Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi - Môn: Hóa học 9

doc 34 trang hoaithuong97 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi - Môn: Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_kien_thuc_co_ban_va_huong_dan_on_thi_hoc_sinh_gioi_m.doc

Nội dung text: Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi - Môn: Hóa học 9

  1. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến + áp dụng các tính chất hoá học của các chất đầu bài cho sẵn (nguyên liệu) chọn hoá chất phù hợp đưa các chất (nguyên tố ) có trong nguyên liệu về chất mới ở trạng thái rắn ,lỏng ,khí .Rồi sử dụng các phương pháp vật lí để : Lọc ,tách ,chưng cất ,chiết ,các chất cần thiết . *Lưu ý : + Cần chú ý đến điều kiện của bài toán có được dùng thêm các hóa chất khác hay không ,các điều kiện của quá trình điều chế đã đầy đủ chưa . + Hiệu suất của quá trình điều chế phải đạt >80%(cần đủ lớn). + Cần nắm rõ sơ đồ liên hệ giữa các hợp chất vô cơ ,kim loại ,tính chất riêng của các chất ,  Bài tập vận dụng : Câu 1 Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ ôxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO: A.Fe, Al , Cu B.Zn ,Mg ,Fe C.Fe ,Mn ,Ni D. Ni , Cu ,Ca Câu 2 Từ các chất và điều kiện có đủ ,hãy viết các PTPƯ điều chế : a. Al(OH)3 từ Al , Mg từ MgCO3 , Cu từ CuS , K từ K2SO4 . b. Cu ,Ag từ hỗn hợp 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3 . Câu 3 Từ dung dịch hỗn hợp 2 muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 ,làm thế nào để có thể điều chế được 2 kim loại riêng biệt là Ag và Cu ? Viết các PTHH đã dùng (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ). Câu 4 Có hỗn hợp bột các kim loại Al ,Fe .Từ hỗn hợp này hãy trình bày phương pháp điều chế FeCl3 .Viết các PTHH Câu 5 Từ nguyên liệu chính là FeS2 ,quặng bôxit (Al2O3 có lẫn Fe2O3 ) không khí ,than ,nước ,NaCl và các chất xúc tác cùng điều kiện có đủ .Hãy điều chế Fe , Na2SO3 , FeCl2 , Fe2(SO4)3 , NH4NO3 và muối Al2(SO4)3 . Câu 6 Từ : NaCl ,H2O ,MnO2 , H2SO4 và các thiết bị cần thiết trình bày 2 phương pháp điều chế khí Cl2 .Viết các PTHH . Câu 7 Từ bột nhôm ,dung dịch NaCl ,bột Fe2O3 và các điều kiện cần thiết ,viết các phương trình phản ứng điều chế Al(OH)3 ,NaAlO2 ,FeCl2 ,FeCl3 ,Fe(OH)3 . Câu 8 Từ nguyên liệu chính là FeS2 ,quặng bôxit (Al2O3 có lẫn Fe2O3 ) ,không khí ,than ,H2O ,NaOH và các chất xúc tác ,các điều kiện cần thiết coi như có đủ hãyđiều chế : Fe và muối Al2(SO4)3 . Câu 9 Nêu nguyên tắc chung điều chế kim loại và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế các kim loại : Na, Al ,Fe từ các chất Na2CO3 ,Al(NO3)3 ,FeS2. Câu 10 Từ hỗn hợp gồm :KCl , AlCl3 , CuCl2 (với các hoá chất cần thiết và điều kiện thích hợp ) .Viết các phương trình phản ứng điều chế 3 kim loại K , Cu , Al riêng biệt. Câu 11 Chỉ dùng các hoá chất ban đầu là :NaCl , H2O , Al làm thế nào để điều chế được các hợp chất sau : AlCl3 , Al(OH)3 , dung dịch NaAlO2 .Viết các phương trình phản ứng hoá học đã dùng (ghi các điều kiện phản ứng nếu có). Câu 12 Có hỗn hợp gồm Na2CO3,MgCO3,BaCO3,FeCO3.Trình bày phương pháp hoá học điều chế từng kim loại từ hỗn hợptrên Câu 13 Từ các chất ban đầu là NaCl ,H2O, KOH ,CaCO3 các điều kiện phản ứng coi như có đủ ,hãy viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có ) điều chế các chất sau: NaOH ,H2 , CO2 , HCl , nước Javen , KclO3 , CaOCl2 Câu 14 Từ nguyên liệu chính là muối ăn ,đá vôi ,nước ,không khí ,chất xúc tác Viết các phương trình phản ứng điều chế các chất tinh khiết sau : Na2CO3 , NH4NO3 , (NH4)2CO3 , NH4HCO3. Câu 15 Điều chế từng kim loại a. Từ hỗn hợp : Na2CO3 , MgCO3 , BaCO3 , FeCO3 chỉ dùng dung dịch HCl . b. Từ hỗn hợp : Al2O3 CuO, Fe2O3 , Fe ,Al ,Cu .Tách các chất không làm thay đổi khối lượng c. Từ hỗn hợp : K2O , BaO, Al2O3 không làm thay đổi khối lượng của mỗi kim loại. Câu 16 + Từ Fe kim loại hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp ra hợp chất sắt (II) ,3 phương pháp điều chế trực tiếp ra hợp chất sắt (III) . + Viết 3 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp FeSO4 từ Fe kim loại . + Nêu 3 phương pháp điều chế Cu từ Cu(NO3)2 . + Viết phương trình phản ứng điều chế Ag từ AgNO3 theo 4 phương pháp khác nhau . + Viết 4 phản ứng khác nhau để điều chế NaOH . Câu 17 Chuyên đề 3 – axit - bazơ - muối. A - Axit : B - Bazơ : C - Muối : Chuyên đề 4 - GiảI toán bằng phương pháp tính lượng chất theo phương trình hoá học - hiệu suất phản ứng . Nguyễn Hồng Quân 10 Hoá-Sinh 21
  2. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến tính lượng chất theo phương trình hoá học là dựa vào tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình mà khi biết được lượng chất này tính được lượng chất kia . Bài toán tính lượng chất theo phương trình gồm các dạng : + Tính theo 1 phương trình hoá học . + Tính theo 1 hệ phương trình hoá học gồm : - Hệ các phương trình xảy ra nối tiếp theo thứ tự - Hệ các phương trình song song đồng thời cùng xảy ra. I) Lượng các chất khi tính theo phương trình phản ứng : 1- Lượng chất ban đầu : (nban đầu) - Là lượng chất đem lấy thực hiện các quá trình hoá học . 2- Lượng chất phản ứng : (nphản ứng) - Là lượng chất thực sự tham gia pư chưa hẳn đã là lượng chất ban đầu. 3- Lượng chất dư : (ndư) - Là lượng chất còn lại sau phương trình phản ứng . Chú ý : (nbđ) , (npư) , (ndư) Là những đại lượng khác nhau nhưng chúng có quan hệ với nhau : nban đầu = nphản ứng + ndư Lưu ý : - Chỉ với chất nào đó bị hết (ndư = 0 ) thì (nphản ứng = nban đầu ) - Khi cho chất phản ứng được dùng dư là a% so với lượng cần thì ta có : a (1 + a) dư phản ứng ban đầu phản ứng = . => = . n 100 n n 100 n II) Phản ứng xảy ra hoàn toàn và phản ứng xảy ra không hoàn toàn : + Dựa vào lượng dư của tất cả các chất tham gia mà trong tính toán hoá học người ta chia tất cả phản ứng thành 2 loại . 1- Phản ứng xảy ra hoàn toàn : Phản ứng gọi là xảy ra hoàn toàn nếu sau phản ứng có ít nhất một chất tham gia bị hết ,chất còn lại có thể dư hoặc có thể hết .Đối với chất hết : (nphản ứng = nban đầu ) *Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thành phần các chất sau phản ứng gồm : Các sản phẩm tạo thành và các chất tham gia còn dư . *Các dấu hiệu cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn : - Đầu bài cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn . - Đầu bài cho biết hiệu suất phản ứng đạt 100%. - Hoà tan hoàn toàn các chất rắn trong dung dịch . - Các phản ứng giữa axit mạnh và kiềm mạnh . - Các phản ứng giữa axit mạnh và muối . - Các phản ứng giữa kiềm mạnh và muối . 2- Phản ứng xảy ra không hoàn toàn : Phản ứng gọi là xảy ra không hoàn toàn nếu sau phản ứng tất cả các chất tham gia phản ứng đều còn dư .Vậy ( nphản ứng < nban đầu ) *Khi phản ứng xảy ra không hoàn toàn thành phần các chất sau phản ứng gồm : Các sản phẩm tạo thành và tất cả các chất tham gia còn dư . *Dấu hiệu cho biết phản ứng xảy ra không hoàn toàn : - Đầu bài cho phản ứng xảy ra không hoàn toàn . - Đầu bài yêu cầu tính hiệu suất phản ứng . - Thực hiện phản ứng một thời gian .  Lưu ý: + Khi giải bài toán phản ứng xảy ra không hoàn toàn cần đặt ẩn cho số mol tham gia phản ứng kèm theo điều kiện cần thiết rồi lập phương trình toán học . + Nếu đầu bài cho biết tỉ lệ số mol của các chất trong hỗn hợp thì đặt số mol của chất này ta sẽ suy ra số mol của chất kia . III) Hiệu suất phản ứng : (H) 1 - Hiệu suất phản ứng: Là tỉ số giữa số mol (hoặc khối lượng) chất thực sự tham gia phản ứng với số mol (hoặc khối lượng) ban đầu của chất đó. - Khi tính cho các chất tham gia phản ứng . Nguyễn Hồng Quân 11 Hoá-Sinh 21
  3. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến phản ứng phản ứng n n H H = hoặc H = .100% .Khi biết hiệu suất phản ứng là h% => phản ứng = . ban đầu nban đầu nban đầu n 100% n nsản phẩm thực tế thu được - Khi tính cho các chất sản phẩm thu được : H = hoặc nsản phẩm thu được theo lí thuyết nsản phẩm thực tế thu được H = .100% nsản phẩm thu theo lí thuyết 2- Khoảng của hiệu suất : 0 Hiệu suất phản ứng 0 phản ứng không xảy ra . - Khi H = 100% -> phản ứng xảy ra hoàn toàn (tất cả các chất tham gia phản ứng đều hết) - Khi 0 phản ứng xảy ra không hoàn toàn (các chất tham gia phản ứng đều dư ) 3- Với các phản ứng có 2 hoặc nhiều chất tham gia : VD : aA + bB  cC + dD nAban đầu nBban đầu *Lưu ý : + Để xác định hiệu suất phản ứng tính theo chất nào ta so sánh giá trị : với a b => Giá trị nào nhỏ hơn thì hiệu suất phản ứng tính theo chất đó. Nếu giá trị bằng nhau thì hiệu suất tính theo 1 chất bất kì trong nhiều chất tham gia . + Cần phân biệt giữa % chất đã tham gia phản ứng và hiệu suất phản ứng . % chất thiếu đã tham gia phản ứng và hiệu suất phản ứng bằng nhau . a% b% c% d % + Nếu là một chuỗi quá trình nối tiếp : A B  C D E  Khi đó hiệu suất chung của cả quá trình A E là : H = a%.b%.c%.d% 100%  Bài tập vận dụng : *Bài toán thông thường : Câu 1 Điện phân nóng chảy hết một hỗn hợp gồm NaCl và BaCl2 thì thu được 18,3 gam kim loại và 4,48 lít khí Cl2 (đktc) .Na và Ba sinh ra có khối lượng lần lượt là : A. 4,6g và 13,7g B. 6,3g và 12 g C. 2,3g và 16g D. 4,2g và 14,1g Câu 2 Dùng khí H2 để khử 25 gam hỗn hợp X gồm : CuO và Fe2O 3 .Biết trong hỗn hợp ,sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng .Thể tích khí H2 cần dùng là : A. 9,8 lít B.9,5 lít C. 9,9 lít D. 10 lít Câu 3 Cho 2,06 gam hỗn hợp gồm Al ,Cu ,Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896lít khí NO ở đktc .Khối lượng muối nitrat sinh ra là : A. 9,5 gam B. 7,44 gam C. 7,02 gam D. 4,54 gam 2 2 Câu 4 Hoà tan 6,5 gam h gồm Zn và ZnO vào d HCl thì thoát ra1,12 lít khí H2 (đktc).Thành phần% của hỗn hợp ban đầu là: A. 50% Zn và 50% ZnO B. 60% Zn và 40% ZnO C. 49% Zn và 51% ZnO D. 70% Zn và 30% ZnO 2 Câu 5 Dẫn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 90 ml d KOH 1M .Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu đựơc a gam chất rắn .Tìm a ? Câu 6 Trộn 50 ml dung dịch H2SO4 1M với 150 ml dung dịch KOH thu được dung dịch A .Biết dung dịch A làm quì tím hoá xanh và khi cô cạn dung dịch A thu được 11,5 gam chất rắn .Xác định nồng độ mol của dung dịch KOH . Câu 7 Cho dung dịch KOH dư tác dụng với 100 ml dung dịch FeSO4 1M thu được kết tủa A và dung dịch B .Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn C .Nung C trong ống sứ chứa khí CO (dư ) ,kết thúc phản ứng thu được kim loại D . a. Víêt phương trình phản ứng xảy ra . b. Tính khối lượng của D . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Câu 8 Cho 4,6 gam Natri vào 200 gam dung dịch CuSO4 4% .Kết thúc phản ứng thu được dung dịch A ,kết tủa B và khí C . a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra . b. Tính thể tích khí C thoát ra ở đktc . c. Tính khối lượng kết tủa B. d. Xác định nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch . Câu 9 Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 ,sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B .Nung A ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4,295 gam chẩt rắn D .Khi cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M thì thu được 9,32 gam kết tủa . a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra . b. Xác định nồng độ mol của dung dịch Fe2(SO4)3 và Ba(OH)2ban đầu . Nguyễn Hồng Quân 12 Hoá-Sinh 21
  4. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng . Câu 10 Trộn 200 ml dung dịch NaOH với 100 ml dung dịch CuSO4 thu được dung dịch A (còn dư bazơ ) và 4,9 gam kết tủa B .Cô cạn dung dịch A thu được 11,1 gam chất rắn .Xác định nồng độ mol của dung dịch NaOH và CuSO4 Câu 11 Hỗn hợp A gồm Al ,Fe và Cu.Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau: + Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H2( đktc) + Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. a. Viết PTPƯ xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Câu 12 Cho hỗn hợp bột gồm 2 kim loại nguyên chất Al và Mg . a) Nếu lấy 1,35 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,344 lít khí (đktc) và một dung dịch A . Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp . b) Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư .Viết các phương trình phản ứng và tính số gam kết tủa tạo thành . c) Nếu lấy 0,675 gam hỗn hợp kim loại trên cho tác dụng với CuSO4 dư , rồi lấy chất rắn sinh ra cho vào dung dịch HNO3đậm đặc thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc) . * Bài toán liên quan tới hiệu suất phản ứng : Câu 1 Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 .Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được lượng vôi sống ( Bíêt hiệu suất phản ứng đạt 90%) A. 487,8 kg B. 403,2 kg C. 315,4 kg D. Kết quả khác Câu 2 Nung một tấn đá vôi thì thu được 478,8 kg vôi sống .Biết hiệu suất phản ứng đạt 90% .Tỉ lệ % khối lượng tạp chất trong đá vôi là: A. 5% B. 10% C. 15% D. 20% Câu 3 Cho một luồng khí CO dư đi qua ống chứa 1,6g bột Fe2O3 ở nhiệt độ cao (Giả sử chỉ có phản ứng khử về Fe) .Hỗn hợp khí thu được cho đi qua nước vôi trong dư thì có 1,5 g kết tủa .Tính % Fe 2O3 bị khử và thể tích khí CO đã phản ứng (đktc): A.100% và 0,672 lit B.100% và 0,336 lít C. 50% và 0,336 lít D. 50% và 0,672 lít Câu 4 Cho luồng khí H2 qua ống đựng 36 gam bột FeO đốt nóng ,sau phản ứng thu được chất rắn chứa 43,75% Fe .Phần trăm khối lượng FeO bị khử thành Fe là : A. 25% B. 37,5% C. 50% D. 52% Câu 5 Đốt cháy m gam kim loại R có hóa trị II trong 2,24 lít khí clo (đktc) tạo ra 6,65 gam muối .Xác định kim loại R và tìm m ,biết hiệu suất phản ứng là 70% và hiệu suất tính theo clo. Câu 6 Cần lấy bao nhiêu gam N2 và bao nhiêu lít H2 (đktc) để điều chế được 102 gam NH3 ? Biết hiệu suất phản ứng là 25%. Câu 7 Trộn 8 lít N2 với 28 lít H2 rồi cho vào bình phản ứng ,sau phản ứng thu được hỗn hợp khí có thể tích là 32,8 lít .Các khí đều được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất .Tính thể tích NH3 được tạo thành và hiệu suất phản ứng . Câu 8 Phải cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 90% FeS2 để sản xuất 0,5 tấn dung dịch axit sunfuric 49% Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Câu 9 Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 được trộn theo tỉ lệ số mol N2 : H2 = 1 : 3. Tạo phản ứng giữa hai khí trên cho ra NH3 . Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B gồm N2 , H2 ,NH3 . Tỉ khối hơi của A so với B là 0,6 . Tính hiệu suất tổng hợp NH3 . Câu 10 Cho khí H2 đi qua ống sứ chứa 16,2 gam hỗn hợp A gồm MgO , Al2O3 và MO nung nóng .ở điều kiện thí nghiệm MO bị khử với hiệu suất 80% .Hơi nước tạo thành được dẫn vào 15,3 gam dung dịch H 2SO4 90%.Chỉ có 90% hơi nước được hấp thụ và tạo thành dung dịch H2SO4 86,34% . Chất rắn còn lại trong ống sứ được hoà tan vừa đủ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B và còn 2,56 gam kim loại không tan .Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch NaOH dư sau đó đem kết tủa nung tới khối lượng không đổi được 2,8 gam ôxit. 1. Xác định kim loại M. 2. Tính % về khối lượng các chất trong A. Chuyên đề 5 - GiảI toán hoá học bằng cách lập phương trình và hệ phương trình I-Xác định nguyên tố hoá học và hợp chất vô cơ : Là dạng bài toán xác định tên nguyên tố hoặc công thức của hợp chất khi biết các dữ kiện liên quan đến hoá trị ,khối lượng mol * Phương pháp : - Gọi nguyên tố hoá học cần tìm là R  hợp chất tương ứng là R2On ,R(OH)n ,R2(CO3)n ,RCln - Viết PTPƯ xảy ra nếu có . - Theo phản ứng : lập tỉ số mol các chất mà đề bài cho lượng chất (V, n , m) - Giải tìm MR  nguyên tố hoá học và hợp chất tương ứng. - Sử dụng phương pháp tìm khối lượng mol trung bình (M) của hỗn hợp VD : Cho hỗn hợp X gồm : (A : x mol , B : y mol , C: z mol ) Nguyễn Hồng Quân 13 Hoá-Sinh 21
  5. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến mhỗn hợp MA.x + MB.y + MC Ta có : Mhỗn hợp = = nhỗn hợp x + y + z + Giả sử trong hỗn hợp MA MA 36,6 M 27  Bài tập vận dụng : Câu 1 Cho 2,34 gam một kim loại kiềm tác dụng với 13,72 gam nước ,thu được 672 ml khí H2 (đktc) và dung dịch X . a. Xác định kim loại kiềm . b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X Câu 2 Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B kế tiếp nhau .Lấy 6,2g X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hiđrô (ở đktc ).A ,B là hai kim loại : A. Li, Na B. Na ,K C. K ,Rb D. Rb ,Cs Câu 3 Cho a gam kim loại R có hoá trị II tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl,thu được 8,96lít khí H2 (đktc) và 125 gam dung dịch A có nồng độ 30,4% . a. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl và tìm a . b. Xác định R . c. Tính khối lượng của dung dịch HCl . Câu 4 X là một ôxit của kim loại .Khử hoàn toàn 0,8 gam X thì cần 336ml khí H2 (đktc ) .Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại thu được cho phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 224ml khí H2 ( đktc ) .Công thức hoá học của X là : A. PbO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO Câu 5 Cho m gam kim loại R vào bình chứa 100 ml dung dịch HCl (dư) ,sau phản ứng thu được 0,672 lít khí hiđro ở (đktc),đồng thời khối lượng bình tăng thêm 4,05 gam . a. Tìm m và xác định kim loại R . b. Sau phản ứng phải cần 50 gam dung dịch Ca(OH)2 3,7% để trung hoà axit dư . Xác định CM của dung dịch HCl ban đầu. Câu 6 Cho 1,625 gam muối sắt clorua tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 4,305 gam kết tủa .Xác định công thức hoá học của muối sắt . Câu 7 Hoà tan 2 gam muối cácbonat của kim loại có hoá trị II bằng dung dịch HCl 10% vừa đủ , thu được 448cm3 khí (đktc). a. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng . b. Xác định công thức hoá học của muối . c. Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch . Câu 8 Hoà tan hết 4 gam ôxit của kim loại hoá trị II trong dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thu đựơc dung dịch A .Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B .Nung B đến khối lượng không đổi được chất rắn C .Nung B trong ống chứa khí CO dư ở nhiệt độ cao được 32 gam kim loại . a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra . b. Xác định công thức hoá học của ôxit . c. Tính khối lượng của dung dịch H2SO4 đã dùng và nồng độ phần trăm của dung dịch A . Câu 9 Đun nóng a gam một ôxit sắt trong ống chứa khí CO ,sau phản ứng thu đựơc 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 5,6 gam sắt . a. Tính thể tích khí CO tham gia phản ứng (đktc) . b. Tìm a . c. Xác định công thức hoá học của ôxit sắt . Câu 10 Ôxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5 .Trong hợp chất khí với hiđrô ,R chiếm 91,17% về khối lượng .Xác định công thức hoá học của ôxit cao nhất . Câu 11 RX2 là muối tạo bởi kim loại R có hoá trị II và phi kim X .Cho dung dịch chứa 11,1 gam RX2 tác dụng hết với AgNO3 thu được 28,7 gam kết tủa .Còn nếu cho lượng trên tác dụng với Na 2CO3 dư thì thu được 10 gam kết tủa .Xác định công thức hoá học của RX2 . Câu 12 Để hoà tan 2,4 gam kim loại hoá trị II ,người ta dùng 150 ml dung dịch HCl 2M .Sau phản ứng phải cần 100 ml dung dịch KOH 1M để trung hoà axit dư .Xác định kim loại . Câu 13 Hoà tan 10,6 gam muối cácbonat của kim loại hóa trị I bằng dung dịch H2SO4 0,5M (vừa đủ) thu được dung dịch A và khí B .Cô cạn dung dịch A thu được 14,2 gam muối . a. Tính thể tích khí B thoát ra ở đktc và thể tích của dung dịch H2SO4 đã dùng . b. Xác định công thức hoá học của muối cácbonat. Câu 14 Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3 . Chia A thành 3 phần Nguyễn Hồng Quân 14 Hoá-Sinh 21
  6. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến bằng nhau. + Phần 1 : Đốt cháy hết trong O2 thu được 66,8 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và ôxit của M . + Phần 2 : Hoà tan hết vào dung dịch HCl thu được 26,88 lit khí H2 (đktc) + Phần 3 : Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít khí Cl2 (đktc) Xác định tên kim loại M và khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp . Câu 15 Ôxi hóa một kim loại hoá trị II thu được 4 gam ôxit .Lượng ôxit này có thể tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch HCl 2M .Xác định tên kim loại và khối lượng kim loại đã phản ứng . Câu 16 X là một ôxit sắt.Biết 1,6 gam X tác dụng vừa hết với 30 ml dung dịch HCl 2M .X là ôxit nào của sắt : A. FeO B. Fe2O3 C.Fe3O4 D. Không xác định được . Câu 17 Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi . Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 1:3 .Cho 19,2 gam hỗn hợp A. tác dụng hết với HCl thu đựơc 8,96 lít khí H2 (đktc) .Mặt khác cũng với lượng hỗn hợp trên tác dụng hết với khí Cl2 cần dùng 12,32 lít khí Cl2 (đktc) .Xác định tên kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Câu 18 Đốt cháy hoàn toàn một chất vô cơ A trong không khí thì chỉ thu được 1,6 gam sắt (III) ôxit và 0,896 lít khí sunfurơ (đktc). a) Xác định công thức phân tử của A . b) Viết phương trình hoá học để thực hiện chuỗi chuyển hoá sau: SO2  Muối A1 A A3 Kết tủa A2 Câu 19 Muối A tạo bởi kim loại M hóa trị II và phi kim X hóa trị I .Hòa tan lượng muối A vào nước được dung dịch B ,nếu thêm AgNO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 188% lượng A .Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 50% lượng A .Xác định công thức phân tử của muối A . Câu 20 Cho 1 gam bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian thấy khối lượng bột đãvượt quá 1,41 gam .Nếu chỉ tạo thành một ôxit sắt duy nhất thì đó là ôxit nào sau đây ? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được . Câu 21 Khử hoàn toàn 5,44 gam hỗn hợp oxit của kim loại A và CuO cần dùng 2016 ml khí H2 (đktc) .Cho chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch HCl lấy dư ,thấy thoát ra 1344 ml khí H2 (đktc) . 1. Xác định công thức ôxit của kim loại A .Biết tỉ lệ về số mol Cu và số mol kim loại A trong hỗn hợp ôxit là 1:6 2. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp oxit ban đầu. Câu 22 Hoà tan hết 1,62 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm R và oxit của R vào nước thấy có 0,672 lít khí (đktc) bay ra và thu được dung dịch A.Cho vào dung dịch A ,Vml dung dịch HCl 1M được dung dịch B.Người ta nhận thấy : + Nếu V = 130 ml thì dung dịch B làm xanh quì tím . + Nếu V = 150 ml thì dung dịch B làm đỏ quì tím . Xác định kim loại R và tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu . Câu 23 Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đôỉ vào b gam dung dịch HCl được dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng với HCl dư thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của kim loại M lần lượt là 2,5% và 8,12% . Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E sau đó lọc lấy kết tủa và nung tới khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra .Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng . Câu 24 Có 3,12 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B .Chia X thành 2 phần bằng nhau . + Phần 1 : Hoà tan vừa hết bằng dung dịch HCl 0,2M thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) . + Phần 2 : Tác dụng với dung dịch NaOH dư được 1,344 lít H2 (đktc) và thấy còn một chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng hỗn hợp đã đem phản ứng . Xác định tên A ,B và thể tích của dung dịch HCl đã dùng ? Câu 25 Hỗn hợp X gồm Fe , FeO và Fe2O3 .Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4 .Tính giá trị của m ? Câu 26 Khử hoàn toàn 4,06 gam một ôxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại .Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa .Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 1,176 lít khí H2 (đktc) . 1. Tìm công thức của ôxit kim loại. 2. Cho 4,06 gam ôxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được dung dịch X và có khí SO2 thoát ra .Hãy xác định nồng độ mol của muối trong dung dịch X.(Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng ). Câu 27 Hoà tan hỗn hợp A gồm : Kim loại R (chỉ có hoá trị II) và muối cacbonat của R trong 80 ml dung dịch HNO3 1M thì thu được dung dịch B chỉ chứa một muối và hỗn hợp 2 khí có khối lượng mol trung bình là 45,5 g.Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi nung kết tủa tạo ra đến không đổi được 1 gam chất rắn .Xác định R và thành phần khối lượng của hỗn hợp A. Câu 28 II - Dạng phương pháp giải bài toán bằng lập phương trình ,hệ phương trình : Là dạng toán thiết lập các dữ kiện đầu bài cho như : mol , khối lượng mol ,Tỉ khối Liên hệ với nhau qua các phương trình toán học .Từ đó tổng hợp hệ phương trình rồi tiến hành các phương pháp giải hệ để tìm các dữ kiện đã cho theo yêu cầu của bài toán . Nguyễn Hồng Quân 15 Hoá-Sinh 21
  7. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến * Phương pháp : + Tiến hành đổi các dữ kiện đầu bài cho sẵn qui về số mol ,khối lượng mol , + Nếu đầu bài chưa cho biết số mol chất tham gia phản ứng ta cần đặt ẩn cho số mol chất tham gia phản ứng là : x,y ,z kèm theo điều kiện nếu có .Rồi lập phương trình khối lượng ban đầu . + Viết các phương trình hoá học xảy ra ,theo trình tự của bài toán .Gắn số mol với phương trình  lập các phương trình toán học tiếp theo theo tỉ lệ hệ số của phương trình đã cân bằng (đánh số thứ tự cho mỗi PT lập được theo I ,II ,III ) + Thiết lập hệ phương trình toán học và áp dụng các phương pháp giải hệ phương trình như : Phương pháp cộng (trừ ) đại số 2 vế của PT ,thế nhân tử .Tìm x,y,z + Dựa vào yêu cầu của bài toán đối chiếu kết quả số mol tìm được -> cần phải thoả mãn điều kiện đầu bài -> Tính các kết quả khác khi biết số mol chất . *Lưu ý : + Với mỗi bài toán có đặc thù riêng tuỳ vào điều kiện mà có thể áp dụng các bước theo thứ tự khác nhau.Thông thường với mỗi một giá trị đề bài cho thường có 1 phương trình toán . + Hệ phương trình lập được thường phải có số ẩn ít hơn hoặc bằng số phương trình có trong hệ .Nếu số ẩn lớn hơn số PT có trong hệ phải áp dụng phương pháp biện luận cho từng trường hợp. + Chú ý vận dụng tối đa các phương pháp ,định luật như : - Bảo toàn khối lượng : Tổng khối lượng trước phản ứng = tổng khối lượng các chất sau phản ứng . - Bảo toàn số mol nguyên tố : Tổng số mol nguyên tố A trước phản ứng = tổng số mol nguyên tố A trong các chất sau phản ứng . Số mol nguyên tố = số nguyên tử x số mol chất - Phân tử khối trung bình , phương pháp tăng giảm khối lượng . + Không nhất thiết phải đi từ đầu bài toán lần lượt theo từng dữ kiện đầu bài cho mà có thể từ dữ kiện nhỏ cuối bài . Do vậy cần chú ý đọc kĩ đầu bài ,tìm điểm mấu chốt. + Nếu đầu bài chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau thì số mol của mỗi chất ở trong 2 phần là như nhau. Vì vậy ta chỉ cần đặt số mol của mỗi chất trong phần 1. + Nếu đầu bài chia hỗn hợp thành 2 phần không bằng nhau thì số mol của mỗi chất ở trong 2 phần là khác nhau nhưng tỉ lệ với nhau theo một hệ số nhất định . Vì vậy ta chỉ cần đặt số mol của mỗi chất trong phần 1. Khi đó số mol mỗi chất trong phần 2 tính bằng k lần số mol mỗi chất trong phần 1. + Đối với những bài toán liên quan tới khối lượng dung dịch khi tính toán khối lượng dung dịch cần lưu ý loại bỏ phần khối lượng của các chất kết tủa, các chất rắn không tan trong dung dịch .  Bài tập vận dụng : Câu 1 Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm : Fe ,FeO ,Fe2O3 ,Fe3O4 đun nóng thu được 64 gam sắt .Khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa .Tính m. Câu 2 Một dung dịch A có chứa AlCl3 và FeCl3 .Thêm dần dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch A cho đến dư ,sau đó lọc lấy kết tủa rửa sạch ,sấy khô và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi cân được 2 gam . Mặt khác người ta phải dùng hết 40 ml dung dịch AgNO3 2M mới tác dụng vừa đủ với các muối cloua có trong 50 ml dung dịch A. a. Viết các PTPƯ xảy ra . b. Tính nồng độ mol của AlCl3 và FeCl3 có trong dung dịch A . Câu 3 Ngâm 5,12 gam hỗn hợp gồm Fe ,FeO ,Fe2O3 trong dung dịch CuSO4 dư .Sau khi phản ứng kết thúc ,lọc lấy chất rắn không tan .Để hoà tan lượng chất rắn này cần 80 ml dung dịch HCl 1M .Phản ứng xong vẫn còn 3,2 gam chất rắn màu đỏ không tác dụng với axit .Hãy viết các PTPƯ xảy ra và xác định thành phần % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu . Câu 4 Cho 17,5 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe ,Al ,Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 0,5M ,thu được 11,2 lit khí H2 (đktc) .Thể tích dung dịch axit tối thiểu phải dùng và khối lượng muối khan thu được là : A . 1 lít và 60 gam B. 1,5 lít và 65 gam C. 1 lít và 65,5 gam D. 1,9 lít và 65,5 gam Câu 5 Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Zn và Fe cần vừa đủ 1 lít dung dịch HCl 36,5M (d= 1,19 g/ml ) .Thấy thoát ra một chất khí và thu được 1250 gam dung dịch A .m có giá trị là : A. 16,1 gam B. 8,05 gam C. 13,6 gam D. Kết quả khác . Câu 6 Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong 500 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch Y .Thêm 200 gam dung dịch NaOH 12% vào dung dịch Y .Phản ứng xong đem lọc thu lấy kết tủa làm khô rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn (Các pư xảy ra hoàn toàn).Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong D2. Câu 7 Hòa tan 32 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng một lượng H2SO4 loãng vừa đủ thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch A . a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu . b) Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư ,lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi ta được một chất rắn .Tính khối lượng của chất rắn đó . Câu 8 Nung 7,28 gam bột sắt trong bình chứa đầy không khí thu được hỗn hợp rắn gồm Fe 2O3 và Fe3O4 nặng 10,16 gam Nguyễn Hồng Quân 16 Hoá-Sinh 21
  8. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến .Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . Câu 9 Hòa tan hết 18,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 1M (có khối lượng riêng d=1,65 g/ml) vừa đủ ,thu được dung dịch A và 1,12 lít khí H2 (đktc) . a. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp . b. Tính khối lượng của H2SO4 đã dùng . c. Xác định nồng độ % của chất tan trong dung dịch A . Câu 10 Hòa tan 1,56 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg bằng 200 ml dung dịch HCl 1M ,thu được dung dịch B và 1,792 lít khí H2(đktc) . a. Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit . b. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp A . c. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M .Tính thể tích dung dịch X cần để trung hòa hoàn toàn axit dư trong B . Câu 11 Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng là 9,6 gam được chia thành 2 phần bằng nhau . + Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl ,khuấy đều .Sau khi phản ứng kết thúc ,hỗn hợp sản phẩm thu được làm bay hơi một cách cẩn thận ,thu được 8,1 gam chất rắn khan . + Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước .Sau khi phản ứng kết thúc lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên,lần này thu được 9,2 gam chất rắn khan . a. Viết phương trình hoá học .Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng . b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ôxit trong hỗn hợp M . Câu 12 Cho hỗn hợp gồm 3 chất bột Mg ,Al ,Al2O3 .Lấy 9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc) .Mặt khác cũng với 9 gam hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít khí H2(đktc). a. Viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình thí nghiệm. b. Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp. Câu 13 Cho 27,4 gam kim loại Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp gồm (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 1,92% .Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu đựơc khí A ,kết tủa B và dung dịch C . a. Tính thể tích khí A (đktc). b. Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam chất rắn . c. Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch C. Câu 14 Hỗn hợp A gồm CuO , Fe2O3 và MgO .Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 12 gam A đốt nóng tới dư thu được 10 chất rắn B và khí C. Hấp thụ C bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 14,775 gam kết tủa . 1. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 . 2. Tính % về khối lượng của A biét rằng 12 gam A phản ứng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2M. Câu 15 Hỗn hợp A gồm 3 kim loại là Cu ,Mg và Fe .Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch B, 6,4 gam chất rắn C và 4,48 lít khí H2 (đktc) .Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch NaOH dư sau đó nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 12 gam chất rắn . Tính thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A. Câu 16 Có hỗn hợp gồm Al và Fe thành phần không đổi ,hai dung dịch NaOH và HCl đều cbưa biết nồng độ . Qua thí nghiệm người ta biết . a) Cho 100 ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 3,71 gam Na2CO3 và 20 gam dung dịch NaOH ,đồng thời tạo được 5,85 gam muối ăn . b) Mặt khác 9,96 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với 1,175 lít dung dịch HCl được dung dịch A .Sau khi thêm 800 gam dung dịch NaOH vào dung dịch A ,lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi ,được chất rắn có khối lượng 13,65 gam . 1. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl và nồng độ % của dung dịch NaOH . 2. Tính khối lượng của Fe và Al trong hỗn hợp .Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn . Câu 17 Hoà tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sufat ngậm nước của kim loại M (hoá trị x) vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ được kẻt tủa B .Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi còn lại 4,08 gam chất rắn . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu đựơc 27,84 gam kết tủa BaSO4 . a. Tìm công thức của X . b. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất và thể tích dung dịch NaOH 0,2M ít nhất để không có kết tủa tạo thành . c. Cho 250 ml dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A được 2,34 gam kết tủa . Tính nồng độ mol của dung dịch KOH. Chuyên đề 6 - Bài toán kim loại đẩy kim loại khỏi dung dịch muối  Phương pháp : 1-Những kiến thức cần nắm rõ : - Những kim loại hoạt động hóa học mạnh (trừ Li ,Na ,Ca ,Ba ,K ) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới . * Tổng quát : Kim loại (A) + Muối (B)  Muối (C) + Kim loại (D) VD : 2Al + 3 FeSO4  Al2(SO4)3 + 3Fe Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu Nguyễn Hồng Quân 17 Hoá-Sinh 21
  9. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến - Dãy hoạt động hóa học của kim loại : Li , K , Ba , Ca , Na , Mg , Al , Zn , Fe , Cd , Ni , Sn , Pb , (H) , Cu , Ag , Hg , Pt , Au * Điều kiện : + Kim loại tác dụng mạnh hơn kim loại trong muối . + Muối phải tan trong nước . * Lưu ý : + Khi cho những kim loại tan trong nước ở điều kiện thường vào dung dịch muối thì kim loại đó tác dụng với nước trước -> dung dịch kiềm . Sau đó kiềm sinh ra phản ứng với muối có trong dung dịch . + Các kim loại đứng trước Ag và sau Fe trong dãy hoạt động hóa học kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt III -> 2 muối mới (trong đó một muối sắt II ) VD : Cu + 2Fe(NO 3)3  Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 Fe + 2FeCl3  3 FeCl2 + Các kim loại đứng trước Fe trong dãy hoạt động hóa học một lượng dư kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt III -> muối mới và kim loại mới . Các phản ứng xảy ra theo thứ tự . VD : Al + 3FeCl3  AlCl3 + 3FeCl2 (1) 2Al + 3FeCl2  2AlCl3 + 3Fe (2) + Nếu 2 kim loại cùng tác dụng với một dung dịch muối ,thì thứ tự phản ứng xảy ra ưu tiên kim loại mạnh hơn phản ứng trước với muối ,khi kim loại đó phản ứng hết mới đến kim loại yếu hơn (Nguyên tắc cạnh tranh ). VD : Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch CuSO4 dư .Thứ tự phản ứng xảy ra như sau : 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu (1) Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu (2) + Nếu 1 kim loại tác dụng với một dung dịch gồm 2 muối ,thì phản ứng xảy ra ưu tiên kim loại phản ứng trước với muối của kim loại yếu hơn,khi muối kim loại đó phản ứng hết mới đến muối của kim loại còn lại cần chú ý đến khoảng phản ứng (Biện luận để xét từng trường hợp) VD : Cho kim loại Zn vào dung dịch A gồm AgNO3 , Cu(NO3)2. Thứ tự phản ứng xảy ra như sau : Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2 + 2Ag (1) Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu (2) 2.Bài toán và phương pháp giải : + Đổi các dữ kiện đầu bài ra số mol nếu có thể . + Đặt số mol cho kim loại phản ứng là : x mol (đối với những chất chưa biết số mol tham gia pư) + Viết PTHH theo thứ tự phản ứng ưu tiên . + Liên hệ số mol kim loại phản ứng với số mol muối phản ứng và số mol kim loại ,muối tạo ra theo PT + Tính khối lượng kim loại tan vào dung dịch và khối lượng kim loại tạo ra (phương pháp tăng giảm khối lượng ). So sánh khối lượng kim loại tăng hay giảm bằng hiệu số : m = Khối lượng kim loại tan vào dung dịch – khối lượng kim loại mới tạo ra . - Nếu : m > 0  Khối lượng dung dịch tăng lên  Khối lượng thanh kim loại giảm đi . m < 0  Khối lượng dung dịch giảm đi  Khối lượng thanh kim loại tăng lên . *Lưu ý : + Hiệu số m không thể = 0 do 2 kim loại khác nhau . + Lập PT toán học giải tìm x + Tính các dữ kiện theo yêu cầu của đầu bài . Vd: Nhúng lá sắt nặng 50 gam vào 200ml dung dịch Cu(NO3)21M .Sau một thời gian lấy ra cân lại được 51 gam. a. Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt .Giả sử toàn bộ đồng thoát ra đều bám trên lá sắt . b. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được .Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi. Bài giải : + Số mol của Cu(NO3)2 có trong dung dịch là : n Cu(NO3)2 = 0,2.1=0,2 (mol) + Gọi số mol sắt đã tham gia phản ứng là : x mol PT: Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu x mol x mol x mol x mol + Khối lượng sắt đã phản ứng là : mFe = 56.x (g) + Khối lượng đồng sinh ra là : mCu = 64.x (g) + Khối lượng thanh sắt tăng thêm là : m = 64.x - 56.x = 8.x = 51 - 50 = 1 (g) x= 0,125 (mol) a) Khối lượng đồng sinh ra là : mCu = 64. 0,125 = 8 (g) Nguyễn Hồng Quân 18 Hoá-Sinh 21
  10. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến b) Sau phản ứng dung dịch gồm: {Cu(NO3)2 dư : 0,2 - 0,125 = 0,075 mol : Fe(NO3)2 : 0,125mol} + Nồng độ các chất có trong dung dịch là : 0.075 0.125 C Cu(NO3)2 = = 0.375M C Fe(NO3)2 = = 0.625M 0.2 0.2 *Lưu ý về phương pháp giải: + Vận dụng thành thạo định luật bảo toàn khối lượng ,định luật thành phần không đổi , + Phương pháp tăng giảm khối lượng ,bảo toàn số mol nguyên tố + Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B (kém hoạt động hơn A) . Sau khi lấy thanh kim loại A ra ,khối lượng thanh kim loại A ban đầu sẽ thay đổi do : - Một lượng A tan vào dung dịch . - Một lượng B từ dung dịch được giải phóng bám vào thanh A . - Tính khối lượng tăng (hay giảm) của thanh A phải dựa vào phản ứng cụ thể .  Bài tập vận dụng : Câu 1 Nhúng một lá kẽm vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M.Hỏi sau phản ứng kết thúc ,khối lượng lá kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam. Câu 2 Nhúng một lá sắt nặng 50 gam vào 200ml dung dịch Cu(NO3)21M .Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại được 51 gam. a. Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt .Giả sử toàn bộ đồng thoát ra đều bám trên lá sắt . b. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được .Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi. Câu 3 Ngâm một lá Al trong dung dịch HCl .Sau phản ứng lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch ,rửa sạch ,làm khô thấy khối lượng lá nhôm giảm 5,4 gam so với ban đầu . a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc . b. Sau phản ứng khối lượng bình chứa dung dịch HCl tăng hay giảm bao nhiêu gam . Câu 4 Ngâm một thanh sắt nặng 50 gam vào 250 ml dung dịch CuCl2 .Kết thúc phản ứng lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng tăng 4% .Xác định nồng độ mol của dung dịch CuCl2 . Câu 5 Nhúng một lá kẽm nặng a gam vào dung dịch A chứa 16,64 gam CdSO4 .Sau khi toàn bộ Cd bị đẩy ra và bám hết vào lá kẽm thì khối lượng lá kẽm tăng 2,35% .Tìm a . Câu 6 Ngâm một lá đồng nặng 40 gam vào 170 gam dung dịch AgNO3 10% .Sau một thời gian ,lấy lá đồng ra thì thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 15%. a. Tính khối lượng lá đồng sau phản ứng ,biết bạc thoát ra đều bám vào lá Cu. b. Xác định nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch sau phản ứng . Câu 7 Nhúng một miếng Cađimi (Cd) kim loại nặng 40 gam vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Cu(NO3)2 0,5M và Hg(NO3)2 .Hỏi sau khi Cu và Hg bám hết vào Cd thì khối lượng miếng Cd tăng hay giảm bao nhiêu gam . Câu 8 Có 2 lá kẽm khối lượng như nhau .Một lá được ngâm trong dung dịch CuSO 4 ,một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 .Sau cùng một thời gian phản ứng khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam . a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra . b. Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng hay giảm bao nhiêu gam ? Biết rằng trong 2 phản ứng trên khối lượng kẽm bị hoà tan như nhau. Câu 9 Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl .Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn ,sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí ở đktc .Tính m và V . Câu 10 Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dung dịch muối sunfat của kim loại M có hoá trị II ,nồng độ 16% .Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng ,lấy lá sắt ra khỏi dung dịch ,rửa nhẹ ,làm khô ,cân nặng 51,6 gam .Xác định công thức hoá học muối sunfat của kim loại M . Câu 11 Ngâm một lá nhôm (đã làm sạch lớp ôxit ) trong 250 ml dung dịch AgNO3 0,24M sau một thời gian lấy ra ,rửa nhẹ ,làm khô khối lượng lá nhôm tăng thêm 2,97 gam . a. Tính lượng nhôm đã phản ứng và lượng bạc sinh ra . b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng . Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 12 Nhúng một thanh sắt 11,2 gam vào 200 ml dung dịch đồng II sunfat 0,5 M .Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra ,cô cạn dung dịch được 15,52 gam chất rắn khan . a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm khối lượng từng chất có trong 15,52 gam chất rắn thu được . b. Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng . Câu 13 Ngâm 18,6 gam hỗn hợp Zn ,Fe trong 250 ml dung dịch FeSO4 (vừa đủ) .Kết thúc phản ứng thu được 16,8 gam Fe . a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . b. Xác định nồng độ mol của dung dịch FeSO4. Câu 14 Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch CuSO4 .Sau một thời gian lấy 2 bản kim loại ra trong dung dịch nồng độ mol của ZnSO4 bằng 2,5 lần của FeSO4 .Mặt khác khối lượng của dung dịch giảm 0,11 gam .Tính khối lượng đồng bám trên mỗi bản kim loại . Câu 15 Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml .Sau một thời gian phản ứng ,người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch ,rửa nhẹ ,làm khô cân nặng 2,58 gam . a. Hãy viết phương trình hoá học . b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Câu 16 Cho 12,88 gam hỗn hợp Mg và Fe kim loại vào 700 ml dung dịch AgNO3 .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D.Cho dung dịch NaOH dư vào D ,rồi lấy kết tủa nung trong không khí Nguyễn Hồng Quân 19 Hoá-Sinh 21
  11. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn . Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng. Câu 17 Có 2 thanh kim loại M (có hoá trị II trong hợp chất ).Mỗi thanh nặng 20 gam . 1. Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M .Sau một thời gian phản ứng ,lấy thanh kim loại ra ,đem cân thấy thanh kim loại nặng 21,52 gam .Nồng độ AgNO3 còn lại trong dung dịch là 0,1M.Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại .Xác định kim loại M. 2. Thanh thứ hai được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl3 20%.Sau một thời gian phản ứng ,lấy thanh kim loại ra ,thấy dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl2 bằng nồng độ phần trăm của FeCl3 còn lại .Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ : M + FeCl3 MCl2 + FeCl2 Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch. Câu 18 Lắc m gam bột Mg với 500 ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C .Cho NaOH dư vào dung dịch C được 13,6 gam kết tủa 2 hiđrôxit kim loại . a. Biện luận tìm khả năng phản ứng của bài toán . b. Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A .Biết m = 3,6 gam . Câu 19 Nhúng 2 thanh kim loại R (hoá trị II) có khối lượng như nhau vào dung dịch Cu(NO 3)2 và Pb(NO3)2 .Sau khi số mol muối nitrat của R trong 2 dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh 1 giảm 0,2% .Còn khối lượng thanh 2 tăng 28,4% (Giả sử Cu ,Pb sinh ra đều bám vào thanh R) . a. Viết phương trình phản ứng. b. Xác định kim loại R. c. Nhúng 19,5 gam thanh kim loại R vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Pb(NO3)2 . Sau một thời gian thanh kim loại tan hoàn toàn . Tính khối lượng chất rắn A được tạo ra và khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng . Câu 20 Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian ,thu được chất rắn A và dung dịch B.Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại .Cho B tác dụng với NaOH dư được kết tủa ,nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một ôxit .Tính nồng độ mol của 2 muối trong dung dịch đầu. Câu 21 Trộn dung dịch AgNO3 1,2M vào dung dịch Cu(NO3)2 1,6M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Thêm 1,62 gam Al vào 100 ml dung dịch A thu đựơc chất rắn B và dung dịch C. a) Tính khối lượng chất rắn B? b) Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ B. c) Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch C ,thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D nung nóng đồng thời cho khí CO đi qua ,đến khi chất rắn E có khối lượng không đổi. Hỏi trong E có những chất gì ? Khối lượng là bao nhiêu? Câu 22 Hỗn hợp A gồm Mg và Fe .Cho 5,1 gam A vào 250ml dung dịch CuSO4 .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch C chứa 2 muối.Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa .Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,5 gam chất rắn D . a. Xác định % về khối lượng các chất trong A. b. Xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng. c. Tính thể tích SO2 thu được (đktc) khi cho B tác dụng với H2SO4 đặc nóng Câu 23 Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi .Trộn đều và chia 22,59 gam hỗn hợp A thành 3 phần bằng nhau . + Phần 1: Hoà tan hết bằng dung dịch HCl thu được 3,696 lít khí H2 (đktc). + Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO (đktc). a. Xác định tên kim loại R. b. Cho phần 3 vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 lắc kĩ để Cu(NO3)2 phản ứng hết thu được chất rắn B có khối lượng 9,76 gam .Xác định nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 đã dùng . Câu 24 Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi .Chia A thành 2 phần bằng nhau . + Phần 1: Hoà tan hết bằng dung dịch HCl thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). + Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,344 lít khí NO (đktc). a. Xác định kim loại R và % về khối lượng các chất trong A. b. Cho 2,78 gam A tác dụng với 100 ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu đựơc dung dịch E và 5,84 gam chất rắn D gồm 3 kim loại .Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí H2(đktc).Xác định nồng độ của các muối trong B. Câu 25 Lắc m gam bột Fe với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn B. Tách B thu được nước lọc C. Cho nước lọc C tác dụng với dung dịch NaOH dư,thu được a gam kết tủa 2 hiđrôxit của 2 kim loại.Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn.Cho B gam chất rắn tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí NO (đktc). 1. Lập biểu thức tính m theo a và b? 2. Cho a = 36,8 gam, b = 32 gam , x = 34,4 gam . a) Tính giá trị của m ? b) Tính số mol của mỗi muối trong dung dịch A ban đầu. c) Tính VNO = ? Câu 26 Cho 3,61 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe tác dụng với 100 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 ,khuấy kĩ tới phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Nguyễn Hồng Quân 20 Hoá-Sinh 21
  12. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đâù.Biết hiệu suất các phản ứng là 100%.Số mol của Al và Fe là 0,03 mol và 0,05 mol. Câu 27 Cho 8,3 gam hỗn hợp X ( Al , Fe ) vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M . Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn . B hoàn toàn không tan tron dung dịch HCl . a) Tính khối lượng của B và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X . b) Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 23,6 gam chất rắn D và dung dịch E (màu xanh đã nhạt) . Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa .Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi đựơc 24 gam một chất rắn F .Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y .Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Chuyên đề 7 - Bài toán Muối cácbonat và các hợp chất của cacbon. I - Tính chất hóa học của axit cacbonic , ôxit của cacbon và muối cácbonat : 1) Cacbon: - Cacbon là 1 đơn chất phi kim hoạt động trung bình mang tính khử : tô + Cháy trong ôxi ,phản ứng toả nhiều nhiệt : C + O2  CO2 (ôxi dư hoặc vừa đủ) tô 2C + O2  2CO (ôxi thiếu) ô + Khử một số ôxit kim loại (hoạt động trung bình, yếu) : C + CuO t Cu + CO 2) Oxit của cacbon: (CO , CO2) a) Cacbon oxit: (CO) Là ôxit trung tính có tính khử . - Tính chất hoá học : tô + Tác dụng với O2 : 2CO + O2  2CO2 + Khử một số ôxit của kim loại hoạt động trung bình -> Kim loại + khí cacbonic . tô 3CO + Fe2O3  2Fe + 3CO2 tô - Điều chế : Dùng than khử nước : C + H2O  H2 + CO . b) Cacbonđiôxit: (CO2) Là một ôxit axit + Dung dịch hoà tan CO2 mang môi trường axit yếu . CO2 + H2O H2CO3 + Tác dụng với dung dịch bazơ -> Muối cacbonat . CO2 + NaOH  NaHCO3 CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O + Tác dụng với ôxit bazơ -> Muối cacbonat . CO2 + BaO  BaCO3 tô tô - Điều chế : CaCO3  CaO + CO2 hoặc C + O2  CO2 3)Axit cacbonic: (H2CO3) CO2 + H2O H2CO3 (*) + Axit cacbonic là một axit rất yếu phân li theo 2 nấc, không bền khi sinh ra trong dung dịch bị phân hủy ngay theo PT (*),làm quì tím chuyển màu hồng .Yếu hơn các axit khác như : HCl ,H2SO4 ,HNO3 ,H2SO3 ,CH3COOH nên bị các axit này đẩy ra khỏi muối cacbonat (hiện tượng sủi bọt khí không màu). CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O 2NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O 4 )Muối cacbonat : Là muối của axit cacbonic . Chia thành 2 loại . a) Muối cacbonat: (Muối cacbonat trung hoà) * Tính tan : - Phần lớn các muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối : (Na2CO3 ,K2CO3 ,(NH4)2CO3 ) *Tính chất hóa học : + Tác dụng với dung dịch axit -> Muối ,khí cacbonic và nước . CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O + Tác dụng với dung dịch bazơ -> Muối mới và bazơ mới . Na2CO3 + Ba(OH)2  2NaOH + BaCO3 + Tác dụng với dung dịch muối -> tạo thành 2 muối mới (phản ứng trao đổi). Na2CO3 + MgCl2  MgCO3 + 2NaCl . + Muối không tan bị nhiệt phân hủy -> ôxit bazơ và cacbonic. Nguyễn Hồng Quân 21 Hoá-Sinh 21
  13. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến tô CaCO3  CaO + CO2 b) Muối hiđrôcacbonat: ( Muối axit ) * Tính tan : - Phần lớn các muối hiđrôcacbonat tan trong nước như : (Ba(HCO3)2 ,KHCO3, Mg(HCO3)2 ) *Tính chất hóa học : + Tác dụng với dung dịch axit -> Muối ,khí cacbonic và nước . 2NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O + Muối hiđrôcacbonat tác dụng được với dung dịch kiềm -> Muối cacbonat trung hòa và nước . Ca(HCO3)2 + 2NaOH  CaCO3 + Na2CO3 + H2O. NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O tô + Bị nhiệt phân hủy : Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O II - Bài toán sục khí CO2 ,SO2 vào dung dịch bazơ và phương pháp giải: 1 - Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 , + Khi sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 , Ba(OH)2 có thể có các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (1) CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 (2) CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O (1) BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO3)2 (2) *Hiện tượng : Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2,Ba(OH)2 cho tới dư . Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan -> dung dịch trong suốt. => Khi tính toán cần so sánh số mol CO2 và số mol của 2 dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2. Sau đó biện luận từng trường hợp . 2 + TH1: - Nếu d Ca(OH)2,Ba(OH)2 dư -> chỉ xảy ra phản ứng (1) sản phẩm chỉ tạo 1 muối duy nhất. 2 + TH2: - Nếu d Ca(OH)2,Ba(OH)2 hết ở phản ứng (1),khí CO2 có thể dư hoặc hết -> ngoài phản ứng (1) còn có phản ứng (2) xảy ra tiếp hoà tan kết tủa. - CO2 dư ở cả 2 pư -> dung dịch sau khi các phản ứng kết thúc chỉ chứa muối axit (Ca(HCO3)2) - CO2 dư ở pư (1) và hết ở phản ứng (2)-> dung dịch gồm 1 muối trung hòa và 1 muối axit. (Cần đặt số mol x,y của CO2 đã tham gia ở 2 pư -> rồi lập hệ PT toán học). CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (1) x mol x mol x mol CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 (2) y mol y mol y mol y mol 2 - Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH , KOH , + Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH,KOH có các phản ứng xảy ra: CO2 + NaOH  NaHCO3 x mol x mol x mol CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O y mol 2y mol y mol + Đối với bài toán dạng này cần đặt số mol CO2 phản ứng là x,y cho cả 2 pư ->Lập hệ phương trình tìm x,y. *Lưu ý : - Trong khi giải toán cần áp dụng các định luật : + Định luật bảo toàn số mol nguyên tố cacbon. + Định luật bảo toàn khối lượng. - Đối với khí SO2 tính toán và phương trình tương tự như đối với CO2 .  Bài tập vận dụng : Câu 1 Nung nóng 28,6 gam tinh thể muối Natri cacbonat ngậm nước đến khi khối lượng không đổi ,được chất rắn cân nặng 10,6 gam .Xác định công thức của muối ngậm nước . Câu 2 Cho dung dịch H2SO4 50% tác dụng với 9,1 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 thu được 2,016 lit khí (đktc) .Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp và khối lượng axit cần dùng . Câu 3 Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không thay đổi được 69 gam chất rắn .Xác định % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp . Câu 4 Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam muối cácbonat kim loại hóa trị II được chất rắn A và khí B .Dẫn toàn bộ khí B vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M được 19,7 gam kết tủa . a. Tính khối lượng chất rắn A . b. Xác định công thức muối cácbonat. Câu 5 Nung 20 gam đá vôi cho đến lượng không đổi ,dẫn sản phẩm khí vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 2M .Tính lượng muối thu được sau phản ứng . Nguyễn Hồng Quân 22 Hoá-Sinh 21
  14. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến Câu 6 Tính khối lượng chất tan thu được khi cho 3,36 lít cacbon đioxit (đktc) vào 50 gam dung dịch NaOH 12%. Câu 7 Dẫn 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 90 ml dung dịch KOH 1M .Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được a gam chất rắn . Tìm a ? Câu 8 Nung 25 gam hỗn hợp A gồm NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 17,25 gam chất rắn . a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. b. Phải cần bao nhiêu lít khí CO2 (đktc) và bao nhiêu gam dung dịch NaOH 16% để tạo ra dung dịch chứa 25 gam hỗn hợp A . Câu 9 Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M .Sau phản ứng thu được 30 gam kết tủa .Tìm V ? Câu 10 Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước thu được dung dịch A . a) Cho 1,68 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A . Hỏi có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành? b) Nếu cho khí CO2 qua dung dịch A và sau khi kết thúc phản ứng thấy có 1,2 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít khí CO2 đã tham gia phản ứng . (Các thể tích khí đo ở đktc) Câu 11 Dẫn 2,464 lít CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5 M ,thu được dung dịch chứa 11,44 gam hỗn hợp muối .Tính khối lượng mỗi muối và thể tích dung dịch NaOH đã dùng . Câu12 Hòa tan 5,6 gam canxi oxit vào nước được dung dịch A . a. Tính khối lượng kết tủa thu được khi hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2(đktc) vào dung dịch A. b. Dẫn V lít CO2(đktc) vào dung dịch A ,kết thúc phản ứng thu đươc 2 gam kết tủa .Tìm V Câu 13 Dẫn 4,48 lít hỗn hợp N2 và CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7 gam kết tủa .Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp . Câu14 Cho 1 lít hỗn hợp khí ở (đktc) gồm CO và CO2 đi qua 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,08M .Thu được 1,97 gam chất kết tủa .Xác định thành phần % theo thể tích của CO và CO2 trong hỗn hợp khí ? Câu15 Nung 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có ôxi tạo ra hỗn hợp kim loại và khí CO2 .Toàn bộ lượng khí sinh ra dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư ,phản ứng xong thu được 7,5 gam kết tủa màu trắng . a. Tính khối lượng mỗi ôxit trong hỗn hợp ban đầu và khối lượng của mỗi kim loại thu được sau phản ứng . b. Tính khối lượng cacbon cần dùng cho phản ứng khử các ôxit . Câu 16 Cho a mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b mol NaOH .Lập biểu thức tính khối lượng muối sinh ra theo a và b. Câu 17 Có một hỗn hợp A gồm CaCO3 ,MgCO3 và Al2O3 cân nặng 0,602 gam .Hoà tan A vào 50 ml dung dịch HCl 0,5M .Để trung hoà lượng axit dư cần 41,4 ml dung dịch NaOH 0,2M .Khí CO2 thoát ra ngoài khi hoà tan A hấp thụ vào 93,6 ml dung dịch NaOH có nồng độ a% (d=1,0039g/ml),sau đó thêm lượng dư dung dịch BaCl2 ,thấy tạo ra 0,788 gam kết tủa và khi đun sôi lại tạo thêm được 0,134 gam kết tủa nữa .Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn .Hãy cho biết . a. Thành phần % các chất trong A . b. Tính a? Câu 18 Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam một muối hiđrôcacbonat của kim loại R có hoá trị không đổi được chất rắn A, hỗn hợp (khí và hơi ) B .Cho B từ từ qua dung dịch chứa 100 ml Ca(OH)2 0,7M thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam đồng thời có 4 gam kết tủa xuất hiện .Xác định công thức của muối hiđrôcacbonat. Câu 19 Cho 44 gam hỗn hợp muối NaHCO3 và NaHSO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí ,thu được hỗn hợp khí A và 35,5 gam muối Na2SO4 duy nhất .Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi đối với hiđrô là 21 .Dẫn hỗn hợp khí B qua xúc tác V2O5 ở nhiệt độ thích hợp ,sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất khí có tỉ khối đối với hiđrô là 22,252 .Viết các phương trình hoá học và tìm thành phần phần trăm về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C . Câu 20 Khi cho m gam hỗn hợp Mg , MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm H 2 ,CO2 .Cho khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch NaOH 2M .Sau phản ứng thu được 50,4 gam chất rắn khan .Tính m? Câu 21 Cho 30 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư ,toàn bộ khí sinh ra cho lội qua 250 ml dung dịch NaOH 2M đủ để tạo thành dung dịch X. a. Tính khối lượng các muối có trong dung dịch X. b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 1M (d=1,25 g/ml) cần dùng để tác dụng vừa đủ với X.(tạo muối trung hoà ) Câu 22 Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3 cho đến khi không còn khí thoát ra ,thu được 3,25 gam chất rắn B và khí C .Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 thu được 7,88 gam kết tủa .Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thành thêm 3,94 gam kết tủa .(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn ). Xác định m và nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng. Câu 23 Hỗn hợp X gồm 2 muối Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng là 35 gam .Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8 lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa 2 muối trên thì có 2,24 lít khí CO2 bay ra (đktc) và dung dịch Y .Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa A. a. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp X và khối lượng kết tủa A. b. Thêm x gam NaHCO3 vào hỗn hợp X được hỗn hợp X’ .Cùng làm thí nghiệm như trên thì thể tích HCl 0,5M thêm vào vẫn là 0,8 lít dung dịch thu được là Y’ và kết tủa A’ nặng 30 gam.Tính thể tích CO2 và xgam đã thêm vào X? Câu 24 Có hai dung dịch Na2CO3 (dung dịch 1 và dung dịch 2) .Trộn 100 gam dung dịch 1 với 150 gam dung dịch 2 được dung dịch A ,cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 3,92 lít khí (đktc) .Nếu trộn 150 gam dung dịch 1 với 100 gam dung dịch 2 được dung dịch B tiến hành thí nghiệm như trên thì thu được 3,08 lít khí (đktc) . 1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch 1 ,dung dịch 2 ,dung dịch B. 2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na2SO4 thu được khi cho dung dịch 2 tác dụng với dung dịch H2SO4 theo tỉ lệ số mol H2SO4 : Na2CO3 là 1: 1. 2 Câu 25 Dung dịch M chứa 2 muối : K2CO3 và KHCO3 .Tiến hành thí nghiệm với d M .Lấy 2 phần dung dịch M bằng nhau . + Phần 1: Cho vào dung dịch CaCl2 lấy dư ,thu được 7 gam kết tủa. Nguyễn Hồng Quân 23 Hoá-Sinh 21
  15. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến + Phần 2: Cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư ,thu được 10 gam kết tủa. 1. Tính nồng độ mol dung dịch M nếu thể tích dung dịch là 200 ml . 2. Tính thể tích khí CO2 (đktc) và nồng độ dung dịch KOH dùng để điều chế 200 ml dung dịch M (Coi thể tích dung dịch KOH bằng thể tích dung dịch M). Câu 26 Hỗn hợp A gồm Na2CO3 và BaCO3 .Hoà tan A trong 500 ml dung dịch Ba(HCO3)2 được dung dịch C và phần không tan B .Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau : + Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2 được 2 gam kết tủa . + Phần 2: Tác dụng vừa hết với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Cho phần không tan B tác dụng với lượng dư dung dịch HCl .Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M .Sau phản ứng lọc tách kết tủa ,cho dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch NaOH dư ,thu được 1,97 gam kết tủa .Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A và nồng độ mol/l của dung dịch Ba(HCO3)2. Câu 27 Hoà tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào 55,44 gam nước thu được 55,44 ml dung dịch (d = 1,0822g/ml) ,bỏ qua sự biến đổi thể tích . Cho từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch trên cho đến khi thoát ra 1,1 gam khí thì dừng lại. Dung dịch thu được cho tác dụng với nước vôi trong tạo ra 1,5 gam kết tủa khô . a) Tính m? b) Tính C% của mỗi muối trong dung dịch ban đầu . c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M. d) Từ dung dịch ban đầu muốn điều chế một dung dịch muối có nồng độ mỗi muối là 10% thì phải hoà tan mỗi muối bao nhiêu gam . Câu 28 Đốt cháy hoàn toàn m gam than chứa 4% tạp chất trơ thì thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 .Cho khí A đi từ từ qua ống sứ nung nóng đựng 46,4 gam Fe3O4 . Khí ra khỏi ống sứ bị hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo ra 39,4 gam kết tủa .Đun nóng tiếp dung dịch nứơc lọc lại thu thêm 29,55 gam kết tủa nữa .Chất B còn lại trong ống sứ được hoà tan vừa đủ trong 660 ml dung dịch HCl 2M và thấy thoát ra 1,344 lít khí (đktc) . 1. Tính m ? o 2. So sánh khối lượng của V lít khí A với khối lượng của V lít khí H2 (ở cùng điều kiện t ,p) 3. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng . Câu 29 Cho hỗn hợp gồm MgCl2 , BaCO3 , MgCO3 tác dụng vừa đủ với m (g) dung dịch HCl 20% thu được khí A và dung dịch B .Cho B tác dụng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa và dung dịch C. Lọc kết tủa rửa sạch sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 0,6 gam chất rắn .Cô cạn nước lọc thu được 3,835 gam muối khan .Nếu cho khí A vào bình đựng 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì được 0,5 gam kết tủa . a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp . b) Tính m (g) dung dịch HCl 20% đã dùng . (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn) Câu 30 Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 1,792 lít hỗn hợp khí A gồm : CO , CO2 , H2 ở (đktc).Tỉ khối của A so với H2 là 7,875. 1. Tính % về thể tích của A. 2. Chia A thành 2 phần bằng nhau : a. Hấp thụ phần 1 bằng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 được 0,394 gam kết tủa .Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 . b. Phần 2 được dẫn qua ống sứ chứa ôxit của kim loại M thì phản ứng vừa đủ .Hoà tan kim loại thu được trong dung dịch HCl dư giải phóng 0,504 lít H2 (đktc) .Xác định công thức ôxit của M. Chuyên đề 8 - Bài toán về sắt và các hợp chất của sắt. I-Tính chất hóa học của sắt và các hợp chất của sắt : 1) Sắt : (Fe) Là kim loại dễ nhiễm từ , có tính khử trung bình . tô a. Tác dụng với ôxi : + VD: 3Fe + 2O2  Fe3O4 (*) b. Tác dụng với hầu hết các phi kim hoạt động khi đun nóng -> tạo muối Sắt (III) : tô +VD : 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 ô - Với các phi kim hoạt động yếu -> muối Sắt (II) : +VD : Fe + S t FeS c. Tác dụng với axit loãng  muối Sắt (II) + H2 : + VD : Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 d. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn  muối Sắt (II) + KL: +VD : Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag *Lưu ý : Khi cho sắt tác dụng với dung dịch muối Sắt (III) phản ứng tạo thành dung dịch muối Sắt (II): Fe + Fe2(SO4)3  3FeSO4 e. Tác dụng với axit có tính oxi hoá mạnh (H2SO4 đặc nóng ,HNO3 loãng ,đặc nóng ) -> ôxi hoá thành muối Sắt (III). *Tác dụng với H2SO4 đặc ,nóng -> Khí không màu, mùi hắc thoát ra (SO2). tô 2Fe + 6H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + 3SO2  + 6H2O *Tác dụng với HNO3 -> Muốí Sắt (III) nitrat + ( N2O , N2 , NO ,NO2 , NH4NO3 ) + H2O. Nguyễn Hồng Quân 24 Hoá-Sinh 21
  16. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến - Nếu xuất hiện khí không màu thoát ra ,khí đó có thể là (N2O , N2) tô PT : 8Fe + 30HNO3 loãng  8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O - Nếu xuất hiện khí không màu thoát ra sau đó hoá nâu ngoài không khí ,khí đó là (NO) tô PT : Fe + 4HNO3 đặc  Fe(NO 3)3 + NO + 2H2O 2NO + O2  2NO2 (nâu đỏ) - Nếu xuất hiện khí nâu đỏ ,khí đó là (NO2) tô PT : Fe + 6HNO3 đặc  Fe(NO 3)3 + 3NO2 + 3H2O . - Nếu cho kim loại Sắt tác dụng với HNO3 thu được 2 muối,trong đó phải có 1 muối là NH4NO3 tô PT : 8Fe + 30HNO3 loãng  8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O . 2 =>Lưu ý : Sắt không phản ứng với D HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. *Điều chế : - Dùng các chất khử mạnh như : H2 , Al , C , CO để khử các ôxit Sắt ở nhiệt độ cao hoặc điện phân dung dịch muối Sắt (II) 2) Các ôxit của Sắt : (FeO, Fe3O4 , Fe2O3) + Là những ôxit bazơ không tan trong nước : - Tác dụng với dung dịch axit không có tính ôxi hoá ( HCl ,H2SO4 loãng) -> Muối tương ứng và nước FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O. Fe2O3 + 3H2SO4 (l)  Fe2(SO4)3 + 3H2O. Tổng quát : FexOy + 2yHCl  xFeCl2y/x + yH2O . 2FexOy + 2yH2SO4 loãng  xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O . =>Lưu ý : Sắt từ ôxit (Fe3O4 hoặc có thể viết FeO.Fe2O3) tác dụng với dung dịch axit không có tính ôxi hoá cho dung dịch 2 muối trong đó có 1 muối Sắt (II) và 1 muối Sắt (III). Fe3O4 + 4H2SO4 (l)  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O - Tác dụng với dung dịch axit có tính ôxi hoá ( HNO3 nóng , H2SO4 đặc ,nóng) đều bị ôxi hoá lên muối Sắt (III) *Tác dụng với H2SO4 đặc Sắt (III) sufat + Khí không màu, mùi hắc thoát ra (SO2) + H2O . tô 2FeO + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O . tô 2 Fe3O4 + 10H2SO4 đặc  3Fe2(SO4)3 + SO2  + 10H2O . Fe2O3 + 3H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + 3H2O tô Tổng quát : 2FexOy + (6x - 2y)H2SO4  xFe2(SO4)3 + (3x – 2y) SO2 + (6x - 2y)H2O . *Tác dụng với HNO3 -> Muối Sắt (III) nitrat + ( N2O , N2 , NO ,NO2 , NH4NO3 ) + H2O. tô PT : 8FeO + 26HNO3 loãng  8Fe(NO3)3 + N2O + 13H2O . tô 3Fe3O4 + 28HNO3 đặc  9Fe(NO 3)3 + NO + 14H2O . tô Tổng quát : 3FexOy + (12x - 2y)HNO3  3xFe(NO3)3 + (3x – 2y) NO + (6x - y)H2O . - Bị khử những chất khử ở nhiệt độ cao như : CO , C , H2 , Al , Phản ứng khử xảy ra theo cơ chế khử từ : Fe2O3  Fe3O4  FeO  Fe tô PT : 3CO + Fe2O3  2Fe + 3CO2 . tô Tổng quát : yCO + FexOy  xFe + yCO2 . tô yH2 + FexOy  xFe + yH2O . tô 2yAl + 3FexOy  yAl2O3 + 3xFe *Lưu ý : Nếu đầu bài chỉ cho biết khử ôxit Sắt ta coi ôxit bị khử về Sắt . tô + Điều chế : 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O . tô tô Fe(OH)2  FeO + H2O . hay 3Fe + 2O2  Fe3O4 3) Sắt (II) hiđrôxit Fe(OH)2) , Sắt (III) hiđrôxit Fe(OH)3) + Là những bazơ (Fe(OH)2 màu lục nhạt), (Fe(OH)3 màu nâu đỏ) không tan trong nước: - Tác dụng với dung dịch axit -> Muối Sắt tương ứng và nước Fe(OH)2 + 2HCl  FeCl2 + 2H2O . Nguyễn Hồng Quân 25 Hoá-Sinh 21
  17. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến 2Fe(OH)3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 6H2O . *Lưu ý : Từ Fe(OH)2 có thể chuyển thành Fe(OH)3 khi nung Fe(OH)2 trong không khí theo phản ứng : tô 4Fe(OH)2lục nhạt + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3nâu đỏ tô - Bị nhiệt phân huỷ -> Ôxit Sắt tương ứng và nước : 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O tô Fe(OH)2  FeO + H2O 4) Muối của Sắt : - Gồm 2 loại chính : Muối Sắt (II) và muối Sắt (III) a- Muối Sắt (II) : (Có màu lục nhạt ) - Chia thành 2 loại : *Muối sắt (II) không tan trong nước: FeS , FeS2 , FeCO3 , . - Tác dụng với dung dịch axit không có tính ôxi hoá : (HCl , H2SO4 loãng ) FeS + H2SO4 loãng FeSO4 + H2S (Phản ứng dùng để điều chế H2S) FeS2 + H2SO4 loãng FeSO4 + H2S + S (Phản ứng dùng để điều chế S) FeCO3 + 2HCl  FeCl2 + CO2 + H2O . - Tác dụng với dung dịch axit có tính ôxi hoá : (HNO3 , H2SO4 đặc ) 3FeCO3 + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2O . 2FeCO3 + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O . FeS + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO + H2SO4 + 2H2O . tô - Tác dụng với ôxi dư: 4FeS + 7O2  2Fe2O3 + 4SO2 . tô Nung FeCO3 trong điều kiện không có không khí : FeCO3  FeO + CO2 . tô Nung FeCO3 trong điều kiện có không khí dư : 4FeCO3 + O2  2Fe2O3 + 4CO2 . tô Nung FeCO3 trong bình chứa H2 dư : 4FeCO3 + H2  Fe + CO2 + H2O . *Muối sắt (II) tan trong nước: FeCl2 , FeSO4 , Fe(NO3)2 , . - Các muối Sắt (II) dễ bị thuỷ phân trong môi trường nước cho dung dịch có tính axit yếu (làm nhạt màu quì tím chuyển sang hồng )(PH<7). - Tác dụng với ôxi : Sục ôxi vào dung dịch muối Sắt (II) Muối Sắt (III) + Fe(OH)3 12FeCl2 + 3O2 + 6H2O  4Fe(OH)3 + 8FeCl3 - Tác dụng với dung dịch kiềm : FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2 + Na2SO4 - Khi cho kim loại đứng trước Sắt trong dãy hoạt động hoá học (trừ kim loại tan trong nước)vào dung dịch muối Sắt (II) muối mới và kim loại Sắt: 2Al + 3FeSO4  Al2(SO4)3 + 3Fe - Tác dụng với dung dịch NH3 : Fe(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O  Fe(OH)2 + 2NH4NO3 . - Tác dụng với dung dịch muối : FeCl2 + Na2S  FeS + 2NaCl . - Dung dịch muối Sắt (II) có khả năng làm mất màu nước Clo hoặc nước Brôm muối Sắt (III) : 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 2FeSO4 + Br2  2FeSO4Br VD: Hoà tan 7,2 gam FeO vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A.Sục khí Cl2 tới dư vào A, đem cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan . Tính m ? - Dung dịch muối Sắt (II) làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4)trong môi trường axit: tô 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O. tô 10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4  5Fe2(SO4)3 + 6MnSO4 + 10Cl2 + 3K2SO4 + 24H2O. *Lưu ý : Nhận biết dung dịch muối Sắt (II) bằng dung dịch kiềm hoặc nước Br2 ,KMnO4. b - Muối Sắt (III) : (Có màu nâu đỏ) + Không tồn tại muối Sắt : Fe2(CO3)3 ,Fe2(SO3)3 , - Chia thành 2 loại : *Muối sắt (III) không tan trong nước: Fe2S3 , Fe2(SiO3)3 , FePO4 , - Tác dụng với dung dịch axit không có tính ôxi hoá : (HCl , H2SO4 loãng ) Fe2S3 + 3H2SO4 loãng  Fe2(SO4)3 + 3 H2S. (Phản ứng dùng để điều chế H2S) *Muối sắt (III) tan trong nước: FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe2(SO4)3, + Các muối Sắt (III) tan dễ bị thuỷ phân trong môi trường nước cho dung dịch có tính axit yếu (làm nhạt màu quì tím chuyển sang hồng )(PH<7) : - Tác dụng với dung dịch kiềm : Fe2(SO4)3 + 6NaOH  2Fe(OH)3nâu đỏ + 3Na2SO4 . Nguyễn Hồng Quân 26 Hoá-Sinh 21
  18. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến - Tác dụng với kim loại đứng trước Ag trong dãy hoạt động hoá học của kim loại : Cu + 2Fe(NO3)3  Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 Fe + 2FeCl3  3 FeCl2 *Lưu ý : - Giữa muối Sắt (II) và muối Sắt (III) có mối quan hệ chuyển hoá : Fe (II) Fe (III) II - Bài toán và phương pháp giải: * Lưu ý : - Đối với bài toán có sắt hoặc muối sắt tác dụng với dung dịch axit hoặc kiềm cần nắm rõ axit, kiềm cho dư hay phản ứng hết , nung kết tủa trong chân không hay trong không khí .Viết PTPƯ theo thứ tự nếu không rõ ràng cần biện luận , - Sau mỗi phản ứng hoặc hệ phản ứng cần xác định rõ: Chất còn dư , chất hết , sản phẩm tạo thành, với số mol là bao nhiêu ? Chú ý vận dụng phương pháp bảo toàn số mol nguyên tố sắt . - Nếu đầu bài cho biết tỉ lệ về khối lượng của các chất trong hỗn hợp cần chuyển về tỉ lệ theo số mol, sau đó đặt số mol của 1 chất rồi suy ra số mol của các chất còn lại . - Đối với các bài toán khử sắt ôxit cần chú ý tới hiệu suất khử đã đạt 100% chưa, sản phẩm thu được có phải chỉ có Sắt hay không . - Trong các phản ứng giữa Sắt và các hợp chất của Sắt (II) với dung dịch axit có tính ôxi hoá thì kim loại Sắt luôn bị ôxi hóa lên hoá trị cao nhất là Sắt (III). - Đối với các bài toán yêu cầu xác định công thức của oxit Sắt cần đưa về tỉ lệ x/y, lấy giá trị phần nguyên nhỏ nhất của tỉ số x/y  công thức cần tìm .  Bài tập vận dụng : Câu 1 Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam bột sắt trong oxi dư. Chất rắn thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl được dung dịch A. Cho NaOH dư vào A. Kết tủa thu được đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Khối lượng cuả chất rắn thu được là : A. .23 gam B. 32 gam C. 34 gam D. 35 gam Câu 2 Cho 3,44 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch A .Cho NaOH dư vào A ,lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 4 gam. Khối lượng Fe và Fe 3O4 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là : A. 2,32 g và 2,8 g B. 1,12 g và 2,32 g C. 3,23g và 2,8 g D. 2,8 g và 2,32 g. Câu 3 Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl. Sau khi cô cạn được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl như trên thì thu được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí H2(đktc) . Tính a và b ? Câu 4 Một hỗn hợp gồm Fe , FeO , Fe2O3 . Lấy 0,4 gam X cho tác dụng với HCl dư thu được 56 ml khí H2 (đktc) .Đem khử 1 gam hỗn hợp X bằng H2 thì thu được 0,2115 gam H2O . a) Tính % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp . b) Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5M phải dùng để hoà tan hết 1 gam hỗn hợp X trên ,phản ứng cho khí NO Câu 5 Hoà tan một khối lượng m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng. Thu được dung dịch A và khí B .Cho khí B hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch A thu được 120 gam muối khan. Xác định công thức của FexOy . Câu 6 Để m gam phôi bào sắt A ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp rắn B gồm : Fe , FeO , Fe3O4 , Fe2O3 .Hoà tan B bằng dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO duy nhất ở (đktc) .Viết các phương trình phản ứng và tính m ? Câu 7 Hoà tan hoàn toàn 7,2 gam một ôxit sắt FexOy cần 69,52 ml dung dịch HCl 10% có khối lượng riêng d= 1,05 g/ml .Xác định công thức hoá học của ôxit sắt . Câu 8 Cho m gam hỗn hợp A gồm : Fe3O4 ,FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí B gồm 2 khí (đktc) .Tỉ khối của B so với H2 bằng 22,6 .Tính m ? Câu 9 Cho X lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng a gam Fe2O3 đốt nóng. Giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3  Fe. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Yđi qua ống sứ có tỉ khối so với H2 là 17,5 . Nếu hoà tan chất rắn còn lại trong ống sứ thì thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M .Còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn khối lượng của chất rắn B là 8,48 gam. a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp Y. b. Tính X và a? Câu 10 Cho V lít CO qua ống sứ đựng 5,8 gam một ôxit của Sắt nóng đỏ một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch C và 0,78 lít khí NO (đktc). Cô cạn C thu được 18,15 gam một muối khan. Nếu hoà tan hoàn toàn B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 0,672 lít khí (đktc). 1. Xác định công thức của ôxit Sắt và tính thành phần % các chất trong B. 2. Tính V và tính % theo thể tích các khí trong A. Biết tỉ khối của A so với H2 bằng 17,2. 3. Nếu không hoà tan B bằng dung dịch HNO3 Câu 11 Hoà tan hết 22,4 gam bột Fe trong 500 ml dung dịch HCl 2M . Cho luồng khí Cl2 qua dung dịch . Đun nóng đựơc dung dịch A . Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được hỗn hợp 2 kết tủa . Nung hỗn hợp này ngoài không khí được chất rắn có khối lượng giảm 15,12% so với khối lượng kết tủa tạo thành . Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A. Câu 12 ôxi hoá hoàn toàn 4,368 gam bột Fe thu được 6,096 gam hỗn hợp X gồm 2 ôxit của sắt. Chia X làm 3 phần bằng nhau. 1) Cần bao nhiêu lít H2 (đktc) để khử hoàn toàn các ôxit trong phần 1. 2) Tính thể tích khí NO duy nhất thoát ra ở (đktc) khi hoà tan hoàn toàn phần thứ 2 bằng dung dịch HNO3 loãng. 3) Phần thứ 3 trộn với 10,8 gam bột nhôm rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%) .Hoà tan hỗn hợp thu đựơc sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư.Tính thể tích khí thoát ra ở (đktc). Nguyễn Hồng Quân 27 Hoá-Sinh 21
  19. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến Câu 13 Cho hỗn hợp bột Fe và Cu vào bình chứa 200ml dung dịch H2SO4 loãng ,dư thu được 4,48 lít H2 (đktc), dung dịch A và 1 chất không tan B. Để ôxi hoá các sản phẩm trong bình người ta thêm vào đó 20,2 gam KNO3 .Sau khi phản ứng xảy ra thu được 1 chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch C. Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch cần 200 ml dung dịch NaOH 2M. a. Tính khối lượng của các kim loại và thể tích khí không màu. b. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 . Câu 14 Cho 76,72 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với V ml dung dịch HNO3 4M đun nóng thu được dung dịch B, 6,272 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm NO và N2O .có tỉ khối với H2 bằng 16 , còn lại 7,28 gam chất rắn không tan .Lọc, rửa để tách chất rắn đó, thu được dung dịch D .Hoà tan chất rắn trong lượng dư dung dịch HCl đun nóng thấy tan hết và thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) . a. Tính % khối lượng các chất trong A. b. Khi cô cạn dung dịch D thì thu được bao nhiêu gam muối khan. c. Tính V? Câu 15 Hỗn hợp A gồm : Fe ,FeO ,Fe3O4 trộn với nhau theo tỉ lệ về khối lượng 7:3,6:17,4 .Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B .Lấy 1/2 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C.Lấy 1/2 dung dịch B cho khí Cl2 đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,đun nóng thêm NaOH tới dư ,thu được kết tủa D. Kết tủa C và D có khối lượng chênh lệch nhau 1,7 gam .Nung D + C trong không khí thì thu được m gam chất rắn E .Viết các phương trình phản ứng .Tính khối lượng các chất trong A và tính m? Câu 16 Chuyên đề 9 - Bài toán về nhôm và các hợp chất của nhôm. I-Tính chất hóa học của nhôm và các hợp chất của nhôm : 1) Nhôm : (Al) tô a. Tác dụng với ôxi : 4Al + 3O2  2Al2O3 (*) tô b. Tác dụng với phi kim : 2Al + 3Cl2  2AlCl3 c. Tác dụng với axit loãng : 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 d. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn : Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3Ag *Lưu ý : Khi cho nhôm tác dụng với dung dịch muối sắt (III) Thứ tự các phản ứng xảy ra như sau : 2Al + 3Fe2(SO4)3  Al2(SO4)3 + 6FeSO4 (1) Nếu Nhôm dư thì tiếp tục xảy ra phản ứng : 2Al + 3FeSO4  Al2(SO4)3 + 3Fe (2) e. Tác dụng với dung dịch kiềm : 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2 NaAlO2 là muối của axit HAlO2 (aluminic )là axit rất yếu nên bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi muối : NaAlO2 + CO2 + 2H2O  Al(OH)3 + NaHCO3 (Phản ứng trên dùng để điều chế Al(OH)3 từ muối aluminat) f. Tác dụng với axit có tính oxi hoá mạnh (H2SO4 đặc nóng ,HNO3 loãng ,đặc nóng ) *Tác dụng với H2SO4 đặc ,nóng -> Khí không màu, mùi hắc thoát ra (SO2). tô 2Al + 6H2SO4 đặc  Al2(SO4)3 + 3SO2  + 6H2O *Tác dụng với HNO3 -> Muối nhôm nitrat + ( N2O , N2 , NO ,NO2 , NH4NO3 ) + H2O. - Nếu xuất hiện khí không màu thoát ra ,khí đó có thể là (N2O , N2) tô PT : 8Al + 30HNO3 loãng  8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O - Nếu xuất hiện khí không màu thoát ra sau đó hoá nâu ngoài không khí ,khí đó là (NO) tô PT : Al + 4HNO3 đặc  Al(NO 3)3 + NO + 2H2O 2NO + O2  2NO2 (nâu đỏ) - Nếu xuất hiện khí nâu đỏ ,khí đó là (NO2) tô PT : Al + 6HNO3 đặc  Al(NO 3)3 + 3NO2 + 3H2O - Nếu cho kim loại nhôm tác dụng với HNO3 thu được 2 muối,trong đó phải có 1 muối là NH4NO3 tô PT : 8Al + 30HNO3 loãng  8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O 2 =>Lưu ý : Nhôm không phản ứng với D HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. g. Phản ứng nhiệt nhôm : -Khái niệm: Quá trình dùng kim loại nhôm khử các ôxit của các kim loại hoạt động yếu hơn ở nhiệt độ cao gọi là phản ứng nhiệt nhôm. tô VD : 2Al + 3CuO  Al2O3 + 3Cu Nguyễn Hồng Quân 28 Hoá-Sinh 21
  20. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến tô 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe tô 2yAl + 3FexOy  yAl2O3 + 3xFe - Điều kiện để có phản ứng : + Kim loại trong ôxit hoạt động hoá học kém nhôm (Đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hoá học ) + Ôxit tạo thành phải bền nhiệt hơn các ôxit tham gia . Dpncô *Điều chế Nhôm : - Điện phân muối Nhôm clorua nóng chảy : 2AlCl3  2Al + Cl2 Dpncô - Điện phân nóng chảy Nhôm ôxit (có criolit Na3AlF6 ): 2Al2O3  4Al + 3O2 2)Nhôm ôxit:(Al2O3) + Là một ôxit lưỡng tính rất bền : - Tác dụng với dung dịch axit -> Muối và nước Al2O3 + 3H2SO4 (l)  Al2(SO4)3 + 3H2O. - Tác dụng với dung dịch kiềm -> Muối aluminat và nước . Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O tô + Điều chế : 2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O 3)Nhôm hiđrôxit: (Al(OH)3) + Là 1 hiđrôxit lưỡng tính dạng keo trắng không tan trong nước: - Tác dụng với dung dịch axit -> Muối nhôm và nước 2Al(OH)3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 6H2O - Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh -> Muối aluminat và nước . Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O *Lưu ý : Al(OH)3 không tan trong dung dịch bazơ yếu như : NH4OH , Na2CO3, 4) Muối của nhôm: - Phân thành 2 loại : a- Muối nhôm thường : VD : AlCl3 , Al2(SO4)3 , Al(NO3)3 . + Các muối trên có thể ở dạng khan hoặc muối ngậm nước. + Không tồn tại muối nhôm : Al2(CO3)3 ,Al2(SO3)3 ,Al2(SiO3)3 + Các muối nhôm dễ bị thuỷ phân trong môi trường nước cho dung dịch có tính axit yếu (làm nhạt màu quì tím chuyển sang hồng )(PH làm trong nước . *Tính chất hóa học : - Tác dụng với dung dịch kiềm : Al2(SO4)3 + 6NaOH  2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (1) Khi còn dư kiềm tiếp tục xảy ra phản ứng : Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O (2) - Để thu được lượng kết tủa lớn nhất Chỉ có phản ứng (1) xảy ra . - Để thu được lượng kết tủa nhỏ nhất Phản ứng (1) và (2) đều xảy ra và kiềm dư hoặc vừa đủ pư (2). 2 2 Ví dụ 1 : + Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ d NaOH vào d AlCl3 2 2 + Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ d AlCl3 vào d NaOH Viết các PTHH xảy ra và nêu hiện tượng sau khi đổ hết dung dịch này vào dung dịch kia . => Hiện tượng : - TN1: Xuất hiện kết tủa keo trắng do pư (1) xảy ra nhỏ tiếp tục cho đến khi NaOH bắt đầu dư thì kết tủa tan dần do pư (2) xảy ra -> dung dịch cuối cùng trong suốt . - TN2: Xuất hiện kết tủa keo trắng do pư (1) xảy ra sau đó kết tủa tan ngay NaOH dư. -Muối nhôm tác dụng được với dung dịch NH3 : Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3(NH4)2 SO4 Al Cl 3 + 3NH3 + 3H2O  Al(OH)3 + 3NH4Cl Phản ứng trên dùng để điều chế và tách Al(OH)3 từ dung dịch muối của nhôm (Do NH3 không có khả năng hoà tan Al(OH)3 ). *Phèn chua (phèn nhôm kali) : Công thức : K2SO4.Al2(SO4)3 .24H2O hoặc KAl(SO4)2 .12H2O Dùng làm trong nước ,chất cắn màu khi nhuộm. b - Muối aluminat: VD : NaAlO2 , Ba(AlO2)2 , KAlO2 đều tan trong nước . Các muối aluminat đều có môi trường bazơ yếu (PH>7) ,đổi màu quì tím -> xanh nhạt ,d2 phenolphtalein không màu thành đỏ hồng. *Tính chất hóa học : + Tác dụng với dung dịch axit mạnh : NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + NaCl Nếu dư axit thì tiếp tục xảy ra phản ứng : Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O Nguyễn Hồng Quân 29 Hoá-Sinh 21
  21. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến *Hiện tượng : khi nhỏ từ từ D2axit vào D2 muối aluminat mới đầu tạo ra kết tủa ,sau đó kết tủa tan .Ngược lại khi nhỏ từ từ D2 muối aluminat vào D2 axit tạo kết tủa ,lắc nhẹ ống nghiệm kết tủa tan . VD1 : Có 2 dung dịch: H2SO4 loãng và NaAlO2 .Không được dùng thêm hoá chất nào khác hãy trình bày phương pháp phân biệt 2 dung dịch trên . *BG : Lấy một giọt dung dịch này nhỏ vào dung dịch kia ,lắc nhẹ .Nếu thấy xuất hiện kết tủa và không 2 2 tan thì giọt d là H2SO4,còn lại là dung dịch NaAlO2.Nếu kết tủa tan thì giọt là NaAlO2, lọ d còn lại H2SO4. VD2 : Có 2 dung dịch: Al2(SO4)3 loãng và NaOH .Không được dùng thêm hoá chất nào khác hãy trình bày phương pháp phân biệt 2 dung dịch trên . *BG : Lấy một giọt dung dịch này nhỏ vào dung dịch kia ,lắc nhẹ .Nếu thấy xuất hiện kết tủa và không 2 tan thì giọt d là NaOH ,còn lại là dung dịch Al2(SO4)3.Nếu thấy xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay thì giọt 2 là Al2(SO4)3, lọ d còn lại NaOH. + Tác dụng với dung dịch axit yếu như (H2CO3 ,CH3COOH, ): NaAlO2 + CO2 + 2H2O  Al(OH)3 + NaHCO3 Các axit yếu không có khả năng hoà tan Al(OH)3 nên người ta dùng CO2 sục vào dung dịch muối aluminat để điều chế Al(OH)3 và dùng để tách các hợp chất của nhôm ra khỏi các hợp chất khác . VD3 : Có hỗn hợp gồm : Al2O3 ,Fe2O3 ,SiO2 . a/ Trình bày phương pháp thu được Al2O3 nguyên chất . b/ Trình bày phương pháp thu được từng ôxit ở dạng tinh khiết . *Mối quan hệ giữa muối nhôm và aluminat : Al2(SO4)3 Al(OH)3 NaAlO2 II-Bài toán và phương pháp giải: * Lưu ý : - Đối với bài toán có nhôm hoặc muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm hoặc axit cần nắm rõ kiềm cho dư hay phản ứng hết , Viết PTPƯ theo thứ tự nếu không rõ ràng cần biện luận , - Sau mỗi phản ứng hoặc hệ phản ứng cần xác định rõ: Chất còn dư , chất hết , sản phẩm tạo thành, với số mol là bao nhiêu ? Chú ý vận dụng phương pháp bảo toàn số mol nguyên tố nhôm.  Bài tập vận dụng : Câu 1 Cho 34,2 gam muối nhôm sunfat nguyên chất tác dụng hết với 250 ml dung dịch xút thu được 7,8 gam kết tủa .Hỏi nồng độ mol của dung dịch xút có thể bằng bao nhiêu ? Câu 2 Cho hỗn hợp gồm x mol Al và 0,2 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A .Dẫn CO2 dư vào A thu được kết tủa B .Lọc lấy kết tủa B nung tới khối lượng không đổi thu được 40,8 gam chất rắn C .Giá trị của x là : A.0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,4 mol D. 0,5 mol Câu 3 Hoà tan 19,5 gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được 500 ml dung dịch A trong suốt. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch A đến khi kết tủa bắt đầu xuất hiện kết tủa cần 100 ml dung dịch HCl . a. Viết các phương trình phản ứng . b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A. Câu 4 X là dung dịch chứa 0,32 mol NaOH. Y là dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3 . + Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ X vào Y + Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ Y vào X Viết các PTHH xảy ra và tính số mol các chất thu được sau khi đổ hết dung dịch này vào dung dịch kia . Câu 5 Hoà tan 8,46 gam hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch HCl dư 10% (so với lí thuyết) thu được 3,36 lít khí A (đktc) dung dịch B và chất rắn C. a. Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch NaOH 0,5M .Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để sau phản ứng có 3,9 gam kết tủa . Câu 6 Cho m gam Na vào 150 ml dung dịch AlCl3 1M .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí (đktc) và 9,36 gam kết tủa .Viết các phương trình phản ứng xảy ra .Tính m ,V ? Câu 7 A là dung dịch Al(NO3)3 cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào 300 ml dung dịch A . a. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được lượng kết tủa là lớn nhất . b. Tính thể tích dung dịch NaOH để thu được dung dịch trong suốt (có môi trường bazơ) c. Cho từ từ dung dịch NaOH vào A thu được một lượng kết tủa .Lấy kết tủa đó nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 20,4 gam chất rắn .Tính VNaOH? Câu 8 Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 25 gam hỗn hợp A gồm : Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp B .Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư được 14,8 gam hỗn hợp C,không thấy khí thoát ra .Phần trăm khối lượng Fe 2O3 trong hỗn hợp A là A .86,4% B. 84,6% C. 78,4% D. 74,8% Câu 9 Cho 200 ml dung dịch NaOH tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M thu được kết tủa ,nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn khan . Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH . Câu 10 Cho m gam nhôm phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,75 . Tính m ? Câu 11 Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO (đktc) .Mặt Nguyễn Hồng Quân 30 Hoá-Sinh 21
  22. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến khác m gam hỗn hợp này phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) .Giá trị của m là : A. 8,3 gam B. 4,15 gam C. 4,5 gam D. 6,95 gam E. 7 gam Câu 12 Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm : NO và N2O có tỉ lệ là 1:3 .m có giá trị là : A. 24,3 gam B. 42,3 gam C. 25 ,3gam D. 25,7 gam Câu 13 Cho 2,6 gam hỗn hợp X gồm Al , Fe , Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2(đktc) ,dung dịch B và chất rắn A không tan .Hoà tan chất rắn A trong 300 ml dung dịch HNO3 0,4 M(axit dư) ,thu được 0,56 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch E .Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn . a. Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Nếu cho dung dịch E tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa .Viết các phương trình phản ứng xảy ra . Câu 14 Hoà tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl3 và một muối halogenua của kim loại M hoá trị II vào nước ,thu được dung dịch A .Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 ,thu được 14,35 gam kết tủa .Lọc lấy dung dịch ,cho tác dụng với dung dịch NaOH dư ,thu được kết tủa B .Nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn . Mặt khác ,nhúng một thanh kim loại D hoá trị II vào dung dịch A .sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,khối lượng thanh kim loại D tăng 0,16 gam (giả thiết toàn bộ lượng kim loại M thoát ra bám vào thanh kim loại D ) a. Cho biết công thức cụ thể của muối halogenua của kim loại M? b. D là kim loại gì ? c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 . Câu 15 Cho 1,572 gam hỗn hợp A dạng bột gồm :Al , Fe , Cu tác dụng hoàn toàn với 40 ml dung dịch CuSO4 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại . Cho NaOH tác dụng từ từ với dung dịch B cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất .Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,82 gam hỗn hợp 2 ôxit .Cho D tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 thì lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng của D là 7,336 gam .Tính số gam mối kim loại trong A. Câu 16 Hoà tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200 ml dung dịch H2SO4 9,8% được dung dịch A .Sau đó hoà tan tiếp 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch thấy xuất hiện kết tủa B và được dung dịch C .Lọc tách kết tủa B. a. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi .Tính khối lượng chất rắn thu được. b. Cho thêm nước vào dung dịch C để được khối lượng 400 gam .Tính lượng nước cần thêm và nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi thêm nước . c. Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch C để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Câu 17 Một hỗn hợp A gồm Al , Al2O3 ,CuO tan hết trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M cho dung dịch B và 6,72 lít khí H2 (đktc).Để dung dịch thu được bắt đầu cho kết tủa với NaOH thì thể tích tối thiểu dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch B là 0,4 lít và để kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M phải dùng là 4,8 lít .Dung dịch thu được khi đó là dung dịch C. a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. b. Thêm dung dịch HCl 1M vào dung dịch C .Tính thể tích dung dịch HCl 1M phải dùng để : Có kết tủa hoàn toàn. Kết tủa tan trở lại hoàn toàn . Kết tủa sau khi nung ra cho chất rắn nặng 10,2 gam. Câu 18 Một hỗn hợp A gồm Ba và Al .Cho m gam A tác dụng với nước dư ,thu được 1,344 lít khí ,dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thểtích khí đo ở đktc) a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A. b. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B .Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa .Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl. Câu 19 Một hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong môi trường không có không khí .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y .Nếu đem Y tác dụng với dung dịch NaOH có dư thấy thoát ra 6,72 lít khí H2(đktc) .Mặt khác cũng lượng Y trên cho tan hết trong dung dịch HCl thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra . b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 20 Để m gam nhôm kim loại trong không khí một thời gian thu được chất rắn A có khối lượng 2,802 gam .Hoà tan hết chất rắn A bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí . a) Tính % khối lượng của Al và Al2O3 trong A. b) Tính % nhôm bị ôxi hoá thành nhôm ôxit . c) Nếu hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng HNO3 đặc nóng thì có bao nhiêu lít khí màu nâu duy nhất thoát ra? Câu 21 Hỗn hợp X gồm các kim loại Al ,Fe và Ba .Chia X thành 3 phần bằng nhau . + Phần 1 : Cho tác dụng với nước dư thu được 0,896 lít khí H2 . + Phần 2 : Tác dụng với 50 nl dung dịch NaOH 1M (dư) thu được 1,568 lít khí H2 . + Phần 3 : Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 .(các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn ,thể tích khí đều được đo ở đktc) 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X. 2. Sau phản ứng ở phần 2 lọc được dung dịch Y .Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để. a. Thu được kết tủa nhiều nhất , b. Thu đựơc 1,56 gam kết tủa. Câu 22 X là kim loại chỉ có hoá trị n. Nguyễn Hồng Quân 31 Hoá-Sinh 21
  23. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến Y là kim loại chỉ có hoá trị m. Hỗn hợp X + Y được chia thành 3 phần bằng nhau ,mỗi phần nặng 1,95 gam . + Phần 1: Đem nung trong O2 hoàn toàn thu được 3,55 gam hỗn hợp ôxit . + Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí (đktc). + Phần 3: Hoà tan vừa vặn trong 80 ml dung dịch HNO3 chỉ thu được dung dịch A duy nhất gồm 3 muối .Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được 1,45 gam kết tủa và có khí mùi khai bay lên. Xác định X ,Y ,khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp và nồng độ mol của dung dịch HNO3. Câu 23 Trộn đều 83 gam hỗn hợp Al , Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử 2 ôxit thành kim loại.Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần có khối lượng chênh lệch nhau 66,4 gam .Lâý phần có khối lượng lớn hoà tan bằng dung dịch H2SO4 dư thu được 23,3856 lít khí H2 (đktc) ,dung dịch X và chất rắn .Lấy 1/10 dung dịch X cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 0,018M. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Cho biết trong hỗn hợp đầu số mol của CuO gấp n lần số mol của Fe2O3. Tính % mỗi ôxit kim loại bị khử .áp dụng với n = 3/2. Câu 24 Chuyên đề 10 - cấu tạo nguyên tử Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học I - Cấu tạo nguyên tử : - Nguyên tử là hạt vi mô có khối lượng và kích thước vô cùng nhỏ . - - Cấu tạo nguyên tử gồm 2 phần: + Lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều Electron (E) mang điện tích âm (-1) sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. + Hạt nhân mang điện tích dương tạo bởi 2 loại hạt : Proton (P) : mang điện tích dương bằng điện tích của (E) nhưng trái dấu (+1). Nơtron (N): Là hạt không mang điện . *Lưu ý : - Vì nguyên tử trung hoà về điện và điện tích của mỗi Proton và Electron bằng nhau nhưng trái dấu nên trong mọi nguyên tử : Tổng số Proton =Tổng số Electron ( P = E ). - Khối lượng của Electron là không đáng kể nên khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của của hạt nhân nguyên tử.( Tổng khối lượng của proton và nơtron). - Tổng số hạt proton và nơtron trong hạt nhân được gọi là số khối (Kí hiệu: A) A = P + N - Điện tích hạt nhân nguyên tử ( Kí hiệu : Z) Z = P+ - Khi nguyên tử tham gia các phản ứng hoá học thì hạt nhân được bảo toàn và chỉ các Electron ở những phân lớp ngoài cùng của nguyên tử tham gia phản ứng .Những Electron đó được gọi là Electron hoá trị đóng vai trò trong việc tạo thành liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử. II - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử . 1.Cấu tạo của bảng tuần hoàn : a) Ô nguyên tố : Bảng tuần hoàn có khoảng 110 nguyên tố ,mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô Ô nguyên tố cho biết:Số hiệu nguyên tử ,kí hiệu hoá học ,tên nguyên tố ,nguyên tử khối của nguyên tố đó *Thí dụ : Ô thứ 20 là ô xếp nguyên tố Canxi.(Ca) *Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn 20 Số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và Ca Kí hiệu hoá học bằng số electron trong nguyên tử . Canxi Tên nguyên tố 40 Nguyên tử khối *Thí dụ : Số hiệu của Canxi là 20 cho biết : Canxi ở ô thứ 20 ,điện tích hạt nhân nguyên tử Ca là 20+, hạt nhân nguyên tử Canxi có 20 proton và phần vỏ có 20 electron chuyển động xung quanh hạt nhân . b)Chu kì : Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân . - Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố nằm trong chu kì . Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì (mỗi chu kì là 1 hàng ), trong đó các chu kì 1,2,3 là các chu kì nhỏ ,các chu kì 4,5,6,7 là các chu kì lớn . Nguyễn Hồng Quân 32 Hoá-Sinh 21
  24. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến - Trừ chu kì 1 (có 2 nguyên tố ) các chu kì còn lại đều bắt đầu từ nguyên tố kim loại kiềm và kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm . c) Nhóm: (Kí hiệu bằng chữ số la mã I, II, III, IV, ) Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử . - Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm . *Thí dụ: + Nguyên tử của nguyên tố nhóm I có 1 electron ở lớp ngoài cùng. + Nguyên tử của nguyên tố nhóm VI có 6 electron ở lớp ngoài cùng. 2.Sự biến thiên tuần hoàn về cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học của các nguyên tố : a) Trong một chu kì: Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử : + Số electron ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1).Nhưng bán kính nguyên tử giảm dần. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần ,đồng thời tính phi kim tăng dần (Đầu chu kì là kim loại mạnh ,cuối chu kì là phi kim mạnh (halogen),kết thúc chu kì là khí hiếm. b)Trong một nhóm : Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân : + Số lớp electron của nguyên tử tăng dần ,tính kim loại của các nguyên tố tăng dần ,đồng thời tính phi kim giảm dần . 3.ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : a) Từ vị trí suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học của các nguyên tố : *Thí dụ : Biết nguyên tố A có số thứ tự là 20 trong bảng tuần hoàn. Từ vị trí này ta biết : + Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20 ,ở ô số 20 trong bảng tuần hoàn.Đó là Canxi. + Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng 20+,số proton trong hạt nhân là 20 ,có 20 electron ở lớp vỏ chuyển động xung quanh hạt nhân . + Nguyên tố A ở chu kì 4-> có 4 lớp electron .Thuộc nhóm II -> có 2 electron lớp ngoài cùng . + Nguyên tố A ở sát đầu chu kì 4 -> là kim loại mạnh ,tính kim loại yếu hơn kim loại kiềm (K) nhưng mạnh hơn (Mg) đứng ở trên nó trong nhóm II. b)Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của các nguyên tố: *Thí dụ : Nguyên tố X có 3 lớp electron ,lớp ngoài cùng có 3 electron .Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó . Từ đặc điểm cấu tạo các lớp electron ta biết : + Nguyên tố X ở chu kì 3 (vì có 3 lớp electron) và nhóm III (vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng ).Tra bảng ta biết X là nguyên tố Nhôm(Al) . + Nhôm là nguyên tố kim loại .Tính kim loại của Nhôm yếu hơn (Mg) nhưng mạnh hơn (Bo). III - Phương pháp giải bài toán : + Gọi số hạt prôtôn ,nơtron ,electron của nguyên tử lần lượt là : P , N , E + Lập phương trình theo điều kiện của bài toán . - Số hạt mang điện là : P + E - Số khối hạt nhân là : A = N + P * Lưu ý : - Trong mọi nguyên tử ta luôn có : P < N < 1,25P  Bài tập vận dụng : Câu 1 A và B là 2 nguyên tố cùng phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn .Tổng số hạt proton trong 2 hạt nhân nguyên tử của A và B là32 .Hãy xác định A,B và cho biết tính chất hoá học cơ bản của A ,B. Câu2 Tổng số hạt prôton ,nơtron ,electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42.Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. a) Xác định 2 kim loại A và B. b) Cho biết vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất cơ bản của 2 nguyên tố đó. Câu 3 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p ,n ,e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. a) Xác định nguyên tố X ,cho biết vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn. b) Viết các PTPƯ khi cho X lần lựơt tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 và HNO3 . Câu 4 A, B là 2 nguyên tố thuộc phân nhóm chính trong bảng hệ thống tuần hoàn .B thuộc phân nhóm chính nhóm V .ở trạng tháiđơn chất A,B không phản ứng với nhau .Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A,B là 23.Xác định tên A,B. Câu 5 Tổng số hạt p , n , e trong nguyên tử của một nguyên tố là34. Nguyễn Hồng Quân 33 Hoá-Sinh 21
  25. Hoá vô cơ Trường THCS Đông Tiến + Cho biết số thứ tự nguyên tố và số khối của nguyên tử . + Định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Câu 6 Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M,R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667%khối lượng .Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn hạt nhân nguyên tử R có n’ = p’ trong đó n , p , n’, p’ là số nơtron và số proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và a + b = 4.Tìm công thức phân tử của Z. Câu 7 Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n – p = 4, còn trong X có n’ = p’. Tổng số prôton trong MXx là 58. 1) Xác định tên kim loại M,số thứ tự của nguyên tố X. 2) Hoàn thành phương trình phản ứng: MXx + O2  Câu 8 Có hai thanh kim loại X và Y , tổng số hạt (p, n, e) trong cả hai nguyên tử X và Y là 122 hạt . Nguyên tử Y có số nơtron nhiều hơn trong nguyên tử X là 16 hạt và số prôton trong X chỉ bằng một nửa số prôton của Y. Số khối của X bé hơn Y là 29 dvC . Xác định X và Y . Câu 9 Một hợp chất MX3 . Trong đó : - Tổng số hạt p , n, e là 196 . Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 . - Số khối của X lớn hơn của M là 8. - Tổng số ba loại hạt trên nguyên tử X nhiều hơn trong M là 12 . b. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn và cho biết loại liên kết trong phân tử MX3 . c. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: MX3 + Ag2SO4  A + B B + NaOH  C + H2O C + KOH  D + H2O D + H2SO4  B + D + HCl  C + Câu 10 Một hợp chất MX có tổng số hạt p , n, e là 86 .Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong M là 18 . a) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. b) Từ MX điều chế ra đơn chất Y tạo thành từ nguyên tố X. Tính chất hoá học điển hình của Y là gì ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ . Chuyên đề 11 – phản ứng ôxi hoá khử Chuyên đề 12 – dung dịch – sự điện li Chuyên đề 13 – điện phân dung dịch Nguyễn Hồng Quân 34 Hoá-Sinh 21