Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

docx 3 trang doantrang27 07/07/2023 2921
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_10_nam_hoc_2022_2023_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 10 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 101 (Đề gồm có 03 trang) Họ và tên học sinh Lớp I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1. Một phân tử DNA gồm 1500 cặp nucleotid, trong đó có 600 nu loại A vậy số nu loại T sẽ là A. 450 B. 900 C. 600 D. 150 Câu 2. Sản phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp lipid (chất béo) cho cơ thể? A. Mỡ động vật. B. Dừa. C. Dầu ăn. D. Gạo. Câu 3. Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể? A. Gạo, ngô, khoai lang. B. Dừa, mỡ lợn, dầu hạt cải. C. Bắp cải, cà rốt, cam. D. Tôm, thịt gà, trứng vịt. Câu 4. Khi phân tích thành phần % nucleotide của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau: Loài A G T X U I 21 29 21 29 0 II 29 21 29 21 0 III 21 21 29 29 0 IV 21 29 0 29 21 Các loài nào có vật chất di truyền là DNA có mạch kép? A. II, IV B. I, II C. I, III D. III, IV Câu 5. Về cấu tạo, các phân tử polysaccharide và protein đều có đặc điểm chung nào sau đây? A. Được cấu tạo từ các nucleotide. B. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. C. Được cấu tạo từ hai mạch đơn. D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu 6. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: A. O, P, C, Ni B. C, H, O, P C. H, O, N, P D. C, H, O, N Câu 7. Việc xác định được có khoảng 30 000 gen trong DNA của con người có sự hỗ trợ của A. Tin sinh học. B. Khoa học máy tính. C. Pháp y. D. Thống kê. Câu 8. Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống bao gồm: A. Phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã. B. Bào quan, tế bào, cơ thể và quần thể. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. D. Tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã. Câu 9. Nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống của chúng, sự thay đổi của các yếu tố môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là nhiệm vụ chính của lĩnh vực A. Sinh thái học. B. Vi sinh vật học. C. Công nghệ sinh học. D. Sinh học phân tử. Mã đề 101 Trang 1/3
  2. Câu 10. Protein có bao nhiêu chức năng sau đây? I. Cấu trúc nên tế bào và cơ thể. II. Điều hòa hoạt động sinh lí của cơ thể. III. Thực hiện chức năng vận động. IV. Bảo vệ cơ thể. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11. Phát triển bền vững là A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. B. sự phát triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và cả nhu cầu của các thế hệ tương lai. C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. D. sự ưu tiên tăng trưởng kinh tế của thế hệ hiện tại mà không quan tâm tới các vấn đề về xã hội và môi trường. Câu 12. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc nghiên cứu của ngành Sinh học? 1. Hóa dầu. 2. Di truyền học. 3. Giải phẫu học. 4. Sinh lí thực vật học. 5. Công nghệ thực phẩm. 6. Tài chính. A. 4, 6. B. 2. 6. C. 1, 3 D. 1, 6. Câu 13. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống vì A. tế bào có nhân điều khiển mọi hoạt động sống. B. tế bào chỉ được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. C. các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. D. các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 14. Nhiệt độ biến tính là nhiệt độ phá vỡ liên kết hydro giữa 2 mạch của phân tử DNA. Ba phân tử DNA dưới đây cùng có mặt trong một dung dịch. Nếu gây biến tính bằng cách từ từ tăng nhiệt độ của dung dịch. Thứ tự các phân tử bị biến tính từ nhanh nhất đến chậm nhất là A. 1→2→3 B. 3→1→2 C. 1→3→2 D. 2→3→1 Câu 15. Nội dung nào sau đây không thuộc học thuyết tế bào? A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó B. Tất cả các tế bào đều có hình thái giống nhau. C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào D. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống Câu 16. Hợp chất nào sau đây là đường đa? A. Tinh bột. B. Glucose. C. Saccharose. D. fructose. Câu 17. Loại lipid nào sau đây làm tăng tính ổn định cấu trúc màng tế bào? A. Sáp. B. Phospholipid. C. Cholesterol. D. Dầu mỡ. Câu 18. "Đàn chim cánh Cụt sống ở Nam cực" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Hệ sinh thái B. Quần thể C. Quần xã D. Cá thể Câu 19. Sinh vật nào sau đây chưa có cấu tạo tế bào? A. Nấm men. B. Trâu rừng. C. Virus Corona.D. Vi khuẩn lam. Câu 20. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc mở. B. Nguyên tắc bổ sung C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc thứ bậc. Câu 21. Ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành chăm sóc sức khỏe? Mã đề 101 Trang 2/3
  3. A. Y học. B. Lâm nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Thủy sản. Câu 22. Loại đường tham gia cấu tạo nên RNA là? A. Glucose B. Fructose. C. Pentose. D. Maltose. Câu 23. Ngành xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, là một trong những ngành thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản. Vậy ngành đó là A. Dược học. B. Y học. C. Khoa học môi trường. D. Pháp y. Câu 24. Thực phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp protein (chất đạm) chủ yếu cho cơ thể? A. Thịt. B. Trứng. C. Dầu ăn D. Sữa. Câu 25. Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể? A. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzym. B. Chiếm khối lượng nhỏ. C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy. D. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Câu 26. Tính phân cực của nước là do A. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen. B. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn khối lượng phân tử của hydrogen. C. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen. D. xu hướng các phân tử nước. Câu 27. Cho bảng sau: nối nội dung cột A với cột b cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Công nghệ sinh học. a. Nghiên cứu 2. Sư phạm sinh học. b. Giảng dạy 3. Lâm nghiệp đô thị c. Chăm sóc sức khỏe 4. Hóa dược d. Hoạch định chính sách 5. Chế biến gỗ e. Sản xuất Ghép các cột tương ứng lại với nhau. A. 1a; 2b; 3e; 4c; 5d. B. 1e; 2b; 3d; 4c; 5a C. 1a; 2b; 3d; 4c; 5e. D. 1a; 2c; 3d; 4b; 5e. Câu 28. Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng đế giày ) người ta sử dụng phương pháp A. thực nghiệm khoa học. B. làm việc trong phòng thí nghiệm. C. quan sát D. Cả A,B,C II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) ( viết vào giấy kiểm tra) Câu 1 ( 1 điểm): Nêu 4 ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người. Câu 2 (1 điểm): Phân biệt cấu trúc DNA và RNA ( đơn phân, số mạch, dạng mạch, nguyên tắc bổ sung) Câu 3 (0,5đ): Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước? Câu 4 (0,5đ): Tại sao thịt bò, thịt lợn và thịt gà đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính? HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề 101 Trang 3/3