Tuyển tập 3000 bài tập Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)

pdf 882 trang binhdn2 3181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 3000 bài tập Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyen_tap_3000_bai_tap_hoa_hoc_lop_12_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 3000 bài tập Hóa học Lớp 12 (Có đáp án)

  1. Sai vì phản ứng màu biure chỉ áp dụng cho 2 liên kết peptit trở lên ( tri peptit trở lên ) Câu 7: Đáp án A Quỳ tìm chuyển màu hồng => axit => loại D Dung dịch I2 => màu xanh tím => tinh bột Dung dịch AgNO3 trong NH3 => kết tủa => loại anilin Câu 8: Đáp án A Các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: metyl amin, lysin, amoniac, natrihi đroxit => cả 4 chất Câu 9: Đáp án C Y là CH3COONa Z là CH3CHO => X là CH3COOCH=CH2 => CTPT của X là C4H6O2 Câu 10: Đáp án A X: C10H10O4 có k = (10.2+ 2- 10)/2 = 6 T1: HCOOH => T : HCOONa Y1: CH3COOH => Y: CH3COONa X có chứa vòng benzen trong phân tử và phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 3 => CTCT của X là: HCOO- C6H4-CH2-OOCH3 t (a) HCOO- C6H4-CH2-OOCH3 + 3NaOH  HCOONa + ONa-C6H4-CH2-OH + CH3COONa +H2O ( T ) ( Z ) ( Y ) => MZ = 146 Câu 11: Đáp án A X: Anilin T: Glucozo Z: Phenol Y: Fructozo Vậy X, Y Z, T lần lượt là: Anilin; Fructozo; Phenol; Glucozo Câu 12: Đáp án B X có thể là phenol hoặc anilin Y vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam vừa tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => Y là glucozo Z vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam => Z là glixerol T tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => etylfomat. Vậy thứ tự X, Y,Z, T là anilin, glucozo, glixerol, etylfomat sẽ phù hợp với đáp án. Đáp án B Chú ý: Nhìn kĩ không sẽ khoanh nhầm đáp án A và B Câu 13: Đáp án D Y có nhiệt độ sôi cao nhất => Y là phenol X có nhiệt độ sôi cao thứ hai và có pH = 6,48 => X là anilin Trang 7
  2. Z có pH = 10,8 có môi trường bazo mạnh hơn T ( pH = 10,12) => Z là CH3NH2 và T là NH3 A. Đúng vì CH3NH2 và NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh B. Đúng vì pH của X = 6,48 7 nên có môi trường bazo. C. Đúng vì phenol và anilin tạo kết tủa trắng với dd brom D. Sai vì X và Y đều không làm đổi màu quỳ tím nên không phân biệt được Câu 14: Đáp án D X, Y, Z chỉ có thể là C4 X: CH≡C-C≡CH Y: CH≡C-C=CH2 Z: CH≡C-C-CH3 (a) Đ (b) S (c) S (d) Đ Câu 15: Đáp án C a) đúng CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3-CHO b) sai Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen. c) đúng d) đúng e) đúng g) sai => có 4 đáp án đúng Câu 16: Đáp án C X là Lysin hoặc etyl amin Y là phenol hoặc anilin Z là là glucozơ T là metyl fomat Vậy thứ tự X, Y, Z, T thỏa mãn với đáp án là: etyl amin, phenol, glucozơ, metyl fomat. Câu 17: Đáp án C Các chất có khả năng phản ứng với dd NaOH loãng, đun nóng là: isoamyl axetat ( CH3COOCH2-CH-CH(CH3)-CH3) ; Valin ( CH3-CH(CH3) -CH(NH2)-COOH) , phenylamoni clorua ( C6H5NH3Cl ) ; Gly – Ala – Val. => có 4 chất Câu 18: Đáp án A X là glucozo Y là benzylamin ( C6H5CH2NH2) Z là xiclohexen T là gixerol Câu 19: Đáp án A 1) đúng vì CH3COOH có phân tử khối lớn hơn và có liên kết H mạnh hơn C2H5OH => có nhiệt độ sôi cao hơn. 2) đúng CH3COOCH=CH2 + Br2→ CH3COOCHBr-CH2 Trang 8
  3. 3) sai vì tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường axit chứ không bị thủy phân trong môi trường kiềm. 4) đúng 5) đúng => có 4 phát biểu đúng Câu 20: Đáp án A 1) 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2MnO2↓ + 2KOH 2) C17H35COONa + Ca(OH)2 → (C17H35COO)2Ca ↓+ NaOH 3) C2H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3C2H5 4) C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (dd xanh lam) + H2O t 5) C2H5OH + CuO  CH3CHO + Cu↓+ H2O => có 2 phản ứng KHÔNG thu được chất rắn Câu 21: Đáp án B (1) Sai vì amin bậc 2 của các gốc hút e : gốc không no và gốc phenyl thì tính bazo kém hơn bậc 1 (2) sai vì thủy phân hoàn toàn peptit thu được axit amin (3) sai lysin làm đổi màu quỳ tím thành sai, axit glutamic đổi thành màu đỏ (4) đúng (5) đúng (6) đúng Câu 22: Đáp án C A sai do anilin không tạo ↓ Ag B sai do axit aminoaxetic không tạo ↓ Ag C đúng D sai do axit aminoaxetic không tạo ↓ Ag Câu 23: Đáp án D A sai do X là phenol không tạo kết tủa với dd AgNO3/ NH3 B sai do Y là fructozo không làm nhạt màu nước Br2 C sai do T là glixerol không làm xuất hiện kết tủa trắng với nước Brom D đúng Câu 24: Đáp án D X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => X có môi trường axit X tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam => X có nhiều nhóm –OH kề nhau hoặc X là axit => X là axit glutamic ( HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) Y tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag => Y là etyl fomat ( HCOOC2H5) Z tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag => Z là glucozo T làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => T có môi trường axit T tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam => T có nhiều nhóm –OH kề nhau hoặc X là axit T tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag => T có nhóm –CHO trong phân tử => T là axit focmic (HCOOH) Trang 9
  4. Vậy X, Y , Z, T lần lượt là: axit glutamic, etyl fomat, glucozo, axit fomic. Câu 25: Đáp án A Các phát biểu đúng là: a) sai Fructozơ KHÔNG làm mất màu dung dịch nước brom b) đúng c) đúng d) đúng f) sai Trong phân tử đipeptit mạch hở có MỘT liên kết peptit. f) đúng => có 4 phát biểu đúng Trang 10
  5. CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ Mức độ thông hiểu – vận dụng Câu 1: Cho các phản ứng sau: t 1 X 2 NaOH  2 Y H2 O 2 Y HClloang~ Z NaCl Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở, có công thức C4H6O5. Cho 11,4 gam Z tác dụng với Na dư thì khối lượng muối rắn thu được là? A. 15,58 gam B. 18 gam C. 20 gam D. 16,58 gam Câu 2: Khối lượng Ag tạo ra tối đa khi cho một hỗn hợp gồm 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOC2H5 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là: A. 21,6 gam B. 6,48 gam C. 5,4 gam D. 10,8 gam Câu 3: Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và axit propanoic tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được dung dịch Z. Số mol hỗn hợp muối có trong dung dịch X là: A. 0,4. B. 0,1. C. 0,2 D. 0,3 Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm (A) là: 0 H2 SO 4 ,170 C CaC H O Ca() OH C H A. C2 H 5 OH  CHHO2 4 2 B. 2 2 2 2 2 AlC HO 4 AlOH ( ) CH t0 C. 4 3 2 3 4 D. CH3 CH 2 OH CuO  CH3 CHO Cu H2 O Câu 5: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H11O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y, có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 17 và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 6: Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 41,60. B. 35,30. C. 32,65. D. 38,45. Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 21,6 gam. B. 64,8 gam. C. 10,8 gam. D. 43,2 gam. Câu 8: Để tác dụng hết 3,0 gam hỗn hợp gồm axit axetic và metyl fomat cần V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Giá trị của V là A. 100. B. 50. C. 500. D. 150. Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 2,925. B. 3,3. C. 1,695. D. 3,65. Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm axetilen, anđehit fomic và hiđro. Cho V lít X (đktc) đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,8 gam H2O. Giá trị của V là A. 17,92. B. 6,72. C. 4,48. D. 13,44. Câu 11: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 5,92. B. 3,46. C. 2,26. D. 4,68. Trang 1
  6. Câu 12: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dd NaOH. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. B. Chất Z làm mất màu nước brom. C. Chất T không có đồng phân hình học . o D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t ) theo tỉ lệ mol 1: 3. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol CH2=CHCOOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích H2 (ởđktc) để phản ứngvừa đủ với hỗn hợp X là A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít. Câu 14: Cho 36,1 gam hợp chất hữu cơ X ( có công thức hóa học C6H9O4Cl) tác dụng với dung dịch NaOH dư khi đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y; 0,2 mol C2H5OH và x mol NaCl. Số nhóm –CH2− trong một phân tử X bằng A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y ( gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,25 mol O2, sinh ra 0,15 mol CO2 và 4,50 gam H2O. Phần trăm khối lượng của C2H2 trong X là A. 20,00% B. 48,39% C. 50,32% D. 41,94% Câu 16: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là A. CH4 và C4H8. B. CH4 và C3H6. C. C2H6 và C2H4. D. CH4 và C2H4. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol X (no, 2 chức mạch hở) thì số mol H2O thu được bằng số mol O2 phản ứng. Nếu đun nóng X với CuO dư thì khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Nhận định nào sau đây đúng : A. X có công thức phân tử C2H6O2 B. X hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam C. X có tên gọi là 2-metylpropan-1,2-diol D. Trong X chưa 3 nhóm CH2 Câu 18: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T ( Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag ( hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là A. 32,4. B. 16,2. C. 64,8. D. 21,6. Câu 19: Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở, thuần chức gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít khí O2 (đktc), thu được 14,96 gam CO2 và 9 gam H2O. Mặt khác đun nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được o 5,36 gam một muối duy nhất và hỗn hợp Y chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 140 C thu được m gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong Y đều bằng 80%. Giá trị gần nhất của m là A. 4 B. 11 C. 10 D. 9 Câu 20: Cho m gam hỗn hợp gồm axit acrylic, ancol anylic, axit ađipic và 1,4- đihiđroxibenzen tác dụng với kali dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được là A. 40,32 lít B. 13,44 lít C. 49,28 lít D. 20,16 lít Câu 21: Hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl propionat, etyl fomat (trong đó axit axetic có số mol bằng số mol etyl fomat). Cho 15,0g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,20 mol NaOH. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là : A. 17,6g B. 19,4g C. 16,4g D. 16,6g Câu 22: Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức – OH, - CHO, - COOH. Chia 0,15 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là: A. 30%. B. 50%. C. 40%. D. 20%. Trang 2
  7. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử CH2O, CH2O2, C2H2O2 đều có cấu tạo mạch hở và số mol bằng nhau thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm 17,0 gam so với khối lượng nước vôi ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là: A. 180,0 B. 86,4 C. 64,8 D. 54,0 Câu 24: Hỗn hợp X gồm phenyl axetat và axit axetic có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp KOH 1,5M, NaOH 2,5M thu được x gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là: A. 33,5 B. 21,4 C. 28,7 D. 38,6 Câu 25: Hỗn hợp X gồm hidro, propen, propanal, ancol anlylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt cháy hoàn toàn 1mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, tỉ khối của Y so với X bằng 1,25. Dẫn 0,1 mol hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, thấy hết m gam brom. Giá trị của m là A. 8,0 B. 4,0 C. 12,0 D. 16,0 Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,31 mol O2, thu được 5,824 lít CO2 ( đktc) và 4,68 gam H2O. Mặt khác, cho 0,05 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt : A. CH3CHO và HCOOC2H5 B. HCHO và CH3COOCH3 C. CH3CHO và HCOOCH3 D. CH3CHO và CH3COOCH3 Câu 27: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 720 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 18,48 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 6,048 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,64 gam một chất khí. Giá trị của m gần nhất với A. 40,8 B. 41,4 C. 27 D. 48,6 Câu 28: Hỗn hợp A gồm axit oxalic, axetilen, propandial và vinylfomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 1,35 mol O2, thu được H2O và 66 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí CO2 (đktc) A. 6,72 lít B. 10,32 lít C. 11,2 lít D. 3,36 lít Câu 29: Cho hỗn hợp X chất A (C3H10N2O4) là muối của axit hữu cơ đa chức và chất B (C3H12N2O3) là muối của một axit vô cơ. Cho 4,632 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,072 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 4,68 B. 5,92 C. 2,26 D. 4,152 Câu 30: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y ( đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối, Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức X và giá trị m lần lượt là: A. HCOOH và 11,5 B. C2H5COOH và 18,5. C. C2H3COOH và 18,0. D. CH3COOH và 15. Câu 31: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin, và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì thấy khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 13,2 . B. 11,7. C. 14,6 D. 6,78. Câu 32: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α – amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của phù hợp của X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H9NO2) và chất Y (C2H8N2O3). Cho 6,14 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol hai amin đơn chức, bậc một và dung dịch F chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 5,10. B. 4,92. C. 5,04. D. 4,98. Trang 3
  8. Câu 34: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X ( CH8N2O3) và đi peptit Y ( C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Chất Q là ClH3NCH2COOH. B. Chất T là NH3 và chất Z là CO2. C. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH. D. Chất X là (NH4)2CO3. Câu 35: Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân vừa tác dụng được với dung dịch NaOH và vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai? A. x = 1. B. t = 2. C. y = 2. D. z = 0. Câu 36: Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây sai? A. Chất Q là HOOC-COOH. B. 3 muối T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ. C. Chất Y có thể là Gly – Ala. D. Chất Z là NH3 và chất Y có một nhóm COOH. Câu 37: Hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl propionat, etyl format (trong đó số mol axit axetic bằng số mol etyl fomat). Cho 15,0 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,20 mol NaOH. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là: A. 16,6 gam B. 19,4 gam C. 16,4 gam D. 17,6 gam Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozo, metyl fomat và saccarozo cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22 B. 25 C. 30. D. 27. Câu 39: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 18,85. B. 16,6. C. 17,25. D. 16,96. Câu 40: Hỗn hợp E gồm chất X ( C3H7O3N) và chất Y ( C5H14O4N2) trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 g X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M ( phản ứng vừa đủ ) thu được khí Z duy nhất ( Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm đổi màu xanh) và dung dịch sau phản ứng chứa m g muối. Giá trị của m là A. 36,7 B. 32,8 C. 34,2 D. 35,1 Câu 41: Chất hữu cơ X chứa vòng benzen và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Đốt cháy hoàn toàn 2,06 gam X bằng oxi, thu được 4,84 gam khí CO2 và 0,9 gam H2O. Mặt khác, cho 2,06 gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M, đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối có khối lượng 3,08 gam. Axit hóa hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4, thu được hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức, trong đó có một chất không no và chất hữu cơ E có chứa vòng benzen. Phân tử khối của E là A. 110. B. 138. C. 106. D. 124. Câu 42: Hỗn hợp X gồm isobutilen, xiclohexan, axit acrylic và ancol butylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,33 mol O2 thu được 5,376 lít (đktc) khí CO2 và 4,32 gam H2O. Khi lấy m gam X đem tác dụng với Na dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 0,224. B. 0,336. C. 0,448. D. 0,560. Câu 43: Hỗn hơp E gồm chất X là C3H10O4N2 và chất Y ( C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 g E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu đươc 0,04 mol hỗn hợp hai khí ( có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 2,26 B. 2,54 C. 3,46 D. 2,46 Câu 44: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là A. 85. B. 68. C. 45. D. 46. Trang 4
  9. Câu 45: Hỗn hợp Z gồm 2 este đơn chức X và Y tạo bởi cùng 1 ancol và 2 axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX X vừa có nhóm este vừa có nhóm axit. X là: HO-CH2-COO-CH2-COOH Y là HO-CH2-COONa Z là HO-CH2-COOH HO-CH2-COOH + 2Na→NaO-CH2-COONa + H2 0,15 → 0,15 => mMuối = 18 gam Câu 2: Đáp án D nAg = 4nHCHO + 2nHCOOC2H5 = 4. 0,02 + 2.0,01 = 0,1 (mol) => mAg = 0,1.108 = 10,8 (g) Câu 3: Đáp án C Metyl axetat và axit propanoic có cùng CTPT: C3H6O2 => nhh = 14,8 : 74 = 0,2 (mol) => nhh muối = nhh = 0,2 (mol) Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án A Khí Y có M Y có thể là NH3 và CH3NH2 Vậy các công thức cấu tạo của X thỏa mãn là: C-C-C-COONH4 C-C(C)-COONH4 C-C-COONH3-C Câu 6: Đáp án B nH2O = nNaOH = 0,35 mol BTKL: m muối = m hỗn hợp + mNaOH – mH2O = 27,6 + 0,35.40 – 0,35.18 = 35,3 gam Câu 7: Đáp án B nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4.0,1 + 2.0,1 = 0,6 mol => mAg = 0,6.108 = 64,8 gam Câu 8: Đáp án B Axit axetic và metyl fomat đều có công thức phân tử là C2H4O2 và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. nC2H4O2 = 3/60 = 0,05 mol => nNaOH = 0,05 mol => V = 0,05 lít = 50 ml Câu 9: Đáp án D Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol) Trang 5
  10. Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4 => ta có: 12x + 4 = 34 => x = 2,5 Vậy CTPT TQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol) C2,5H4 → 2,5CO2 + 2H2O 0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol) mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g) Câu 10: Đáp án D Hỗn hợp X gồm C2H2; HCHO; H2 Đốt Y cũng như đốt X mà các chất trong X đều chứa 2 nguyên tử H => nX = nH2O = 10,8/18 = 0,6 (mol) => VX = 0,6.22,4 = 13,44 (lít) Câu 11: Đáp án B Y là muối của axit vô cơ : NH4OCOONH3C2H5 hoặc (CH3NH3)2CO3 X là muối của axit hữu cơ đa chức : NH4OOC – COONH3CH3 Vì E + NaOH chỉ thu được 2 khí => Y phải là : (CH3NH3)2CO3 => 2 khí là CH3NH2 và NH3 với số mol lần lượt là 0,05 và 0,01 mol => nX = 0,01 và nY = 0,02 mol => Muối gồm : 0,01 mol (COONa)2 và 0,02 mol Na2CO3 => m = 3,46g Câu 12: Đáp án C C6H8O4 có độ bất bão hòa ∆= (6.2+2 – 8 )/2 = 3 => có 3 liên kết pi trong phân tử Z: CH3OH T: HOOC- CH=CH-COOH (1) hoặc CH2=C(COOH)2. (2) Nhưng vì T phản ứng với HBr cho 2 chất là đồng phân của nhau => T phải có CT: CH2=C(COOH)2. Y: CH2=C(COONa)2. A. Sai vì Y có CTPT C4H2O4Na2 B. Sai CH3OH không làm mất màu dd brom D. Sai X phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1: 1 Đáp án C Chú ý: Sau khi viết CTCT (1) rất dễ chọn A mà không kiểm tra bằng cách viết cụ thể công thức cấu tạo nên chọn đáp án sai sau đó tiếc nuối. Thực tế sau khi viêt công thức cấu tạo rồi dựa vào dữ kiện tạo được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau là chọn X là CTCT (2) Câu 13: Đáp án A Phương pháp giải : CH2=CHCOOH có một nối đôi nên phản ứng với 1 H2 CH3CHO phản ứng với 1H2 để tạo ancol Lời giải chi tiết CH2=CHCOOH + H2 → CH3CH2COOH CH3CHO + H2 → CH3CH2OH Nên lượng H2 phản ứng là 0,3 mol => V = 6,72 lít Câu 14: Đáp án B nC6H9OCl = 36,1 : 180,5 = 0,2 (mol) CTCT X : CH2Cl−COO−CH2−COOCH2CH3 Vậy số nhóm –CH2− trong X là 3 Câu 15: Đáp án D nH2O = 4,5 : 18 = 0,25 (mol) nHCHO = ( 0,15.2 + 0,25 – 0, 25.2) = 0,05 (mol) (Bảo toàn nguyên tố O) Trang 6
  11. nC2H2 = ( 0,15 – 0,05 )/ 2 = 0,05 (mol) (Bảo toàn nguyên tố C) nH2 = ( 0,25.2 – 0,05.2 – 0,05.2) / 2 = 0,15 (mol) (Bảo toàn nguyên tố H) %C2H2 = [(0,05.26)/ ( 0,05.30 + 0,05.26 + 0,15.2)].100% = 41,935% Câu 16: Đáp án B Có MX = 22,5 => có CH4. Còn lại là anken CnH2n (n > 1) nX = 0,2 mol ; nCO2 = 0,3 mol Gọi nCH4 = x => nanken = 0,2 – x Bảo toàn C : nCO2 = nCH4 + n.nCnH2n = x + n.(0,2 – x) = 0,3 mX = 22,5.0,2 = 16x + 14n(0,2 – x) => x = 0,15 ; n.(0,2 – x) = 0,15 => n = 3 => C3H6 Câu 17: Đáp án B CnH2n+2O2 + (1,5n – 0,5)O2 -> nCO2 + (n + 1)H2O => 1,5n – 0,5 = n + 1 => n = 3 => C3H8O2 0 => X + CuO, t => Y tạp chức => Y là CH3 – CO – CHO => CH3 – CH(OH) – CH2OH Câu 18: Đáp án B Gọi CTPT Y: CnH2nO a (mol) CTTQ của Z, T : CmH2mO2 : b( mol) ( vì là 2 đồng phân) BTNT O ta có: nO (trong Z) = 0,525.2 + 0,525.1 – 0,635.2 = 0,325 (mol) a b 0,2 a 0,075 a 2 b 0,325 b 0,125 TH1: Y là HCHO => BTNT Cacbon ta có: 0,075.1 + m. 0,125 = 0,525 => m = 3,6 (lẻ) => loại TH2: Y # HCHO => nAg = 2nY = 2. 0,075 = 0,15 => mAg = 16,2 (g) Câu 19: Đáp án C n O2 = 0,46 mol n CO2 = 0,34 mol n H2O = 0,5 mol Số C Trung bình = n CO2 : n X = 1,7 => có ancol là CH3OH và ancol đồng đẳng kế tiếp là C2H5OH Bảo toàn nguyên tố oxy : n ancol + 4 n Este + 2 n O2 = 2 nCO2 + n H2O = 1,18 mol n ancol + n Este = n X = 0,2 mol => n Este = 0,02 mol và n ancol = 0,18 mol Bảo toàn khối lượng : m X + m O2 = m CO2 + m H2O => m X = 9+ 14,96 – 0,46 . 32 = 9,24 g => m X ở phản ứng với NaOH gấp đôi lượng ở đốt cháy => n ancol = 0,18 . 2 = 0,36 mol => n este = 0,04 mol => n muối = 0,04 mol => M Muối = 5,36 : 0,04 = 134 => muối là (COONa)2 Theo PTHH : n ancol = n NaOH = 0,04 . 2 = 0,08 mol => m NaOH = 3,2 g Bảo toàn khối lượng : m X + m NaOH = m muối + m ancol => m ancol = 16,32 g Vì hiệu suất là 80 % => m ancol phản ứng = 16,32 . 80 : 100 = 13,056 g Ʃnancol = 0,36 + 0,08 = 0,44 mol n ancol pư = 0,44 . 80 : 100 = 0,352 mol nH2O = 0,352 : 2 = 0,176 mol m ancol = m ete + m H2O mete = 13,056 –0,176 . 18 = 9,888 g Câu 20: Đáp án A Tên chất CTCT CTPT nCO2 nH2 Axit acrylic CH2=CH-COOH C3H4O2 3 0,5 Ancol anlylic CH2=CH-CH2-OH C3H4O2 3 0,5 Axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH C6H10O4 6 1 Trang 7
  12. 1,4-đihidroxibenzen C6H4(OH)2 (Vị trí 1,4) C6H6O2 6 1 Ta thấy: nCO2=6nH2=6.0,3=1,8 mol=>VCO2=40,32 lít. Câu 21: Đáp án D X gồm : x mol CH3COOH x mol HCOOC2H5 y mol C2H5COOCH3 => mX = 60x + 74x + 88y = 15 nNaOH = 2x + y = 0,2 Giải hệ => x = 13/210 mol ; y = 8/105 mol => mrắn = mCH3COONa + mHCOONa + mC2H5COONa = 16,6g Câu 22: Đáp án C C 1 CH3 OH , HCHO , HCOOH 1P (0,05 mol ) O2 CH3 OH: x  CO2 : 0,05 Nadu HCHO: y  H2 : 0,02 AgNO HCOOH: z  3 Ag : 0,08 x y z 0,05 x 0,02 0,5x 0,5 z n 0,02y 0,01 %n 0,02 / 0,05 40% H2 HCOOH z 0,02 4y 2 z nAg 0,08 Câu 23: Đáp án A Giả sử nCH2O=nCH2O2=nC2H2O2=x => CO2: 4x mol; H2O: 3x mol m dd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 100.4x – 44.4x – 18.3x = 17 => x = 0,1 mol nAg = 4nHCHO+2nHCOOH+4nOHC-CHO = 10x = 1 mol => m = 108 gam Câu 24: Đáp án D nCH3COOC6H5 : 0,1 và n CH3COOH : 0,2 mol Gọi số mol của KOH = 1,5x và NaOH = 2,5x ∑ nOH- = 2n CH3COOC6H5 + n CH3COOH = 0,4 (mol) => 4x = 0,4 x = 0,1 => nKOH = 0,15 (mol); nNaOH = 0,25 (mol) BTKL: mX + mhh kiềm = mmuối + mH2O => mmuối = 0,1. 136 + 0,2. 60 + 1,5.0,1.56 + 2,5.0,1.40 – (0,1 + 0,2).18 = 38,6 (g) Câu 25: Đáp án A Giả sử X: H2 và C3H6On BTNT C: nC3H6On=nCO2/3=1,8/3=0,6 mol => nH2 = 1-0,6=0,4 mol BTKL: nX.MX=nY.MY=>MY/MX=nX/nY=>1,25=1/nY=>nY=0,8 mol => n giảm = nH2 pư= n П pư =1-0,8=0,2 mol => n П dư = 0,6 – 0,2 = 0,4 mol Vậy 0,8 mol Y phản ứng được với 0,4 mol Br2 => 0,1 mol Y phản ứng được với 0,05 mol Br2 => m=0,05.160=8 gam Câu 26: Đáp án A Ta có n(H2O) = n(CO2) = 0,26, nên cả anđehit và este đều no đơn chức mạch hỏ (hoặc các đáp án đều xây dựng), anđehit là CnH2nO x mol và este CmH2mO2 y mol => x + y = 0,1 BTNT cho O ta có n(O) hh = 2n(CO2) + n(H2O) – 2n(O2) = 0,16 mol => x + 2y = 0,16 (2). Giải hệ phương trình ta có x = 0,04 và y = 0,06 Trang 8
  13. BTNT cho C ta có: n (CO2) = 0,04n + 0,06m = 0,26 nên 2n + 3m =13. Kẻ bảng ta có nghiệm duy nhất n = 2 và m = 3 . Vậy anđehit là CH3CHO; este là C3H6O2. TN2: ta thấy n(Ag) = 2n(hh), nên cả este cũng cho phản ứng tráng bạc vậy este là HCOOCH2CH3. Câu 27: Đáp án D nOH=2nH2=nNaOH pư=0,27.2=0,54 mol =>nNaOH dư=0,828-0,54=0,288 mol RCOONa+NaOH→RH+Na2CO3 0,288 .0,288 =>MRH=8,64/0,288=30 (C2H6)=> Muối là C2H5COONa Bảo toàn khối lượng: m = m muối + m ancol – mNaOH pư = 0,54.96 + 18,48 – 0,54.40 = 48,72 gam Câu 28: Đáp án A Axit oxalic HOOC-COOH: C2H2O4 Axetilen: C2H2 Propandial OHC-CH2-CHO: C3H4O2 Vinylfomat HCOOCH=CH2: C3H4O2 Coi như hỗn hợp gồm: C2H2O4: x C2H2: x C3H4O2: y Gs: H2O: z BTNT H: 2x+2x+4y=2z (1) BTNT C: 2x+2x+3y=1,5 (2) BTNT O: 4x+2y+1,35.2=1,5.2+z (3) Giải ta được: x=0,15; y=0,3; z=0,9 nCO2=2nC2H2O4=0,3 mol=>VCO2=6,72 lít Câu 29: Đáp án D Giả sử mol A và B lần lượt là x, y 138x+124y=4,632 2x+2y=0,072 =>x=0,012; y=0,024 x/y=1/2 để sinh ra 2 khí có tỉ lệ mol là 1:5 =>B có CTCT là: (CH3NH3)2CO3, A có CTCT là: CH3NH3OOC-COONH4 CH3NH3OOC-COONH4: 0,012 (CH3NH3)2CO3: 0,024 m=mNa2CO3+mNaOOC-COONa=0,012.134+0,024.106=4,152 gam Câu 30: Đáp án D X, Y đơn chức => nNaOH = nhh M = 0,25 (mol) Mtb muối = 18,4 : 0,25 = 73,6 (g/mol) => có 1 muối là HCOONa Vì X, Y đơn chức và có cùng số nguyên tử cacbon => muối HCOONa tạo ra từ este neste = nAg/ 2 = 0,3/ 2 = 0,15 (mol) => naxit = 0,25 – 0,15 = 0,1 (mol) BTKL: mmuối = mHCOONa + mRCOONa => 18,4 = 0,15.68 + 0,1. ( R + 67) => R = 15 Vậy CTCT của muối còn lại là CH3COONa => CTCT của axit là CH3COOH; CTCCT của este là: HCOOCH3 m = mCH3COOH + mHCOOCH3 = 0,1.60 + 0,15. 60 = 15 (g) Câu 31: Đáp án C X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có đặc điểm chung là đều có 4H trong phân tử => Quy về CTTQ chung: CxH4 MX = 17.2 = 34 (g/mol) Trang 9
  14. => 12x + 4 = 34 => x = 2,5 CTTQ X: C2,5H4: 0,1 (mol) BTNT C: nCO2 = 2,5 nX = 0,25 (mol) BTNT H: nH2O = 2nX = 0,2 (mol) mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,25.44 + 0,2.18 = 14,6 (g) Câu 32: Đáp án B CHON8 15 4 HCOOC3 CH CH2 CH 2 COOCH2 5 | NH2 HCOOC3 CH2 CH 2 CH COOCH2 5 | NH2 Câu 33: Đáp án C X là: CH3COONH3CH3 (x mol) Y là: C2H5NH3NO3 (y mol) Ta có: mE = 91x + 108y = 6,14 n amin = x + y = 0,06 Giải hệ thu được x = 0,02; y = 0,04 F gồm: CH3COONa (0,02 mol) và NaNO3 (0,04 mol) => m = 0,02.82 + 0,04.85 = 5,04 gam Câu 34: Đáp án B X là (NH4)2CO3; Y là H2NCH2CONHCH2COOH. (NH4)2CO3+2NaOH→Na2CO3+2NH3 (Z)+2H2O (NH4)2CO3+2HCl→2NH4Cl+H2O+CO2 (T) H2NCH2CONHCH2COOH +H2O+2HCl→ClH3NCH2COOH (Q) Câu 35: Đáp án D C3H6O2 có độ bất bão hòa k = 1 Các đồng phân là: CH3CH2COOH (1); CH3COOCH3 (2); HCOOC2H5 (3) ; CH2(OH)- CH2-CHO; CH3- CH(OH)-CHO (5) Số đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ là x = 1 (ứng với công thức (1) ) Số đồng phân tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na là: y = 2 ( ứng với (2); (3) ) Số đồng phân vừa tác dụng được với dd NaOH vừa tác dụng được với AgNO3 là z = 1 ( ứng với (3) ) Số đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng với dd AgNO3/NH3 là t = 2 ( ứng với (4); (5)) Vậy D z = là sai Câu 36: Đáp án B Y là Gly-Ala hoặc Ala-Gly X là (COONH4)2 Z là NH3 Q là HOOC-COOH T1, T2, T3: NH4Cl, ClH3N-CH2-COOH, và ClH3N-CH(CH3)-COOH Câu 37: Đáp án A C2H4O2 (x mol) C4H8O2 (y mol) C3H6O2 (x mol) Trang 10
  15. 13 x 60x 88 y 74 x 15 210 x y x n 0,2 8 NaOH y 105 13 CH COONa : 3 210 8 Chatran C2 H 5 COONa: m 16,6 g 105 13 HCOONa : 210 Câu 38: Đáp án C C6H12O6, C2H4O2, C12H22O11. Quy đổi thành CnH2mOm CnH2mOm + nO2 → nCO2 + mH2O Ta thấy nCO2 = nO2 = 0,3 mol => mCaCO3 = 0,3.100 = 30 gam Câu 39: Đáp án B X: C2H7O3N X + NaOH hay X + HCl đều thu được khí => X là muối hiđrocacbonat của amin : CH3NH3HCO3 CH3NH3HCO3 + NaOH → CH3NH2↑ + NaHCO3 + H2O CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 ↑+ H2O 0,1 mol X + 0,25 mol KOH CH3NH3HCO3 + KOH → CH3NH2↑ + KHCO3 + H2O 0,1 → 0,1 → 0,1 (mol) => KOH dư = 0,25 – 0,1 = 0,15 sẽ tiếp tục phản ứng với KHCO3 KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O 0, 1 ← 0,1 → 0,1 (mol) => rắn Y gồm KOHdư = 0,25 – 0,2 = 0,05 (mol) và K2CO3: 0,1 (mol) => mrắn = 0,05.56 + 0,1. 138 = 16,6 (g) Câu 40: Đáp án B X là CH3NH3HCO3 : x mol Y là CH2(COONH3CH3)2 : y mol PTHH : CH3NH3HCO3 + 2NaOH → CH3NH2 + 2H2O + Na2CO3 CH2(COONH3CH3)2 + 2NaOH → CH2(COONa)2 + 2H2O + 2NH3CH2 Ta có : Na2 CO 3 : 0,1 CH2 COONa : 0,15 →khí Z CH3NH2 : 0,4 mol → muối có 2 → m=32,8 Câu 41: Đáp án D nCO2 = 0,11 mol => nC = 0,11 mol nH2O = 0,05 mol => nH = 0,1 mol BTKL: mO = 2,06 – mC – mH = 2,06 – 0,11.12 – 0,1 = 0,64 (gam) => nO = 0,04 mol C:H:O = 0,11 : 0,1 : 0,04 = 11:10:4 => CTPT: C11H10O4 (k = 7) nX = 2,06:106 = 0,01 mol nNaOH:nX = 0,03:0,01 = 3:1 => 1 phân tử X tác dụng được tối đa 3 phân tử NaOH BTKL: mH2O = mX + mNaOH – m muối = 2,06 + 0,03.40 – 3,08 = 0,18 (g) => nH2O = 0,01 mol Ta thấy số mol của H2O bằng với số mol của X nên este có 1 nhóm COO liên kết trực tiếp với vòng benzen Khi axit hóa hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4, thu được hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức, trong đó có một chất không no và chất hữu cơ E có chứa vòng benzen nên X chỉ có thể là: CH2=CH-COOC6H4CH2OCOH Câu 42: Đáp án C Trang 11
  16. 5,376 4,32 n 0,24(mol ); n 0,24(mol ) CO2 22,4 HO2 18 vì đốt cháy isobutilen, xiclohexan cho nH2O = nCO2; đốt cháy axit acrylic cho nCO2 > nH2O ; đốt cháy ancol butylic cho nCO2 nCH2=CH-COOH = nC4H10O Đặt nCH2=CH-COOH = nC4H10O = a (mol) BTNT O: 2a + a + 0,33.2 = 0,24.2 +0,24 => a = 0,02 (mol) Khi tác dụng với Na chỉ có CH2=CH-COOH và C4H10O phản ứng => nH2 = ½ nH(linh động) = ½ ( nCH2=CH-COOH + nC4H10O) = ½ ( 0,02+ 0,02) = 0,02 (mol) => VH2 = 0,02.22,4 = 0,448 (lít) Câu 43: Đáp án B X là CH2(COONH4)2 hoặc NH4OOC – COONH3CH3 : a mol Y là (COONH3)2CO3 hoặc NH4 – CO3 – NH3C2H5 : b mol CH2(COONH4)2 + NaOH → muối + NH3 NH4OOC – COONH3CH3+ NaOH → muối + (NH3 + CH3NH2) (COONH3)2CO3 + NaOH → muối + NH3 NH4 – CO3 – NH3C2H5 + NaOH → muối + (NH3 + C2H5NH2) Nên xảy ra 2 TH TH 1 : X là CH2(COONH4)2: a mol , Y là NH4 – CO3 – NH3C2H5: b mol 138a +124 b = 2,62 và 0,04 = 2a + 2b → a = 0,01 và b= 0,01 → nNH3 = 0,03 mol và nC2H5NH2 = 0,01 mol ( thỏa mãn ) → muối 0,01 mol CH2(COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 → mmuối = 2,54 TH 2: X là NH4OOC – COONH3CH3, Y là (CH3NH3)2CO3 138a +124 b = 2,62 và 0,04 = 2a + 2b → a = b = 0,01 → nNH3 = 0,01 mol và nCH3NH2= 0,03 mol ( thỏa mãn ) → muối 0,01 mol (COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 → mmuối = 2,4 Câu 44: Đáp án C C2H8O3N2 có công thức tổng quát là: CnH2n+4N2O3 => muối của amin với HNO3 CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 (Y) + NaNO3 + H2O Phân tử khối của Y là: 45 (g/mol) Câu 45: Đáp án C nCO2 = nH2O = 0,25 mol suy ra Z là các este no, đơn chức Bảo toàn nguyên tố O: nO (Z) = 0,25.2+0,25-0,275.2=0,2 mol →nZ = 0,1 mol Số nguyên tử C trung bình =0,25/0,1= 2,5 ( X là HCOOCH3) m = mC + mH + mO = 0,25.12+0,25.2+0,2.16=6,7 gam Trang 12
  17. CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ Mức độ vận dụng cao – Đề 1 Câu 1: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Nếu đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, nếu cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với A. 38,04. B. 24,74. C. 16,74. D. 25,10. Câu 2: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH2=CHCOONH4 B. H2N-C2H4COOH C. H2NCOO-CH2CH3 D. H2NCH2COO-CH3 Câu 3: Đun m gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O, MX < 250, chỉ chứa một loại nhóm chức) với 100 ml dung dịch KOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol Y, Z đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Axit T có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử. B. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau. C. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hiđro. D. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T. Câu 4: Hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit axetc, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của andehit fomic bằng số mol của metyl fomat) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O2, sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là A. 36,9. B. 34,8. C. 21,8. D. 32,7. Câu 5: Hỗn hợp M gồm axit X, ancol Y và este Z được tạo ra từ X và Y, tất cả đều đơn chức trong đó số mol X gấp hai lần số mol Y. Biết 17,35 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịchchứa 0,2 mol NaOH, đồng thời thu được 16,4 g muối khan và 8,05 g ancol . Công thức X, Y, Z là A. HCOOH, C3H7OH, HCOOC3H7. B. CH3COOH, CH3OH, CH3COOCH3. C. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5. D. HCOOH, CH3OH, HCOOCH3. Câu 6: X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là A. 6,0 B. 7,4. C. 4,6. D. 8,8. Câu 7: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH3 C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có dạng CnHmO. Đốt cháy hết 0,04 mol X bằng 0,34 mol khí O2 thu được 0,44 mol hỗn hợp các khí và hơi. Dẫn hỗn hợp sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư thấy có 0,896 lít khí thoát ra. Mặt khác 0,05 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng hoàn toàn thu ược khối lượng kết tủa vượt quá 10,8 gam. Số đồng phân cấu tạo mạch hở của X là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9: X, Y, Z là este đều mạch hở và không chứa các nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol 1:1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ Trang 1
  18. hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là: A. 3,78%. B. 3,92%. C. 3,96%. D. 3,84%. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B (trong đó A hơn B một nguyên tử cacbon, MA< MB), thu được m gam H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 13,5. Giá trị của m là: A. 1,26. B. 1,08. C. 2,61. D. 2,16. Câu 11: Cho X,Y là hai axit cacboxylic đơn chức, no mạch hở (MX<MY); T là este hai chức tạo bởi X,Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam hỗn hợp E gồm X,Y,T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 7,168 lít CO2 và 5,22 gam nước. Mặt khác 8,58 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,28 gam Ag. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M là: A. 11,04 B. 12,08 C. 12,08 D. 9,06 Câu 12: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức, X, Y khác chức hóa học (MX< MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy 0,25 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với AgNO3 / NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,25 mol E với dung dịch NaOH dư thì sản phẩm thu được chứa 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức và 7,6 gam một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 14,25 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 23,52 lít. B. 26,88 lít. C. 25,2 lít. D. 21 lít. Câu 13: đốt cháy hàn toàn 7,6 g hỗn hợp X gồm 1axit cacboxylic no đơn chức mạch hở và 1 ancol đơn chức( có số nguyên tử C trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 g X với H=80% thu được m g este. Giá trị của m là : A. 6.12 g B. 3,52g C. 8,16g D. 4,08g Câu 14: Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức mạch hở ( trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784ml khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với: A. 46,42% B. 42,46% C. 42,26% D. 44,62% Câu 15: Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là A. C5H11OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. C2H5OH Câu 16: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4 trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì cứ 1 mol X phản ứng với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối (trong đó có 1 muối có M < 100), 1 andehit no (thuộc dãy đồng đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là : A. 432 B. 160 C. 162 D. 108 Câu 17: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, chưa no (một nối đôi C = C; MX< MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau: + Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol nước. + Phần 2 cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng. + Phần 3 cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 6,66. B. 6,80. C. 5,04. D. 5,18. Câu 18: Hỗn hợp E gồm một axít cacboxylic no, hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) và hai ancol X, Y đồng đẳng kế tiếp (MX<MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được 15,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc thu được m gam các hợp chất có chức este . Biết phầm trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương ứng bằng 30% và 20%. Trang 2
  19. Giá trị lớn nhất của m là A. 6,32 B. 6,18 C. 4,86 D. 2,78 Câu 19: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y ( trong đó sô mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là: A. 17,7 gam B. 9,0 gam C. 19,0 gam D. 11,4 gam Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở ( chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit 0 H2SO4 đặc ơt 170 C thu được 0,015 mol anken ( là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biếu nào sau đây đúng ? A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164 C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5% D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán Đáp án 1-B 2-D 3-D 4-D 5-C 6-D 7-C 8-C 9-D 10-D 11-A 12-D 13-D 14-A 15-D 16-A 17-D 18-D 19-D 20-C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Khi M tráng bạc => M có HCOOH (X) => nAg = 2(nX + nT) = 0,2 mol Khi đốt cháy có : nCO2 – nH2O = 2nT = 0,1 mol (Do các chất còn lại có 1 liên kết đôi và T có 3 liên kết đôi) => nT = = 0,05 => nX = 0,05 Bảo toàn khối lượng : mO2 = mCO2 + mH2O – mM = 33,6g => nO2 = 1,05 mol Bảo toàn O : 2(nX + nY + nZ + 3nT) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,8 mol => nX + nY + nZ + 3nT = 0,4 mol => nY = nZ = 0,1 mol Bảo toàn C : nX + y.nY + z.nZ + (1 + y + z + e)nT = 1 (Với y, z, e là số C của Y, Z, E => z > y > 1 ; e > 2) => 3y + 3z + e = 18 => y = 2 ; z = e = 3 Thỏa mãn Ta thấy 3 axit đồng đẳng lần lượt là : HCOOH ; CH3COOH và C2H5COOH Ancol là C3H5(OH)3 Xét 13,3g M có số mol mỗi chất giảm ½ Khi phản ứng với NaOH => nNaOH = ½ (nX + nY + nZ + 3nT) = 0,2 mol => nNaOH dư 0,2 mol => m = mMuối + mNaOH dư = 24,75g Câu 2: Đáp án D mC : mH : mO : mN = 40,449 : 7,865 : 35,956 : 15,73 => nC : nH : nO : nN = 3,37 : 7,865 : 2,25 : 1,12 = 3 : 7 : 2 : 1 => C3H7O2N X + NaOH tạo muối Có : nX = nmuối = 0,05 mol => Mmuối = 97g => NH2CH2COONa Câu 3: Đáp án D Vì phản ứng tạo 2 muối là muối hữu cơ và NaCl. Mặt khác tạo 2 ancol Trang 3
  20. => X là este mà axit 2 chức , 2 ancol đơn chức => nNaCl = nHCl = 0,04 mol nR(COONa)2 = ½ nNaOH pứ = ½ (0,2 – 0,04) = 0,08 mol => 15,14 = 0,04.58,5 + 0,08.(R + 134) => R = 26 (C2H2) Bảo toàn khối lượng : mX = mmuối T + mancol - mNaOH pứ X = 13,76g => mX = 172g (nX = nmuối) X có dạng : R1OOC-CH = CH-COOR2 => R1 + R2 = 58 (C4H10) +) R1 = 15 (CH3) => R2 (C3H7) (Xét 1 trường hợp) => X là C8H12O4 và T là C4H4O4 Câu 4: Đáp án D X : có HCHO và HCOOCH3 : x mol CH3CHO : y mol, CH3COOC2H5 : z mol và CnH2n (COOH)2 : t mol Đốt cháy X cần 0,975 mol O2 → H2O và 1 mol CO2 Bảo toàn khối lượng thu được H2O có khố lượng = 29 + 0,975.32 – 44 =16,2 → nH2O = 0,9 mol Ta có t = nCO2 – nH2O =0,1 mol Khối lượng của hỗn hơp X là 29 = 90x + 44y + 88z + t (14n +90) → 20 = 90x + 44y + 88z +1,4 n Và 3x + 2y + 4z + t(n+2) =1 → 3x + 2y +4z + 0,1n = 0,8 → 90x + 60y + 120z + 3 n =24 Do đó 16y + 32z +1,6 n =4 nên n < 2,5 Trong 43,5 g X có số mol axit là 0,15 TH1 : với n= 0 thì axit là (COOH)2 nên muối tạo ra là (COONa)2 : 0,15 mol và NaHCO3 : 0,1 mol → m=28,5 TH2 : n= 1 axit là CH2(COONa)2 : 0,15 mol và NaHCO3 :0,1 mol nên m=30,6 TH3 : n = 2 axit là C2H4(COONa)2 : 0,15 mol và NaHCO3 : 0,1 mol nên m=32,7 Câu 5: Đáp án C Đặt CTHH của axit là RCOOH và công thức ancol là R1OH M + 0,2 mol NaOH → 0,2 mol RCOONa + R1OH : 8,05 mol Ta có MRCOONa = 16,4 : 0,2 =82 → R =15 (CH3) Bảo toàn khối lượng → mH2O = 17,35+0,2.40 – 16,4-8,05=0,9 g →nH2O = 0,05 mol → naxit = 0,05 mol→ nesteZ = 0,2 -0,05 =0,15 → M có nY = 0,025 mol mM = 17,35 g → 0,025.(R1 + 17) + 0,05.60+0,15(R1+59)= 17,35 → R1=29(C2H5) Câu 6: Đáp án D X + AgNO3 + NH3 → 0,22 mol Ag→ X có 0,11 mol CHO X +NaHCO3 → 0,07 mol CO2→ X có 0,07 mol COOH ⇒ X có nH = 0,18 mol Vì các chất trong X chỉ chứa 2 nguyên tử H ⇒ Đốt X thu đươc 0,09 mol H2O nO (X) = 0,11 + 0,07.2 = 0,25 mol Y là axit no đơn chức, mạch hở ⇒ Có CTPT là CnH2nO2 (n ≥ 1) Xét sự đốt cháy Y : x mol nH2O sinh ra = nCO2 sinh ra = y mol CnH2nO2 + O2 → n CO2 + n H2O ⇒nO2 (đốt Y) = 1,5y – x (mol) mY = m = 2x.16 + 2y + 12y = 14y + 32x mhh X = m = mO + mH + mC = 0,18 + 0,25. 16 + 12 (0,785 – y) ⇔ 32x + 14y = 4,18 + 9,42 + 12y ⇔ 32x + 26 y = 13,6 (1) Mặt khác, bảo toàn nguyên tố O khi đốt m gam X và m gam Y Trang 4
  21. 0,25 + 2.nY + 0,805.2 = 0,785.2 + nH2O (X) + nH2O (Y) ⇔ 0,25 + 2x + 1,61 = 1,57 + 0,09 + 1,5y – x ⇔ y – 2x = 0,2 (2) Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,4 Vậy m = 14. 0,4 + 32. 0,1 = 8,8 gam Câu 7: Đáp án C X + Y +0,3 mol NaOH → 24,6 g muối + ancol Xét ancol đơn chức : ancol + O2 → 0,2 mol CO2 + 0,3 mol H2O → nancol = nH2O- nCO2 =0,1 mol → ancol là C2H6O ( vì sốC = 0,2 :0,1 =2) Vì nancol mAg=0,1.108=10,8 g => loại Nếu chỉ có lk ≡ đầu mạch => mC6H7OAg=0,05.203=10,15g loại => Chất ban đầu vừa có lk ≡ đầu mạch vừa có nhóm chức –CHO Công thức: C C C C C CHO C C C C CHO | C C C C CHO | C | C C C C C CHO | C Trang 5
  22. C | C C C CHO | C Có 5 đồng phân Câu 9: Đáp án D nNa2CO3 = 0,13 → nNaOH = 0,26 Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol) => m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1 =>R = 197n/13 Do 1 15,2 Hai ancol là C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v) => u + 2v = 0,26 và 45u + 60v = 8,1 => u = 0,02 và V = 0,12 Bảo toàn khối lượng: mE + mNaOH = m muối + m ancol => m muối = 21,32 gam Trong muối có nNa = 0,26 —> nO = 0,52 nH2O= 0,39 => nH = 0,78 => nC = 0,52 => nCO2 = nC - nNa2CO3 = 0,39 Vì nCO2 = nH2O => Các muối no, đơn chức, mạch hở. => n muối = nNaOH = 0,26 => Số C = 0,52/0,26 = 2 Do 2 muối có số mol bằng nhau => HCOONa và C2H5COONa Vậy các este gồm: X: HCOOC2H5 (0,01 ) Y: C2H5COOC2H5 (0,01) Z: HCOO-CH2-CH2-OOC-C2H5 (0,12) => %X = 3,84% Câu 10: Đáp án D M tb = 27g/mol => n hh = 0,12mol nCO2 = 0,21 => số nguyên tử C trung bình = 1,75 Mặt khác A, B khác dãy đồng đẳng và hơn kém nhau 1 C => 16 A: C2H4 và B: CH4 => nC2H4 = 0,03mol và nCH4 = 0,15mol => nH2O = 0,24mol Gọi công thức cần tìm là CxHyOz MX = 27 => nX = 3,24/27 = 0,12 nCO2 = 9,24/44 = 0,21 => số nguyên tử C trung bình = 0,21/0,12 = 1,75 Mtrung bình = 27 => phải có 1 chất có khối lượng mol B là CH4 hoặc C2H2 => A có 2 nguyên tử C và B có 1 C => nB = 3nA a + b = 0,12 mà b = 3a => a = 0,03 mol a . MA + b . MB = 3,24 => 0,03 . MA + 0,09 . MB = 3,24 => A là CH2O và B là C2H2 Câu 11: Đáp án A E tham gia phản ứng táng gương nên X là HCOOH (x mol) và Y là RCOOH (y mol) và Z là HCOO – Z – OOC – R (z mol) nCO2 = 0,32 ; nH2O = 0,29 mol => z = nCO2 – nH2O = 0,03 mol nAg = 2x + 2z = 0,16 => z = 0,05 mol Trang 6
  23. Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy : => nCO2 = 0,335 mol Bảo toàn O : nO = 2x + 2y + 4z = 0,26 => y = 0,02 mol mE = 46.0,05 + 0,02(R + 45) + 0,03(Z + R + 89) = 8,58 => 5R + 3Z = 271 Z là ancol 2 chức nên Z = 28 ; 42 ; 56 ; => R = 29 và Z = 42 phù hợp E + NaOH thu được chất rắn chứa : 0,08 mol HCOONa ; 0,05 mol C2H5COONa ; 0,02 mol NaOH dư => mrắn = 11,04g Câu 12: Đáp án D X,Y có cùng số C, H và nX + nY = nCO2 – nH2O => Phân tử X, Y có k = 2 (1) Đặt x, y là số mol của X, Y => nE = x + y = 0,25 Nếu chỉ có X tráng gương => X có dạng (HCOO)2R => nR(OH)2 = nX = 0,25nAg = 0,2 mol => MZ = 38 => Vô lý Nếu chỉ có Y tráng gương => Y có dạng R(CHO)2 => nY = 0,25nAg = 0,2 => MZ = 152 => Vô lý (Z có dạng CnH2n+2O2) Vậy cả X, Y đều tráng gương => X tạo 2 Ag và Y tạo 4 Ag (2) nAg = 2x + 4y = 0,8 (1), (2) => x = 0,1 và y = 0,15 mol nZ = x = 0,1 => MZ = 76 : C3H6(OH)2 nmuối = 2x = 0,2 mol => Mmuối = 75 và 2 muối có cùng số mol => HCOONa và CH3COONa Vậy X là HCOOC3H6OOCCH3 (C6H10O4) Y là C4H8(CHO)2 (C6H10O2) Đốt cháy Y : mY = 14,25g => nY = 0,125 mol C6H10O2 + 7,5O2 -> 6CO2 + 5H2O => nO2 = 0,9375 mol => V = 21 lit Câu 13: Đáp án D nancol =0,1 mol Bảo toàn khối lượng pư cháy có mO2 = mCO2 + mH2O – mX =12,8 g→nO2=0,4 mol Bảo toàn O : 2naxit + nancol + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → naxit =0,05 → mX = 0,05.(14n +32) + 0,1.(14m +18)=7,6 Thỏa mãn m =1 và n= 4 Ta có : CH3OH + C3H7COOH → C3H7COOCH3 + H2O → neste (tt) = 0,8.0,05=0,04 → meste =4,08 g Câu 14: Đáp án A n CO2 = 0,125 mol , n H2O = 0,13 mol vì n H2O> n CO2 => ancol no Gọi công thức của axit là : R-(COOH)x ( đặt số mol là a ) An col no 2 chức là : CnH2n(OH)2 ( đặt số mol là b ) n C = n CO2 = 0,125 mol => m C = 1,5 g n H = 2 n H2O = 0,26 mol => m H = 0,26 g m hh E = 3,36 = m C + m H + m O => m O = 1,6 g => n O ( trong hỗn hợp ) = 0,1 mol => 2 a.x + 2b = 0,1 ( 1 ) n H2 = 0,035 mol Bảo toàn nguyên tố H linh động => 0,035 .2 = a . x + 2 b ( 2) Giải (1,2 ) ta có b = 0,02 và a.x = 0,03 ( vì a x > 1 ) Ta có n H2O - n CO2= n ancol - n axit . ( số pi – 1 ) Trang 7
  24. => 0.005 = 0,02 – a . ( số liên kết pi -1 ) Với x = 2 thì a = 0,015 thỏa mãn axit no có 2 chức Số C trung bình = 0,125 : ( 0,02 + 0,015 ) = 3,57 Vì là axit 2 chức và ancol 2 chức nên số C trong axit hay ancol phải tối thiểu là 2 => Axit hoặc ancol có 2 hoặc 3 cac bon trong công thức => Ta thay vào tìm số C của chất còn lại ( số C phải là số nguyên ) Với số C của axit là 3 thì ta có 0,015 . 3 + 0.02 . Cancol = 0,125 => Số C trong ancol = 4 thỏa mãn => Axit là CH2(COOH)2 ( 0,15 mol ) => Ancol là C4H8(OH)2 ( 0,02 mol ) => % m axit = 0,015 . 104 : 3,36 . 100% = 46,42 % Câu 15: Đáp án D Hidrocacbon đơn giản nhất là CH4 (0,015 mol) nNaOH bđ = 0,13 mol Đặt 3x, 2x, 3x theo thứ tự số mol A, B, D nancol = nA + 2nD = 9x và nmuối = nB + nD = 5x Phản ứng vôi tôi xút : CH2(COONa)2 + 2NaOH -> CH4 + 2Na2CO3 (*) TH1 : Nếu NaOh hết => nNaOH = 0,03 mol và nmuối Na = 0,05 mol Vậy 5x = 0,05 => x = 0,01 mol và nancol = 0,09 mol Đốt X cũng như đốt axit và ancol tương ứng nên : C3H4O4 + 2O2 -> 3CO2 + 2H2O 0,05 -> 0,1 CnH2n+2O + 1,5nO2 -> nCO2 + (n + 1)H2O 0,09 -> 0,135n => nO2 = 0,1 + 0,135n = 0,28 => n = 4/3 => CH3OH và C2H5OH (*) TH2 : Nếu NaOH dư => nmuối Na = 0,015 mol = 5x => x = 0,003 mol Đốt X cũng như đốt axit và ancol tương ứng nên : C3H4O4 + 2O2 -> 3CO2 + 2H2O 0,015 -> 0,03 CnH2n+2O + 1,5nO2 -> nCO2 + (n + 1)H2O 0,027 -> 0,0405n => nO2 = 0,03 + 0,0405n = 0,28 => n = 6,17 => C6 và C7 Câu 16: Đáp án A Theo bài ra : X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3 tạo ra 2 muối (trong đó có 1 muối có M X có dạng HCOO-C6H4-COOCH=CH2 HCOO-C6H4-COOCH=CH2 + 3NaOH -> CH3CHO + NaO-C6H4-COONa + HCOONa + H2O 1 mol 1 mol 1 mol HCOONa có M = 68 2Ag HCOONa -> 2Ag => nAg = 4 mol => m = 432g Câu 17: Đáp án D n Br2 = 0,05 mol => n CnH2n-2O3 = 0,05 mol . ta có : CnH2n-2O2( 0,05 mol ) CmH2m+2O3 ( a mol ) H2O ( - b mol ) n CO2 = 0,5 = 0,05 n + m . a n H2O = 0,53 = 0,05 . ( n – 1) + a ( m + 1) m E = 40,38 : 3 = 13,46 = 0,05 . ( 14 n + 30 ) + a . ( 14m + 50 ) – 18 b a = 0,11 và b = 0,03 Trang 8
  25. => 0,05 n + m . 0,11 = 0,5 => 5n + 11 m = 50 Vì n > 3 và 3 m ( vì chưa 1 nối đôi và chức COO ) m = 3 và n = 3,4 Phần 3 : n KOH = x => n NaOH = 3 x x + 3 x = 0,05 mol x = 0,0125 mol muối chứa CnH2n-3O2 ( 0,05 mol ) + K ( 0,125 mol ) + Na ( 0,0375 mol ) Với n = 3,4 => m = 5,18 g Câu 18: Đáp án D nCO2=0,35 mol; nH2O=0,45 mol nH2O>nCO2=> X, Y là ancol no. BTNT O: nO(E)=2nCO2+nH2O-2nO2=0,35 mol => Số O trung bình trong E là 0,35/0,2=1,75 =>X, Y là ancol no,đơn chức, mạch hở Số C trung bình là 0,35/0,2=1,75 => 2 ancol là CH3OH và C2H5OH E gồm: CH4O: a C2H6O:b CnH2n-2O4:c a+b+c=0,2 a+b+4c=nO=0,35 a+2b+nc=nC=0,35 =>c=0,05; a+b=0,15 => b=0,2-0,05n>0=>n n>2,4 =>n=3 CH2(COOH)2 =>a=0,1; b=0,05 Vậy E gồm: CH4O: 0,1 C2H6O: 0,05 CH2(COOH)2: 0,05 nCH4Opu+nC2H6Opu=nH2O=0,1.30/100+0,05.20/100=0,04 mol =>maxit pu=0,02 mol BTKL: meste = m ancol pu + maxit pu -mH2O=0,03.32+0,01.46+0,02.104-0,04.18=2,78gam. Câu 19: Đáp án D Câu 20: Đáp án C X n n 44n 18n m 44a 18a 7,75 a 0,125mol - Khi đốt cháy có: CO2 H2 O CO2 H2 O binh tang - Xét quá trình X tác dụng với NaOH : n n , X 1 este axit. ancol + Nhận thấy rằng, NaOH anken trong đó chứa và 1 Khi đehidrat hóa thì: neste(A) n anken 0,015mol naxit(B) n X n este 0,025mol C este A B Gọi CA và CB lần lượt là số nguyên tử của và axit (với CA 3,CB 1) n .C n .C n 0,015C 0,025C 0,125 C 5;C 2 A A B B CO2 A B AB (thỏa) (A) B Vậy là CHO5 10 2 và là CHO2 4 2 A B A. Sai, độ chênh lệch khối lượng giữa và là:△m 102nAB 60n 0,03(g) B. Sai, tổng khối lượng phân tử khối của A và B là 162 102nA %mA .100% 50,5 %mB 49,5 C. Đúng, 102nAB 60n este A D. Sai, có 7 đồng phân tương ứng là: CH3 COO C3 H 7 (2 đồng phân); HCOO C4 H 9 (4 đồng B phân); C2 H 5 COOC 2 H 5 (1 đồng phân) và axit chỉ có 1 đồng phân là CH3 COOH Trang 9
  26. CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ Mức độ vận dụng cao – Đề 2 Câu 1: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 68,7. B. 68,1. C. 52,3. D. 51,3. Câu 2: Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức , mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,36 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol KOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit có ở trong X là A. 14,47%. B. 75,47%. C. 17,41%. D. 45,77%. Câu 3: Hỗn hợp X gồm 1 este, 1 axit cacboxylic và 1 ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,18g X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2g một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong X là : A. 23,34% B. 87,38% C. 56,34% D. 62,44% Câu 4: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este 2 chức mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86g hỗn hợp E chứa X, Y, Z và T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24g ; đồng thời thu được 5,824 lit khí H2 (dktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là : A. 50,82% B. 8,88% C. 13,90% D. 26,40% Câu 5: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức phân tử chỉ chứa C, H, O. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau đều thu được CO2 với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Số cặp chất X, Y thỏa mãn là : A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, -CHO, -COOH. Cho m gam phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư đun nóng) thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là: A. 2,98 B. 1,50 C. 1,22 D. 1,24 Câu 7: Hỗn hợp M gồm một este no đơn chức mạc hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,225 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,12 mol CO2. Công thức phân tử của Y là: A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. CH5N Câu 8: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở MX < MY. T là este hai chức tạo bởi X, Y và 1 ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam hỗn hợp E gồm : X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2 thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 4,86 gam nước.Mặt khác, 10,32 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M là A. 15,81 gam B. 19,17 gam C. 20,49 gam D. 21,06 gam Câu 9: Hỗn hợp P gồm ancol X, axit cacboxylic B và este C được tạo ra từ A và B ( tất cả đều no, đơn chức mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam P vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q thu được 3,26 gam chất rắn khan Y. Người ta cho thêm bột CaO và 0,2 gam NaOH (rắn) vào 3,26 gam chất rắn Y rồi nung trong bình kín không có khi, thu được m gam chất khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,05 B. 0,48 C. 0,85 D. 0,41. Câu 10: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,86 mol khí CO2 và 0,64 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 93,2 gam E bằng 400 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu Trang 1
  27. được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 377,7 gam đồng thời thoát ra 12,32 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây A. 46,35% B. 48,0% C. 41,3% D. 46,5% Câu 11: Hỗn hợp X gồm metan, propen, và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ 36,96 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là: A. 0,20 B. 0,15 C. 0,30 D. 0,10 Câu 12: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở ( trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết và 50 75) cần dùng 0,545 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,01 mol N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn khan và 1 ancol duy nhất. Biết dung dịch KOH đã dùng dư 20% so với lượng phản ứng . Giá trị của m là : A. 15,940 B. 17,380 C. 19,396 D. 17,156 Câu 16: E là trieste mạch hở, tạo bởi glixerol và ba axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol chất E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và khi cho x mol chất E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Nếu cho x mol chất E phản ứng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô sản phẩm thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 24,75. B. 8,25. C. 9,90. D. 49,50. Câu 17: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (số mol X gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết với 11,52 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được mgam hỗn hợp 3 ancol với số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,60 gam B. 1,26 gam C. 2,82 gam D. 1,98 gam Câu 18: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong đó nX = 4 (nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp T là A. 74,52% B. 22,26% C. 67,90% D. 15,85% Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm 1 este no, đơn chức Y và 1 ancol đơn chức Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,35 mol ancol Z. Cho Z tách nước ở điều kiện thích hợp, thu được chất hữu cơ T có tỉ khối hơi so với Z là 1,7. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 44,24 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của axit tạo Y là A. C2H4O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C5H10O2. Trang 2
  28. Câu 20: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu? A. 0,455. B. 0,215. C. 0,375. D. 0,625. Đáp án 1-A 2-A 3-B 4-A 5-D 6-C 7-B 8-B 9-D 10-A 11-B 12-D 13A- 14-A 15-C 16-D 17-C 18-D 19-A 20-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A X có 2π: CnH2n-2O2 (n≥3) T có 3π: CmH2m-4O4 (m≥6) nCO2 = n+m nH2O = (n-1)+(m-2)=n+m-3 => (n + m)/(n+m-3) = 0,1/0,07 => n + m=10 Chỉ có n=3 và m=7 thỏa mãn. X là CH2=CH-COOH, T là CH2=CH-COOCH2CH2OCOCH3. nX = x mol, nT = y mol. E: x + y mol CH2=CH-COONa, CH3COONa: y mol 72x + 158y = 6,9 3(x+y) + 3y= nH= 2nH2O=0,27 => x = 0,03; y = 0,03 mol. %mT= 0,03.158/6,9 = 0,6869 = 68,69%. Câu 2: Đáp án A este 0,1mol KOH vuadu 3,2gancol 6,36g X axit  O2 muoi 0,9 g H2 O ancol n muối=nKOH=0,1 mol. Đốt cháy muối: CnH2n-1O2K→n-0,5 H2O 0,1 0,05 => 0,05=0,1(n-0,5)=>n=1=>Axit là HCOOH G/s n HCOOH=x mol=>nH2O=x BTKL: mX+mKOH=m muối+m ancol+mH2O=>6,36+0,1.56=0,1.84+3,2+18x =>x=0,02 mol =>%mHCOOH=(0,02.46)/6,36=14,465% Câu 3: Đáp án B nNaOH = 0,1 mol = nmuối khan Muối khan có dạng : CnH2n+1COONa + O2 -> 0,5Na2CO3 + nCO2 + (n + 0,5)H2O Mol 0,1 0,05 => 0,05 = 0,1(n + 0,5) => n = 0 => HCOONa Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O => nH2O = 0,01 mol = naxit => neste = 0,09 mol => nancol sau pứ > 0,09 mol => Mancol CH3OH (M = 32g) %meste = 87,38% Câu 4: Đáp án A T là este 2 chức mạch hở tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức Đặt Z là R(OH)2 => nR(OH)2 = nH2 = 0,26 mol Trang 3
  29. mtăng = mRO2 = 0,26(R + 32) = 19,24 => R = 42 (C3H6) Vậy Z là C3H6(OH)2 Muối có dạng RCOONa (0,4 mol) nH2O = 0,4 mol => số H = 2 => HCOONa (0,2 mol) và CxH3COONa (0,2 mol) 2HCOONa + O2 -> Na2CO3 + CO2 + H2O 0,2 0,1 2CxH3COONa + (2x + 2)O2 -> Na2CO3 + (2x + 1)CO2 + 3H2O 0,2 0,2(x + 1) => nO2 = 0,2(x + 1) + 0,1 = 0,7 => x = 2 Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CHCOOH => T là HCOOC3H6OOCCH=CH2 Qui đổi E thành : 0,2 mol HCOOH ; 0,2 mol CH2=CHCOOH ; 0,6 mol C3H6(OH)2 ; H2O (-y mol) mE = 38,86g => y = 0,25 mol => nT = 0,5y = 0,125 mol => %mT = 50,82% Câu 5: Đáp án D Từ tỉ lệ mol CO2 và H2O => X : C2nHmOx và Y : C3nH2mOy Ta có : CxHyOz thì y ≤ 2x + 2 Xét cùng khối lượng chất : a.2 n a.3 n : 2 :3 => nCO2 (X) : nCO2 (Y) = 24n m 16 x 36 n 2 m 16 y => 16x = 12n + m + 16y (x > y) => (12n + m) chia hết cho 16 => (CH4)t => n : m = 1 : 4 => n = 1 ; m = 4 (TN) => x = 2 ; y = 1 => C2H4O2 : CH3COOH ; HCOOCH3 Và C3H8O : CH3CH2CH2OH ; CH3CH(OH)CH3 ; CH3CH2OCH3 => Số cặp chất thỏa mãn = 2.3 = 6 Câu 6: Đáp án C nAg=0,0375 mol Do trong X gồm 2 chất hữu cơ mà trong phân tử mỗi chất có 2 nhóm chức trong số các nhóm –OH, - CHO, COOH nên trong X không chứa HCHO và HCOOH X phản ứng được với AgNO3 nên X có chứa –CHO => nCHO=nAg/2=0,01875 mol Giả sử muối amoni hữu cơ có CTTQ là R(OH)m(COONH4)n R(OH)m(COONH4)n > nNH3 0,02/n n muối = 0,02 mol => M muối = 1,86/0,02=93 =>R=14 (HOCH2COONH4) + n=2; m=0 => n muối = 0,01 mol => M muối = 1,86/0,01=186 => R=62 loại Do X tác dụng với AgNO3 thu được một muối amoni hữu cơ mà nCHO m=0,01875.60+0,00125.76=1,22gam Câu 7: Đáp án B Đặt nH2O=a => n amin = (nH2O-nCO2)/1,5=(a-0,12)/1,5 (1) BTNT: nO(X)+2nO2=2nCO2+nH2O => nO(X)+2.0,225=2.0,12+a Trang 4
  30. => a=nO(X)+0,21>0,21(2) Từ (1) và (2) => n amin > 0,06 => nM > namin > 0,06 => Ctb nO2 = ( 0,375.44+ 4,86 – 10,32)/32 = 0,345 (mol) Bảo toàn nguyên tố O: nO( E) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,33 (mol) Vì E tham gia được phản ứng tráng bạc => trong E có: X : HCOOH (x mol) Y: CnH2n + 2 -2k O2 (y mol T: HCOO-CmH2m-CnH2n+1-2kO2 ( z mol) nAg 2x 2z 0,18 x z 0,09 nO(E) 2x 2y 4z 0,33 y z 0,075 BTNT C: n x ny (m n 1)z 0,375 CO2 BTNT H: n x (n 1 k)y (m n 1 k)z 0,27 HO2 n n (k 1)y kz 0,105 CO2 H 2 O k(y z) y 0,105 y 0,075k 0,105 0,0 75 k 2,4 k = 1 thì y = - 0,03 loại k= 2 thì y = 0,045 => z = 0,03 và x = 0,045 nCO2 = 0,045 + 0,045n + (m + n + 1). 0,03 = 0,375 => 3 + 3n + 2(m + n + 1) = 25 => 5n + 2m = 19 n ≥ 3 và m ≥ 2 nên m = 3 và n = 2 là nghiệm duy nhất. E + 0,3 mol KOH : nHCOOK = x + z = 0,09 nCH2=CH-COOK = y + z = 0,075 => nKOH dư = 0,06 => mrắn = mHCOOK + mCH2=CH-COOK + mKOH dư = 19,17 (g) Câu 9: Đáp án D Gọi số mol của ancol A là: x(mol) Gọi tổng số mol của axit cacboxylic B và este C là : y (mol) Đốt cháy B, C luôn cho nH2O = nCO2 Đốt cháy A cho nH2O > nCO2 và có x = nH2O – nCO2 => nH2O = x + 0,14 BTNT O: x + 2y + 0,18.2 = 0,14.2 + ( 0,14 + x) => y = 0,03 (mol) nNaOH pư = n(B+C) = 0,03 (mol) => nNaOH dư = 0,02 (mol) => 0,03 (RCOONa) + 0,02. NaOH = 3,26 (g) => 0,03 ( R + 67) + 0,02. 40 = 3,26 => R = 15 Vậy rắn Y: CH3COONa: 0,03 mol và NaOH: 0,02 (mol) CaO, t0 CH3 COONa NaOH  CH4 Na 2 CO 3 0,03 0,025 Trang 5
  31. => nCH4 = nNaOH = 0,025 (mol) => mCH4= 0,025. 16 = 0,4(g) => gần nhất với Đáp án D là 4,1 g Câu 10: Đáp án A TN1: Lượng este mang đốt cháy gồm: X: CnH2n-2O2 (a mol) Y: CmH2m-4O4 (b mol) nCO2=an+bm=0,86 (1) nH2O=(n-1)a+(m-2)b=0,64 =>a+2b=0,22 (2) TN2: Trong 93,2 gam E thì nX=ka, nY=kb =>mE=ka(14n+30)+kb(14m+60)=93,2 Thế (1) và (2) =>k=5 Trong dung dịch NaOH chứa 1,2 mol NaOH và 176/9 mol H2O Ancol T có M=32=>T là CH3OH Z gồm: CH3OH: 5a H2O: 10b+176/9 m bình tăng=mCH3OH+mH2O-mH2=>160a+180b+352-0,55.2=377,7 (2) =>a=0,1; b=0,06 thay vào (1): 0,1n+0,06m=0,86 hay 5n+3m=43. Do n, m≥4 nên n=5 và m=6 thỏa mãn Vậy: X: C5H8O2 (0,1 mol); Y: C6H8O4 (0,06 mol) %mY=0,06.144/(0,1.100+0,06.144)=46,35% Câu 11: Đáp án B Ta thấy: C3H6=0,5(CH4+C5H8) (Về số C và H) Quy đổi hỗn hợp về CH4 (x mol) và C5H8 (y mol) [Vẫn đảm bảo về số liên kết pi] Phản ứng cháy: CH4+2O2→CO2+2H2O; C5H8+7O2→5CO2+4H2O 16x+68y=15 2x+7y=nO2=1,65 =>x=0,3 mol và y=0,15 mol =>0,45 mol X phản ứng được với 0,15.2=0,3 mol Br2 a 0,1 =>a=0,15 mol Câu 12: Đáp án D Qúa trình 1: O2 : 0,5 mol CO2 H 2 O 13,12(g ) E KOH:0,2 mol a ( g ) A b ( g ) B Gọi a, b, c lần lượt là số mol X, Y, Z a b 2 c nKOH 0,2 mol  BT: O 2n n 2.( a b 2 c ) 2 n 1,4 n 0,49 moln 0,42 mol CO2 H 2 O O2 CO2 HO2  BTKL 44n 18 n m m 29,12( g ) Ta có: CO2 H2 O E O2 - Qúa trình 2: Khi cho E tác dụng với dd Br2, nhận thấy nBr2 = 0,1 Trong X, Y chỉ có 1 chất tham gia phản ứng cộng Br2, khi đó Z được tạo bởi X,Y cũng có phản ứng cộng Br2. + Gọi X là chất có 2 liên kết pi => Y có chứa 1 liên kết pi và Z có chứa 3 liên kết pi + Ta có hệ sau: Trang 6
  32. n n n n X Y Z KOH n n n CO2 H 2 O KOH n.( n n ) n . n E X Z Br2 E a b 2 c 0,2 a 0,03 mol a 2 c 0,07 b 0,13 mol 0,36.(a c ) 0,1( a b c ) c 0,02 mol  BT: C n.0,03 m .0,13 0,02(n m 2) 0,49 (Với n, m là số C của X, Y với n≥ 3 và m ≥ 2) + Xét n =3 và m = 2. Từ đó Z gồm B: CH2=CH- COONa : 0,05 mol và A: CH3- COONa : 0,15 mol => a/ b = 2,617 + Nếu n > 3 và m CTCT của ancol: C3HyO CTCT của este: C3HzO2 Vì đốt cháy hh X cho nCO2> nH2O và hh X + NaOH → 0,15 hỗn hợp ancol => ancol phải không no, có 1 liên kết pi ; este phải no đơn chức Ancol: C3H4O: 0, 05 (mol) ( nancol = nCO2 – nH2O) Este: C3H6O2: 0,1 (mol) BTNT O: => nO2 = (2nCO2 + nH2O – nO( trong X))/2 = [2.0,45 + 0,4 – (0,05 .1 + 0,1.2)]/2 = 0,525 (mol) => VO2 = 0,525.22,4= 11,76(lít) ≈ 11,8 (lít) Câu 14: Đáp án A nCO2 = nH2O => Các chất trong X đều no Y có dạng RO (a mol) X và T có dạng R’O2 (b mol) => a + b = 0,2 mol (1) Bảo toàn nguyên tố O trong X nO(X) = 3.0,525 – 2.0,625 = 0,325 mol => a + 2b = 0,325 mol (2) Từ (1,2) => a = 0,075 ; b = 0,125 mol nAg max = 4nY = 0,3 mol => m = 32,4g Câu 15: Đáp án C Xét hỗn hợp ban đầu : Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 nCO2 : nH2O = 48 : 49 => nCO2 = nH2O = 0,45 mol namino axit = 2nN2 = 0,02 mol Mặt khác : mX = mC + mH + mO => nCOO = ½ nO(X) = 0,16 mol = neste Số C trung bình trong X = 2,67. Mà Camino axit > 2 => Trong X có chứa HCOOCH3 và CH3COOCH3 Khi cho X + KOH dư thì : nCH3OH = neste = 0,36 mol => mrắn = mH + 1,2.56.nKOH – 32nCH3OH – 18nH2O = 19,396g Trang 7
  33. Câu 16: Đáp án D n n n CO2 H 2O E 5 k 6 Goc R co k 3 (RCOO)CH3 3 5 3Br 2 (RBrCOO)CH2 3 3 5 0,15 0,45 0,15 R 27 mRCOOK 49,5 Câu 17: Đáp án C Y, Z là đồng phân nên X, Y, Z, T đều là các chất 2 chức nNaOH = 0,2 mol => nE = 0,1 mol => nO = 4nE = 0,4 mol Đặt mol CO2 và H2O lần lượt là a, b BTKL: 44a+18b = 11,52 + 0,32.32 BTNT O: 2a + b = 0,32.2 + 0,4 => a = 0,38; b = 0,28 Ta thấy nE = nCO2 – nH2O => X, Y, Z, T đều là các hợp chất no Số C trung bình: 0,38 / 0,1 = 3,8 Do MX x = 0,02; y = 0,02 Vậy m = (32+46+62).0,02 = 2,8 gam Câu 18: Đáp án D Do 50 T không chứa HCHO, HCOOH nC = nCO2 = 0,3 mol nCHO = nAg/2 = 0,26 mol nCOOH = nKHCO3 = 0,04 mol Ta thấy nC = nCOOH + nCHO => Các chất X, Y, Z không còn gốc hidrocacbon, chỉ được thạo thành từ CHO và COOH => X: OHC-CHO (x mol), Y: OHC-COOH (y mol), Z: HOOC-COOH (z mol) nCHO = 2x+y = 0,26 nCOOH = y+2z = 0,04 x = 4(y+z) Giải ra ta thu được x = 0,12; y = 0,02; z = 0,01 %mY = 0,02.74/(0,12.58+0,02.74+0,01.90) = 15,85% Trang 8
  34. Câu 19: Đáp án A Giả sử Z có công thức ROH, khi tách nước tạo ra T ROR (vì MT>MZ) => (2R+16)/(R+17)=1,7 => R=43 (C3H7) neste = nNaOH = 0,2 mol nancol(X) = nZ – neste = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol Giả sử X có : CnH2nO2 (0,2 mol) và C3H8O (0,15 mol) CnH2nO2 + (1,5n – 1)O2 → nCO2 + nH2O 0,2 0,2(1,5n-1) C3H8O + 4,5O2 → 3CO2 + 4H2O 0,15 0,675 nO2 = 0,2(1,5n-1)+0,675 = 1,975 => n = 5 Vậy este là C5H10O2 tạo bởi axit C2H4O2 và ancol C3H8O Câu 20: Đáp án A CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1) CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2) Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2→ BaCO3 + CaCO3 + H2O (3) Gọi số mol ở (3) của CaCO3 = BaCO3 = x (mol) => 100x + 197x = 53,46 => x = 0,18 (mol) Bảo toàn nguyên tố Ba => nBaCO3(1) = 0, 2- 0,18 = 0,02 (mol) Bảo toàn nguyên tố C => nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 = 0,38 (mol) CH2 = CH – COOCH3 hay C4H6O2 = C4H2 + 2H2O HO-CH2-CH2-OH hay C2H6O2 = C2H2 + 2H2O CH3-CHO hay C2H4O = C2H2 + H2O CH3OH hay CH4O = CH2 + H2O Vậy phần cháy được có công thức chung là CxH2: 0,15 (mol) CxH2 + (x + 0,5) O2 → xCO2 + H2O 0,15 →0,15 ( x + 0,5) →0,38 => x = 0,38 / 0,15 => nO2 = 0,15 ( x + 0,15 ) = 0,445 (mol) Trang 9
  35. CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ Mức độ vận dụng cao – Đề 3 Câu 1: Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, để tác dụng với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỉ lệ x : y là A. 24 : 35. B. 40 : 59. C. 35 : 24. D. 59 : 40. Câu 2: Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ > 90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 7,75. B. 7,70. C. 7,85. D. 7,80. Câu 3: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic ( C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,125M. Giá trị của V là A. 0,6. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,5 nxnY=MYMX=1,25Câu 4: Hỗn hợp khí và hơi gồm metan, anđehit axetic và axit acrylic có tỉ khối so với H2 là 31,8. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 7,34. B. 9,54. C. 5,54. D. 7,74. Câu 5: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY>MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với Giá trị nào sau đây? A. 86,40. B. 64,80. C. 88,89. D. 38,80. Câu 6: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 mạch hở, có x đồng phân làm quỳ hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân vừa tác dụng được với NaOH và vừa tác dụng được với AgNO3 và t đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai? A. x = 1. B. t = 2. C. y = 2. D. z = 0. Câu 7: Hợp chất hữu cơ X chứa (C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y,chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT<126). Cho các nhận xét sau: (a) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (b) Số nguyên tử H trong phân tử T bằng 10. (c) Nếu cho a mol T phản ứng hoàn toàn với Na dư thì thu được a mol khí hiđro. (d) Trong X chứa 6 liên kết π. Số nhận xét đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 8: Y1 là một axit cacboxylic hai chức mạch hở. Y2 là một ancol đa chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Y3 ( gồm Y1 và Y2) cần dùng vừa đủ 38,08 lít không khí đktc chứa 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2 thu được hỗn hợp Y4 gồm khí va hơi. Dẫn từ từ Y4 qua dung dịch H2SO4 đặc dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng tối đa 7,92 g và thoát ra hỗn hợp Y5 chứa 2 khí. Dẫn từ từ Y5 qua dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 11 g kết tủa, khối lượng dung dịch tăng 10,12 g so với ban đầu, đồng thời thoát ra một chất khí. Đun nóng Y3 với H2SO4 đặc để phản ứng tạo thành hợp chất Y6 có M < 400 g/mol. Cho 26,16 g g Y6 phản ứng hoàn toàn, vừa đủ với dung dịch NaOH thu được một muối và một ancol. Đốt cháy hoàn toàn muối thu được 25,44 g chất rắn. Khối lượng phân tử của Y6 là A. 292 B. 164 C. 109 D. 218 Câu 9: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư Trang 1
  36. dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là A. 1,50. B. 2,98. C. 1,22. D. 1,24. Câu 10: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY<MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 18,39%. B. 20,72%. C. 27,58%. D. 43,33%. Câu 11: X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 19,43 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9,62 gam; đồng thời thu được 2,912 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn muối trong F cần dùng 0,35 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là: A. 8,88%. B. 50,82%. C. 13,90%. D. 26,40%. Câu 12: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 4,68 gam nước; Mặt khác 5,58 gam E tác dụng tối đa với đung dịch chứa 0,02 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là A. 5,44 gam. B. 2,34 gam. C. 4,68 gam. D. 2,52 gam. Câu 13: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY, Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X, T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam chất rắn E tác dụng với tối đa 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là : A. 5,8 B. 5,44 C. 4,68 D. 5,04 Câu 14: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,5. B. 14,5. C. 17,0. D. 10,0. Câu 15: Hỗn hợp X gồm anđehit malonic, vinyl fomat, ancol etylic, ancol anlyliC. Đốt cháy hoàn toàn 4,82 gam hỗn hợp X thu được 0,22 mol CO2 và 0,21 mol H2O. Lấy 7,23 gam hỗn hợp X đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đem trung hòa dung dịch sau phản ứng, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được tham gia phản ứng tráng bạc thu được tối đa m gam Ag. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 19,45. B. 15,00. C. 13,00. D. 21,75. Câu 16: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic và MX < MY, Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X ; T là este hai chức tạo bởi X,Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít khí Oxi đktc thu được khí CO2 và 4,68 gam nước. Mặt khác 5,58 gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,02 mol Br2. Thành phần % theo khối lượng của T trong E là A. 68,10% B. 17,74% C. 14,15% D. 16,82% Câu 17: Hỗn hợp Q gồm: X, Y là 2 este mạch hở, đơn chức chứa 1 liên kết đôi, là đồng phân của nhau; A và B là 2 peptit mạch hở đều được tạo từ Glyxin và Alanin, hơn kém nhau một liên kết peptit (MA < MB). Thủy phân hoàn toàn 13,945 gam Q cần dùng vừa đủ 0,185 mol NaOH, thu được bốn muối và hỗn hợp hai ancol có tỉ khối với He là 8,4375. Nếu đốt cháy hoàn toàn cũng lượng Q ở trên rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 57,5 gam kết tủa, khí thoát ra có thể tích 1,176 lít đktc. Cho các phát biểu sau : (1) Hai ancol trong sản phẩm thủy phân thu được là ancol metylic và propylic (2) Thành phần % theo khối lượng oxi trong X là 37,20% (3) Tổng số phân tử Gly trong A và B là 6 Trang 2
  37. (4) Y làm mất màu dung dịch brom và tham gia phản ứng tráng bạc (5) Có 1 công thức cấu tạo phù hợp với X (6) Tỉ lệ số mắt xích Ala : Gly trong A là 1 :2 Số phát biểu đúng là A. 6 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 18: X, Y ( MX nO(X) = 0,9 – y + 0,05 = 0,95 – y BTKL: 14,6 + 32x = 44y + 18.0,9 (1) BTNT O: 0,95 – y + 2x = 2y + 0,9 (2) Giải (1) và (2) => x = 0,875; y = 0,6 => x : y = 0,875:0,6 = 35:24 Câu 2: Đáp án B nCO2 = 0,9 mol => nC = 0,9 mol nH2O = 0,975 mol => nH = 1,95 mol nH2O>nCO2 => Ancol no Ctb = 0,9/0,325 = 2,77 Do Z đa chức và có M>90 => Z có số C ≥ 3 => 2 ancol chỉ có thể là C2H5OH và C2H4(OH)2 => Z là axit no, 3 chức, mạch hở: CnH2n-4O6 => T là este no, 3 chức, 1 vòng: Cn+4H2n+2O6 Htb = 1,95/0,325 = 6 Do este có số H>6 nên axit phải có H<6 Vậy E gồm: X: C2H6O (x mol) Y: C2H6O2 (y mol) Z: C4H4O6 (z mol) T: C8H10O6 (t mol) x+y+z+t = 0,325 Trang 3
  38. BTNT C: 2x+2y+4z+8t = 0,9 BTNT H: 6x+6y+4z+10t = 1,95 Giải ta thu được: x+y = 0,25; z = 0,05; t = 0,025 %nT = 0,025/0,325 = 7,7% Câu 3: Đáp án B X: H2, C3H6, C3H4O2, C3H6O . Ta thấy ngoài hiđro thì các chất còn lại đều có 3C và phản ứng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1. Quy hỗn hợp X và H2 và C3HyOz nCO2 = 1,35 (mol) => nC3HyOz = 1/3nCO2 = 0,45 (mol) => nH2 = 0,75 – 0,45 = 0,3 (mol) Vì khối lượng trước và sau phản ứng bằng nhau n M x Y 1,25 n M => YX => nY = nX/ 1,25 => nY = 0,6 (mol) => Số mol giảm chính là số mol H2 phản ứng = 0,75 – 0,6 = 0,15 (mol) Bảo toàn số mol pi ta có: 0,45 = nH2 pư + nBr2 pư => nBr2 pư = 0,45 – 0,15 = 0,3 (mol) Ta có: 0,6 mol Y pư với 0,3 mol Br2 Vậy 0,1 mol Y pư với 0,05 mol Br2 => VBr2 = 0,05: 0,125 = 0,4 (l) Câu 4: Đáp án D CH4; C2H4O; C3H4O2 Đặt công thức chung là: Cn+1H4On => 28n+16 = 63,6 => n = 1,7 C2,7 H 4 O 1,7 2,7 CO2 2 H 2 O 0,05 0,135 0,1 m m m 0,135.44 0,1.18 7,74gam binhtan g CO2 H2 O Câu 5: Đáp án C T : este 2 chuc M Z : ancol don chuc n TN : n NaOH n 0,04mol 2 T 2 Na2 CO 3 nZMT n n 0,02mol nTZ = 2n nGTZ 2n n 0,1mol 0,3 Y : CH2 CH CH2 OH Cancol 3 0,1 Z : CH C CH2 OH TN1 T : C H O (2x mol) M n 2n 8 4 n n 4n n 0,27 0,18 4,2x x x 0,01 CO2 H 2 O T Z Z : C3 H4 O (x mol) n(O) 0,02.4 0,01 0,09mol a mCHO m m 0,27.12 0,36 0,09.16 5,04gam 0,01.56 %m .100 11,11% %m = 88,89% Z 5,04 T Câu 6: Đáp án D + x = 1: C-C-COOH + y = 2: HCOOC-C và C-COO-C + z = 1: HCOOC-C + t = 2: C-C(OH)-CHO và HO-C-C-CHO Trang 4
  39. Câu 7: Đáp án A n 2n 0,45(mol) NaOH Na2 CO 3 m 180 0,45.40 162(gam) H2 O(dd NaOH) m m m 164,7 162 2,7(gam) n 0,15(mol) H2 O(sinh ra do X) H2 O H2 O(dd NaOH) HO2 (sinh ra do X) axit Ta thay : n n X la H2 O(sinh ra do X) X este cua phenol Z axit cacboxylic T phản ứng với dung dịch H2 SO 4 loãng (dư), thu được hai đơn chức và hợp chất C, H, O (chứa và MT 126) X là este của phenol (2 chức) COO COO nX / n NaOH 3 X có 1 gắn trực tiếp với vòng benzene, 1 nhóm gắn gián tiếp với vòng benzen MT 126 T là: HOC6 H 4 CH 2 OH (o,m,p) BT "C": n n n 1,275 0,225 1,5(mol) C trong X 1,5 / 0,15 10 C(X) CO2 Na2 CO 3 Số X HCOOH 2 axit tạo nên là và CH3 COOH Xét các phát biểu: a) Đ b) S. Số H trong T 8 c) Đ. Vì T có 2 nhóm OH d) S. X chứa 5 liên kết (3 trong vòng benzen và 2 trong 2 nhóm COO) Câu 8: Đáp án B Đốt cháy Y3 trong 0,34 mol O2 và 1,36 mol N2 thì thu được Y4 có CO2, H2O và N2. Có thể có O2 dư Nhưng Y4 đi qua H2SO4 được hỗn hớp khí đi ra có 2 khí nên Y4 không có oxi Khối lượng dd H2SO4 tăng là 7,92 g là khối lượng của nước → nH2O = 0,44 mol Đi qua bình đựng Ca(OH)2 thì CO2 được giữ lại nCaCO3 = 0,11 mol mdd tăng= mCO2 – mCaCO3 => mCO2 = 11 + 10,12 =21,12→ nCO2 = 0,48 mol Bảo toàn nguyên tố O cho phương trình đốt cháy có nO(Y3) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(Y3) =2.0,48 + 0,44 – 0,34.2= 0,72 mol 0,72 O 3,6 → 0,2 → Y2 có không quá 3 nhóm OH vì Y1 có 4 nguyên tử O 0,48 C 2,4 0,2 và số H =0,44.2 : 0,2 =4,4→ axit có không quá 4H TH1: axit (COOH)2 Ancol 2 nhóm OH thì số mol axit ancol lần lượt là x, y thì x + y =0,2 và 4x + 2y =0,72 → x =0,14 mol và y =0,04 mol → ancol có 5C và 15H (loại) Ancol 3 nhóm OH thì x + y =0,2 và 4x + 3y =0,2 → x =0,12 và y = 0,08 mol→ ancol 3C và 8H loại→ C3H8O3 TH2: CH2(COOH)2→ không thỏa mãn với ancol 2, 3 nhóm OH → ancol là C3H8O3 → Y6 tạo bới C3H8O3 và (COOH)2 → đốt cháy muối thu được rắn Na2CO3 : 0,24 mol→ NaOH :0,48 mol → nY6 = 0,48/(2n) mol → MY6 =109n ( với n là số phân tử axit tạo Y6) Với n = 1 thì Y6= 109 không có chất thỏa mãn Trang 5
  40. COO CH2 | | COO CH | COO CH2 | Với n =2 thì Y6= 218 hợp chất là COOH Câu 9: Đáp án C Do hỗn hợp có phản ứng tráng bạc và phản ứng với NaHCO3 nên có nhóm CHO và COOH. Mà khí tác dụng với AgNO3/NH3 thu được một muối duy nhất nên 2 chất chỉ có thể là: HO-R-CHO và HO-R-COOH nCHO = nAg:2 = 0,01875 mol nNH3 = nCHO + nCOOH => nCOOH = 0,02 – 0,0185 = 0,00125 mol HO R CHO : 0,01875 AgNO3/ NH 3  HO R COONH4 : 0,02 HO R COO H : 0,00125 1,86 M 93 R 17 44 18 93 R 14( CH ) muoi 0,02 2 HO CH2 CHO : 0,01875 X m 0,01875.60 0,00125.76 1,22(g ) HO CH2 COO H : 0,00125 Câu 10: Đáp án A BTKL: m m m m m m 36 0,44.40 45,34 7,36 0,9 gam H2 O E NaOH muoi ancol H2 O n 0,05 mol HO2 n n 0,05 mol peptit H2 O G/ s : Gly Na ( x mol ), Val Na ( y mol ) x y 0,1 0,44 x 0,31 97x 139 y 111.0,1 45,34 y 0,03 CH2 : a CONH : 0,44 Quydoi: E HO2 : 0,05 Cn H2 n 2 O: b m m m m m 8,82( g ) a 0,63( mol ) CH2 E CONH H2 O ancol EHO O2 : 0,63 0,44.0,5 0,05 n 1,38 2 H2 O() ancol chay n 0,48mol H2 O() ancol chay Cn H2 n 2 O ( n 1) H2 O 0,48  0,48 n 1 0,48 .(14n 18) 7,36 n 2( C H OH ) n 1 2 5 => neste = nancol = 7,36:46 = 0,16 mol. Ta thấy chỉ có nGly-Na > neste nên este là este của Gly (Gly-C2H5) nN(peptit) = 0,44 – 0,16 = 0,28 mol 0,28 5 N peptit 5,6 6 0,05 => Y là pentapeptit (c mol), Z là hexapeptit (d mol) c d 0,05 c 0,02 5c 6 d 0,28 d 0,03 Trang 6
  41. Mà d = nVal-Na => Y không chứa Val; Z chứa 1Val Gly C2 H 5 : 0,16 E Glyn Ala5 n ( n 5) : 0,02 nGly 0,16 0,02n 0,03 m 0,31 Glym Ala5 m Val( m 6) : 0,03 2n 3 m 15 n 3; n 3 Gly C2 H 5 : 0,16 0,02.331 Gly3 Ala 2 : 0,02 %mY .100% 18,39% 36 Gly3 Ala 2 Val : 0,03 Câu 11: Đáp án D Ancol + Na: CnH2n+2O2 + Na → CnH2nO2Na2 + H2 0,13 ← 0,13 m bình tăng = m ancol – mNa => m ancol = 9,62 + 0,13.2 = 9,88 (g) M ancol = 9,88 : 0,13 = 76 (C3H8O2) X  Y RCOO Na : 0,2 E  NaOH: 0,2 F  CHO3 8 2 : 0,13 Z H2 O: x  T  BTKL  mF m E m NaOH m ancol 19,43 0,2.40 9,88 17,55(g ) CO2 O2:0,35 RCOO Na : 0,2  HO2 : 0,2 Na2 CO 3 : 0,1 2n 2 n n 3 n  BTNTO n muoi O2 H 2 O Na2 CO 3 0,3(mol ) CO2 2 BTKL  mmuoi 0,3.44 0,2.18 0,1.106 0,35.32 16,2(g ) m 17,55 16,2 1,35(g ) HOF2 () n n 0,075(mol ) Axit H2 O() F n n n NaOHax it 0,0625(mol ) T 2 nZ n ancol n T 0,13 0,0625 0,0675(mol ) 0,0675.76 %m .100% 26,40% Z 19,43 Câu 12: Đáp án B nO2 = 6,608/ 22,4 = 0,295 (mol) ; n H2O = 4,68/18 = 0,26 (mol) Bảo toàn khối lượng: mE + mO2 = mH2O + mCO2 => mCO2 = 5,58 + 0,295.32 – 4,68 = 10,34 (g) => nCO2 = 10,34 / 44 = 0,235 (mol) Ta thấy nH2O > nCO2 => ancol no, hai chức Gọi công thức của Z gồm: X, Y : Cn H2 n 2 O 2 : x ( mol )( k 2) T: Cn H2 n 2 O 2 : y ( mol )( k 0) Z: Cm H2 m 6 O 4 : z ( mol )( k 4) BTNT O: nO( trong Z) = 2nCO2 + nH2O – nO2 Trang 7
  42. => 2x + 2y + 4z = 2. 0,235 + 0,26 -0,295.2 => 2x + 2y + 4z = 0,14 (1) E phản ứng tối đa với 0,02 mol Br2 nên: x + 2z = 0,02 (2) Từ sự chênh lệch số mol H2O và CO2 ta có: y – x – 3z = 0,025 (3) Từ (1), (2) và (3) => x = 0,01; y = 0,05 ; z = 0,005 (mol) n CO2 0,235 nC 3,61 Số nguyên tử cacbon trung bình trong E: nE 0,065 Vậy X phải là CH2=CH-COOH => ancol T là C3H8O2 Khối lượng axit và este trong E là: mX,Y,Z = mE – mT = 5,58 – 0,05.76 =1,78 (g) Cho E tác dụng với KOH dư chỉ có X,Y,Z phản ứng; nKOH = x + 2z = 0,02 (mol) ; nH2O = x = 0,01 (mol) ; nC3H8O2 = z = 0,005 (mol) X,, Y Z KOH  muoi C H O H O ︸ 3 8 2︸ 2 0,02 1,78 g 0,005 0,01 BTKL ta có: mmuối = mX,Y,Z + mKOH – mH2O = 1,78 + 0,02.56 – 0,005.76- 0,01.18 = 2,34 (g) Câu 13: Đáp án C BTKL cho phản ứng cháy ta có khối lượng CO2 = 20,68 gam → Số mol CO2 = 0,47 mol Do số mol H2O > số mol CO2 nên ancol là ancol no, 2 chức X,:: Y Cn H2 n 2 O 2 x mol k 2 Z:: Cn H2 n 2 O 2 y mol k 0 T:: C H O z mol k 4 Đặt công thức của các chất trong hỗn hợp : m2 m 6 4 BTNT (O) ta có: 2x + 2y + 4z = 0,28 (1) E phản ứng với tối đa 0,04 mol Br2 nên: x + 2z = 0,04 (2) Từ sự chênh lệch số mol H2O và CO2 ta có: y - x - 3z = 0,05 (3) Số nguyên tử cacbon trung bình (E) = 3,61 → X là CH2=CH-COOH → Ancol: C3H8O2 Khối lượng của axit và este trong E = 11,16 - 76.0,1 = 3,56 (gam) Ta có sơ đồ: 3,5g E+ 0,04 mol KOH → 0,01 mol muối + 0,01 mol C3H8O3 + 0,02 mol H2O BTKL ta có: mmuối = 4,68 gam Câu 14: Đáp án A nCO2 = n↓ = nBaCO3 = 0,47 mol => nC = 0,47 mol m dung dịch giảm = mBaCO3 – mCO2 – mH2O => 65,07 = 92,59 – 0,47.44 – mH2O => mH2O = 6,84 gam => nH2O = 0,38 mol => nH = 0,76 mol CTPT các chất lần lượt là: C3H4O2, C2H4O2, C6H10O5 => nO = nH/2 = 0,38 mol m = mC + mH + mO = 0,47.12 + 0,76 + 0,38.16 = 12,48 gam Câu 15: Đáp án A anđehit malonic: OHC-CH2-CHO (C3H4O2) vinyl fomat: HCOOCH=CH2 (C3H4O2) ancol etylic: C2H6O ancol anlylic: CH2=CH-CH2-OH (C3H6O) C3 H 4 O 2 : x 72x 46 y 58 z 4,82 x 0,03 4,82(g ) X C H O : y 3 x 2 y 3 z n 0,22 y 0,02 2 6 CO2 C3 H 6 O: z 4x 6 y 6 z 2 n 0,42 z 0,03 HO2 nAg 4 x 4.0,03 0,12(mol ) mAg 12,96( g ) Tyle: 4,82( g ) X  AgNO3 12,96(g ) Ag 7,23(g ) 19,44(g ) Câu 16: Đáp án B Trang 8
  43. BTKL cho phản ứng cháy ta có mCO2 = 10,34 g→ nCO2= 0,235 mol Vì nH2O > nCO2 → ancol là ancol no 2 chức Đặt công thức hóa học của các chất trong hỗn hợp : X, Y : Cn H2 n 2 O 2 : x ( mol )( k 2) E Z : Cn H2 n 2 O 2 : y ( mol )( k 0) T :Cm H2 m 6 O 4 : z ( mol )( k 4) Bảo toàn nguyên tố O có : 2x + 2y + 4z = 0,14 (1) E phản ứng với tối đa 0,02 mol Br2 nên x + 2z = 0,02 mol (2) Từ chênh lệch số mol H2O và CO2 có : y – x – 3z = 0,025 (3) Số nguyên tử C trung bình trong E là :3,61 → X là CH2 = CH –COOH → ancol C3H8O2 → x =0,01; y =0,05 ; z =0,005 mol → nCO2 = → Vì n >3 nên m 3 (tetrapeptit) Gọi số mol tetrapeptit và pentapeptit lần lượt là a và b (mol) 3a 4 b nlkpeptit 0,08 a 0,02 4a 5 b nNaOH()pe ptit 0,105 b 0,005 Quy đổi hỗn hợp đầu thành : Este( C1 4) : 0,08 BTC Amin oaxit (2 C2 3) : 0,105  0,08CC1 0,1052 0,575 HO2 0,575 0,08C 2 C 1 3 3,25 CCCHO 4,56 4( ) 2 0,105 1 1 4 6 2 n 4 x 0,045 y 0,06 A: Glyu Ala4 u ( u 4) : 0,02 B: Glyv Ala5 v ( v 5) : 0,005 nGly 0,02 u 0,005 v 0,06 4 n m 12 n 2; m 4 Trang 9
  44. A: Gly2 Ala 2 B: Gly4 Ala X, Y là : CH2=CHCOOCH3 và HCOOCH2-CH=CH2 (hoặc ngược lại) Xét các đáp án : (1) S (2) Đ (3) Đ (4) S. Vì X có thể là CH2=CHCOOCH3 (không tráng bạc) (5) S. X và Y có thể đảo cho nhau (6) S. Tỉ lệ là 1 :1 Câu 18: Đáp án A 8,288 7,2 n 0,37(mol ); n 0,4(mol ); n 0,38.0,5 0,19(mol ) O2 22,4 HO2 18 NaOH Bảo toàn khối lượng ta có: m m m m 12,52 0,37.32 0,4.18 17,16(g ) CO2 E O2 H2 O 17,16 n 0,39(mol ) CO2 44 Ta thấy nH2O > nCO2 => ancol T là ancol no, 2 chức. Cn H2 n O 2 : 0,19( mol ) Cx H2 x 2 O 2 :() b mol Quy đổi hỗn hợp E thành: H2 O:() c mol  BTNT: C n 0,19 n bx 0,39  CO2 0,19n bx 0,39 19n 5 x 39 BTNT: O  0,19.2 2b c 0,37.2 0,39.2 0,4 2b c 0,06 b 0,05 BTNT: H  n 0,19 n b ( x 1) c 0,4 b c 0,01 c 0,04  HO2 Vì ancol T ở điều kiện thường không hòa tan được Cu(OH)2 => x ≥ 3; mặt khác n 1 24 n => x = 3 và 19 là nghiệm duy nhất Vậy CTCT của 2 axit là HCOOH: u ( mol) ; CH3COOH : v (mol) n u v 0,19  CHOn2 n 2 u 0,19 . n 2 u v 3.0,05 0,39 v 0,05 Ta có:  CO2 Vì nH2O = c = 0,04 (mol) => HCOO-C3H6OOC-CH3: 0,02 (mol) => nHCOOH = 0,14 – 0,02 = 0,12 (mol) nCH3COOH = 0,05 – 0,02 = 0,03 (mol) nC3H6(OH)2 = 0,05 – 0,02 = 0,03 (mol) 0,12 %HCOOH .100%% 60 0,12 0,03 0,03 0,02 Câu 19: Đáp án B E XY, O :0,74 CO2 25,04(g )  2 T HO2 : 0,8 Z  BTKL m 25,04 0,74.32 0,8.18 34,32(g ) n 0,78( mol ) CO2 CO2 nH2O>nCO2 => Ancol no, hai chức, mạch hở Trang 10
  45. Axit: x E Ancol: y Este: z nNaOH x 2 z 0,38 x 0,3 BTO  2x 2 y 4 z 0,74.2 0,78.2 0,8 y 0,06 nH O nCO n n  2 2 ancol este y z 0,8 0,78 z 0,04 nCO 0,78 X: HCOOH C 2 1,95 nE 0,3 0,06 0,04 Y: CH3 COOH Cn H2 n O 2 (1 n 2) : x 2 z 0,38 QuydoiE Cm H2 m 2 O 2 ( m 3) : y z 0,1 HO2 : 0,08. 0,78 0,1m  BTC 0,38n 0,1 m 0,78 1 n 2 0,2 m 4 0,38 m 3 HCOOH: a CH3 COOH: b a b 0,3 a 0,24 CHO3 8 2 : 0,06 a 2 b 3.0,06 6.0,04 0,78 b 0,06 CHO6 10 4 : 0,04 0,24.46 %m .100% 44,1% 45% HCOOH 25,04 Câu 20: Đáp án C nO2 = 0,59 (mol) nH2O = 0,52 (mol) Bảo toàn khối lượng => nCO2 = 0,47 (mol) Quy đổi hỗn hợp E thành: CnH2n-2O2: 0,04 (mol) ( bằng nBr2) CmH2m(OH)2: a mol H2O: - b mol 3n 3 CnH2n-2O2 + 2 O2 → nCO2 + (n-1)H2O 0,04 → ( 0,06n -0,06) → 0,04n (mol) 3m 1 CmH2m(OH)2 + 2 O2 → mCO2 + (m+1)H2O a → (1,5ma – 0,5a) → ma (mol) => nO2 = 0,06n – 0,06 + 1,5ma – 0,5a = 0,59 (1) nCO2 = 0,04n + ma = 0,47 (2) Từ (1) và (2) => a = 0,11 (mol) => nH2O = 0,04 (n -1) + 0,11 (m +1) – b = 0,52 (3) => b = 0,02 (mol) mE = 0,04 (14n + 30) + 0,11 (14m +34) – 0,18.0,02 = 11,16 => 4n + 11m = 47 Vì n > 3 và m ≥ 3 nên n = 3,5 và m = 3 là nghiệm thỏa mãn => M muối CnH2n-3O2K : 0,04 (mol) => m = 4,68 (g) Trang 11