. a/ Tính số gam mỗi muối ban đầu dùng (5,85g và 7,45g) b/ Tính nồng độ phần trăm các muối trong dd A. Bài 17: Để hoà tan hoàn toàn 55g hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 phải dùng 250g dd HCl 14,6% . Biết phản ứng chỉ tao ra muối trung hoà a/ Tính thể tích khí thu được sau phản ứng (đktc). b/ Tính nồng độ % của muối có trong dd sau phản ứng. Bài 18: Hoà tan 49,6g hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hoá trị I vào nước thu được dd A. Chia dd A làm hai phần bằng nhau. - Phần I cho phản ứng với lượng dư dd axit sunfuric thu được 2,24l khí đktc - Phần II cho phản ứng với lượng dư dd BaCl2 thu được 43g kết tủa trắng. a/ Tìm công thức hai muối ban đầu.
- Bài tập hoá 9 b/ Tính % khối lượng các muối trên có trong hỗn hợp . Bài 19: Cho 8,96l hỗn hợp khí CO2 và SO2 ở đktc sục vào dd NaOH lấy dư . Sau khi cô cạn, làm khan khối lượng hỗn hợp muối cân nặng 48,4g. Tính % thể tích mỗi khí và % khối lượng mỗi khí. Bài 20: Cho axit clohiđric phản ứng với 6g hỗn hợp Mg và MgO. a/ tính thành phần % khối lượng của MgO trong hỗn hợp nếu phản ứng tạo 2,24l khí H2 đktc b/ Tính thể tích dd HCl20%(d= 1,1g/ml) vừa đủ để phản ứng với hỗn hợp đó. Bài 21: Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 4,15g các muối clorua. a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng của mỗi hidroxit trong hỗn hợp ban đầu Bài 22: Biết 5g hỗn hợp 2 muối là Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20ml dd HCl thu được 448ml khí a/ Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. b/ Tính khối lượng muối trong dd sau phản ứng . c/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 23: Biết 5g hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl sinh ra 448ml khí đktc a/ Tính nồng độ % của dd HCl đã dùng b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 24: Có hỗn hợp khí CO và CO2 . Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dd Ca(OH)2 dư sinh ra 1g kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với CuO dư đun nóng , thu được 0,64g kim loại màu đỏ a/ Viết các PTHH của phản ứng. b/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp BÀi 25: Hoà tan 4,5g hợp kim nhôm – magie trong dd H2SO4= loãng dư thấy có 5,04l khí hiđrô bay ra ở đktc a/ Viết các PTHH của phản ứng. b/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hợp kim BÀi 26: Khi hoà tan 6g hợp kim gồm Cu, Fe và Al trong axit clohidric thì tạo tahnh2 3,024lit khí H2 ở đktc và còn lại 1,86g kim loại không tan a/ Viết các PTHH của phản ứng. b/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại Bài 27: Một hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO nặng 16g được hoà tan hế trong dd HCl, sau đó đem cô cạn dd thu được 46,35g muối khan a/ Viết các PTHH của phản ứng. b/ Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu Bài 28: Hoà tan hoàn toàn 10,4 g hỗn hợp gồm MgCO3 và MgO bằng lượng vừa đủ dung dịch axit HCl 7,3%.Sau đó phản ứng thu được 2,24 lít khí (ở d9ktc) a)Vềt phương trình hoá học b)Tính khối lượng dd axit c)Tính khối lượng dd axit HCl 7,3% cần dùng để hoà tan hết lượng hỗn hợp trên
- Bài tập hoá 9 d)Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng Bài 29:Cho 22,2g hỗn hợp gồm Al và Fe hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 13,44 lít H2(đktc ).Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và khối lượng muối clorua khan thu được Bài 30:Hoà tan 15,80g hỗn hợp Al,Mg và Fe vào 500,00ml dung dịch HCl 2,50M thu được 13,44 lít H2(ở đktc ) và dung dịch A.Biết rằng số mol Al trong hỗn hợp bằng số mol Mg.Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã hoà tan và khối lượng muối có trong dung dịch A Bài 31:Cho mg hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc).Sau phản ứng thấy còn 4,6g kim loại không tan.Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu Bài 32: Hoà tan 15,8g hỗn hợp Al, Mg và Fe vào 500ml dd HCl 2,5M thu được 13,44 l khí H2 đktc và dd A. Biết rằng số mol Al trong hỗn hợp bằng số moll Mg. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp và khối lượng muối trong dd A Bài 33: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al và một kim loại A có hoá trị II. Trong X có tỉ lệ số mol Al và Fe là 1:3. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau: - Phần I cho tác dụng với dd H2SO4 1M, khi kim loại tan hết thu được 12,32 lít khí H2 ở đktc - Phần II cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 3,36lit khí H2 ở đktc . a/ Xác định kim loại A(A không phản ứng với dd NaOH)(Mg) b/ Tính thể tích dd axit tối thiểu cần dùng(0,55l) Bài 34: Cho 22g hỗn hợp X gồm Fe và Al tác dụng với 2 lít dd HCl 0,3M thu được Viết PTHH của phản ứng. Khí H2 đktc a/ Chứng minh rằng hỗn hợp X không tan hết. Tính V (Số mol hỗn hợp lớn hơn số mol HCl )(6,72 lit do do số mol H2 = ½ số mol HCl) b/ Cho 22g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 85,9 g muối . Tính khối lượng mỗi kim loại trong X Bài 35: Khử hoàn toàn 552g hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO thu được 392g sắt. a/ Tính thể tích CO cần dùng ở đktc b/ Tính thể tích dd Ca(OH)2 1M tối thiểu để hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra , tránh gây ô nhiễm môi trường. (tạo muối axit) Bài 36: Hoà tan hoàn toàn 12,8 g hỗn hợp gồm Fe và FeO trong 500ml dd HCl vừa đủ thu được dd A và 2,24l khí ở đktc a. Tính thành phần % khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp b. Tính nồng độ mol dd HCl đã dùng c. Tính thể tích dd NaOH 2M cần lấy để pha được 500ml dd axit trên Bài 37: Nung 204g hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)3 đến khôi lượng không đổi , thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn giảm đi 54g a. Tính m mỗi oxit thu được biết tỉ lệ số mol của chúng trong hỗn hợp sản phẩm rắn là 1:1 (120g) b. Tính thành phần % khối lượng của mỗi bazo trong hỗn hợp(21,32 và 78,67
- Bài tập hoá 9 Bài 38: Cho hỗn hợp 2 kim loại kẽm và đồng tác dụng với axit sunfuric loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,2g chất rắn không tan và 2,24lit khí ở đktc a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượng của hổn hợp bột kim loại Bài 39: Hoà tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Mg và MgO bằng dd axit HCl . DD thu được cho tác dụng với NaOH dư. Lọc lất kết tủa , rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 14g chấtrắn. a/ Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu b/ Tính thể tích dd HCl 2M tối thiểu đã dùng Bài 40: KHử 15,2g hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại . Để hoà tan hết lượng sắt này cần 0,4 molHCl. a/ xác định % khối lượng mỗi oxit b/ Tính thể tích H2 ở đktc thu được Bài 41: Có một hỗn hợp Fe và Fe2O3. Chia hỗn hợp này làm hai phần bằng nhau: - Cho một luồng CO đi qua phần I nung nóng được 11,2g sắt - Ngâm phần II trong dd HCl, phản ứng xong thu được 2,24l khí H2 ở đktc Tính % khốilượng mỗi chất trong hỗn hợp (41,1% và 58,9%) Bài 42: Ngâm 4,4g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 trong dd CuSO4 dư. Phản ứng xong có 3,2g Cu được giải phóng khỏi dd. a. Viết PTHH của phản ứng. b. Xác định khối lượng cũa mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu Bài 43: Khử hoàn toàn 40g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, người ta phải dùng 15,68lít khí CO ở đktc a. Viết các PTHH của phản ứng. b. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp Bài 44: Hoà tan 6,75g hợp kim nhôm – magiê trong dd H2SO4 loãng dư có 7,56 lit khí hiđrô bay ra ở đktc . a. Viết các PTHH của phản ứng. b.Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim Bài 45: Khi hoà tan 7,5g hợp kim gồm Ag, Fe và Al trong axit HCl dư thì tạo thành 3,78lít khí H2 ở đktc và còn lại 3,78g kim loại không tan. a. Viết các PTHH của phản ứng. b. Xác đinh thành phần phần trăm khối lượng các kim loại Bài 46:Cho 25,2g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng hết với 73g dd HCl 15% thu được dd A và 10,6g chất không tan. Tính thành phần % theo khối lượng từng chất ban đầu BÀi 47: Cho 45,5g hỗn hợp Zn, Cu, Au vào dd HCl có dư, còn lại 32,5g chất khôngtan. Cũng lấy 45,5g hỗn hợp ấy mang đốt thì khối lượng tăng lên 51,9g (chính là m O2=6,4g) - Tính thành phần % của mỗi kim loại tronghỗn hợp - Tính khối lượng của dd HCl 10% phản ứng vừa đủ với hỗn hợp trên Bài 48: Hoà tan 20g hỗn hợp Ag, Zn, Mg trong dd H2SO4 0,5M thì có 6,72lit khí bay ra ở đktc và còn lại 8,7g chất rắn không tan a. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
- Bài tập hoá 9 b. Tìm thể tích dd axit đã dùng Bài 49:Ngâm 18,6g hỗn hợp gồm Zn và Fe trong dd muối đồng sunfat dư ta thu được 19,2g chất rắn màu đỏ Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn Bài 50: Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 4,15g các muối clorua. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng Bài 51: Cho 15,2 g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với 200g dd HCl thu được 20,75 g các muối clorua. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b. Tính C% của dd HCl Bài 52: Tương tự bài 51 cho tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% ( D = 1,25g/ml) a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng Bài 53: Cho 13g hỗn hợp NaOH và Fe(OH)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thu được 18,55g muối khan. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b. Tính khối lượng dd HCl cần dùng Bài 54: Cho 11,2 lít khí CO2 và SO2 dktc sục vào dd NaOH 3M lấy dư . Sau khi cô cạn khối lượnghỗn hợp muối cân nặng 59g. a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu b. Tính thể tích dd NaOH cần dùng Bài 55: Tương tự bài 53 nhưng sục vào 200gdd NaOH lấy dư. a. Tính % số mol các ch6át khí trong hỗn hợp ban đầu b. Tính C% dd NaOH Bài 56: Tương tự bài 53 nhưng sục vào dd NaOH 10% lấy dư. a. Tính % khối lượng các cấht khí trong hỗn hợp ban đầu b. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng Bài 57: Cho 34,8g hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng vừa đủ với 200g dd HCl thu được 6,72lit khí đktc a. Tính % khối lượng 2 muối trong hỗn hợp ban đầu b. Tính C% dd axit cần dùng c. Tính C% của dd muối sau phản ứng Bài 58: Cho 36,8 g hỗn hợp 2 muối tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% thu được 6,72 lit khí đktc a. Tính % khối lượng 2 muối trong hỗn hợp ban đầu b. Tính m dd axit cần dùng Bài 59: Cho 24,2 g hỗn hợp hỗn hợp 2 muối tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% (D = 1,025g/ml) thu được 4,48 lit khí đktc a. Tính % khối lượng 2 muối trong hỗn hợp ban đầu b. Tính V dd HCl cần dùng.
- Bài tập hoá 9 HOÁ HỮU CƠ CHUYÊN ĐỀ : XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ • Phương pháp giải theo phương trình • Phương pháp giải theo tỉ lê số mol • Phương pháp giải theo tỉ lệ khối lượng • Phương pháp giải theo tỉ lệ phần trăm Phương pháp giải theo tỉ lệ số mol: - Gọi CTHH của hợp chất hữu cơ là: CxHyOzNt - Tìm khối lượng các nguyên tố mC = số mol CO2 x 12 => nC mH = Số mol H2O x 2 => nH mN = số mol N2 x 28 => nN mO = m chất hữu cơ – (mC + mH + mN) =>nO - Ta có tỉ lệ: x: y: z: t - Rút ra công thức đơn giản nhất - Dựa vào M đề tìm n Phương pháp giải theo tỉ lệ khối lượng - Gọi CTHH của hợp chất hữu cơ là: CxHyOzNt - Tìm khối lượng các nguyên tố mC = số mol CO2 x 12 mH = Số mol H2O x 2 mN = số mol N2 x 28 mO = m chất hữu cơ – (mC + mH + mN) - Ta có tỉ lệ: 12x y 16z M mC mH mO m Phương pháp giải theo tỉ lệ phần trăm: 12x y 16z %C %H %O Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố, người ta thu được 11g CO2 và 6,75g H2O. a. Xác định công thức hoá học của A biết phân tử khối bằng 30. b. Viết công thức cấu tạo của A Bài 2: . Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng các nguyêntố : 53,33% C, 15,55% H, 31,12% N a. Xác định công thức phân tử của A biết phân tử khối bằng 45 b. Viết công thức cấu tạo của A Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,24l hiđrocacbon thể tích khí thu được 6,72l khí CO2 và 5,4g hơi nước. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon biết các khí đo ở dktc Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O. Khối lượng phân tử chất hữu cơ là 180. Xác định công thức phân tử của hợp chất.
- Bài tập hoá 9 3 3 Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 5cm hiđrocacbon bởi 30cm O2 lấy dư trong một khí nhiên kế. 3 3 Làm lạnh, nước ngưng tụ trong khínhiên kế còn 20cm hỗn hợp khí gồm 15cm là CO2 , còn lại là khí O2. Tìm công thức phân tử. 3 Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,72 g một hợp chất hữu cơ bởi oxi thu được 1,12dm CO2 3 (dktc) và 1,08g H2O. Biết rằng 1g chất hữu cơ ở dktc chiếm thể tích 310cm . (C5H12) Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ cần dùng 12,8g O2 cho được 13,2g CO2 và 5,4g H2O. Khối lượng phân tử là 58. Tìm công thức phân tử của hợp chất. CHUYÊN ĐỀ : TOÁN VỀ HỖN HỢP CHỦ ĐỀ 1: TOÁN VỀ HỖN HỢP HIDROCACBON - XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN % CÁC CHẤT TRONG HỖN HỢP PHƯƠNG PHÁP: - gọi x,y, là số mol các chất trong hỗn hợp - lập các phương trình và giải - Tỉ lệ phần trăm về số mol cũng là phần trăm về thể tích • Nếu đề bài cho các dữ kiện là thể tích thì không cần chuyển qua số mol Lưu ý khi hỗn hợp hidrocacbon lội qua dd nước brôm dư thì: • Khối lượng bình brôm tăng = khối lượng hidrocacbon chưa no trong hỗn hợp • Thể tích khí thoát ra khỏi bình = thể tích các hidrocacbon no trong hỗn hợp Bài tập về mêtan, etilen và axêtilen Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,72l hỗn hợp CH4 và C2H4 cần 15,68 l O2 ( các khí đo ở đktc). Tính thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp. Bài 2: Đốt cháy 6g hỗn hợp metan và etylen thu được 17,6g CO2. tÍnh % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,8g hỗn hợp CH4 và C2H2 cần dùng 15,56l O2 đktc. Xác định thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. 3 3 Bài 4: Đốt 24cm hỗn hợp axetilen và mêtan phải dùng 54cm oxi. Các khí đo ở đktc. a. Xác định thành phần % thể tích mỗi chất trong hỗn hợp. b. Tính thể tích khí CO2 sinh ra Bài 5: Có một hỗn hợp khí A gồm metan và axetilen. Đốt cháy 2,4l hỗn hợp A thu 35,84 l CO2 a. Xác định thành phần % thể tích mỗi chất trong hỗn hợp. b. Tính khối lượng oxi cần để đốt hết 22,4l hỗn hợp A c. Cho sản phẩm trên hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dd NaOH dư. Tính nồng độ mol muối tạo thành. Bài 6: Một hỗn hợp gồm hidro, metan, etilen. Cho 30cm3 hỗn hợp khí này với 120cm3 oxi lấy dư vào trong một bình kín rồi thực hiện phản ứng cháy thu được hộn hợp sản 3 3 phảm khí và hơi. Cho ngưng tụ hơinước còn 93,75 cm hỗn hợp khí gồm 37,5cm là CO2, còn lại là O2 dư. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp .
- Bài tập hoá 9 Bài 7: Để đốt cháy hoàn toàn 20 l hỗnhợp gồm khí metan và etilen thu được 32l khí cacbonic . Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 30cm3 hỗn hợp metan và hidro cần 45cm3oxi. a. Tìm thể tích mỗi kh1i trong hỗn hợp. b. Tính khối lượng nước sinh ra Các khí đo ở đktc Bài 9: Để đốt cháy hoàn toàn 6,72l hỗn hợp khí A gồm CO và CH4 cần dùng 6,72 l oxi. a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp mỗi khí trong hỗn hợp biết các khí đo ở đktc. b. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra trong phản ứng đốt cháy vào bình đựng 4l dd Ca(OH)2 thấy xuất hiện 25g kết tủa trắng. Tính nồng độ mol của dd Ca(OH)2 Bài 10: Cho 3lit hỗn hợp etilen và metan (đktc) vào dd nước brôm, người ta thu được 1,7 g đibrometan a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng brôm đã phản ứng c. Xác định thành phần phần trăm thể tích hỗn hợp đầu BÀi 11 : Hai bình có cùng dung tích 1lit chứa đầy kí đo ở đktc. Bình thứ nhất chứa hỗn hợp etilen và nitơ, bình thứ hai chứa axetilen và nitơ. Cho các hỗn hợp đó tác dụng với brom lấy dư, thấy cả hai trường hợp brôm tham giai phản ứng đều bằng 2,4g ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Tính thành phần phần trăm mỗi khí trong hỗn hợp Bài 12: Một hỗn hợp khí A được tạo thành bằng cách trộn lẫn metan và axetilen theo tỉ lệ thể tích là 1:1 a. làm thế nào để tách riên khí metan ra khổi hỗn hợp này. b. Tính khối lượng của 1l A ở đktc c. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít A ở đktc rồi dẫn toàn bộ sản phẩm tạo thành vào bình chứa dd nước vội dư, thu được m1 g kết tủa, sau thí nghiệm khối lượng dd trong bình giảm mất m2 g. Tính m2 , m1 Lưu ý: Lượng thêm vào khối lượng dd giảm= kết tủa – lượng thêm vào Bài 13: Dẫn 6,72lit (đktc) hỗn hợp gồm metan và etylen qua bình đựng nước brôm dư thấy khối lượng bình tăng 5,6 g. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 14: Dẫn 5,6lit hỗnhợp khí CH4, C2H4, C2H2 qua bình brom dư thầy khối lượgn bình tăng 5,4g . khí thoát ra khỏi bình được đốt cháy hoàn toàn thu được 2,2g CO2. Tính % khối lượgn mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp. Bài 16: Chia 26g hỗn hợp mêtan, etan và etylen làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: đốt cháy hàn toàn thu được 39,6g CO2 - Phần 2: cho lội qua bình brôm dư thấy có 48g brôm tham gia phản ứng Xác định % khối lượng mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp
- Bài tập hoá 9 Bài 17: Khi cho 2,8l hỗn hợp etilen và metan đi qua bình đựng nước brom, tấhy 4g Brôm đã phản ứng. Tính thành phần % về thể tích các khí trong hỗn hợp , biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc. Bài 18: Dẫn 3g hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 qua bình brôm dư thấy có 2,24 lit (đktc)khí thoát ra khỏi bình . Xác định phần trăm mỗi khí trong hỗn hợp. Bài 19: chia hỗn hợp gồm metan và etylen làm 2 phần bằngnhau. - Phần 1: cho tác dụng hết với brôm thấy khối lượng bình tăng 1,4g - Phần 2: đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48lit CO2 (đktc) Xác định khối lượng hỗn hợp metan, etilen đã dùng ban đầu. Bài 20: Dẫn 8,96l (đktc) hỗn hợp gồm etylen và axetilen phản ứng hết với brôm thấy khối lượng bình brôm tăng 11g. Xác định khối lượng mỗi hidrocacbon đã dùng. CHỦ ĐỀ: TOÁN VỀ HỖN HỢP RƯỢU – NƯỚC (DDRƯỢU) Bài tập về rượu và axit V Độ rượu = nguyên chất . 100 Vhh Bài 1: Cho 100g dd rượu etylic trong nước tác dụng với một lượng dư Na thu được 44,8lit H2 (đktc) a. Tính khối lượng rượu etylic nguyên chất có trong dd trên b. Tính độ rượu của dd này, cho khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml BÀi 2: 0 a. Cho 10ml rượu etylic 96 tác dụng với Na lấy dư . Tính thể tích H2 thu được (đktc) . cho khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là 0,8g/ml và 1g/ml b. Pha thêm 10,6 mlnước và rượu 960 ở trên, tính độ rượu thu được. Bài 3: Cho 6,2g hỗn hợp gồm rượu etylic và rượu metylic CH3OH tác dụng với Na lấy dư thu được 1,68l H2(đktc) .Tính % khối lượng mỗi rượu đã dùng. Bài 4: Cho 60g CH3COOH tác dụng 100g CH3CH2OH thu được 55g este. Tính hiệu suất phản ứng. Bài 5: Trong 1lít giấm ăn có chứa 36g CH3COOH. Tính thể tích dung dịch NaOH 20%(D = 1,2g/ml) cần dùng để trung hoà 100ml giấm ăn. Bài 6: cho 10,6g Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH 0,5M. Phản ứng xảy ra hàon toàn. Lượng khí thoát ra được dẫn vào bình đựng 1lit dung dịch Ca(OH)2 0,075M . Tính; a/ Thể tích dung dịch CH3COOH b/ Khối lượng kết tủa tạo ra trong bình dung dịch Ca(OH)2 Lưu ý: Phương trình: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O hoặc: 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 23g rượu etilic tuyệt đối a/ Tính thể tích không khí cần dùng ( biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí) b/ Tính thể tích khí CO2 sinh ra Các thể tích khí đo ở đktc. Bài 8: Cho 23g rượu etilic tác dụng với kali
- Bài tập hoá 9 a. Viết PTHH b. Tính thể tích rượu đã dùng biết khôi lượng riêng 0,8g/ml c. Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ở đktc 0 Bài 10: Cho 10ml rượu 96 tác dụng với natri lấy dư a. Viết các PTHH có thể xảy ra b. Tìm thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã tham gia phản ứng biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml c. Tính thể tích khí hiđrô thu được ở dktc , biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 30ml rượu etylic chưa rõ độ rượu , rồi cho toàn bộ sản phẩm đi vào nước vôi trong lấy dư . Lọc kết tủa, sấy khô cân nặng 100g. a. Tính thể tích không khí để đốt cháy rượu hoàn toàn .Biết thể tích khí oxy chiếm 1/5 thể tích không khí. b. Xác định độ rượu biết dr = 0,8g/ml Bài 12: Dung dịch A là hỗn hợp rượu etylic và nước. Cho 20,2 g A tác dụng với Na lấy dư, tấhy thoát ra 5,6lit H2 (đktc) a. Xác định độ rượu của dung dịch A. Biết drượu = 0,8g/ml; dnước = 1g/ml b. Nếu dùng rượu 40 độ cho tác dụng với Na thì cần bao nhiêu gam để cũng thu được lượng hiđro nói trên.(11,408g) Bài 13: Xác định khối lượng dung dịch CH3COOH 1% thu được khi cho 15 lít rượu etylic 200 lên men giấm . Biết rằng trong điều kệin đã cho hiệu suất phản ứng hoá rượu thành giấm là 90%. drượu= 0,8g/ml. Bài 14: Cho 50ml dung dịch axit axetic tác dụng hào toàn với kẽm. Cô cạn dung dịch ta thu được sản phẩm 9,15g muối. a. Tính nồng độ mol/l của dd axit. b. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc. c. Để trung hoà 50ml dd axit nói trên cần bao nhiệu lít dd KOH 0,5M Bài 15: Cho 7,6g hỗn hợp rượu etylic và axit axêtic tác dụng với Na lấy dư thu được 1,68 l H2 đktc a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Nếu đun nóng hỗn hợp đầu với H2SO4 đặc xúc tác thì thu được bao nhiêu g este. Biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 60% BÀi 16: Cho 10,6g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic tác dụng với dd NaOH lấy dư thu được 8,2g muối. Xác định khối lượng mỗi chất chứa trong hỗn hợp Cùng một lượng hỗn hợp trên đem nung nóng có H2SO4 đặc xúc tác để điều chế este. Tính khối lượng este thu được biết hiệu suất của phản ứng là 80% Bài 17; Cho 2,24l khí C2H4 (đktc) hợp nước , trong điều kiện thích hợp tạo ra rượu etylic. Lấy toàn bộ rượu etylic tạo thành đem lên men giấm để tạo thành axit axetic. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra 2. Giả sử hiệu suất hợp nước và lên men đều đạt 100% , hày tính: a. Khối lượng rượu etylic tạo ra. b. Khối lượng axit axetic thu được Bài 18: Cho 40g dd axit axetic tác dụng với lượng canxi cacbonat. Sau phản ứng người ta thu được 448ml khí cacbonic(đktc)
- Bài tập hoá 9 a. Tính nồng độ % dd axit axêtic đã dùng b. Tính khối lượng canxi cacbonat tham gia BÀi 19: Trộng lẫn agam Ch3COOH với bgam C2H5OH được hỗn hợp A . Chia A thành 3 phần đều nhau: - phần I tác dụng với lượng dư Na, thu đựoc 5,6lit khí. - Cho lượng CaCO3 vào phần II, tấhy thoát ra 2,24l khí. a. Tính a và b biết các thể tích khí đo ở đktc b. Đun nóng phần III với axit sunfuric đặc xúc tác để thực hiện phản ứng este hoá. Tính khối lượng este tạo thành biết hiệu suất của phản ứng này là 60% Bài 20: Cho 33,6lit khí etilen(đktc) tác dụng với nước dư có axit làm xúc tác thu được rượu etilic. Nếu hiệu suất của phản ứng là 35% thì khối lượng rượu tạo thành là bao nhiêu? Bài 21: Cho 16lit rượu etilic 80 lên men để điều chế axit axêtic. Biết hiệu suất của quá 3 3 trình lên men là 92% , biết drượu = 0,8g/cm ; daxit = 0,8 g/cm . Tính Thể tích axit điều chế được . Bài 22: Cho dd axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dd NaOh nồng độ 10%, thu được dd muối có nồng độ 10,25%. Xác định a (15%) Bài 23: Cho 20,5g hỗn hợp gồm rượu etilic và axit axetic tác dụng với kali dư thu được 1792 lit khí H2(đktc). Nếu cho hỗn hợp đó thực hiện phản ứng este hoá thì khối lượng este thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất của phản ưng100% Bài 24: Cho 250 g axit axetic tác dụng với 161 gam rượu etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác.Khi phản ứng xảy ra xong thì có 60% lượng axit chuyển thành este. Tính khối lượng este thu được sau phản ứng kết thúc Bài 25:Thực hiện phản ứng este hoá giữa 24 gam axit axetic với 27,6 gam rượu eylic thu được 24,64 gam este.Hiệu suất của phản ứng este hoá ở trên là: Bài tập về chất béo và glucôzơ Bài 1: Đun 8,9kg (C17H35COO)3C3H5 với một lượng dư dd NaOH a. Tính lượng glixerin sinh ra(0,92kg) b. Tính lượng xà phòng bánh thu được, nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn và xà phòng chứa 60%(theo khối lượng ) C17H35COONa.(15,3kg) Bài 2: Để thuỷ phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH, thu được 0,368kg glyxêrol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo . khối lượng của xà phòng bánh thu được là bao nhiêu ( biết khối lượng của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng) (15,69kg) Bài 3: Để điều chế được 2 tấn C17H35COONa dùng làm xà phòng , thì lượng chất béo C17H35COO)3C3H5 đem dùng là bao nhiêu, biết hiệu suất hao hụt trong sản xuất là 16%? (2,31tấn) Bài 4: Đun nóng 6,5 tấn một chất béo có dạng C17H35COO)3C3H5 với lượng dung dịch NaOH dư . Khối lượng xà phòng chứa 83% muối thu được là bao nhiêu? (8,1 tấn) Bài 5: Khi tiến hành xà phòng hoá 7kg chất béo C17H35COO)3C3H5 với dd NaOH, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 0,48 kg glyxerol . Tính hiệu xuất của phản ứng xà phòng hoá.
- Bài tập hoá 9 Bài 6: Khi cho 36 g glucôzơ lên men với hiệu suất 75% thu được bao nhiêu ml rượu nguyên chất (drượu = 0,8g/ml) Bài 7: Cho 3,6g glucôzơ lên men rượu để điều chế rượu etylic, khí CO2 sinh ra cho vào nước vôi trong có dư thu được m gam một chất kết tủa . Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men là 80% a. Tính m b. Tính khối lượng rượu etylic điều chế được. Bài 8: Đun dd chứa 27g glucôzơ với bạc oxit trong dd NH3 . Tính khối lượng bạc thu được Bài 9: Lên men rượu hoàn toàn a gam glucôzơ, dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra đi qua dd nước vôi trong thu được 17 g kết tủa . Biết hiệu suất của phản ứng là 85%. Tính a. Bài 10: Muốn điều chế 100 lit rượu vang 100 thì cần lên men một lượng glucôzơ chứa trong nước quả nho là bao nhiêu, biết drượu = 0,8g/ml, hiệu suất của phản ứng lên men là 95%. Bài 11: Cho m gam glucôzơ lên men , khí CO2 sinh ra cho vào nước vôi trong có dư , thu được 20g kết tủa . Tính m biết hiệu suất của phản ứng là 80% Bài 12: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucôzơ biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%. Tính khối lượng bạc tráng trên tấm gượng. Bài 13: Cho 36g glucôzơ lên men rượu. a. Tính thể tích rượu etylic thu được. Biết rằng khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml và phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Người ta muốn điều chế rượu trên thành rượu 230 thì thể tích nước phải dùng là bao nhiêu ? ( Cho rằng khi đổ rượu vào nước thì thể tích hỗn hợp không đổi) CHUYÊN ĐỀ VỀ PTHH, CHUỖI BIẾN HOÁ VÀ NHẬN BIẾT CHẤT HỮU CƠ Bài 1: Viết PTHH thực hiện chuỗi sau : a. CH4 C2H2 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa 0 H 2 SO4 ,H 2O Men t ,H 2 SO4 b. C2H4 A B C 0 0 t ,H 2 SO4 Ni,t c. C2H5OH A B +HCl +Cl2, as C d. Tinh bột glucôzơ rượu etylic axit axêtic etyl axetat e. Canxi cacbua axêtylen etylen P.E 0 0 0 0 t voi, NaOH t lam lanh t 600 , C Cl2 , as f. CH3COONa A B C C6H6Cl6 +HCl D PVC g. Glucôzơ rượu etylic axit axêtic natri axêtat etyl axêtat g. Natri axêtat mêtan axêtilen benzen 6.6.6
- Bài tập hoá 9 h. Đá vôi vôi sống Đất đèn axetilen Viny clorua PVC LO DIEN CaO +3C CaC2 + CO CaC2 + 2H2O C2H2 +Ca(OH)2 CH CH +HCl CH2 =CH Cl n CH2 =CH - (- CH2 – CH - )n Cl Cl Bài 2: Có 2 bình mất nhãn đựng etilen và mêtan. Nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hoá học. Bài 3: Cho 2 chất lỏng là axit axêtic và rượu etylic . Trình bày 3 pp hoá học để phân biệt chúng. Bài 4: Nêu pp hóa học để phân biệt các dd: rượu etylic, glucôzơ, axit axetic. Bài 5: Bốn bình đựng CO2, CH4, C2H2, C2H4 bị mất nhãn. Làm thế nào để phân biệt bằng pp hoá học. Bài 6: Bằng pp hoá học hãy nêu cách nhận biết các chất lỏng sau: rượu rtylic, axit axêtic, benzen và dd glucôzơ. Bài 7: Ba gói bột màu trắng: glucôzơ, saccarozơ, tinh bột , chỉ dùng 1 chất thuốc duy nhất là dd Cu(OH)2. Hãy phân biệt các chất. Bài 8: Nêu p hoa 1học để phân biệt các chất trong nhóm sau: - Etylen và metan - Etylen, hyđrô và khí cacbonic - Etylen, metan và hiđrô (đốt cho sp qua dd nước vôi) MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG I DẠNG 1: Viết PTHH, trình bày tính chất hoá học, so sánh, mô tả, giải thích hiện tượng. Phương pháp: Nắm được những tính chất hoá học chung của oxit, axit, bazơ và muối Bài 1: Cho các hợp chất sau: CO2, NO, SO3, K2O, CaO, Ba(OH)2, Fe(OH)3, Cu, HCl a/ Cho biết chất nào là oxit? Oxit axit? Oxit bazơ Vì sao? b/ Viết PTHH nếu có của từng chất với dd H2SO4 loãng? Dd KOH? Bài 2: Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một trong số các chất sau: dd H2SO4 loãng, dd Ba(OH)2, CaCO3, Fe, Mg(OH)2, Cu và CO, SO2. Viết các phương trình hoá học xảy ra. Bài 4: Trong dd có đồng thời tồn tại các cặp chất sau đây không? Giải thích? a. Na2S và HCl b. CuCl2 và NaOH c. K2SO4 và BaCl2 d. Na2SO4 và KNO3 e. Na2S và HCl g. K2S và FeSO4 Bài 5: Hãy nêu những tính chất hoá học giống nhau và khác nhau của bazo tan và bazo không tan. Viết phương trình hh minh hoạ. Bài 6; Để làm khô khí CO2 có lẫn hơi nước có thể dùng hoá chất nào: KOHdd, CuSO4 khan, P2O5, H2SO4 đđ, CaO mới nung, dd nước vôi trong? Giải thích?
- Bài tập hoá 9 Bài 7: Cần phải điều chế một lượng SO2 phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sufuric: a. axit sunfuric tác dụng được với Na2SO3 b. axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng. Bài 8: Chất nào tác dụng được với dd H2SO4 , chất nào tác dụng được với dd KOH: CO2, K2O, SO3, CaO, Ba(OH)2, Fe2O3, HCl. Viết các PTHH Bài 9: Cho các chất sau: Na2O, CO2, Ba(OH)2, SO3, Mg, Fe2O3 Những chất nào tác dụng được với dd H2SO4 . Viết PTHH DẠNG : HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ CHUYỂN ĐỔI HOÁ HỌC. VIẾT PTHH. ĐIỀU CHẾ CHẤT VÔ CƠ Bài 1: Có các chất sau: CuO, CuSO4, Cu(OH)2, CuO, CuCl2 a. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất hãy sắp xếp chúng thành một dãy chuyển đổi hoá học có ít nhất 9 chuyển hoá: b. Viết các PTHH cho dãy chuyển đổi hoá học trên. Giải: Cu CuO CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Bài 2: Viết các PTHH cho dãy chuyển đổi hoá học sau: A/ Ba BaO Ba(OH)2 BaCO3 Ba(HCO)3 BaCl2 BaCO3 B/ Zn Zn(NO3)2 ZnCO3 ZnO Na2ZnO2 CO2 KHCO3 CaCO3 C/ FeS2 SO2 SO3 H2SO4 NaHCO3 Na2CO3 SO2 D/ Fe FeCl2 Fe(NO3)2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe E/ Al AlCl3 Al(NO3)3 Al(OH03 Al2O3 Al2O3 Al Al2(SO4)3 AlCl3 G/ C CO2 CaCO3 Ca(HCO3)2 CaCO3 CaO Ca(OH)2 H/ Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu I/ BaCO3 BaO BaCl2 Ba(NO3)2 BaSO4 K/ Bài 3: Thay các chữ cái A, B, C,D . bằng CTHH thích hợp và viết PTHH để hoàn thành sơ đồ chuyển hoá: a/ FeS2 A B C CuSO4 b/ CuSO4 D E F Cu (CuCl2 , Cu(OH)2,CuO) c/ FeS2 + O2 A +B A +O2 C C + D Axit E E + Cu F +A + D
- Bài tập hoá 9 A + D axit G G + KOH H +D Bài 4:Hãy chọn chất thích hợp trong số các chất sau: BaO, CaO, SO3, CO2, BaCl2, NaCl, Na2SO4, CuO, H2SO4 để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng dưới đây và lập PTHH: a. H2SO4 + Na2SO3 + H2O b. NaOH + . Na2SO4 + H2O c. . + H2 O Ba(OH)2 d. H2SO4 + CuSO4 + H2O e. + BaSO4 + HCl g. CaO + CaCO3 h. HCl + Na2CO3 . + . + H2O k. + H2O H2SO4 l. Ca(OH)2 + CaCO3 + m. ZnCl2 + ZnS + n. CaCl2 + Ca3(PO4)2 + o. Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + p. MnO2 + HCl đ + + q. Al2O3 + H2SO4 .+ r. +HCl FeCl2 + FeCl3= + Bài 5:Thay mỗi chữ cái A,B bằng công thức hoá học của một chất riêng biệt và viết các phương trình hoá học: a/ R + HCl A + A + Cl2 B B + NaOH Dđỏ nâu + . D E + E + CO2 R + b/ Fe3O4 + A B + G B + HCl D + E D + NaOH F + C F + O2 + G H H K + G K + E B + G c/ Al + HCl A + A + NaOH B + . B + NaOHdư C + . C + HC + B + B D + D Al + Bài 6:Viết phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá:
- Bài tập hoá 9 a/ H 2 Ca(OH )2 Cl2 HCl CaCl2 NaCl NaCl NaCl CaCO3 H 2O CO2 Na NaOH Na2CO3 CO2 Ca(HCO3)2 b/ C CO2 CO CO2 Na2CO3 c/ Na Na2O NaOH NaHCO3 Na2CO3 CO2 NaCl d/ FeS2 SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 NH3 NaOH BaSO4 NaAlO2 e/ Al2(SO4)3 AlCl3 Al(OH)3 Al(OH)3 Al2O3 NaAlO2 g/ FeCl2 Fe(OH)2 FeO Fe3O4 +Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 h/ P2O5 P H3PO4 Ca3(PO4)2 PH3 Na2CO3 CO2 NaHCO3 i/ CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 CaCO3 k/S SO2 H2SO3 Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 l/ CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 CaCO3 m/ Fe2O3 Fe X Fe(OH)2 FeSO4 Fe(NO3)2 Y Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 n/ CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 o/ Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al2S3
- Bài tập hoá 9 p/ Al2O3 Al Al2(SO4)3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 q/ A Fe2O3 FeCl2 Fe r/ Fe FeCl3 Fe(oh)3 Fe2O3 Fe s/ KClO3 A + B A + H2O D +E +F D+E KCl+KClO+H2O t/ Cl2 + A B B +Fe C + H2 C + E F +NaCl F +B C + H2O x/ MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl Cl2 CuCl2 AgCl y/ MgCO3 MgSO4 MgCO3 MgCl2 z/ Fe FeCl2 FeCl3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Bài 7: Viết các PTHH của phản ứng để: a/ điều chế trực tiếp CuO, MgO bằng 2 cách b/ điều chế SO2 bằng 3 cách c/ Điều chế mỗi chất HCl ,H2SO4 bằng 2 cách. d/ điều chế NaOH bằng 2 cách e/ điều chế CuSO4, FeCl2bằng 3 cách g/ Cu CuCl2 bằng 2 cách (Cu + HgCl2 CuCl2+ Hg) h. CuCl2 Cu bằng 2 cách (đpdd , Fe + CuCl2 ) i/ FeCl3=từ Fe và oxit sắt Bài 8: Cho các muối sau: MgCO3, CaCl2, CuSO4. Hỏi muối nào có thể điều chế bằng phương pháp: a/ Oxit bazơ tác dụng với oxit axit b/ Axit tác dụng với bazơ c/ Kim loại tác dụng với axit d/ Muối tác dụng với muối Viết PTHH. Bài 9: Từ Fe2O3, H2O, Na, O2, S .Viết các PTHH điều chế Fe(OH)2 Bài 10: Có những chất : Na2O, H2O, H2SO4 ,CuO.Từ những chất này hãy viết các PTHH điều chế: NaOH và Cu(OH)2 Bài 11: Cho những chất hoá học sau : Cu, dd CuCl2 , dd NaOH và H2. a/ Hẫy lập dãy biến hoá điều chế Cu từ những chất đã cho b/ Viết các PTHH Bài 12: Từ hỗn hợp Al và Fe hãy trình bày pp điều chế FeCl3 . Viết các PTHH. Cho rằng các chất cần thiết coi như có đủ
- Bài tập hoá 9 Bài 13: Hãy nêu cách điều chế: a/ Kim loại Na từ Na2CO3 b/ Kim loại Al từ Al(NO3)3 c/ Kim loại Fe từ quặng pirit sắt d/ Muối FeSO4 từ Fe bằng 3 cách (Fe + Fe2(SO4)3 FeSO4) e. Điều chế Cu(OH)2 từ Cu , NaCl và nước DẠNG 4: HIỆU SUẤT CỦA PHẢN ỨNG 1/ Tính theo sản phẩm: thuc te H= .100 ly thuyet Lượng sản phẩm thực tế nhỏ hơn hoặc bằng lượng sản phẩm lý thuyết 2/ Tính theo lượng chất tham gia: LY THUYET H .100 THUC TE Lượng chất tham gia thực tế lớn hơn hoặc bằng lượng tham gia lý thuyết Bài 1: Một loại đá vôi có 20% tạp chất. Hỏi có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống khi nung 1,5 tấn đá vôi thuộc loại này, nếu hiệu suất phản ứng là 83%(557,56kg) BÀi 2: Từ 60 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 61,25 tấn axit sunfuric 96% Hãy tính hiệu suất của quá trình(80%) HD: Lượng axit 96% theo lý thuyết thu được: (76,5625 tấn) H = 61,25/76,5625 =80% 0 Bài 3: Nung 120g CaCO3 lên đến 1000 C . Tính lượng vôi sống thu được . Cho hiệu suất của phản ứng là 80% Bài 4: Để điều chế được 1700g khí NH3 thì phải dùng một lượng N2 và H2 là bao nhiêu ? Biết phản ứng: N2 +3H2 2NH3 Trong điều kiện đã cho có hiệu suất là 25% (5600g và 1200g) Bài 5: Cho một luồng H2 dư đi qua 12g CuO nung nóng. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan bằng dd HCl dư thấy còn 6,6g một chất rắn không tan. Tính hiệu suất phản ứng khử CuO thành Cu kim loại.(68,75%) Bài 6: Nung 1 tấn đá vôi (giả thiết CaCO3 chiếm 100%)thì có thể thu được bao nhiêu tấn VÔI SỐNG? Nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì vôi sống thu được là bao nhiêu? (0,504 tấn) Bài 7: Có một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 . Nung 1 tấn đá vôi này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống , hiêu suất của phản ứng là 90% (403,2kg) Bài 8: Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 92 tấn axit sunfuric a/ Hãy tính hiệu suất của quá trình(93,88%) b/ Từ lượng axit này có thể pha chế được bao nhiêu tấn dd H2SO4 23%(400 tấn) Bài 9: Từ 80 g quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 73,5 g axit sunfuric
- Bài tập hoá 9 a/ Hãy tính hiệu suất của quá trình(75%) b/ Dùng lượng axit thu được để trung hoà dd NaOH 2M. Tính thể tic1h dd NaOH cần dùng. (750ml) bài 10; Nung một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 . Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống , nếu hiệu suất là 85% (381kg) Bài 11: Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric a/ Hãy tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit (75%) b/ Tính khối lượng dd H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn axit đã sản xuất ở trên (147tấn) Bài 12: Trong một loại quặng boxit có 50% nhôm oxit. Nhôm luyện từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính lượng nhôm thu được khi luyện 0,5 tấn quặng boxit trên. Hiệu suất phản ứng 100%. ( lượng nhôm có lẫn tạp chất:134,386kg; lượng nhôm nguyên chất: 132,4kg) Bài 13: Quặng oxit sắt từ chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng , trong lò cao có 2% sắt bị mất xỉ và lượng sắt có trong gang là 95% (0,662 tấn) Bài 14: Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3. 2H2O). Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình là 93% (2,305 tấn) Bài 15: Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang(95% sắt). Tính khối lượng gang thu được . Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%. Hiệu suất của phản ứng là 93% (56,712 tấn) Bài 16: Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng. (92,98%) Bài 17: Người ta dùng quặng boxit để sản xuất nhôm. Hàm lượngAl2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết H = 90% (20,972 tấn) Bài 18: Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Lọai gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được , biết H = 96%(42,442 tấn) DẠNG : NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ Phương pháp : để nhận biết ta dựa vào màu sắc, mùi vị và nhất là dựa vào các phản ứng có sự thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, tạo khí bay ra. Cách làm: - Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử cho mỗi lần làm thí nghiệm - Giới thiệu thuốc thử cần dùng - Mô tả các hiện tượng xảy ra khi cho thuốc thử vào mẫu thử và rút ra kết luận. - Viết PTHH Một số thuốc thử thường dùng để nhận biết Thuốc thử Nhận biết chất Hiện tượng
- Bài tập hoá 9 Quỳ tím Axit Làm quỳ tím hoá đỏ Dd Bazo Làm quỳ tím hoá xanh NH3 Làm quỳ tím ẩm hoá xanh- Phenolphtalein dd bazo Phenolphtalein hóa đỏ Dd BaCl2, Ba(NO3)2, Gốc sunfat Kết tủa trắng Ba(OH)2 AgNO3 Gốc clorua Kết tủa trắng Gốc bromua Kết tủa vàng nhạt AgBr Phótphat Kết tủa màu vàng Ag2PO4 Dd Pb(NO3)2 Gốc sunfua Kết tủa PbS màu đen CO2 Nước vôi trong Kết tủa trắng SO2 Mùi hắc, khó ngửi Làm phai màu hoa hồng Một số màu : Fe(OH)2 màu trắng xanh; Fe(OH)3 màu nâu đỏ; Mg(OH)2 trắng, Cu(OH)2 xanh lam; Màu xanh lam: dd của Cu (II) Màu xanh nhạt: dd của Fe (II) Màu nâu đỏ: dd Fe(III) Màu xanh lục sáng : dd Ni(II) Màu hồng : dd Co(II) Xanh da trời: dd Cr(III) Màu hồng tím: dd gốc MnO4 Bài 1: Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng pphh: a/ CaO , CaCO3 b/ CaO và MgO c/ CaO và P2O5 d/ SO2 và O2 e/ CaO , Na2O g/ CO2 và O2 Viết các PTHH Bài 2: Bằng pphh hãy phân biệt : a/ dd HCl , ddH2SO4 b/ dd NaCl và dd Na2SO4 d/ dd Na2SO4 , dd H2SO4 Viết các PTHH Bài 3: Bằng pphh hãy phân biệt 4 chất lỏng: nước, H2SO4 ,HCl, HNO3 Bài 4: Trình bày phương pháp phân biệt 4 dd : NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl Bài 5: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa từng chất sau: ddHCl, dd H2SO4, dd HNO3 Bài 6: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy nhận biết các dd a/ H2SO4, NaOH, BaCl2, KNO3 b/ NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4 Viết các PTHH Bài 7: Chỉ bằng Có 4 gói bột trắng, mỗi gói đựng một oxit: CaO, P2O5, Na2O, MgO. Hãy nêu cách nhận biết từng gói. (CaO tan trong nước nhưng làm cho dd vẫn đục)một thuốc thử hãy nhận biết ba chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3 bằng pphh.(H2SO4) Bài 8: Nhận biết 4 dd chỉ bằng một kim loại: NaNO3, NaOH, AgNO3, HCl chỉ bằng một kim loại.(Cu) Bài 9: cho 4 dd: Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, Na2CO3.Không được dùng thuốc thử bên ngoài hãy nhận biết các chất trên.(lập bảng, H2SO4 ,Na2CO3 cho tác dụng với hai kết tủa trong bảng) Bài 10: Có 3 lọ không nhãn đựng riêng các chất rắn: CaO, CaCO3 và Ca(OH)2. Hãy nhận biết mỗi lọ bằng PPHH. Viết các PTHH
- Bài tập hoá 9 Bài 11: Có ba lọ không n·nh đựng riêng các dd: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết Các PTHH Bài 12: Chỉ dùng dd nước vôi có thể phân biệt ba gói bột phân bón hoá học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2 được không? Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.(đun nhẹ mới có 2 phản ứng: Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 Ca3 (PO4)2 +H2O Bài 13: Có 3 mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn: KCl, NH4NO3, phân supephotphat(phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng PPHH Hướng dẫn: Đun nóng dd với kiềm, chất nào có mùi khai là phân bón NH4NO3 Cho dd Ca(OH)2 vào, chất nào tạo kết tủa trắng là phân bón Ca(H2PO4)2 Bài 14:Có 3 lọ không nhãn đựng riêng các chất rắn: CuO, Na2CO3 và BaCl2. Hãy nhận biết mỗi lọ bằng PPHH mà chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. Viết các PTHH (thuốc thử Là H2SO4) Bài 15: Có ba lọ không nhãn mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết được cả ba chất trên. Viết Các PTHH (thuốc thử là dd H2SO4) Bài 16: nhận biết 3 chất rắn: MgO, Al2O3, Na2O Bằng pphh(nước và kiềm) Bài 17: Có 3 lọ không nhãn đựng riêng các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, NaOH. Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các chất trên.(ddH2SO4) Bài 18: Có 3 chất: Mg, Al, Al2O3 . Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các chất trên.(dd NaOH) DẠNG : TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Nhúng thanh kim loại A vào dd muối của kim loại B 1/ Trường hợp 1: Khối lượng thanh kim loại A tăng Khối lượng tăng = k/l B bám vào – k/l A tan ra % khối lượng tăng = Khối lượng tăng / khối lượng A ban đầu . 100 2/ Trường hợp 2: Khối lượng thanh A giảm Khối lượng giảm = k/l A tan ra – k/l B bám vào % khối lượng giảm = khối lượng giảm / khối lượng A ban đầu .100 Bài 1: Nhúng một cây đinh sắt có khối lượng 5gam đã cạo sạch vào dd CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh ra khỏi dd, cân lại thấy khối lượng cây đinh là 5,16gam. Tìm khối lượng Cu đã bám vào cây đinh. (1,28g) Bài 2: Nhúng một lá chì vào dd Cu(NO3)2 . Sau một thời gian lấy lá chì ra cân lại thấy nhẹ hơn so với lúc đầu là 1,43g. Tính lượng chì tham gia phản ứng . Giả sử toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào chì (2,07g) Bài 3: Nhúng thanh sắt nặng 52,5g vào dd CuSO4 .Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng lên 2%. Xác định lượng Cu bám vào thanh sắt. Giả sử toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào đinh sắt. (8,4g) Bài 4: Nhúng một lá kẽm vào 500 ml dd Pb(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy lá kẽm ra cân lại thấy nặng hơn so với lúc ban đầu là 2,84g.
- Bài tập hoá 9 a/ Tính lượng chì đã bám vào lá kẽm. Giả sử lượng chì sinh ra bám toàn bộ vào lá kẽm.(4,14g) b/ Tính nồng độ mol các muối có trong dd khi lấy lá kẽm ra. Giả sử thể tích dd không đổi.(1,96M và 0,04M) Bài 5: Nhúng một lá sắt nặng 10g vào dd CuSO4 . Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 10,4g. Hỏi đã có bao nhiêu gam Cu sinh ra, biết lượng Cu sinh ra bám toàn bộ vào lá sắt. (3,25g) Bài 6: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10g trong 250g dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dd giảm 17%.Xác định khối lượng của vật sau phản ứng(10,76g) Bài 7: Cho bản sắt có khốilượng 50g vào dd CuSO4 . Sau một thời gian nhấc bản sắt ra thì khốilượng bản sắt là 51g. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sauphản ứng biết toàn bộ Cu sinh ra bám vào bề mặt của bản sắt Bài 8: Nngâm một lá đồng trong 200ml dd AgNO3 . Phản ứng xong khốilượng lá đồng tăng thêm 1,52g. Xác địnhnồng độ của dd AgNO3 đã dùng. (1M) Bài 9: Hai lá kẽm có khối lượng như nhau . Một lá được ngâm trong dd Cu(NO3)2 , một lá được ngâm ttrong dd Pb(NO3)2. Sau một thời gian phản ứng khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05g. Khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm là bao nhiêu gam?Biết rằng trong cả hai trường hợp , lượng kẽm hoà tan như nhau. (7,1g) Bài 10: Ngâm một lá sắt có khốilượng 5g trong 50ml dd CuSO4 15% có d = 1,12g/ml. Sau mộtthời gian phản ứng , lấy lá sắt ra khỏi dd CuSO4 rồi rửa nhẹ cân nặng 5,16g. Xác định nồng độ % của các chất còn lại trong dd(mdd = 56 + 0,02 .56 +0,02.64 = 55,84) Bài 11: Ngâm một lá nhôm trong 250ml dd AgNO3 0,24M. Sau một thời gian phản ứng cân thấy k/l lá nhôm tăng thêm 2,97g. a/ Tính lượng nhôm tham gia phản ứng và lượng bạc sinh ra. b/ Tính nồng độ mol của các chất có trong dd sau phản ứng . Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể (0,04M và 0,12M) Bài 12: Ngâm một lá kẽm trong cốc chứa 200g dd HCl 10%. Sau một time lá lá kẽm ra khỏi dd rửa sạch, làm khô, cân lại k/l của nó giảm 6,5 g so với lúc trước. Xác định nồng độ % của các chất có trong dd sau p/ư ( k/ l kẽm giảm là do tan vào dd) (mdd = 200 + 6,5 – 0,1.2 =206,3) Bài 13: Ngâm 16,6g hỗn hợp các kim loại Al và Fe trong dd HCl dư. Phản ứng xong người ta thu được 11,2 lit khí H2 (ở đktc ) a/ Viết PTHH của phản ứng. b/ Tính khối lượngcủa mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu Bài 14: Ngâm 12g hỗn hợp bột Fe và Cu trong dd CuSO4 dư. Phản ứng xong cân được chất rắn có k/l 12,8g. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu( m tăng =0,8g) Bài 15: Nhúng thanh kẽm nặng 37,5g vào dd đồng II sun fat . Phản ứng xong lấy thanh kim loại ra rửa nhẹ , làm khô cân lại được 37,44g a/ Tính khối lượng kẽm đã phản ứng. b/ Tính nồng độ mol của dd muối ban đầu (0,3M)
- Bài tập hoá 9 Bài 16: Nhúng một thanh sắt nặng 7,5g vào 75ml ddd CuSO4 15%( d =1,12g/ml). Sau một time phản ứng lấy thanh kim loại ra khỏi dd, đem rửa, làm khô, cân nặng 7,74g a/ Tính khối lượng kim loại sau nhúng (mCu = 1,92g; mFe = 5,82g) b/ Tính C% các chất còn lại trong dd sau nhúng (5,44 và 9,31 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐĂC BIỆT 1/ Một số oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, Cr2O3, 2/ Một số bazơ bị phân huỷ ngay nhiệt độ phòng: 2AgOH Ag2O + H2O Hg(OH)2 HgO + H2O 3/ Phân huỷ axit: - Khi đốt nóng các axit chứa oxi sẽ mất nước tạo thành oxit axit 4HNO3 4NO2 + 2H2O + O2 - Hoặc dùng chất hút nước tác dụng với chúng: 2HClO4 + P2O5 2HPO3 +Cl2O7 - Hoặc ngay ở nhiệt độ phòng , một số axit bị phân huỷ: H2SO3 SO2 + H2O 4/ Phân huỷ muối: Ở nhiệt độ cao Fe2(SO4)3 Fe2O3 + 3SO3 Muối nitrat: K Ca: Khi phân huỷ tao muối nitrit + O2 Mg Pb : Khi phân huỷ muối nitrat tạo oxit + NO2 + O2 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2 Muối axit : to NaHCO3 Na2CO3 + CO2 +H2O Các muối cacbonat kiềm không bị nhiệt phân Điện phân muối: 2NaCl 2Na + Cl2 Các axit tác dụng với kiềm tạo bazơ không tan hoặc muối trung hoà và nước Mg(HCO3)2 + 4KOH Mg(OH)2 + 2K2CO3 +2H2O NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 BaCO3 + CaCO3 + 2H2O Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 5/ Oxi hoá các oxit háo trị thấp thành các oxit hoá trị cao: 2CO + O2 2CO2 2SO2 +O2 2SO3 6/ SO2 tác dụng được với: SO2 +Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 SO2 + H2 S +H2O SO2 + 2Mg 2MgO + S SO2 +H2S S + H2O 7/ HNO3 và H2 SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại không giải phóng H2 H2SO4 đặc , nguội thụ động với Al, Fe, Cr 8/ Dung dịch kiềm tác dụng với các kim loại Al, Zn, Pb tạo ra muối và hiđrô
- Bài tập hoá 9 Zn + NaOH + H2O Na2ZnO2 + H2 Al + NaOH + H2O NaAlO2 + H2 9/ 2NaCl khan + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl n/c 3Na +AlCl3 – 3NaCl + Al 2FeCl3 + Cu 2 FeCl2 + CuCl2 Fe(NO2)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 570 3Fe + 3H2O Fe2O3 + 3H2 Mg(OH)2 + CO2 MgCO3 + H2 O HỎI LẠI CÓ PHẢN ỨNG KHÔNG NaAlO2 + CO2 + H2O Al(OH)3 + Na2CO3 DẠNG: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HOÁ HỌC Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 2,8g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức của kim loại (Fe) Bài 2: Khi oxi hĩa một nguyên tố hĩa học cĩ hĩa trị IV, bằng oxi người ta thu dược 2,54g oxit. Xá định cơng thức oxit. Bài 3: a.Cho 5,4 g kim loại hĩa trị III tác dụng với Clo cĩ dư thu được 26,7g muối. Xác định kim laoij đem phản ứng b.Cho 5,6 g một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với axit HCl cho 11,1g muối clorua của kim loại đĩ.Cho biết tên kim loại. Baif4: Thêm từ từ dung dich H2SO4 10% vào cốc đựng dung dịch muối ccbonat của kim loại hĩa trị I, cho tới khi vừa thốt hết khí CO 2 thì thu được dung dịch muối sunphat cĩ nồng độ 13,63%. Xác định cơng thức phân tử của muối cacbonat. Baì 5 : Cho 1gam sắt clorua chưa rõ hĩa trị của sắt vào dung dịch AgNO 3 dư người ta được một chất kết tủa rắn trắng, sau khi sấy khơ cĩ khối lượng 2,65g. Hãy xác định hĩa trị của sắt và viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. Bài 6. Để hịa tan hồn tồn 8g một oxit kim loại cần dùng 300ml dung dịch HCl 1M. Xác định cơng thức phân tử oxit kim loại . Bài 7 Cho 5,1g oxit của kim loại hĩa trị III tác dụng hết với 0,3mol axit HCl. Xác định cơng thức của oxit. Dạng: Tính khối lượng của muối và oxit của kim loại Chú ý: -KL của muối = KL kim loại + KL gốc axit -KL của oxit = KL kim loại + KL của ngtử oxi -Trong cùng 1 điều kiện về nhiệt độ và ap suất thì TL về V cũng là TL về số mol(chất khí) Bài 1. Cho bột than dư vào hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nĩng để phản ứng xảy ra hồn tồn thu được 2gam kim loại và 2,24 lít khí ( trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính m của 2 oxit kim loại Bài 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3 ; ZnO ; MgO tác dụng 500ml dd H2SO4 0,1 M. Tính khối lượng của muối sunfat tạo ra trong dung dịch. Bài 3: Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO và Fe 2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dd H 2SO4 02,M. Tính khối lượng hỗn hợp muối thu được.