Thi thử giữa học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 136
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử giữa học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 136", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thi_thu_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_10_nam_hoc_2022_2023_ma_d.doc
Nội dung text: Thi thử giữa học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Mã đề 136
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THI THỬ GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Tên môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 136 (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Quá trình truyền tin trong tế bào bao gồm các giai đoạn theo thứ tự là I. Truyền tín hiệu II. Tiếp nhận III. Đáp ứng A. I II III. B. II I III. C. III II I. D. II III I. Câu 2: Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra A. bốn tế bào con giống nhau và có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. B. hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n. C. bốn tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n. D. hai tế bào con giống nhau và có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Câu 3: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là A. sinh trưởng tế bào. B. phân chia tế bào. C. phát triển tế bào. D. chu kỳ tế bào. Câu 4: Những điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân và giảm phân? I. Đều có một lần nhân đôi DNA,nhiễm sắc thể. II. Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. III. Đều xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng. IV. NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, V. Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối. VI. Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu. A. 3. B. 5. C. 4. D. 2 Câu 5: Biện pháp nào sau đây giúp giảm nguy cơ mắc ung thư? A. Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia. B. Không tập thể dục nhiều. C. Cân nặng tăng. D. Chỉ khám bệnh khi cần thiết. Câu 6: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể tác động đến giảm phân hình thành giao tử? I. Nhân tố di truyền. II. Oxygen. III. Chế độ dinh dưỡng IV. Nhiệt độ V. Hóa chất V. Hormon sinh dục. A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 7: Các bước trong nghiên cứu hình thái vi sinh vật là A. tách mẫu và quan sát bằng kính hiển vi. B. chuẩn bị mẫu, tách mẫu, thực hiện phản ứng hóa học. C. chuẩn bị mẫu và thực hiện phản ứng hóa học. D. chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi. Câu 8: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là A. Có xảy ra tiếp hợp NST B. Thể hiện bản chất giảm phân C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì D. Tương tự như quá trình nguyên phân Câu 9: Vi sinh vật là? A. Những sinh vật có kích thước lớn, có thể quan sát bằng mắt thường. B. Những sinh vật có kích thước vừa phải, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. C. Những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. D. Những sinh vật có kích thước nhỏ bé, phần lớn có thể quan sát bằng mắt thường. Trang 1/4 - Mã đề thi 136
- Câu 10: Vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia tạo thành tế bào mới được gọi là A. quá trình phân bào. B. phát triển tế bào. C. sinh trưởng tế bào. D. chu kỳ tế bào. Câu 11: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây? A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản. Câu 12: Nguyên lí của công nghệ tê bào thực vật là A. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. B. dùng môi trường dinh dưỡng tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. C. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. D. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào? A. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể khác nhau. B. Chu kì tế bào gồm hai lần phân bào. C. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. D. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. Câu 14: Những loài nào sau đây là vi sinh vật? I. Vi khuẩn lactic. II. Dương xỉ. III. Tảo tiểu cầu. IV. Muỗi. V. Nấm mốc. VI. Tảo sừng hươu. A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 15: Công nghệ tế bào thực vật là A. quy trình nuôi cấy hạt phấn, túi phôi để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống. B. quy trình nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở mọi điều kiện để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau. C. quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống. D. quy trình nuôi cấy các tế bào, mô thực vật để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống. Câu 16: Bệnh ung thư thường gặp ở A. người cao tuổi. B. nữ giới C. nam giới D. mọi lứa tuổi Câu 17: Trong chu kì tế bào, DNA nhân đôi ở pha: A. S B. G1 C. G2 D. M Câu 18: Trên thế giới, bệnh ung thư nào gây tử vong nhiều nhất ở nữ giới? A. Ung thư gan. B. Ung thư dạ dày. C. Ung thư phổi. D. Ung thư vú. Câu 19: Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật là A. nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hoá thành các loại tế bào khác nhau. B. nuôi cấy các tế bào gốc và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hoá thành các loại tế bào khác nhau. C. nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp để chúng phân chia thành các loại tế bào khác nhau D. nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hoá thành các tế bào giống nhau. Câu 20: Biện pháp nào sau đây giúp giảm nguy cơ mắc ung thư? Trang 2/4 - Mã đề thi 136
- A. Chỉ khám bệnh khi cần thiết. B. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất. C. Chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng. D. Không tập thể dục nhiều. Câu 21: Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ: A. nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong mọi môi trường để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu. B. nuôi cấy các loại tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế. C. nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế. D. nuôi cấy các loại tế bào động vật trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế. Câu 22: Tạo vaccine ăn được là thành tựu của công nghệ tế bào A. nhân nhanh các giống cây trồng B. sản xuất chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật. C. tạo giống cây trồng mới D. tạo mô, cơ quan thay thế. Câu 23: Kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra A. hai tế bào con giống nhau và có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. B. hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n. C. bốn tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n. D. bốn tế bào con giống nhau và có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Câu 24: Trên thế giới, bệnh ung thư nào gây tử vong nhiều nhất ở nam giới? A. Ung thư gan B. Ung thư trực tràng C. Ung thư phổi D. Ung thư dạ dày. Câu 25: Ở một loài bình thường, khi nói đến phân bào nguyên phân và giảm phân của một tế bào bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kì giữa của nguyên phân và kì giữa của giảm phân 1 có số lượng nhiễm sắc thể 2n kép. II. Kì giữa của nguyên phân các nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng còn kì giữa của giảm phân 1 các nhiễm sắc thể có sự sắp xếp hai hàng. III. Nhiễm sắc thể ở kì cuối nguyên phân dãn xoắn còn nhiễm sắc thể ở kì cuối giảm phân 1 vẫn đóng xoắn. IV. Kì giữa nguyên phân và giảm phân 1 hoạt động của nhiễm sắc thể hoàn toàn giống nhau. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 26: Điều gì sẽ xẩy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1? A. Tế bào tiếp tục tăng kích thước. B. Tế bào sẽ không phân chia. C. Tế bào bước sang pha G2 D. Tế bào vẫn chuyển sang pha S. Câu 27: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? A. kì giữa II B. kì giữa I C. kì đầu II D. kì đầu I Câu 28: Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào A. xử lí, trả lời và tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ tế bào khác. B. trả lời, xử lí và tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ tế bào khác. C. tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ tế bào khác. D. tiếp nhận, trả lời và xử lí các tín hiệu được tạo ra từ tế bào khác. Câu 29: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân? A. Giống hệt tế bào mẹ (2n) B. Giảm đi một nửa (n) C. Gấp đôi tế bào mẹ (4n) D. Gấp ba tế bào mẹ (6n) Câu 30: Các phát biểu đúng về những người có nguy cơ bị ung thư cao? I. Hút thuốc lá. IV. Tập thể dục thường xuyên. II. Chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng. V. Tiếp xúc với hóa chất quá nhiều. III. Bị bệnh viêm gan B, C IV. Ít sử dụng rượu bia. Trang 3/4 - Mã đề thi 136
- A. 3 B. 5. C. 4. D. 6. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào? A. Nguyên phân chiếm phần lớn chu kì tế bào. B. Tốc độ phân chia tế bào khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của một cơ thể. C. Pha G2 là pha tế bào tiếp tục sinh trưởng, tổng hợp các chất và tiếp tục phân bào. D. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Câu 32: Bưởi không hạt là thành tựu của công nghệ tế bào A. tạo giống cây trồng mới B. tạo mô, cơ quan thay thế. C. nhân nhanh các giống cây trồng D. sản xuất chất có hoạt tính sinh học Câu 33: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có: A. n NST đơn, dãn xoắn B. n NST kép, dãn xoắn C. 2n NST đơn, co xoắn D. n NST đơn, co xoắn Câu 34: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng: A. thời gian của quá trình nguyên phân. B. thời gian sống và phát triển của tế bào. C. thời gian phân chia của tế bào chất. D. thời gian các pha của chu kì tế bào Câu 35: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây? A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào C. Mỗi chiếc về một cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào Câu 36: Những thành tựu của công nghệ tế bào tạo mô, cơ quan thay thế là I. nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc thành tế bào mỡ dùng trong công nghệ thẩm mĩ. II. nhân bản vô tính chuột. III. nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc thành tế bào sụn, cơ và nguyên bào xương để điều trị nhiều bệnh tổn thương tim mạch, thoái hóa xương, khớp IV. dê chuyển gen để sản xuất sữa làm thuốc chữa bệnh suy giảm antithrombin alpha. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 37: Lựa chọn nào không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính? A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người. C. Tạo ra các động vật biến đổi gen. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc Câu 38: Nhóm nào sau đây không phải là vi sinh vật? A. Dương xỉ B. Động vật nguyên sinh C. Vi khuẩn D. Tảo đơn bào Câu 39: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của công nghệ tạo giống cây trồng mới? A. Tạo giống cây tam bội. B. Chuyển các gene kháng sâu bệnh. C. Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ. D. Nhân nhanh dược liệu quý. Câu 40: Cừu Dolly ra đời là thành tựu của công nghệ tế bào A. tạo mô, cơ quan thay thế. B. nhân bản vô tính ở động vật. C. tạo dòng tế bào và động vật chuyển gen. D. sản xuất chất có hoạt tính sinh học. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 136