Bài tập Chương 1 - Hóa học 8

doc 4 trang mainguyen 9520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chương 1 - Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_chuong_1_hoa_hoc_8.doc

Nội dung text: Bài tập Chương 1 - Hóa học 8

  1. GIẢNG VIÊN: MAI HOÀNG TRÚC SĐT: 0909 654 252 Câu 1 : Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất. a. Hợp chất gồm sắt ( Fe ) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4 ) có hoá trị II b. Hợp chất gồm lưu huỳnh ( S ) có hoá trị VI và nguyên tố oxi ( O ) có hoá trị II Bài Giải III II a. Đặt công thức tổng quát : Fex (SO4 ) y Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . III = y . II x II 2 Lập tỉ lệ : Chọn : x = 2 ; y = 3 y III 3 Công thức hoá học : Fe2(SO4)3 Phân tử khối của Fe2(SO4)3 : 2 . 56 + 3 ( 32 + 64 ) = 400 đvC VI II b. Đặt công thức tổng quát : S x O y Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . VI = y . II x II 2 1 Lập tỉ lệ : Chọn : x = 1 ; y = 3 y VI 6 3 Công thức hoá học : SO3 Phân tử khối của SO3 : 32 + 3 . 16 = 80 đvC Câu 2 :Một hợp chất gồm có nguyên tố R và nguyên tố Oxi có công thức hoá học dạng R2O3 a. Tính hoá trị của nguyên tố R b. Biết rằng phân tử R2O3 nặng hợn nguyên tử Canxi 4 lần. Tìm tên nguyên tố R, kí hiệu ? Bài Giải a II a. Hoá trị của nguyên tố R : R2 O3 3.II Theo quy tắc hoá trị : 2 . a = 3 . II => a III 2 b. Phân tử khối của R2O3 là : 40 . 4 = 160 đvC Nguyên tử khối của R là : 2R 3.16 160 160 3.16 R 56dvC 2 Vậy R là Sắt : KHHH là Fe Câu 3 : a. Tính hóa trị của Mg trong hợp chất MgCl2, biết Cl(I) b. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nhôm hoá trị (III) và oxi. Bài Giải a. Gọi a là hoá trị của Mg trong MgCl2 Theo qui tắc: 1.a = 2.I " Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi". Trang 1
  2. GIẢNG VIÊN: MAI HOÀNG TRÚC SĐT: 0909 654 252 => a= (2.I) :1= II b.Thực hiện theo các bước để có công thức hoá học: Al2O3 Câu 4 : Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro là 32 lần. a.Tính phân tử khối của hợp chất. b.Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Bài Giải a . Ta có: PTK của hợp chất A : X + 2 x 16 = 32 x 2 = 64 (đvC) b. Từ X + 32 = 64 => X = 64 – 32 = 32 (đvC) Vậy X là nguyên tố Lưu huỳnh , KHHH : S Câu 5: a. Lập công thức hoá học hợp chất gồm Mg (II) và nhóm PO4 (III) b. Tính phân tử khối của hợp chất trên Bài Giải Lập đúng công thức hoá học hợp chất gồm Mg (II) và nhóm PO4 (III) theo trình tự sau: Công thức dạng chung Mgx(PO4)y Theo quy tắc hóa trị : x.a = y.b => x/y = b/a = 3/2 => x = 3 ; y = 2 + Vậy công thức của hợp chất là : Mg3(PO4)2 - PTK: (24 x 3)+ 2[31 + (16 x 4)] = 262 đvC Câu 6: a. Tính hóa trị của Cl và Ba trong các hợp chất sau, biết Al(III) và nhóm SO4 (II) : AlCl3 BaSO4 b Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bới sắt hoá trị (III) và (OH) hóa trị I. Bài Giải a. *) + Gọi b là hoá trị của Cl trong AlCl3 + Theo qui tắc: 1.III = 3.b  b = I + Vậy hóa trị của Cl trong AlCl3 là I *) + Gọi a là hoá trị của Ba trong BaSO4 + Theo qui tắc: 1.a = 1.II => a= II + Vậy hóa trị của Ba trong BaSO4 là II b. + Đặt CTHH của hợp chất là Fex(OH)y + Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = I.y x I 1 => y III 3 " Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi". Trang 2
  3. GIẢNG VIÊN: MAI HOÀNG TRÚC SĐT: 0909 654 252 x 1 y 3 + Vậy CTHH của hợp chất là Fe(OH)3 Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro là 32 lần. a.Tính phân tử khối của hợp chất. b.Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó Bài Giải a . Ta có: PTK của hợp chất A = 32 . 2 = 64 b. Ta có X + 32 = 64 => X = 64 – 32 = 32 Vậy X là nguyên tố Lưu huỳnh , KHHH : S Câu 8: Công thức hóa học của nguyên tố A với O là A2O; công thức hóa học của nguyên tố B với H là BH2. Tìm công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố A và B Bài Giải -CTHH của A vớiO là A2O=> A có hóa trị I -CTHH của B với H là BH2 => B có hóa trị II Vậy CTHH của hợp chất gồm A và B là : A2B Câu 9: Công thức hóa học của nguyên tố X với nhóm (SO4) là XSO4; công thức hóa học của nguyên tố Y với H là YH. Tìm công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X và Y Bài Giải -CTHH của X với SO4 là XSO4 => X có hóa trị II -CTHH của Y với H là YH => Y có hóa trị I Vậy CTHH của hợp chất gồm X và Y là : XY2 Câu 10: a. Tính hóa trị của Cl và Fe trong các hợp chất sau, biết Mg(II) và nhóm SO4 (II):MgCl2, Fe2(SO4)3b. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi bari hoá trị (II) và (OH) hóa trị I. Bài Giải a. *) + Gọi b là hoá trị của Cl trong MgCl2 + Theo qui tắc: 1.II = 2.b  b = I + Vậy hóa trị của Cl trong MgCl2 là I " Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi". Trang 3
  4. GIẢNG VIÊN: MAI HOÀNG TRÚC SĐT: 0909 654 252 *) + Gọi a là hoá trị của Fe trong Fe2(SO4)3 + Theo qui tắc: 2.a = 3.II => a= III + Vậy hóa trị của Fe trong Fe2(SO4)3 là III b. + Đặt CTHH của hợp chất là Bax(OH)y + Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: II.x = I.y x I 1 => y II 2 x 1 y 2 + Vậy CTHH của hợp chất là Ba(OH)2 " Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi". Trang 4