Cái đẹp mà văn học... nghệ thuật. Em hiểu nhận định trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

docx 4 trang hoaithuong97 15782
Bạn đang xem tài liệu "Cái đẹp mà văn học... nghệ thuật. Em hiểu nhận định trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcai_dep_ma_van_hoc_mang_lai_nghe_thuat_em_hieu_nhan_dinh_tre.docx

Nội dung text: Cái đẹp mà văn học... nghệ thuật. Em hiểu nhận định trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

  1. Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 57) Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam). Liên hệ với nhân vật Lão Hạc - người nông dân trước Cách mạng trong văn bản cùng tên của Nam Cao (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp hiện thực cuộc sống 0,25 thể hiện qua nhân vật ông Hai và tài năng của nhà văn Kim Lân đối với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp trong tác phẩm Làng của Kim Lân. Liên hệ với nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề trước) +0,25 Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: - Cái đẹp mà văn học mang lại là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo. - Cái đẹp của sự thật cuộc sống là cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực. - Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật là cái đẹp -> Cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp. - Lí giải: Tại sao cái đẹp của văn học phải bắt nguồn từ cuộc sống và được khám phá một cách nghệ thuật? 1 0912.217.081
  2. + Vì đó là đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: + Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: + Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: Mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người + Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở Tác phẩm Làng “cái đẹp của sự thật đời sống” đã được nhà văn Kim Lân “khám phá một cách nghệ thuật”. Chính điều đó đã đem lại cái đẹp cho tác phẩm. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Cái đẹp của sự thật đời sống trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân 1.1. Năm 1945 đất nước ta 1.2. Nhân vật ông Hai được xây dựng với vẻ đẹp chân thực về tình yêu làng hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước một cách tinh tế và sâu sắc: - Khi nghe tin cải chính: Ông Hai đã sống như thể vừa được hồi sinh một lần nữa sau cuộc chiến xung đột nội tâm ghê gớm kéo dài vừa qua. + Ông Hai đã trút bỏ được sự dằn vặt, đau khổ bấy lâu. Niềm vui đã trở lại trên khuôn mặt buồn thiu ngày trước: “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy ” rồi mua quà cho con, đi khắp nơi sang nhà bác Thứ, mụ chủ nhà, hễ gặp ai ông lại nói, lại kể, lại cười. + Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. -> Đó là một niềm vui kỳ lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. 2. Cái đẹp của sự thật đời sống được nhà văn Kim Lân khám phá một cách nghệ thuật - Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lý. Tâm lý nhân vật ông Hai được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. 2 0912.217.081
  3. - Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại ) - Lối viết chân thực giản dị, câu chữ gọn mà tinh, dùng từ địa phương “khuẩn, đếch” chính xác. Cách xưng hô: tớ, bác tạo nên cảm giác thân mật, gần gũi với người đọc. * Liên hệ: +0,5 - Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc. Dẫn dắt vào những khám phá một cách nghệ thuật sự thật đời sống mà Nam Cao thể hiện qua nhân vật lão Hạc. - Điểm tương đồng: Cả hai nhà văn đều phát hiện ở ông Hai và lão Hạc là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao động cần cù, có phẩm chất trong sáng, nhân cách cao cả. - Điểm khác biệt: 0986.217.081 Đồng thời đây cũng là điểm khác biệt trong cách xây dựng nhân vật và tầm nhìn của hai nhà văn viết về người nông dân trước và sau Cách mạng. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến của Hà Minh Đức hoàn toàn đúng đắn. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Tác phẩm Làng của Kim Lân và Lão Hạc của Nam Cao đã đạt được tiêu chuẩn này. - Người cầm bút khi sáng tác cần sáng tạo, cần sống bằng - Khi đọc, bạn đọc cần mở lòng ra để khám phá tận cùng tác phẩm, để đồng cảm với thân phận con người và thấu hiểu thông điệp mà nhà văn gửi gắm. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 3 0912.217.081
  4. 4 0912.217.081