Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – Bài số 1

pdf 3 trang mainguyen 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – Bài số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_he_so_2_mon_hoa_hoc_khoi_9_bai_so_1.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì – hệ số 2 môn Hóa học – khối 9 – Bài số 1

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019 NGUYỄN DU Môn: Hóa học – Khối 9 – Bài số 1 Thời gian làm bài: 60 phút; (25 câu trắc nghiệm, 5 câu tự luận) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Câu 1: Cho một ít đường vào đáy của một ống nghiệm, rồi thêm từ từ 2 ml H2SO4 đặc vào. Hiện tượng quan sát được về màu của đường trên là A. Màu trắng của đường chuyển sang màu đen, sau đó chuyển sang nâu, rồi lại chuyển sang đen. B. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang đen, cuối cùng chuyển sang xanh đen. C. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang nâu, cuối cùng chuyển sang đen. D. Màu trắng của đường chuyển sang màu đen, sau đó chuyển sang vàng, cuối cùng chuyển sang xanh đen. Câu 2: Cho các phát biểu sau về oxit: (1) Một số oxit bazơ tan được trong nước tạo ra dung dịch kiềm. (2) Tất cả oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. (3) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. (4) Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối. (5) Oxit lưỡng tính là oxit tan được trong nước, trong dung dịch axit và bazơ. Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Có hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2. Bằng phương pháp hóa học nào dưới đây, có thể dùng để tinh chế O2 từ hỗn hợp trên? A. Sục A vào dung dịch HCl. B. Sục A vào dung dịch NaHCO3. C. Sục A vào dung dịch KOH. D. Sục A vào dung dịch NH4Cl. Câu 4: Chọn phát biểu sai về canxi oxit? A. Canxi oxit có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ. B. Phản ứng của canxi oxit rắn với nước chỉ đơn thuần là phản ứng tan trong nước, không sinh ra nhiệt. C. Canxi oxit khan có thể được sử dụng để làm khô O2 có lẫn một ít hơi nước. D. Canxi oxit tan ít trong nước tạo ra chất rắn màu trắng, đó được gọi là nước vôi trong. Câu 5: Trong công nghiệp, canxi oxit được điều chế bằng đá vôi, chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên, Khi thực hiện việc điều chế trên, phản ứng tạo thành đầu tiên là t t A. C(r) O 2(k)  CO 2(k) . B. CaCO3 CO 2 (k) CaO (r) . t t C. 2CO(r) O 2(k)  2CO 2(k) . D. CO2(k) CaO (r)  CaCO 3(r) . Câu 6: Cho các phát biểu sau về lưu huỳnh đioxit: (1) Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. (2) Lưu huỳnh đioxit thể hiện tính chất của một oxit axit khi phản ứng với dung dịch natri hiđroxit. (3) Ứng dụng lớn nhất của lưu huỳnh đioxit là dùng để tẩy trắng vải sợi, bột giấy, chống nấm mốc. (4) Người ta có thể thu khí lưu huỳnh đioxit là phương pháp đẩy không khí. (5) Trong công nghiệp, lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách cho muối sunfit tác dụng với dung dịch axit. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 7: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào dưới đây (coi điều kiện có đủ)? Trang 1/3 – Mã đề thi 132
  2. A. Na2SO4 và CuCl2. B. Na2SO3 và NaOH. C. KHSO3 và KOH. D. FeS2 và O2. Câu 8: Kết luận nào dưới đây về axit là chưa đúng? A. Dung dịch axit (HCl, H2SO4) tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. B. Phản ứng giữa axit mạnh với bazơ mạnh được gọi là phản ứng trung hòa. C. Axit không thể tác dụng với muối, nhưng có thể tác dụng với oxit bazơ. D. So sánh độ mạnh của 2 axit H2CO3 và HNO3 thì axit HNO3 mạnh hơn axit H2CO3. Câu 9: Trong “viên sủi” có những chất hóa học có tác dụng chữa bệnh, ngoài ra còn có một ít bột natri hiđrocacbonat và bột axit hữu cơ như axit xitric (có nhiều trong quả chanh). Khi thả viên sủi vào nước, sẽ tạo ra một dung dịch axit, đồng thời thấy có hiện tượng sủi bọt do có sinh ra khí X. Tỉ khối của khí X so với không khí gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 1,5. B. 2,0. C. 2,5. D. 3,0. Câu 10: Axit yếu có tính chất hóa học nào dưới đây? A. Phản ứng chậm với kim loại. B. Phản ứng nhanh với muối cacbonat. C. Dẫn nhiệt rất tốt. D. Không tác dụng được với dung dịch bazơ mạnh. Câu 11: Dung dịch axit clohiđric đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđro clorua, có nồng độ khoảng A. 37%. B. 50%. C. 74%. D. 12%. Câu 12: Axit clohiđric tác dụng với lượng dư kim loại nhôm, sau khi khí ngừng thoát ra, trong dung dịch có các sản phẩm là A. Nhôm dư, nhôm clorua. B. Nhôm clorua. C. Nhôm dư, nhôm clorua, nước. D. Nhôm clorua, nước. Câu 13: Cho các phát biểu sau về axit sunfuric: (1) Ở điều kiện thường, axit H2SO4 là chất lỏng, sánh như dầu, dễ bay hơi khi gặp không khí. (2) H2SO4 đặc dễ hút ẩm nên thường dùng để làm khô một số khí. (3) H2SO4 đặc có tính háo nước, nên khi pha loãng axit, cần rót từ từ nước vào axit, không được làm ngược lại. (4) H2SO4 đặc có đầy đủ tính chất của một axit mạnh. (5) Trong công nghiệp, H2SO4 được điều chế trực tiếp từ lưu huỳnh trioxit. Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Để nhận biết các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau: H2SO4, HCl, NaCl, ta có thể dùng những hóa chất, dụng cụ để nhận biết trên một lượng nhỏ các hóa chất là gì? A. Đèn cồn, dung dịch bari clorua. B. Quì tím. C. Kim loại sắt, dung dịch natri hiđroxit. D. Quì tím, dung dịch bạc nitrat. Câu 15: Nhờ tính chất nào mà canxi oxit được sử dụng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hóa chất? A. Tác dụng được với oxit axit. B. Tác dụng được với axit. C. Tác dụng được với nước. D. Nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Câu 16: Cho hỗn hợp các oxit rắn: CaO, MgO, Fe2O3, CuO, ZnO, Al2O3, Na2O vào dung dịch KOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X chứa các oxit. Số oxit có trong rắn X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 17: 200 ml dung dịch axit HCl có nồng độ xM hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Trong X, khối lượng oxi chiếm 28% về khối lượng. Giá trị của x là A. 2,5. B. 3,0. C. 3,5. D. 4,0. Câu 18: Cho V lít khí (đktc) SO2 lội qua 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 1,174 gam chất rắn khan. Giá trị của V là A. 0,2016. B. 2,2176. C. 0,2240. D. 0,0160. Câu 19: Hỗn hợp A chứa các kim loại magie, sắt, nhôm và kẽm. Cho dung dịch axit clohiđric dư vào 15 gam hỗn hợp A, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là A. 26,65. B. 25,65. C. 25,55. D. 26,56. Câu 20: Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần vừa hết 73,5 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 20%. Cũng hòa tan m gam hỗn hợp trên thì cần V lít dung dịch HCl 3M. Giá trị của V là A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20. Trang 2/3 – Mã đề thi 132
  3. Câu 21: Trộn 3 dung dịch HCl 0,1M ; H2SO4 0,05M ; HNO3 0,25M với những thể tích bằng nhau được dung dịch X. Để trung hòa 150 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và KOH aM. Giá trị của a là A. 0,575. B. 0,200. C. 0,325. D. 0,125. Câu 22: Một hỗn hợp B gồm Na2O và K2O có khối lượng m gam. Cho hỗn hợp trên vào nước dư, cô cạn dung dịch thu được m1 gam chất rắn khan. Cho m1 gam chất rắn trên vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M thì thấy phản ứng vừa đủ. Cũng hòa tan m gam hỗn hợp B vào dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch C, cô cạn dung dịch C được 0,633 gam chất rắn khan. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán: (1) Giá trị của m là 0,716 gam. (2) Khi cho hỗn hợp B vào nước dư thì chất rắn khan cô cạn được sau phản ứng là Na2O dư và K2O dư. (3) Giá trị của m1 là 0,448 gam. (4) Trong dung dịch C bao gồm 4 chất tan là NaOH, NaCl, KOH và KCl. (5) Tỉ lệ số mol Na2O so với K2O bằng 7 : 3. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23: Sục 3,36 lít khí SO3 (đktc) vào 400 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A là A. 2,91%. B. 1,94%. C. 3,49%. D. 3,57%. Câu 24: Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M tạo được hai muối mà tại đó, nồng độ mol của muối hiđrocacbonat có nồng độ gấp 1,4 lần nồng độ mol của muối cacbonat trung hòa? A. 12,0 gam. B. 10,8 gam. C. 14,4 gam. D. 18,0 gam. Câu 25: Một hỗn hợp chất rắn gồm Al, Al2O3 và Cu nặng 10 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bằng axit HCl dư, giải phóng ra 3,36 dm3 khí (đktc), đồng thời nhận được dung dịch B và chất rắn A. Đem nung nóng A trong không khí đến khối lượng không đổi, cân nặng được 2,75 gam chất rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al2O3 trong 10 gam hỗn hợp rắn là x%. Giá trị nào dưới đây gần với x nhất? A. 20. B. 50. C. 30. D. 40. PHẦN II: TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 26: (1.0 điểm) Cho những chất sau đây: CuO, CO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CO, SO2, CaO, FeO, Al2O3, ZnO, N2O5. 1. Những chất nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng. 2. Những chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4? Viết phương trình phản ứng. Câu 27: (1.0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm CuO, FeO cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Xác định nồng độ phần trăm, nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch X. Câu 28: (1.0 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau: FeS2 SO 2 SO 3 H 2 SO 4 SO 2 . Câu 29: (1.0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, nhận biết 4 chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O. Câu 30: (1.0 điểm) Hỗn hợp Na và K tác dụng hết với H2O cho 22,4 lít khí H2 (đktc) và dung dịch B. Trung hòa dung dịch B bằng axit HCl 0,5M rồi cô cạn dung dịch thu được 13,3 gam muối khan. 1. Xác định thể tích dung dịch HCl đã dùng. 2. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. HẾT Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 3/3 – Mã đề thi 132