Đề cương cuối kì 1 môn Sinh học 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân - Mã đề 134

doc 3 trang doantrang27 07/07/2023 2481
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương cuối kì 1 môn Sinh học 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân - Mã đề 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_cuoi_ki_1_mon_sinh_hoc_10_sach_chan_troi_sang_tao_n.doc

Nội dung text: Đề cương cuối kì 1 môn Sinh học 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân - Mã đề 134

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC LỚP 10 Mã đề 134 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. Câu 2: Cellulose và tinh bột có điểm chung A. đều dự trữ năng lượng cho tế bào thực vật. B. đều tham gia thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật. C. đều có thể được tiêu hoá bởi con người. D. đều là polymer của glucose. Câu 3: Phân tử nào sau đây không nằm trong lớp lipid kép? A. Glycoprotein. B. Protein bám màng. C. Protein xuyên màng. D. Glycolipid. Câu 4: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về tế bào? 1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. 2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống. 3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. 4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa. 5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Các dung dịch trong hai nhánh của ống chữ U này được ngăn cách bởi một lớp màng bán thấm, có tính thấm nước nhưng không thấm glucose. Nhánh a của ống chứa dung dịch glucose 5%. Nhánh b của ống chứa dung dịch glucose 10%. Ban đầu, mức dung dịch ở cả hai bên ngang bằng như nhau. Sau khi hệ thống đạt đến trạng thái cân bằng, sự thay đổi nào dưới đây có thể quan sát được? A. Nồng độ của dung dịch glucose ở nhánh a cao hơn so với nhánh b. B. Mức dung dịch ở bên nhánh a cao hơn so với bên nhánh b. C. Mức dung dịch ở hai nhánh không thay đổi. D. Mức dung dịch ở bên nhánh b cao hơn so với bên nhánh a. Câu 6: Loại tế bào nào sau đây trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào hồng cầu. Câu 7: Điểm giống nhau của quang tổng hợp và hóa tổng hợp là A. đều tổng hợp glucose từ chất vô cơ. B. đều cần năng lượng ánh sáng mặt trời. C. đều xảy ra ở thực vật. D. đều giải phóng O2. Câu 8: Trong các phát biểu sau đây: (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào. (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất. (3) Tham gia vào cấu trúc của hormone. (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào. (5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học. Có bao nhiêu phát biểu đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử DNA là A. Số lượng các nucleotide trong phân tử DNA. B. Thành phần các nucleotide trong phân tử DNA. Trang 1/3 - Mã đề 134
  2. C. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA. D. Cách liên kết giữa các nucleotide trong phân tử DNA. Câu 10: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể? A. Hemoglobin có trong hồng cầu. B. Keratin có trong tóc. C. Insulin có trong tuyến tụy. D. Collagen có trong da. Câu 11: Cho các ý sau: (1) Có khả năng cảm ứng và vận động. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định. (3) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (4) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. (5) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (6) Liên tục tiến hóa. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 12: Phân tử nào sau đây là thành phần chính của màng sinh chất? A. Triglyceride. B. Phospholipid. C. Steroid. D. Cholesterol. Câu 13: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ A. peptidoglican. B. photpholipit và protein. C. cholesterol. D. cellulose. Câu 14: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu là ở đó có nước hay không vì A. nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. B. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. Câu 15: Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào được tiến hành như sau: Bước 1: Đập một quả trứng gà và chiết lấy lòng trắng trứng cho vào cốc thuỷ tinh. Cho 0,5 lít nước cất và 3 ml NaOH 10% vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng. Bước 2: Lấy 10 – 15 ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% và lắc đều. Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm. Qua quan sát thì kết luận nào sau đây là đúng: A. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu đỏ gạch. C. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu trắng đục. D. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu vàng ngà. Câu 16: Các bào quan khác ngoài nhân chứa DNA bao gồm A. ribosome. B. ti thể. C. lục lạp. D. ti thể và lục lạp. Câu 17: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao A. tế bào cơ thể quần thể hệ sinh thái sinh quyển quần xã. B. tế bào cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái sinh quyển. C. tế bào cơ thể hệ sinh thái sinh quyển quần thể quần xã. D. tế bào cơ thể quần xã quần thể hệ sinh thái sinh quyển. Câu 18: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP? A. Adenine. B. Ribose. C. Nhóm phosphate. D. Prôtêin. Câu 19: DNA có ở trong nhân và bào quan nào của tế bào nhân thực? A. Peroxisome, lưới nội chất. B. Bộ máy Golgi, ribosome. C. Ti thể, lục lạp. D. Không bào, lysosome. Câu 20: Phát biểu nào sau đây mô tả cấu trúc không gian một phân tử DNA? A. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép. B. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn đơn. C. Phân tử DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide khác nhau. D. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate. Trang 2/3 - Mã đề 134
  3. Câu 21: Đặc điểm không có ở vận chuyển thụ động là A. cùng chiều gradient nồng độ. B. tiêu tốn năng lượng ATP. C. cần có protein vận chuyển. D. tốc độ vận chuyển phụ thuộc gradient. Câu 22: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Carbon. D. Hydrogen. Câu 23: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia polysaccaride ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi, đường đa? A. Độ tan trong nước. B. Số loại đơn phân có trong phân tử. C. Khối lượng của phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 24: Đâu là tiến trình theo đúng các bước phương pháp nghiên cứu quan sát? A. Tiến hành -> Ghi chép -> Báo cáo. B. Ghi chép -> Tiến hành -> Xác định mục tiêu -> Báo cáo. C. Xác định mục tiêu -> Ghi chép -> Báo cáo -> Tiến hành. D. Xác định mục tiêu -> Tiến hành -> Báo cáo. Câu 25: Năng lượng trong phân tử ATP được giải phóng khi A. thêm vào cấu trúc của ATP một nhóm phosphate. B. một nhóm phosphate của ATP bị bẻ gãy khỏi cấu trúc. C. thêm vào cấu trúc của ATP một nhóm amino. D. ATP trải qua một phản ứng ngưng tụ. Câu 26: Sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là A. ATP. B. NADPH. C. FADH2. D. pyruvic acid. Câu 27: Trong phân tử enzyme có trung tâm hoạt động là vùng A. liên kết đặc hiệu với cơ chất. B. bị ức chế bởi ion kim loại hoặc coenzyme. C. liên kết với các chất điều hoà. D. liên kết với các sản phẩm của phản ứng. Câu 28: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ? A. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào. B. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển. C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động. D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau? Câu 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt tính enzyme dưới đây là đúng hay sai? Giải thích. Nhận định 1. Trong giới hạn chịu nhiệt của tế bào, khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme tăng. Nhận định 2. Với lượng enzyme nhất định, nồng độ cơ chất tăng dần thì tốc độ phản ứng tăng theo, nhưng sau đó không tăng nữa. Câu 3. (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao khi tập thể dục cường độ cao thì chúng ta lại thở mạnh? Câu 4. (0,5 điểm) Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia qua bảng dưới đây: Pha sáng Pha tối Điều kiện ánh sáng Nguyên liệu HẾT Trang 3/3 - Mã đề 134