Trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 10 - Bài 13: Lực ma sát (Có đáp án)

doc 6 trang Hùng Thuận 23/05/2022 4930
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 10 - Bài 13: Lực ma sát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_mon_vat_li_lop_10_bai_13_luc_ma_sat_co_dap_an.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 10 - Bài 13: Lực ma sát (Có đáp án)

  1. BÀI 13. LỰC MA SÁT. I.TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH Câu 13. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt? A. Luôn luôn có lợi. B. Luôn luôn có hại. C. Vừa có lợi, vừa có hại. D. Chỉ xuất hiện khi vật bị biến dạng. Câu 24. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát trượt? A. Có độ lớn tỉ lệ với vận tốc của vật. B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực. C. Có độ lớn tỉ lệ với trọng lượng của vật. D. Có độ lớn tỉ lệ với khối lượng của vật Câu 1. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào? A. Bản chất và các điều kiện về bề mặt. B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. C. Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt. D. Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt. Câu 2. Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt ? uuur ur uuur ur A. Fmst  N . B. Fmst  N . C. Fmst N . D. Fmst N . Câu 3. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. Áp lực lên mặt tiếp xúc. C. Bản chất của vật. D. Điều kiện về bề mặt . Câu 4. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang.Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực .D. trọng lực. Câu 5. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên ? A. tăng lên. C. giảm đi. B. không đổi .D. có thể tăng lên hoặc giảm đi. Câu 6. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Câu 7. Hệ số ma sát trượt A. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực. B. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. C. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc. D. phụ thuộc vào áp lực.
  2. Câu 8. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. không thay đổi. Câu 9. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ A. lớn hơn 300N. B. nhỏ hơn 300N. C. bằng 300N. D. bằng trọng lượng của vật. Câu 10. Nhận định nào sau đây về lực ma sát là sai? A. Lực ma sát trượt luôn ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối giữa các vật. B. Lực ma sát trượt xuất hiện giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc. C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây đúng với lực ma sát trượt? A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động tương đối giữa các vật. B. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên. C. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng. D. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất. Câu 12. Chọn phát biểu đúng ? A. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc. B. Lực ma sát luôn có hại. C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc. D. Lực ma sát luôn cản trở chuyển động của vật. DẠNG 1. NGOẠI LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT THEO PHƯƠNG NGANG. Câu 1. Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s 2.Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật A. 7,589 m/s. B. 75,89 m/s. C. 0,7589 m/s. D. 5,3666m/s. Câu 2. Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s 2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng A. 7m. B. 14cm. C. 14m. D. 7cm.
  3. Câu 3. Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng m = 2kg thì phải tác dụng lực F’ = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường A. 0,4. B. 0,2. C. 0,1.D. 0,3. Câu 4. Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng A. F = 45 N. B. F = 450N. C. F > 450N. D. F = 900N. Câu 5. Hercules và Ajax đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200kg theo phương nằm ngang. Hercules đẩy với lực 500N và Ajax đẩy với lực 300N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu? A. 1,0m/s2 B. 0,5m/s2. C. 0,87m/s2. D. 0,75m/s2. Câu 6. Một vận động viên hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s 2. Hỏi bóng đi được một đoạn đường bằng A. 39 m. B. 51 m. C. 45 m. D. 57 m. Câu 7. Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình chuyển động lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g =10m/s2.Thời gian chuyển động của vật nhận giá trị nào sau đây? A. t = 16,25s. B. t = 15,26s. C. t = 21,65s. D. t = 12,65s. Câu 8. Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm uur ngang như hình bên. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μ = 0,2. F t k Tác dụng vào vật một lực kéo F = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia k tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo F vật đi được quãng đường là k A. 400 cm. B. 100 cm. C. 500 cm. D. 50 cm.
  4. Câu 9. Một vận động viên môn hockey (khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là bao nhiêu biết quả bóng dừng lại sau khi đi được quãng đường 51m. Cho g= 9,8m/s2. A. 0,03. B. 0,01 C. 0,10. D. 0,20. Câu 10. Một xe trượt khối lượng m =80 kg,trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 10 m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m. Hệ số ma sát tác trượt trên đoạn đường nằm ngang nếu A. 0,050. B. 0,125. C. 0,063. D. 0,030. Câu 11. Một vật có khối lượng 1 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm cho nó chuyển động được quãng đường 160 cm trong 4 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà  0,2 lấy g = 10m/s2. Lực kéo có độ lớn là A. 2,2 N. B. 1,2 N. C. 2 N. D. 0,8 N. Câu 12. Một vật có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực ur ur ur F . Lực F có độ lớn bằng 9N có phương nằm ngang. Sau 10s ngừng tác dụng lực F . Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5N. Quãng đường đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng A.100m. B. 180m. C. 120m. D. 150m. DẠNG 2. NGOẠI LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT THEO MỘT PHƯƠNG BẤT KÌ. Câu 13. Một cái hòm có khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α =20 0 như hình vẽ. Hòm chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm 2 và sàn nhà µt = 0,3. Lấy g = 9,8m/s . Độ lớn của lực F bằng A. 56,4 N. B. 46,5 N. C. 42,6 N. D. 52,3 N.
  5. Câu 14. Một vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng dài 5 m và cao 3m. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Gia tốc của vật bằng A. 3,4 m/s2. B. 4,4 m/s2. C. 5 m/s2. D. 3,9 m/s2. Câu 15. Một vật ở chân mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng 300 . Truyền cho vật một vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s hướng lên mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Lấyg=9,8m/s2 .Quãng đường mà vật đi được sau 2 s là A. 7,18 m. B. 5,20m. C. 6,67 m. D. 26,67 m. Câu 16. Một vật có khối lượng m = 500 g trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban 0 đầu v0, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  =0,3, góc nghiêng 30 (lấy g = 2 10m/s ), sau 1,5 (s) vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v = 12m/s. Vận tốc v 0 và quãng đường mà vật đi được có giá trị lần lượt là A. v0 = 9,06 m/s và s = 6,2 m. B. v0 = 8,4 m/s và s = 15,3m. C. v0 = 10,34 m/s và s = 7,65m. D. v0 = 4,5 m/s và s = 12,4 m.
  6. Câu 17. Một vật có khối lượng m trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v 0, trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v = 12m/s, sau đó vật tiếp tục trượt trên mặt sàn nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là  =0,5. Quãng đường vật đi được trên mặt sàn ngang là A. 14,4 m. B. 17,2 m. C. 3,6 m. D.7,2 m. Câu 18. Từ một phẳng nghiêng cố định, nghiêng góc 350 so với mặt phẳng nghiêng, một vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian vật trượt xuống khi có ma sát gấp hai lần thời gian mà nó trượt xuống mặt phẳng nghiêng đó khi bỏ qua ma sát. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng là A.0,525. B. 0,232. C. 0,363. D. 0,484.