Tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_6.doc
Nội dung text: Tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6
- . kí – tâm sự : “ Chẳng phải chỉ vì có khiếu và thích thú trong tưởng tượng mà có thể viết được. Những chàng Dế Mèn, Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả, kĩ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần thiết. Tất nhiên, các em không thể có ngay được kĩ năng ấy và sử dụng nó thành thạo như các nhà văn vẫn làm. Tất cả đều mới ở bước đầu tập dượt: tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của các sự vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó cỏ vốn để làm văn miêu tả. Nhưng trong thực tế, các em hay bỏ qua kĩ năng này. Thông thường, các em làm văn ở lớp (rất ít bài làm ở nhà). Ngồi giữa bốn bức tường của lớp học, xung quanh chỉ có thầy cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài văn tả cảnh biển, cảnh cánh đồng lúa chín, cảnh một buổi lao, động, thì quả là không có gì để quan sát trực tiếp. Thế mới xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài làm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính chân thực, thậm chí hết sức vô lí. Chẳng hạn như câu tả “Đêm cuối tháng, cả bầu trời vằng vặc ánh trăng, chi chít muôn ngàn vì sao lấp lánh, lấp lánh” (“Đêm cuối tháng” thì làm gì có trăng ! Mà những hôm “trăng sáng vằng vặc” thì lấy đâu ra “muôn ngàn vì sao chi chít” !). Hoặc có em lại tả “Con lợn sề có bốn cái chân như bốn cái ống điếu” (Với bốn cái chân ấy thì làm sao có thể trụ vững cho toàn bộ cơ thể to lớn của con lợn sề ?) Chính vì những hình ảnh miêu tả vô lí ấy mà nhiều bài làm của các em bị cô giáo phê là “thiếu kiến thức thực tế”. Vậy chúng ta có thể quan sát lúc nào ? Cách quan sát và ghi chép sao cho hợp lí ? Qua tập hợp, khảo sát một số đề tập làm văn mà giáo viên trung học cơ sở thường sử dụng, ta có thể thấy rằng số đề bài đề cập tới những hình ảnh miêu tả xa lạ với cuộc sống của các em rất ít (Ví như yêu cầu học sinh miêu tả một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước trong khi không phải em học sinh nào cũng có điều kiện được đi tham quan ở những nơi đó, nhất là học sinh ở nông thôn, miền núi ; hoặc yêu cầu học sinh nông thôn tả cảnh hoạt động của một nhà máy, yêu cầu học sinh thành phố tả những công việc đồng áng ngày mùa, ). Đa số đối .tượng miêu tả trong các bài văn mà giáo viên yêu cầu các em viết thường là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống : hình ảnh cô giáo, hình ảnh một bạn học sinh, không khí giờ ra chơi, con đường tới trường, buổi bình minh, Tuy vậy, các em học sinh vẫn tỏ ra lúng túng khi làm bài. Và kết quả cho ra đời những bài văn nghèo nàn về nội dung ý nghĩa, thiếu sức thuyết phục. Nguyên nhân là do các em ít quan sát, không có thói quen để ý các sự vật, sự việc, hiện tượng quanh mình. Nói đúng hơn là có nhìn mà không thấy, có nghe mà không cảm nhận. Muốn khắc phục tình trạng này, các em học sinh phải tập thói quen quan sát hằng ngày. Quan sát và tự đặt ra những câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cuộc sống xung quanh. Hãy xem hai bên đường ta đi học có những gì ? Cây cối, cảnh vật ra sao ? Cảnh về mùa đông khác với cảnh về mùa hè, cảnh buổi sáng khác với cảnh buổi chiều ở chỗ nào ? Hay hãy quan sát em bé tập đi mà xem : Nó độ bao nhiêu tháng tuổi ? Gương mặt và hình dáng như thế nào ? Từng động tác tập đi ra sao ? Tất cả những điều ta quan sát và ghi nhận được cần phải chép lại vào một cuốn sổ tay. Không cần ốhép dài dòng, chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn. Sẽ rất thành công nếu khi quan sát chúng ta có được những phát hiện bất ngờ. Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo và độc đáo. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Có thể một số em sẽ nêu thắc mắc : Những đối tượng không xuất hiện trực tiếp hằng ngày trong cuộc sống của các em thì làm sao có thể quan sát ? ở miền núi lấy đâu ra biển ? Ở đồng bằng lấy đâu ra rừng ? Vùng sản xuất nông nghiệp lấy đâu ra nhà máy, công xưởng ? Khắc phục điều này không khó. Chúng ta có nhiều nguồn để thu thập kiến thức thực tế cho mình. Chẳng hạn như quan £át qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bức tranh (ảnh), đọc những tác phẩm văn học có nghệ thuật miêu tả đặc sắc, Từ nhiều nguồn khác nhau đó, chúng ta chắc chắn sẽ có một vốn kiến thức thực tế hết sức phong phú. a) Kĩ năng tưởng tượng Có thể khẳng định rằng nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả chắc chắn sẽ không thể hay được, dù là văn tả thực. Làm nghệ thuật nói chung và viết văn miêu tả nói riêng không thể chấp nhận kiểu sao chép hiện thực cuộc sống một cách máy móc, khô cứng. Nếu chỉ quan sát và ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều đã quan sát thì bức tranh được, miêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy, cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn. Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng được một bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết được trang văn miêu tả cảnh thay đổi kì diệu của màu nước biển trong Biển đẹp. Vậy khi làm văn miêu tả, trí tưởng tượng được dùng với vai trò gì ? Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn miêu tả hấp dẫn hơn. Ta hãy so sánh hai đoạn vằn miêu tả sau : , Đoạn văn 1 : “Trên bãi cỏ sau làng, đàn bò đang gặm cỏ. Con nào con nấy hùng hục ăn một cách ngon lành, không còn để ý gì đến xung quanh. Tiếng gặm cỏ nghe rào rào. Nhìn cảnh tượng ‘ấy thật thú vị” (Bài làm của học sinh). Đoạn văn 2 : “Con Nâu đứng lại. Cả đàn bò dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu rào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn , phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất ra mà gặm. Bọt mép nó trào ra, trông đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém Mẹ con chị Vàng ăn riêng ở một chỗ. Cu Tũn dở hơi, chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó, đi kiếm mảng khác” (Hồ Phương – cỏ non, trong Văn học 6, tập một, NXB Giáo dục, 2000). Ớ đoạn văn thứ nhất, người tả chỉ dùng những câu văn tả thực hoàn toàn giới thiệu cảnh đàn bò gặm cỏ. Vì thế ý không thể phong phú, và đoạn văn cũng không có sức gợi tả, gợi cảm. Nhưng ở đoạn thứ hai, tác giả Hồ Phương đã kết hợp một cách tài tình giữa hình ảnh tả thực và những hình ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng. Chính trí tưởng tượng phong phú đã giúp cho tác giả khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ đã liên tưởng tới âm thanh “của một nong tằm ăn rỗi khổng lồ”. Và cũng nhờ trí tưởng tượng mà tác giả đã phát hiện ra được tính cách của từng con bò qua cách gặm cỏ của chúng : Con Ba Bớp thì “ngổ ngáo”, “phàm ăn tục uống” ; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu” nhưng cũng không cưỡng lại được sức hấp dẫn của bãi cỏ non, “hùng hục ăn không kém”cu Tũn như một chú bé con dở hơi, tinh nghịch, nũng nịu ; chị Vàng đúng là một người Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . mẹ dịu dàng, quen nhường nhịn, Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hoá đã làm cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động dưới ngòi bút miêu tả sáng tạo của nhà văn Hồ Phương. c) Kĩ năng so sánh So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn, và đối tượng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Nếu xét về đối tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa dạng và phong phú : Có thể so sánh người với người : “Với gương mặt phúc hậu và mái tóc bạc trắng, trông bà hệt như một bà tiên trong truyện cổ tích” ; ” Nhìn nó chăm chỉ làm việc giúp bà, ai cũng tấm tắc : Hệt như cô Tấm trong truyện cổ tích xưa” Có thể so sánh người với các con vật (hình dáng, tính cách) : “Lão ta quá ranh mãnh, xảo quyệt, y như một con cáo già” ; “Trông anh ta như một con gấu ” ; “Cậu ấy nhanh như một con sóc” Có thể so sánh người với cây cối : “Chấm cứ như một cây xương rồng” (Đào Vũ – Cái sân gạch); “Cô bé cứ như một cây lúa non, lặng lẽ lớn lên từ bùn đất” Có thể so sánh người với các hiện tượng tự nhiên : “Giọng lão ta lúc nào cũng gầm vang như sấm”; “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh : “Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới” (Vũ Tú Nam) ; “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chúi” (theo Vích-to Huy-gô) ; “Măng chồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú); Có thể so sánh vật với con người : “Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên” ; “Cây bưởi như một người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc” (Đoàn Giỏi); Nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau : So sánh theo hướng thu nhỏ lại : “Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ lửng giữa không trung” ; “Xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm dập dờn trên mặt biển” ; So sánh theo hướng phóng đại lên : “Rệp bò lổm ngổm như xe cóc – Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay” (Hồ Chí Minh) ; “Chiếc lá tre được thả xuống dòng nước, tròng trành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng tôi” ; So sánh theo hướng cụ thể hoá : “ Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi” (Thánh Gióng) ; “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn Tuân) ; So sánh theo hướng trừu tượng hoá : “Nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre” (Nguyễn Tuân) ; Tuy nhiên, khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu ý là phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu : “Miệng’cười tươi như hoa”, “Những hạt sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cánh hoa hồng”, “Cánh động lúa chín trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”, v.v. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . c) Kĩ năng nhận xét Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Một nhà văn Pháp có nói : “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không một ai giống ai” (Dẫn theo Tô Hoài – Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả) . Không phải chỉ các nhà văn, mà ngay cả học sinh khi làm văn miêu tả cũng nên ý thức rõ điều này. Chúng ta có thể hiểu cụ thể thêm nữa, rằng thiên nhiên và con người xung quanh chúng ta luôn trong trạng thái vận động và thay đổi không ngừng – thật vô cùng thú vị và hấp dẫn. Đâu phải chỉ có ngọn lửa này khác ngọn lửa kia, thân cây bạch dương này khác thân cây bạch dương kia mà ngay cùng một sự vật, hiện tượng ấy cũng từng phút, từng giờ thay đổi liên tục. Cũng một con đường từ nhà đến trường, nhưng sáng hôm nay ta thấy nó như thế này, sáng mai đã có thể đổi khác. Cũng một cây bàng, chiều hôm trước còn trơ trui lá cành, mà chỉ sau mấy hôm đã đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Cũng một bãi biển, nhưng khi ta buồn ta sẽ cảm nhận nó khác khi ta đang vui Có thể nói rằng, đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tuỳ thuộc vào điểm nhìn, thái độ, tình cảm, tâm trạng cũng như tình huống tiếp xúc của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấp chủ quan của người viết trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải bộc lộ trong tác phẩm của mình những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng. Vấn đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ? – Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, nhũng hình ảnh so sánh : “Chà ! Chà ! Béo ơi là béo ! “, ” Gớm ! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế !” (Nguyễn Công Hoan) ; “Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp (Vũ Tú Nam) ; ” A Cháng đẹp người thật Nhưng phải nhìn Hạng *A Cháng cày mới thấy hết được vẻ đẹp của anh” (Ma Văn Kháng); Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. Đây là thái độ mỉa mai, giễu cợt của nhà văn Nguyễn Công Hoan khi miêu tả hình ảnh một “bà chủ” : “Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông, đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chiưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem eất đi”. Còn đây là thái độ ngạc nhiên thích thú của nhà văn Võ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi : “Rọi quả thi nhau chòi ra bằng ngón tay bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to ”. 2. Lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả a) Cách dùng từ ngữ, hình ảnh Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì người viết văn miêu tả trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích luỹ vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức : thông qua các giờ học Văn – Tiếng Việt trong nhà trường ; thông qua giao tiếp hằng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả. Tất nhiên, có vốn từ phong phú chưạ hẳn đã là thành Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . công mà điều quan trọng là người viết bài phải có sự lựa chọn tinh tường, sao cho giữa một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lẩy ra được một vài từ phù hợp nhất, chính xác nhất. Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình, biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn cảnh. Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái, ) ; muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống của từ tượng thanh (mô phỏng các. tiếng động). Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức được rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục. Ví như tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh : cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm, rì rấo, lô nhô, ì oạp, Nhưng không phải tả sóng lúc nào cũng dùng được tất cả các từ ấy. Tả sóng biển lúc trời động thì phải dùng từ cuồn cuộn ; tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oụp ; tả tiếng sóng biển vọng lại trong đêm mà nghe xa thì phải dùng từ rì rầm ; Tả cây cối cũng có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau : xanh um, xanh lì, xanh non, xanh mơn mởn, xanh tươi, xanh tốt, xanh rờn, Nhưng khi đi vào thực tế, mỗi loại cây sẽ có một màu xanh riêng, không thể lẫn lộn : cây rau cải trong vườn hay cây lúa đang thì con gái thì phải là xanh mơn mởn, xanh rờn ; cây cối trong rừng rậm rạp thì phải là xanh rì, xanh tốt, xanh um, Ngay cả âm thanh tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rất rõ : mưa giáo đầu thì lẹt đẹt; mưa trên mái tôn thì rào rào’; mưa đập vào phên nứa đồm độp ; mưa đập vào tàu lá chuối thì lùng bùng ; mưa từ mái giọt tranh đổ xuống sân thì ồ ồ; Còn từ ngữ tả dáng đi của con người cũng vô cùng phong phú, đa dạng : em bé tập đi thì lẫm chẫm ; cậu bé tinh nghịch thì có dáng đi nhún nhảy, vừa đì vừa nhảy chân sáo ; cụ già thì lom. khom ; người đang đau chân thì đi khập khà khập khiễng ; các cô gái trẻ thì yểu điệu thướt tha ; người có tâna trạng thoải mái đi thong thả ; người vất vả thì dáng đi hấp tấp, lật đật, sấp ngửa, Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng không kém phần quan trọng. Có thể thấy rõ câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Việc tạo hình ảnh cho câu văn miêu tả có thể thực hiện bằng nhiều cách : hoặc là bằng từ ngữ tượng hình, tượng thanh (“gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè”) ; hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá (“Lá mía sắc như lưỡi gươm, xanh đậm” ; “Lũ trẻ đứa nào đứa nấy da cứ đen bóng như bôi nhọ mỡ” ; “Dòng sông thay chiếc áo màu xanh hằng ngày bằng dải lụa đào” ; ). Tuy nhiên, khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên trong bài văn miêu tá, chúng ta cần lưu ý rằng những nghệ thuật ấy chỉ thực sự có tác dụng nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ, hợp văn cảnh. Ngược lại, nếu dùng những biện pháp nghệ thuật ấy một cách máy móc, sáo mòn thì nó làm giảm giá trị của bài văn miêu tả rất nhiều. Mặt khác, cũng như khi ta ăn tiệc, món ăn dù ngon đến mấy nhưng ăn quá nhiều thì sẽ chán ; trong văn miêu tả, nếu quá lạm dụng cách nói so sánh, nhân hoá mà ít tả thực thì chắc chắn cảm giác thích thú ban đầu của người đọc sẽ giảm dần, thậm chí dẫn tới sự khó chịu, nhất là khi gặp những hình ảnh so sánh, nhân hoá nhạt nhẽo, vô vị. Chẳng hạn như : “Chị gió lả lướt bay tới làm cho cả vườn cây xao động” (chỉ cần viết: “Gió thổi Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . nhẹ làm cả vườn cây xao động”) ; “Ông mặt trời đã lên cao, nhăn nhó xua muôn ngàn tia nắng tinh quái xuống trần gian” (chỉ cần viết “Mặt trời đã lên cao, chói chang, gay gắt. Nắng như hắt lửa xuống mặt đất”), v.v. Để thấy rõ tầm quan trọng của việc dùng từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả, ta hãy so sánh hai đoạn văn có cùng nội dung miêu tả cây cối trong vườn như sau : Đoạn 1 : “Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Đây là cây dừa to lớn đứng uy nghi toả bóng rợp nửa khoảng vườn, từng chum quả bao quanh ngọn, nặng trĩu. Giữa vườn là những cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, quả nhiều, có những cành không còn trông thấy lá đâu. Cuối góc vườn là cây bưởi. Đây là giống bưởi mới, thân không cao, tán lá xoè rộng ra, quả to và múi dày. Ngắm vườn cây mùa này, lòng người tự nhiên thấy thư thái hơn”. Đoạn 2 : “Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Rợp bóng che nửa khoảng vườn là một cây dừa to lớn, đứng uy nghi. Những buồng dừa trông như những chùm bóng bay màu xanh lúc lỉu bám quanh ngọn, nặng trĩu. Quả nào quả nấy mơn mởn và lớn nhanh như thổi. Còn giữa vườn là những cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, quả sai trĩu trịt. Có những cành roi chín đỏ mọng, uốn cong, chỉ thấy quả chi chít mà không trông thấy lá đâu nữa. Nắng gắt. Rồi một trận mưa rào đổ xuống. Những trái roi căng da, mọng nước, trông càng hấp dẫn thêm. Ớ cuối góc vườn là cây bưởi đứng nép mình, lặng lẽ, cõng trên lưng lũ quả tròn trọc lóc. Đây là giống bưởi mới, thân không cao, tán lá xoè rộng. Nhưng được cái quả to và múi dày nên được nhiều người chuộng. Ngắm vườn cây mùa quả chín, không hiểu sao lòng người tự nhiên thấy thanh thản và thư thái hơn”. Cùng một nội dung miêu tả nhưng cách diễn đạt ở hai đoạn văn hoàn toàn khác nhau. Ớ đoạn một mới chỉ dừng lại nội dung thông báo, giới thiệu đặc điểm của từng loại cây, không hề chú trọng việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh nên đoạn văn không hay, không có sức hấp dẫn. Nhưng ở đoạn thứ hai, nội dung thông báo đã được lồng trong những câu văn giàu hình ảnh với các từ láy {lúc lỉu, mơn mởn, trĩu trịt, chi chít, lặng lẽ, trọc lóc) và với cách nói so sánh, nhân hoá (những buồng dừa trông như những chùm bóng bay màu xanh, cây bưởi cõng trên lưng lũ quả tròn trọc lóc, ). Do đó, hình ảnh cây cối trong vườn hiện lên cụ thể hơn, đem lại thành công cho đoạn văn miêu tả. b) Cách đặt câu, dựng đoạn trong văn miêu tả Cũng như văn tự sự, cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải linh hoạt và công phu. Có thể là câu dài với đầy đủ các thành phần chính phụ, có nhiều tầng ý nối tiếp nhau. Cũng có thể là những câu ngắn (câu đặc biệt hoặc câu tỉnh lược). Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả với cảm xúc của người miêu tả nữa. Sau đây là một số trường hợp lựa chọn kiểu câu thường gặp : Kiểu câu dài, nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau thường phù hợp với việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yến ả, hoặc những hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, liên tiếp nối nhau ; hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng tràn, tuôn chảy, Kiểu câu ngắn (câu đặc biệt, câu tỉnh lược) với các dấu câu (dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, ) thường dùng để diễn tả những cảm xúc mạnh, những hoạt động nặng, diễn ra nhanh gọn, liên tục ; những tình huống bất ngờ Kiểu câu đảo ngữ : thường dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh một đặc điểm, một trạng thái nào đó của đối tượng được miêu tả. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Ví dụ : Tả cánh đồng quê yên ả thanh bình : cánh đồng trải ra xa tít tắp, mênh mông với sóng lúa lăn tăn gợn nhẹ, đuổi nhau chạy dài đến tận chân trời. (Câu dài) Tả ánh trăng khuya : Trời đã về khuya, ánh trăng dường như càng sáng hơn, vằng vặc giữa vòm cao mênh mông, lặng lẽ toả ánh sáng dịu dàng và tinh khiết xuống mặt đất, huyền ảo và đẹp lạ kì. (Gâu dài) Tả em bé đang tập đi : Cu Tí đang chập chững tập đi. Hai bàn chân bấm xuống. Hai tay dang ra để giữ thăng bằng. Một bước. Hai bước. “Uỵch”. Cu Tí khóc oà lên vì bị ngã. Mẹ vội đô Tí dậy, thơm một cái vào đôi má trắng hồng. Tí ta nhoẻn cười, nước mắt vẫn đọng trên mí. Hai bàn chân lại bấm xuống. Hai tay lại dang ra. Một bước Hai bước Năm bước Mười bước Tiếng vố tay cổ vũ của mọi người làm cho cu Tí càng phấn khởi. (Một loạt câu ngắn) Tả hoa phượng : Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa. (Câu đảo ngữ) Một điều cần lưu ý là trong cùng một bài văn miêu tả phải biết dùng đan xen nhiều kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn. Có câu bình thường xen câu đặc biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt. Ngoài việc đặt câu, cách dựng đoạn và liên kết giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Thông thường, khi làm văn, học sinh chia bài làm thành ba phần : Mỏ bài, Thân bài, Kết luận. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và Kết luận ngắn, Thân bài thì dài. Dù nội dung bài văn nghèo nàn hay phong phú, dù dung lượng bài văn ngắn hay dài, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần Thân bài cũng chỉ có một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà ta có thể bắt gặp trong bài làm của học sinh. Vậy có thể khắc phục hạn chế này bằng cách nào ? Điều trước tiên là phải xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả : Chia đoạn theo trình tự thời gian : Người làm bài đặt đối tượng miêu tả vào các khoảng thời gian khác nhau. Trong một năm thì theo bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông (tả cây cối, cảnh vật) ; trong một ngày thì có sáng- trưa – chiều – tối (tả cảnh vật, thời tiết) ; trong một quá trình thì có bắt đầu – diễn biến – kết thúc (tả cảnh sinh hoạt), khi nhỏ – lớn lên – về già (tả con người), v.v. Chia đoạn theo trình tự không gian : Người làm bài quan sát đối tượng miêu tả ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng khác nhau : từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía trước, nhìn phía sau, nhìn toàn cảnh, nhìn chi tiết, Chia đoạn theo đặc điểm tính cách của đối tượng được miêu tả : Mỗi đặc điểm tính chất có thể được tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập. Ví như tả người nói chung có thể chia thành hai ý (hình dáng, tính tình) Chia đoạn theo số lượng đối tượng được miêu tả : có thể sử dụng cách chia đoạn này cho kiểu bài tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt, tả thế giới loài vật, đồ vật Ví như tả cảnh thiên nhiên thì có : bầu trời – mặt đất ; cảnh trong vườn – cảnh ngoài đồng ; cảnh biển cả – cảnh núi rừng ; Hoặc tả không khí giờ học thì có : công việc của thầy cô giáo, công việc của học sinh ; Tả đàn gia súc, gia cầm của gia đình thì có : bầy gà, đàn vịt, lũ trâu bò, mấy con lợn, Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Chia đoạn rồi thì phải suy nghĩ cách triển khai ý trong từng đoạn. Thông thường, nếu toàn bộ phần Thân bài triển khai trong một đoạn văn thì nhiều khi chỉ cần liệt kê cảnh cũng có thể tạo thành đoạn (dù rằng nội dung miêu tả sẽ nghèo nàn, dù rằng cách tả sẽ không hay). Nhưng khi tách phần Thân bài ra thành một số đoạn mà người viết bài không có đủ kiến thức để triển khai ỷ trong một đoạn thì những đoạn văn cụt lủn ấy sẽ làm cho bài văn trở nên rời rạc, vụn vặt, thiếu liến kết. Như vậy, thực tế này đòi hỏi người viết phải có khả năng mở rộng ý, phát triển hình ảnh miêu tả một cách phong phú và hợp lí. Thông thường có thể mở rộng ý theo một số hướng sau : Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với những đối tượng khác. Hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các mối quan hệ với những đối tượng xung quanh. Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đường nét, hình dáng, đặc điểm của đối tượng. Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn miêu tả những câu văn nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét. Mở rộng ý bằng cách kết hợp miêu tả đặc điểm với những lời giới thiệu về giá trị, về công dụng của đối tượng được tả. ‘ Ví dụ : Khi làm bài văn tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ thể, ta có thể chia Thân bài thành một số đoạn ứng với một số đối tượng miêu tả như sau : Đoạn một: Tả một cây có đặc điểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong vườn (lớn nhất, đặt ở vị trí quan trọng nhất, ). Khi tả, phải giới thiệu được vị trí, miêu tả hình dáng, đặc điểm của thân, lá, rễ, hoa, quả, tầm quan trọng của nó đối với các cây cối khác trong vườn, hoặc đối với con người. Có trường hợp cần nêu thêm lai lịch của nó (Ai trồng ? Trồng lúc nào ? Người trồng và thời điểm trồng có ý nghĩa như thế nào đối với chủ nhân của khu vườn ?). Đoạn hai : Tả loài cây cho hoa cho hương. Liệt kê một số loài hoa (hoa nhài, hoa hồng, ), đồng thời miêu tả cụ thể vị trí, hình dảng/đặc điểm, cấu tạo của từng loại cây (thân, lá, hoa, hương vị, ). Đoạn ba : Tả loài cây cho quả. Liệt kê một số loài cây tiêu biểu (cam, bưởi, na, ổi, ), sau đó tập trung miêu tả vị trí, quy trình ra hoa kết trái, cấu tạo, công dụng, của từng loài cây. Lưu ý là trong quá trình tả, có thể đặt các đối tượng được tả trên trong mối quan hệ với nắng, với gió, với chim chóc, ong bướm, với con người, để toàn cảnh khu vườn hiện lên sống động và đẹp hơn. c) Cách mở đầu và cách kết luận cho một bài văn miêu tả Mô hình bố cục của một bài văn miêu tả thông thường gồm ba phần rõ rệt: Mở bài : Giới thiệu đối tượng cần miêu tả (Đối tượng gì ? Có quan hộ như thế nào đối với người miêu tả ? Hoàn cảnh tiếp xúc gặp gỡ với đối tượng ấy có gì đặc biệt ?). Thân bài : Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những đặc điểm chung – riêng. Kết luận : Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Theo mô hình này thì văn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết. Như vậy là quá đơn điệu, rập khuôn. Thậm chí, có một số em học sinh dùng cái khuôn chung ấy để lắp ghép cho tất cả các bài văn tả khác nhau. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Ví dụ 1 : Khi tả một cây ăn quả, thường các em hay đi theo cách mở và kết như sau : ‘ Mở bài : Trong vườn bà em trồng nhiều thứ cây ăn quả. Nhưng em thích nhất là cây bưởi đào. Kết luận : Em rất yêu khu vườn (yêu cây bưởi đào). Hoặc Em muốn được chăm sóc cho khu vườn ngày càng tươi tốt (chăm sốc cây bưởi đào để nó tiếp tục đơm hoa kết trái ở những mùa sau). Ví dụ 2 : Đối với đề văn “Tả một người bạn thân”, cách Mở bài và Kết luận cũng theo như ví dụ 1 : Mở bài : Em có nhiều người bạn. Nhưng có lẽ thân thiết và gần gũi nhất vẫn là bạn X. Kết luận : Em và X rất thân thiết, gắn bó với nhau. Chúng em tự hứa với lòng mình rằng, dù cho hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống có thay đổi như thế nào thì tình bạn ấy vẫn không bao giờ phai nhạt. Cứ theo kiểu lắp khuôn này thì ta sẽ có một loạt Mở bài và Kết luận na ná như nhau mặc dù đối tượng cần miêu tả có thể. không giống nhau. Để bài văn miêu tả sáng tạo hơn, ta nên chọn một số cách mở bài và kết bài khác. Cách mở bài : Có thể mở bài bằng một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề (Thạch Lam – Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi). Cũng có thể mở bài bằng lời giới thiệu tình huống để đối tượng miêu tả xuất hiện. Cách mở này thường dài dòng (Ví như tả một người công nhân làm đường : “Cái Thư, bạn tôi lạ lắm kia ! Hễ cứ ngồi với nhau là cái Thư lại kể về mẹ nó cho tôi nghe. Chẳng lần nào là nó không mở đầu bằng câu “Mẹ tớ, ấy biết không, là công nhân sửa đường đấy. Năm nào mẹ tớ cũng được bầu là Lao động tiên tiến. Tổ mẹ tớ vá đường giỏi nhất công ti. Nếu ấy được xem mẹ tớ làm việc, ấy phải thích mê đi. Này nhé ỉ ”. Một buổi sáng, chúng tôi được đi ô tô đến chỗ tổ mẹ Thư làm việc”. (Nguyễn Thị Xuyến) Cách kết bài : Có thể kết bài bằng một câu văn tả. Ví dụ : Đêm đã khuya, vầng trăng càng sáng, vằng vặc trên vòm cao mênh mông như đang thao thức cùng trời đêm. Hay : Cánh đồng lúa vẫn dập dờn, dập dờn trong gió. Hương thơm dịu dịu toả ra. Lan xa. Lan xa Có thể kết bài bằng một lời mở ý hoặc để lửng ý cho người đọc tự cảm nhận. Ví dụ : Khi tả hoàng hôn trên sông Hương, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết thúc theo kiểu này : Huế thức dậy trong nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó. Hoặc lời kết mở cho bài văn tả một cầu thủ bóng đá thiếu niên : Và mỗi sáng, mỗi chiều, cậu bé có đôi chân kì diệu ấy vẫn cùng lũ trẻ chơi đùa trên bãi cỏ. Theo đôi chân cậu, trái bóng cứ lăn tròn, lăn tròn Cũng có thể kết bài bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được miêu tả. Ví dụ : Kết bài cho đề văn miêu tả mùa xuần : Cảm ơn mùa xuân ! cảm ơn những điều kì diệu mà trời đất đã ban tặng cho thiên nhiên và con người. ■ Hoặc kết bài cho văn tả hình ảnh người mẹ : Con yêu mẹ biết bao, mẹ ơi / 3. Một số lưu ý riêng cho từng kiểu bài a) Kiểu bài văn tả đồ vật, loài vật, cây cối Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Đối tượng miêu tả ở kiểu bài văn này thường rất cụ thể, và thường là những vật quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta : Một cái cặp sách, một cái bút, một tấm bản đồ, một con mèo, một chú gà trống, một cây ăn quả, Kiểu bài này thường khó ở chỗ đối tượng miêu tả quá cụ thể, nhiều khi cấu tạo của nó lại đơn giản nên người miêu tả không biết làm thế nào để phát triển ý. Rút cục là bài văn tả chỉ ngắn cụt lủn, hời hợt, nghèo nàn. Sau đây là một số lời khuyên đối với học sinh để giúp các em làm tốt kiểu bài này. Thứ nhất, khi làm kiểu bài này có thể chọn trình tự miêu tả là từ bao quát (giới thiệu chung) đến cụ thể (đi vào chi tiết). Riêng tả loài vật, cây cối có thể theo quá trình trưởng thành của đối tượng với các giai đoạn cụ thể. Thứ hai, đối tượng được miêu tả ở kiểu bài này là những đồ dùng, vật dụng, những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, khi miêu tả, phải chú ý tới công dụng, ý nghĩa của chúng cũng như mối quan hệ giữa chúng với con người. Đặc biệt, thỉnh thoảng trong quá trình tả, có thể đan xen vào một vài kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa người tả với đối tượng được tả. Thứ ba, cần biết điều chỉnh một cách hợp lí giữa tả thực và các hình ảnh liên tưởng. Nếu tả thực nhiều quá thì hình ảnh miêu tả trở nên trần trụi. Nếu liên tưởng nhiều quá thì tính chân thực sẽ giảm đi. Riêng đối với đồ dùng vật dụng, không phải lúc nào cũng tả cái mới. Có thể tả những đồ dùng đã cũ (xen vào các kỉ niệm thể hiện sự gắn bó) thì .ý nghĩa của bài làm sẽ sâu sắc hơn. b) Kiểu bài văn tả cảnh Đối tượng miêu tả bao gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể coi đây là những bức tranh bằng ngôn ngữ dựng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt động nào đó của thiên nhiên, của con người (một phiên chợ tết, một bến đò hoặc ga tàu đông khách, một cuộc thi thả diều, một cánh rừng, một dòng sông, một làng quê yên tĩnh, V.V.). Nội dung của kiểu bài này không nghèo nàn, thậm chí rất phong phú nhưng do kinh nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý còn hạn chế nên bài làm thường có bố cục lộn xộn, thiếu cân đối. Khi làm kiểu bài văn này cần lưu ý một số vấn đề sau : Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, người viết có thể chọn một trong số các trình tự tả : theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh, Bức tranh thiên nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm này khác thời điểm kia, ). Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, người tả cần tìm được một số hình ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi tả cảnh thiên nhiên cần chú trọng dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh. Dù cảnh thiên nhiên nào thì cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tự nhiên như gió, nắng, Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động hơn. Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng chọn tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung, nhìn bao quát toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. Ưu tiên dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, về câu văn, tuỳ theo nội dung miêu tả mà lựa chọn kiểu câu ngắn hay câu dài, câu đặc biệt hay câu bình thường, câu đảo ngữ hay câu tỉnh lược, Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . tình cảm giữa các đối tượng xuất hiện trong các bức tranh cảnh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa một số mẩu đối thoại, một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét, cảm nghĩ vào văn tả cảnh sinh hoạt. b) Kiểu bài văn tả người Kiểu bài văn này khá thông dụng, được dùng phổ biến, trong cuộc sống hằng ngày. Nhược điểm thường thấy là các em học sinh hay tả người theo một số hình ảnh ước lệ, có tính rập khuôn nhất định, đọc lên nghe quá nhàm, thiếu nét riêng, thiếu sự sáng tạo. Hơn nữa, dưới ngòi bút của các em, các nhân vật thường được lí tưởng hoá, đẹp hơn, đáng yêu hơn, nhưng lại thiếu tính chân thực (ví như hình ảnh mẹ hay cô giáo đều có dáng đi mềm mại, thướt tha„ mũi dọc dừa, bàn tay đẹp với những ngón thon như tháp bút, Tức là vô tình người tả biến họ thành những cô văn công trên sân khấu). Khi làm kiểu bài văn này cần lưu ý mấy điểm sau : Phải xác định rõ đối tượng được miêu tả (tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính) để trên cơ sở đó chọn hình ảnh tả cho phù hợp. Chẳng hạn như người phụ nữ làm nghề dạy học sẽ có trang phục, diện mạo, cử chỉ khác hẳn người phụ nữ là công nhân làm đường. Bên cạnh đó, phải xác định yêu cầu cụ thể của từng đề nữa. Nếu tả người nói chung thì phải làm nổi bật đặc điểm ngoại hình và tính cách ; nếu tả người trong trạng thái hoạt động thì phải tập trung vào cử chỉ, động tác. Ngay cả việc tìm những nét về ngoại hình, tính cách của nhân vật để miêu tả cũng phải gắn kết với hoạt động đang diễn ra (chẳng hạn, tả chú công nhân đang xây nhà thì phải tập trung vào cử động của đôi bàn tay, gương mặt; tả cầu thủ bóng đá thì chú ý động tác của đôi chân, tả cô giáo đang giảng bài thì chú ý dáng đi, giọng nói, gương mặt, thái độ, ). Đối với văn tả người cũng phải chú trọng nhiều tới ngôn ngữ tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh. Đặc biệt, người viết phải bộc lộ tình cảm đối với người được tả ngay trong quá trình làm văn (trực tiếp qua những câu bình phẩm, nhận xét, những câu cảm thán ; gián tiếp qua việc lựa chọn hình ảnh, từ ngữ và sắp xếp trật tự miêu tả). BÀI TẬP RÈN VIẾT VĂN MIÊU TẢ TẬP QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 1. Ghi nhớ Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 2. Bài tập : Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Bài tập 4 Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm lớp học của em. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất ? Bài tập 5 – Cho đề văn : Hãy tả một ngày mưa rất to tại phố em. – Để làm đề văn này, sẽ dùng các hình ảnh, sự vật sau đây. Em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật ấy với những gì ? Hãy điền vào “ ” + Mặt trời + Bầu trời + Những hàng cây + Những dãy nhà + Đường phố Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . + Xe máy, xe đạp + Nước chảy trên đường vào cống + Không gian mưa rơi + Người đi đường Bài tập 6 – Cho các từ sau : ngang, khệnh khạng, vun vút, chậm chạp, rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn. – Hãy chọn lựa và điền các từ đã cho vào những chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. – Sau khi điền từ, đọc lại đoạn văn, cho biết: + Đoạn văn tả cảnh gì, ở đâu ? + Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào ? “Một con sao biển đỏ thắm đang bò. Những con tôm hùm mang bộ râu dài bước trên các hòn đá. Một con cua đang bò. Chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, dưới nước. Đàn tôm con lao như ruồi. Bác rùa biển ., có hai con cá xanh như đôi bướm . phía trên mai”. (Theo M.Goóc-ki) Bài tập 7 Cho đoạn văn sau : “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh”. a) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào chính ? – Biểu cảm – Tự sự – Miêu tả b) Đoạn văn trẽn tả cảnh gì ? – Sông ngòi, mương rạch. – Đồng bằng – Rừng tràm Dựa vào những dấu hiệu nào trong đoạn mà em khẳng định như vậy ? c) Đoạn văn có bốn câu : – Chỉ ra câu nào thể hiện rõ cách tưởng tượng, so sánh khi tả cảnh. – Chỉ ra câu nào bộc lộ rõ nhận xét của người viết. d) Viết một đến hai câu nói rõ cảm giác của em khi đọc đoạn văn này. Bài tập 8 Ở trong nhà, đi ngoài phố, đến nhà bạn, hay ngắm tranh, ta thường gặp những bé rất đáng yêu. Hãy tả để làm rõ nét đáng yêu của em bé đó. 3. Giải bài tập Bài tập 4 : Đặc điểm lớp học của em. – Lớp được quét vôi màu vàng chanh. – Cửa lớp bằng gỗ, màu sơn xanh lá cây. – Riêng cửa sổ có song sắt thưa. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . – Chính giữa lớp có treo ảnh Bác. – Bên trái là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên. – Bên phải là khẩu hiệu “Thi đua học tốt”. – Bục giảng mới xây cao ráo. – Bảng đen mới, màu xanh lá cây nhạt, viết phấn lên rất rõ và đẹp. – Hai dãy bàn ghế mới, đánh vécni nâu vàng thơm phức, đều chằn chặn. – Các lẵng hoa tự tạo treo tường, mộc mạc, có duyên. (Đặc điểm nổi bật của lớp là những lẵng hoa tự tạo trên tường). – Lớp học như ngôi nhà thứ hai thân thương của em. Bài tập 5 : Để có thể tả một ngày mưa rất to tại phố em, em có những liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật như sau : (Điền từ, ngữ vào chỗ trống) – Mặt trời đã trốn đi đâu, từ bao giờ. – Bầu trời đầy mây đen vần vũ. – Những hàng cây : như được tắm rửa trong trận mưa, nghiêng ngả đùa trong nước mưa. – Những dãy nhà : như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa mặt. – Đường phố: ngập nước vì chảy không kịp. Lúc mưa to nhất, đường phố như một dòng sông nhỏ, nhiều em bé gấp thuyền giấy, thả xuống – Xe máy, xe đạp : không đi nhanh được, giống như từng đoàn xe lội nước. – Người đi đường : mặc áo mưa kín mít như những nhà tu hành, đi rất vội dưới các mái hiên trên vỉa hè. – Nước chảy trên đường vào cống : nghe ồ ồ như người khổng lồ đang khóc. – Không gian mưa rơi : trắng như tấm màn mưa. Bài tập 6 : 1. Đoạn văn sau khi đã điền từ : “Một con sao biển đỏ thắm đang chậm chạp bò. Những con tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá. Một con cua đang bò ngang. Chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước. Đàn tôm con lao vun vút như ruồi. Bác rùa biển khệnh khạng, có hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn phía trên mai”. Đoạn văn trên tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển. Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét rất độc đáo, tài hoa, tạo nên những chi tiết rất hay, thú vị. – Tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá. – Hoa loa kèn rung rinh trong nước. – Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi (cách so sánh của người Nga). – Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn (vừa nhân hoá, vừa so sánh hợp lí). Bài tập 7 : a) Miêu tả b) Dựa vào câu chủ đề (câu 1) và các chi tiết tả trong ba câu tiếp theo, người đọc nhận ra cảnh rừng tràm. c) – Câu thể hiện rõ sự tưởng tượng, so sánh : trong tả cảnh. + Câu 4 : Tưởng tượng : “ánh sáng trong vắt, hơi gợn chút óng ánh”. + So sánh : “nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh”. – Câu 1, 2, 3 bộc lộ rõ nhận xét của người viết về cảnh. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . d) Cảm giác khi đọc đoạn văn này : Em thấy không gian thật yên tĩnh, không khí thật trong lành, mát mẻ ; thiên nhiên thật đáng yêu và gần gũi như sự sống. Em yêu cảnh này vô cùng, vì đây còn là môi trường sống dồi dào và vô tận. Bài tập 8 : Em dự định sẽ tả một em bé đáng yêu mà em đã gặp : – Đôi mắt bé đen tròn, tinh nghịch – mỗi lần bé nói, đôi mắt cũng như nói theo. – Đôi má bé căng tròn, mỗi lần chạm môi thơm thấy căng rắn đến dễ yêu. – Đôi môi hồng và hàm răng trắng đều khi bé cười tươi. – Bé lại ra dáng người lớn mới đáng yêu chứ : Bé nhắc anh này không được nhổ bậy, chị kia ra đường không được mặc quần áo ngắn. Nhưng bé lại tự ý lấy kẹo sôcôla ăn, mà chưa xin phép ; lại còn luôn đòi mẹ mua đồ chơi nữa chứ – Tất cả mọi người : hãy đem tiếng cười, tình yêu thương, hạnh phúc đến cho bé nhé. 2.Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả – Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Kĩ năng này thường bị học sinh bỏ qua nên khi làm bài các em thiếu vốn sống thực tế, bài văn nghèo về nội dung ý nghĩa, thiếu sức thuyết phục. Phải thấy những nét chính, thấy những đặc điểm riêng để tìm ra được những ngóc ngách của sự vật, vấn đề. Nhiều khi không cần liệt kê đẩy đủ sự việc mà chỉ cần ghi lại những nét đặc sắc mà mình cảm nhận được, như một câu nói, nét mặt lột tả được tính nết một người, hoặc một tiếng động, một ánh đèn, một trạng thái tư tưởng, Nói như Tô Hoài, từ chỗ tìm bới trong la liệt hiện tượng quanh mình mà phát hiện ra bản chất và quy luật hiện tượng chính, tránh lối phỏng đoán sai lầm, công thức, đơn giản và loá mắt không tách bạch được đâu là chủ yếu, thứ yếu. (Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, NXB Giáo dục, 2000) – Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh. Vai trò của trí tưởng tượng là rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho HS tìm được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn. – Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả. Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải gợi được cảm giác mãnh liệt nhất, những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng. Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh, so sánh vật với con người, so sánh theo hướng thu nhỏ lại, so sánh theo hướng phóng đại lên, so sánh theo hướng cụ thể hoặc trừu tượng hoá. B.Các dạng văn miêu tả ở lớp 6 1.Tả cảnh Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Yêu cầu: – Xác định đối tượng miêu tả: Cảnh nào? Ở đâu? Vào thời điểm nào? – Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. – Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Bố cục bài văn tả cảnh: – Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . – Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau: + Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại). + Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại). + Không gian từ trên xuống dưói (hoặc ngược lại). Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. Ví dụ: Đoạn văn miêu tả dòng sông và rừng đước Năm Căn: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sồng Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chổng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rều, màu xanh chai lọ, loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. (Đoàn Giỏi) 2.Tả người Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tính cách, tư thế, hành động, lời nói, của nhân vật được miêu tả. Phân biệt đối tương miêu tả theo yêu cầu: – Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết ) – Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc). Cách miêu tả: – Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó). – Thân bài: + Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp + Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, (chú ý: tả người trong công việc cần quan sát tinh tế, tả các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt Ví dụ: Đoạn văn miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư lái thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Võ Quảng) + Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết, người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người viết đối với đối tượng đó. – Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả. 3.Miêu tả sáng tạo * Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có thể bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó. * Đối tượng: Người hay cảnh vật. * Yêu cầu khi miêu tả: – Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ, trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . cơ sở tưởng tượng như: không khí của buổi chợ, số lượng người với những lứa tuổi, tầng lớp nào? Chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao? Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình. – Tả người trong tưởng tượng: Nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn. Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào thì cũng cần chú ý vận dụng lối ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ rệt. C.Cách làm một bài văn miêu tả 1.Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải: – Xác định dược đối tượng miêu tả. – Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. – Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự. 2.Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần: – Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. – Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. – Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật được miêu tả. 3.Cần chú ỷ chi tiết khi miêu tả. Ví dụ: a.Về cảnh mùa đông, có thể nêu những đặc điểm sau: – Bầu trời âm u, nhiều mây. – Gió lạnh, mưa phùn. – Cây cối rụng lá trơ cành b.Vẽ khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm: – Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan ) – Tóc ôm khuôn mặt (hoặc được búi lên). – Đôi mắt, má, miệng. – Nước da, vẻ mặt (hiền hậu, tươi tắn ) c.Tả một cụ già: – Râu, tóc trắng, da mồi. – Cặp mắt tinh anh (hoặc lờ đờ). – Dáng vẻ nhanh nhẹn (hoặc chậm chạp). – Giọng nói trầm ấm d.Tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm, ân cần, đôi mắt lấp lánh đầy khích lệ 4.Chú ý thứ tự khi miêu tả: Ví dụ: a.Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn: – Có thể theo thời gian: từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc giờ học: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô – Có thể theo trình tự quan sát: từ gần đến xa hoặc ngược lại; hoặc theo không gian: bên ngoài lớp; trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên; các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . b.Tả sân trường giờ ra chơi: – Miêu tả theo không gian: + Từ xa tới gần + Miêu tả theo thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi. – Miêu tả theo thứ tự thời gian: + Sân trường vắng lặng trong giờ học. + Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra. + Có tốp chơi đá cẩu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau vê’ điểu gì đó + Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cười nói, hò reo, – Miêu tả kết hợp cả không gian và thời gian: Trước hết, cần chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn. Chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi ra sao D.Tham khảo một số dàn ý 1)Đề bài : Miêu tả hình ảnh quê hương em đêm rằm Trung thu (hoặc vào một đêm trăng đẹp). a.Mở bài Giới thiệu chung: – Đêm rằm, trăng tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất. – Làng em rộn ràng chuẩn bị đón Tết Trung thu. b.Thân bài Tả cảnh đêm trăng: – Lúc xẩm tối + Màn đêm dần buông, bẩu trời thăm thẳm, lấp lánh sao. + Trăng lấp ló, thấp thoáng sau lũy tre xa xa. + Gió thổi mát lộng + Làng xóm nhộn nhịp. – Lúc trăng lên + Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa không trung. + Ánh trăng vằng vặc, soi rõ từng cảnh vật: nhà cửa, vườn cây, dòng sông, con đường, cánh đồng + Trên đường làng, trẻ em nối đuôi nhau rước đèn, ca hát mừng trăng. + Cảnh phá cỗ vui vẻ ở sân đình c.Kết bài Cảm nghĩ của em : – Cảnh làng quê trong đêm trăng sáng đẹp như một bức tranh – Tình yêu quê hương càng thêm tha thiết, sâu đậm. 2)Đề bài: Miêu tả cô giáo (thầy giáo) đang giảng bài. a.Mở bài Giới thiệu cô giáo (cô dạy môn gì, tiết mấy, ngày nào?) b.Thân bài + Miêu tả những nét tiêu biểu về ngoại hình: trạc tuổi, tẩm vóc (cao hay thấp, dáng điệu, nét mặt, đôi mắt ) + Cách ăn mặc khi lên lớp. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . + Miêu tả những nét tiêu biểu về cử chỉ, hành động, tình cảm của cô dành cho học sinh: lời giảng, việc làm, động tác (khi viết bảng giảng bài, khi ân cẩn nhắc nhở học sinh ) c.Kết bài Tình cảm của em đối với cô giáo. (Cô giáo là người tận tụy với nghề, hết lòng vì học sinh; như người mẹ thứ hai của em; em yêu quý cô và quyết tâm học thật giỏi, ) 3)Đề bài: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình a.Mở bài – Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao? Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng). b.Thân bài – Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên. + Hình dáng + Khuốn mặt + Chòm râu, mái tóc + Cây gậy . – Những lời đối thoại của em với ông tiên. – Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà, ). c.Kết bài – Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em. 4)Đề bài: Từ bài thơ Mưa của Trân Đăng Khoa, em hãy tả lại cơn mưa rào mùa hạ. a.Mở bài Trời đang nắng bỗng chuyển dông, mây đen xuất hiện, bầu trời xám xịt, cơn mưa rào ập đến. b.Thân bài Tả cơn mưa: – Gió thổi giật, trời mát lạnh. – Những con mối bò ra rồi cả đàn tranh nhau bay cao, bay thấp. Đàn gà thi nhau đớp mồi. – Mưa đổ xuống trên sân nhà, trên cành cây, kẽ lá. Mưa xối xả. – Gió thổi mạnh. Bãi mía lay động trong gió, lá mía nhọn hoắt, vươn dài như múa gươm. – Đàn kiến tìm nơi tránh nước, chúng đi hành quân, bụi tre đung đưa trong gió cùng hàng bưởi sau nhà như vẫy tay đưa tiễn. – Trên trời xuất hiện những tia chớp, sấm vang rền. – Mưa ù ù như xay lúa. Mưa chéo mặt sân, nước sủi bọt trắng xóa rồi kéo nhau đổ ra mương rãnh. Đất trời mù trắng nước. – Ngoài đồng nước lai láng. Những bác nông dân hối hả đi về. – Bố đi làm về, đội sấm, đội chớp, đội cả bầu trời đang đổ mưa. Tả quang cảnh sau cơn mưa: – Mây tan dần, trời xanh thấp thoáng lộ ra. – Trời sáng hơn, những tia nắng chiếu xuống sân nhà. – Hoa lá lại đua nhau đón khí ấm mặt trời. – Cóc nhảy chồm chồm, lũ chó sủa vang. – Đàn gà kéo ra, những chú chim hót líu lo, c.Kết bài Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . – Cơn mưa rào mùa hạ đã giúp cho cảnh vật tươi mát. – Mưa giúp ích cho mọi người, giúp ích cho nhà nông. 5)Đề bài: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. a.Mở bài – Khu vườn mà em định tả là của ai? – Nó có điểm gì đặc biệt? – Nó gắn bó với em thế nào? b.Thân bài – Quang cảnh khu vườn khi trời sáng: + Mặt trời mọc + Những giọt sương đêm trên lá – Khu vườn bắt đầu nhộn nhịp bởi tiếng chim – Miêu tả một số loài cây có trong vườn mà em thích. – Khu vườn gắn bó với tuổi thơ của em ra sao? (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc nào đó, với ông nôi chẳng han) c.Kết bài – Em ấn tượng nhất với khu vườn là ở điểm gì? Một số bài làm mẫu Đề 1 Có một lần:, Thuỷ Tinh tình cờ gặp được Mị Nương. Chàng có cơ hội để thanh minh chuyên cũ. Hãy thay lời Thuỷ Tinh để kể lại cuộc gặp gỡ ấy. Bài làm Hàng ngàn năm đã trôi qua, Thuỷ Tinh lặng lẽ ôm nỗi buồn dưới thuỷ cung. Chàng nghĩ tới Mị Nương và vẫn không thôi khao khát được cùng nàng nên vợ nên chồng. Và có lẽ buồn hơn cả là cái tiếng xấu mà thiên hạ đã gán cho chàng kể từ ngày chàng và Sơn Tinh giao chiến để giành Mị Nương. Thế rồi một hôm, Thuỷ Tinh quyết đi tìm Mị Nương. Chàng từ biển Đông ngược dòng sông Hồng, men theo con suối nhỏ để đi lên núi Tản. Một ngày. Hai ngày. Một tháng. Hai tháng. Núi Tản kia rồi. Thuỷ Tinh nép mình sau tảng đá lớn. Chàng hi vọng Mị Nương sẽ ra suối Và quả như chàng đã dự đoán. Một buổi sáng, khi chim rừng cất cao tiếng hót chào đón những tia nắng đầu tiên thì Mị Nương xuất hiện. Nàng ra suối ngắm cảnh. Đã mấy ngàn năm mà nhan sắc của Mị Nương không hề phai, vẫn dáng người mảnh mai, thướt tha. vẫn gương mặt hiền như ánh trăng rằm. vẫn mái tóc dài tuôn từ bờ vai rủ xuống gót chân óng ả, đen mượt. Thuỷ Tinh rời khỏi chỗ nấp tiến về phía Mị Nương. Nàng hoảng sợ lùi lại. Thuỷ Tinh vội buồn rầu lên tiếng : – Nàng đừng sợ ! Nàng không nhận ra ta ư ? – Chàng là – Mị Nương ngập ngừng Trong thoáng chốc, nàng đã nhớ lại hình ảnh cuộc đua tài tranh ngôi phò mã tại Phong Châu ngày trước. – Chẳng lẽ chàng là Thuỷ Tinh đó sao ? Chàng tìm ta làm gì ? Ta là gái đã có chồng. Mấy ngàn năm rồi, bao nhiêu tai hoạ chàng gây cho nhân dân ta như vậy vẫn chưa đủ ư ? Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . – Mị Nương ! Nàng hãy nghe ta. Ta đi tìm nàng lần này là để thanh minh câu chuyện ngày trước, để nàng đừng oán giận ta nữa ! – Thấy Mị Nương im lặng, Thuỷ Tinh lấy hơi kể liền một mạch. – Nàng biết không : Ngay từ buổi đầu gặp nàng, ta đã mơ ước cùng nàng xe tơ kết tóc. Có trời đất chứng giám lòng thành của ta đối với nàng. Hôm đọ sức cùng Sơn Tinh, ta cũng thầm phục chàng trai ấy. Nhưng tình yêu thì không thể chia sẻ nên ta cố gắng đem hết tài năng của mình ra để vừa ý nàng và vừa ý vua cha. Chắc nàng cũng thấy rõ ta và Sơn Tinh hoàn toàn ngang tài ngang sức – Nhưng tại vì chàng đã mang lễ vật đến muộn hơn phu quân tà, sao chàng còn oán giận mà gây cảnh binh đao ? – Mị Nương ngắt lời Thuỷ Tinh. – Nàng thực không công bằng với ta rồi – Thuỷ Tinh buồn rầu. – Nàng không nhận thấy rằng khi vua Hùng yêu cầu lễ vật, vua đã ngầm thiên vị cho Sơn Tinh đó sao ? Tất cả các lễ vật ấy, từ gạo nếp đến voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đều là sản vật của núi rừng – vương quốc của Sơn Tinh – còn ta là chúa miền nước thẳm, giữa biển cả bao la, làm sao ta có thể tìm ngay được các lễ vật ấy chỉ trong vòng có một đêm. Vậy mà nàng thấy đó, ta đâu có nản chí. Ngay khi rời khỏi thành Phong Châu, ta cùng với Binh Tôm, Tướng Cá toả đi các ngả để tìm. Bao nhiêu gian nan, ta đâu ngại. Bao nhiêu vất vả, ta đâu sờn. Chỉ hiềm nỗi khi ta có được tất cả các thứ ấy để đem đến thành Phong Châu ra mắt nhà vua thì đã chậm mất rồi. Được tin Sơn Tinh đã rước nàng lên núi, ta đau buồn và tuyệt vọng quá. MỊ Nương ! Nàng có hiểu cho tâm trạng của ta lúc bấy giờ không ? Mị Nương thoáng đỏ mặt. Nàng không thể không chạnh lòng trước lời tâm sự chân thành của Thuỷ Tinh. Tự nàng cũng rõ rằng ngày ấy, khi cùng các Lạc hầu bàn bạc để tìm ra cách chọn rệ hiền, vua cha cùng với quần thần trong triều đã ngầm thiên vị cho Sơn Tinh. Ngay cả nàng lúe ấy, dù thầm thán phục cả hai chàng như nhau, nhưng tự trong thâm tâm, nàng vẫn thấy Sơn Tinh gần gũi với mình hơn. Vả lại, chỉ nghĩ tới việc lấy chồng về miền nước thẳm, xa xôi cách trở, nàng đã sợ hãi rồi Nhưng mọi chuyện đã qua MỊ Nương nghiêm nghị nhìn Thuỷ Tinh. – Ta hiểu lòng chàng. Nhưng sau khi mọi việc đã yên bề sao chàng còn gây chiến với phu quân ta mãi không thôi, để muôn dân điêu đứng ? Chàng thật đáng trách – Mị Nương ! Việc ta đánh Sơn Tinh ngày ấy cũng dễ lí giải thôi. Ta không có ý gì khác ngoài mong muốn giành lại nàng. Lúc thất bại, ta hiểu rằng điều đó không thể được. Ta lui về thuỷ cung cùng nỗi buồn từ ngày ấy. Còn các cuộc chiến hằng năm đâu phải do ta. Đó là bởi bọn Binh Tôm, Tướng Cá, những trợ thủ đắc lực của ta muốn trả thù cho chủ, và để giải toả cho ta nỗi buồn này. Mặt khác, nạn lũ lụt hằng năm ấy còn là bởi con người nữa đấy. Những cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá vô tội vạ. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề Nàng phải hiểu cho ta, Mị Nương ! Làm sao ta có thể nhận cả những lỗi không phải của mình. Thuỷ Tinh ngừng lời. Chàng đã nói được những gì cần nói. Và nỗi buồn nặng trĩu trong lòng chàng từ hàng ngàn năm nay hình như cũng có phần vơi đi. Chàng nhìn MỊ Nương lần cuối rồi lặng lẽ theo dòng suối đổ ra sông, về với đại dương mênh mông. Mị Nương đứng lặng hồi lâu. Lời Thuỷ Tinh vẫn còn văng vẳng bên tai nàng. Sự oán trách Thuỷ Tinh dường như đã tiêu tan đâu cả. Nàng nghĩ tới những câu nói cuối cùng của thần nước. Những cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá Môi trường bị ô nhiễm Con người cũng chịu một phần trách nhiệm trước những thiên tai. Nàng hiểu ý Thuỷ Tinh muốn nói gì. Điều nàhg có thể làm được lúc này để minh oan phần nào cho Thuỷ Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Tinh chính là cùng với Sơn Tinh ngăn chặn những sai lầm của con người. Phải giữ lấy những cánh rừng. “Thuỷ Tinh ! Chàng hãy yên tâm. Thiếp sẽ không phụ lòng chàng đâu Ị”. Mị Nương thầm nhủ trong lòng. Nàng rời bờ suối, rảo gót quay về. Sơn Tinh còn đợi nàng trên đỉnh núi kia. Một ngày mới đang bắt đầu. BÀI THAM KHẢO. Đề bài 10: Tưởng tượng một cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh Bài văn mẫu Năm nào em cũng được chứng kiến một cuộc đọ sức. Đó chính là trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tất cả cũng bởi Thủy Tinh vẫn luôn ôm hận trong lòng nên năm nào cũng lập mưu đánh Sơn Tinh. Mối hiềm khích giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh đã có từ rất lâu. Em kể mọi người kể rằng việc tranh giành, này bắt đầu từ đời vua Hùng Vương thứ mười tám. Ngày ấy, vua Hùng có một người con gái tính tình hiền dịu lại xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua thương con gái nên muốn kén cho nành một chàng rể thật xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe tin liền đến cầu hôn. Sơn Tinh vốn là chúa vùng non cao, Thủy Tinh cũng tài giỏi không kém, chàng là chúa vùng nước thẳm. Cả hai chàng đều ngang sức ngang tài nên vua không thể quyết định ngay bèn lệnh cho hai chàng đến ngày hôm sau, ai mang lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Thủy Tinh đã đến chậm một bước, không lấy được Mị Nương. Chàng nổi giận đùng đùng, hô mưa gọi gió đuổi đánh Sơn Tinh. Trận đánh năm đó Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, chàng vừa uất hận vừa xấu hổ, bởi vậy năm nào chàng cũng lập mưu trả thù rửa mối hận năm đó. Ngày trước, Sơn Tinh và Thủy Tinh đọ sức bằng phép thần, đến thế kỉ XXI hai chàng còn nhờ đến cả những phương tiện, máy móc hiện đại để hỗ trỡ. Buổi sáng hôm đó em vừa tỉnh dậy, đã nghe thấy loa phát thanh của phường thông báo mọi người di chuyển đến vùng an toàn vì Thủy Tinh đang dẫn quân kéo đến trả thù. Mọi người ai lo lắng, không biết năm nay Thủy Tinh có thêm những thứ vũ khí mới nào, liệu Sơn Tinh có thắng nổi không. Đang chuẩn bị đồ đạc, đài phát thanh lại vang lên giọng nói sang sảng của Sơn Tinh: - Tất cả mọi người hãy thu dọn đồ đạc bởi theo nguồn tin mật Thủy Tinh sẽ tiến đánh đến vùng này, hãy di chuyển đến vùng đất của ta, mọi người sẽ được bảo vệ an toàn. Nghe vậy mọi người bớt lo lắng hơn. Sơn Tinh rất chu đáo, chuẩn bị cả xe cộ, trực thăng đến đón mọi người đến nơi an toàn. Hai ngày sau quả nhiên Thủy Tinh đã đến, chàng dẫn theo rất nhiều tướng lĩnh nago tướng Bạch Tuộc, Cá Mập, Cá Voi, trông ai cũng vừa oai nghiêm vừa đáng sợ. Thủy Tinh đứng giữa biển trên một ngọn sóng cao, dùng loa truyền tin khiêu chiến với Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng đã chuẩn bị sẵn đội hình để ra trận, bên cạnh chàng vẫn là các tướng trung thành như Voi, Hổ, Trâu, và quân sư Sóc. Biết Thủy Tinh sẽ Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . dùng kế dâng nước lấn át, Sơn Tinh còn chuẩn bị sẵn máy xúc, máy cẩu, bê tông cốt thép để chặn lũ. Thủy Tinh hô vang một tiếng “Đánhhh”, tất cả các tướng của chàng đồng loạt kéo quân lính đến các ngả để càn quét, đi tới đâu dẫn nước tới đó. Thủy Tinh có sức mạnh thần thông, chàng vẫy tay hô mưa, goi gió, gọi bão dâng nước thành sóng thần nhằm quét sạch quân Sơn Tinh. Các tướng phía Sơn Tinh không hề nao núng, họ biết hết các mánh khóe của Thủy Tinh rồi. Voi dùng sức nhấc bê tông để chặn dòng nước, Hổ và quân lính dưới quyền thì điều khiển máy cẩu nhấc từng khối bê tông chặn đường kẻ thù. Riêng Sơn Tinh , chàng dùng phép để nâng đê cao lên đến hàng chục mét, sóng thần có mạnh đến đâu cũng không tràn qua được. Quân sư Sóc đã cử riêng một đội quân đi tàu lặn, lặn xuống dưới nước bắt sống hàng trăm tên lính và cả các tướng chủ chốt bên Thủy Tinh. Tất cả những tướng và lính bị bắt nhanh chóng bị kiệt sức vì họ chỉ quen sống dưới nước. Thủy Tinh mất hết các trợ thủ đắc lực nên đã suy nghĩ lại. Chàng đã tạm giảng hòa với Sơn Tinh để cứu người của mình về. Lại thêm một lần thất bại nữa. Không biết năm sau chàng có trở lại trả thù nữa không.Sau trận đánh, Sơn Tinh đã hóa phép cho tất cả nhà cửa ruộng vườn trở lại như cũ. Gia đình chúng em lại được xe đưa về tận nhà và tiếp tục sinh sống làm ăn. Vì sự ích kỉ của Thủy Tinh mà có biết bao nhiêu người phải tốn công tốn sức. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng phản ánh công cuộc phòng chống thiên tai của nhân dân ta từ xa xưa. Đề 5: Sẻ Mẹ thường dạy các con của mình : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhưng có một chú sẻ Con bướng bỉnh không biết nghe lời, khi tập bay đã phải vấp nhiều thất bại mới hiểu hết lời khuyên của mẹ. Câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào ? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy. Bài làm Hoan hô ! Hoan hô ! sẻ Em giỏi quá ! Cả khu rừng xôn xao những tiếng reo vui. Việc sẻ Em biết bay đã trở thành một sự kiện thật quan trọng. Từ chị Sóc nâu cho đến bác Nhím già, ai cũng có lời chúc mừng khiến sẻ Em cảm động ứa nước mắt. Nhưng để có được niềm vui ngày hôm nay, đâu phải điều đơn giản. Nghĩ lại chuyện cũ, sẻ Em cứ xấu hổ mãi. Gia đình nhà sẻ sống trong khu rừng này từ bao giờ, sẻ Em không biết nữa. Từ khi ra đời, sẻ Em đã thấy mọi người thật gần gũi và thân thiết với mình, sẻ Mẹ chăm sóc các con rất chu đáo. Anh em sẻ chẳng thiếu thứ gì. Hôm thì những hạt thóc vàng ươm. Hôm thì nắm kê béo ngậy. Có hôm lại là chú cào cào Khi anh em nhà sẻ đã cứng cáp, mẹ dành thời gian dạy chúng tập bay. Bao giờ mẹ cũng nhắc đi nhắc lại cái câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, sẻ Em nghĩ bụng : “Họ nhà chim thì ai mà chẳng biết bay. Cứ có cánh là bay được tất, cần gì phải tập !”. Nghĩ thế nào thì làm thế đó, những buổi tập bay, mặc cho mẹ dỗ dành thế nào, Sẻ Em cũng tìm cớ để trốn tránh. Nào là đau bụng. Nào là nhức đầu. Rồi lại đau cánh nữa chứ. sẻ Anh thì ngược lại, luôn luôn nghe lời mẹ, cần mẫn tập bay. Hài lòng về Sẻ Anh Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . bao nhiêu, mẹ lại buồn vì sẻ Em bấy nhiêu. Nhưng sẻ Em đâu có bận tâm. Chiều con, sẻ Mẹ cũng không ép. Thời gian trôi qua. sẻ Anh đã bay thành thạo, theo mẹ kiếm mồi. sẻ Em cử nằm trong tổ, đợi mẹ. Nhưng nằm mãi rồi cũng chán. Nghe anh kể những chuyện lí thú ở bên ngoài, sẻ Em cũng thấy thèm. “Phải bay ra ngoài thôi”, sẻ Em nghĩ bụng. Một buổi sáng nọ, đợi mẹ và anh bay đi kiếm mồi, sẻ Em lần ra cửa tổ. Cả một thế giới mới lạ mở ra trước mắt chú. Này là chị Sóc nâu chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Này là mẹ con nhà bác Nhím già xù lông tua tủa trông thật buồn cười, sẻ Em muốn được ra khỏi tổ. Phải bay mới được. Nhưng bay như thế nào, Sẻ Em đâu biết. Có lẽ chỉ xoè cánh ra là được chứ gì ! Dễ quá ! sẻ Em đến sát mép tổ, xoè cánh ra, ngỡ là mình sẽ được vi vu giữa bầu trời cao rộng kia. Nào ! Bắt đầu nhé ! sẻ Em nhắc chân ra khỏi tổ. Chưa kịp định thần thì đã rơi bệt xuống đất. “Ôi đau quá ! Đau quá !”. sẻ Em rên rỉ. Bác Nhím và chị Sóc vội vã chạy tới. Sẻ Em đã bị gãy một bên cánh. Khi về tổ, biết chuyện, sẻ Mẹ cuống quýt lên. Thương sẻ Em quá, sẻ Mẹ cứ khóc mãi. Chỉ sau một tuần, vết thương của sẻ Em đã lành lặn. sẻ Mẹ quyết định tập cho Sẻ Em bay. Lúc này thì sẻ Em mới thấy rằng để bay được đâu phải dễ. Một hôm. Hai hôm. Chỉ mỗi động tác dang cánh để giữ thăng bằng thôi mà sao khó thế. Người Sẻ cứ đau ê ẩm. Thấy sẻ Em nản chí, sẻ Mẹ lại động viên : “Có công mài sắt có ngày nên kim con ạ !”. sẻ Em không thể kiên trì được, cứ chực bay ngay. Nhiều hôm ngã đau điếng. Một tháng trôi qua. sẻ Em quen dần với bài tập luyện của mẹ. Chú không còn thấy chán nản nữa. Thú nhất là lúc nâng mình lên, bay bổng trên không trung, hay được nhảy chuyền từ cành này sang cành khác, sẻ Mẹ luôn miệng nhắc : “Cẩn thận nhé con ! Khéo ngã đấv !”. Giờ thì sẻ Em thấy lời khuyên của mẹ bao giờ cũng đúng. Chú ngoan ngoãn vâng lời. Hôm này, lần đầu tiên sẻ Em được theo mẹ và anh đi kiếm mồi. Có nghĩa là được bay xa, ra khỏi cánh rừng này. Chú vui quá. Cứ háo hức mãi. Nhìn đôi cánh non nớt của sẻ Em vẫy vẫy, và bóng chú vút lên không trung, sẻ Mẹ mừng rơi nước mắt. Còn cả khu rừng thì xôn xao : “Hoan hô sẻ Em ! Hoan hô sẻ Em !”. Sẻ Em nghiêng cánh chào tất cả mọi người. Phía trước kia, bao điều lí thú đang chờ đợi chú. Bay lên ! Bay lên nào ! PHẦN 3: GIÁO ÁN PHỤ ĐẬO VĂN 6 Tuần: 4,5 .Ngày soạn: 11/9/ Tiết: 1,2 3,4. Ngày dạy :13/9/ Chuyên đề 1: LUYỆN TẬP : TỪ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức : - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức phần từ ( cấu tạo của từ,từ mượn ) - Luyện giải bài tập. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . 2.Kĩ năng. Kĩ năng xác định các loại từ, cách mượn từ. . 3.Thái độ. Yêu quý Tiếng việt. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Soạn bài, tài liệu tham khảo. 2.Học sinh:Học bài, soạn bài. III.Phương pháp. Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học. 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3 Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học Nội dung cần đạt. sinh. * Hoạt động 1: Từ và cấu tạo từ tiếng I.Từ và cấu tạo từ tiếng Việt. Việt. 1. Khái niệm. - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại kiến - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt thức về từ. câu. - Từ đơn là từ có 1 tiếng.Ví dụ: Mưa, gió, nắng - Từ phức là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi +Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có qhệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có qhệ với nhau về âm. - Hướng dẫn học sinh làm những bài 2. BT trong SGK. tập trong SGK. Má, chợ búa, chùa chiền a.Bài 3. Trang 15 SGK. + Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp, nhúng, tráng + Chất liệu làm bánh: nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh + Tính chất của bánh: dẻo, xốp, phồng + Hình dáng của bánh: gối, quấn thừng, tai voi b.Bài 4: Trang 5 SGK - Miêu tả tiếng khóc của người - Những từ láy cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức - Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. Bài tập bổ sung. bổ sung. a.Bài 1: Cho các từ: * Cho các từ: Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền chùa, đền đài, miếu mại, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng. * Tìm các từ ghép, từ láy: - Tìm các từ ghép, từ láy - Từ láy: Lăng loàn, lăng nhăng, miếu mạo, ruộng rẫy. *Cho trước tiếng: Làm -Từ ghép: Ruộng nương, nương rẫy, vườn tược, Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo đình chùa, lăng tẩm, lăng kính. thành 5 từ ghép 5 từ láy b.Bài 2: Cho trước tiếng: Làm - Kết hợp với các tiếng khác thành từ 5 từ ghép và 5 từ láy. - 5 từ ghép: làm việc, làm ra, làm ăn, làm việc, làm cho. - 5 từ láy: làm lụng, làm lành, làm lẽ, làm lấy, làm liếc. * Phân loại từ trong đoạn văn: c.Bài 3: Phân loại từ trong đoạn văn. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hònh vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. ? Hãy tạo ra từ ghép và từ láy từ các -Từ ghép: mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, tiếng sau ? thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá Hs đặt câu. Gv nhận xét. dong, hình vuông (chú ý/l hai tiếng khi đọc liền nhau). -Từ láy: không có -Từ đơn: Các từ còn lại. -Học sinh viết đoạn văn. d.Bài 4: Cho các tiếng sau -Đọc trước lớp, giáo viên nhận xét. Mát, xinh, đẹp. a) Hãy tạo ra từ láy và đặt câu Xe, hoa. b) Hãy tạo ra từ ghép. e.Bài 5: Viết một đoạn văn khác câu nêu cảm nhận của em về nguồn gốc dân tộc Việt Nam sau khi đọc truyện "Con Rồng cháu Tiên" trong đoạn văn có sử dụng từ láy. T 3-4. II.Từ mượn. * Hoạt động 2. Từ mượn. 1.Khái niệm. ? Em hãy nêu khái niệm, cách viết của - Từ mượn: là từ vay mượn của tiếng nước từ mượn ? ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . * Hoạt động 2. Từ mượn. biểu thị. Vd: sính lễ, in-tơ- net - Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng - GV hướng dẫn. Việt: là từ mượn tiếng Hán bên cạnh đó còn - Học sinh trình bày. mượn tiếng Anh, Pháp - Cách viết: Các từ mượn đã được Việt hoá: viết như thuần việt. Những từ mượn chưa được việt hoá hoàn toàn: ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. 2.Bài tập (sgk). ? Em hãy tìm những từ thuần Việt 3.Bài tập bổ sung. tương ứng với các từ Hán Việt sau: a.Bài 1. Thiên địa Trời đất Giang sơn Sông núi Huynh đệ Anh em Nhật dạ Ngày đêm Phụ tử Cha con Phong vân Gió mây -Học sinh trình bày. Quốc gia Nước nhà -Giáo viên nhận xét. Tiền hậu Trước sau Tiến thoái Tiến lùi Cường nhược Mạnh yếu Sinh tử Sống chết Tồn vong Còn mất Ca sĩ Người hát Phụ nữ Đàn bà Nhi đồng Trẻ con Phụ huynh Cha anh -Học sinh viết, đọc. b.Bài 2: Viết đoạn văn ngắn tả lớp học của em, -Giáo viên nhận xét. từ 5- 7 câu (gạch chân các từ Hán Việt có trong đoạn). * Hoạt động 3. Nghĩa của từ. III.Nghĩa của từ. ? Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách 1.Khái niệm. giải thích nghĩa của từ ? - Nghĩa của từ là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị. - Giải thích nghĩa của từ bằng hai cách: + Trình bày khái niệm mà từ muốn biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghã với từ muốn giải thích. 2.Bài tập. 1.Bài tập 4 (Sgk). Giải thích các từ. - Giếng: hố thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước - Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục ? Giải thích các từ ? - Hèn nhát: thiếu can đảm 2.Bài tập 5 (Sgk). Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . - N/V Nụ giải nghĩa cụm từ "không mất" là biết nó ở đâu cô Chiêu chấp nhận bất ngờ. + Mất (hiểu theo cách thông thường như mất ví, mất ống vôi ) là "không còn được sở hữu, không có không thuộc về mình nữa". + Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là "không biết ở đâu". => Cách giải nghĩa của Nụ theo từ điển là sai nhưng đặt trong câu chuyện đúng, thông minh. 3.Bài tập bổ sung: Điền từ a) Tiếng đầu của từ là hải. chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống ở biển. khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương ? Giải thích nghĩa của các từ sau ? sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển. b) Tiếng đầu của từ là giáo .người dạy ở bậc phổ thông. .học sinh trường sư phạm. .đồ dùng dạy học để học sinh thầy một cách cụ thể. Bài 3: Điền các từ: đề bạt, đề cử, để xuất, đề đạt. a, cất nhắc một người vào vị trí nào đó. ? Điền từ vào chỗ trống ? b, đưa ra một vấn đề. c, đưa ra cho người trên biết. d, nói đến. *Đáp án: a.đề bạt, b.đề xuất,c.đề đạt. d.đề cử. ? Điền các từ: đề bạt, đề cử, để xuất, đề đạt vào chỗ trống ? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài. V. Rút kinh nghiệm. Tuần: 6 Ngày soạn: 23/9/ Tiết: 5,6 Ngày dạy: 27/9/ Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. CHỮA LỖI DÙNG TỪ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Giúp học sinh củng cố, kiến thức về từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng. Làm bài tập 3. Thái độ.Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước. II.Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Soạn bài, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài, soạn bài. III.Phương pháp.Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học. 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3 Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Từ nhiều nghĩa và I.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển hiện tượng chuyển nghĩa của từ. nghĩa của từ. ? Em hãy nêu thế nào là hiện tượng 1. Khái niệm. chuyển nghĩa? Thế nào nghĩa gốc, - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghiã nghĩa chuyển? của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. 2. Bài tập SGK. a.Bài 3: T57. ? Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành - Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động động ? Chỉ hành động chuyển thành Hộp sơn Sơn cửa chỉ đơn vị Cái bào Bào gỗ Cân muối Muối dưa - Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị. Đang bó lúa gánh ba bó lúa Cuộn bức tranh ba cuộn giấy Nắm cơm cơm nắm. 3. Bài tập bổ sung. a.Bài 1. Tìm một số nghĩa chuyển của từ nhà, HS làm việc tập thể phần I. đi ăn, đặt câu. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . Làm việc cá nhân phần II. a) Từ nhà - Nơi ở, sinh hoạt của con người Nghĩa chính. - Người vợ, người chồng Nghĩa chuyển. b) Đi. - Di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ bình thường Nghĩa chính. - Không còn nữa. c) Ăn - Quá trình chuyển hoá thức ăn vào cơ thể. - Được lợi một cái gì đó. b.Bài 2. Xác định và giải thích nghĩa gốc, - Hs đọc từng câu, tìm hiểu ý nghĩa nghĩa chuyển của các từ mũi trong những câu của từ trong câu, sau đó xem xét từ sau: được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa a) Trùng trục như con bò thui chuyển. Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. ? Xác định và giải thích nghĩa gốc, b) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. nghĩa chuyển của các từ mũi trong c) Quân ta chia làm hai mũi tấn công. những câu sau ? - Hs làm bài tập. - Giáo viên nhận xét. II.Chữa lỗi dùng từ * Hoạt động 2. Chữa lỗi dùng từ. 1. Các lỗi dùng từ thường gặp. ? Em hãy nêu những lỗi dùng từ - Lặp từ - Lẫn lộn các từ gần âm. thường gặp? Nguyên nhân ? Cách - Dùng từ không đúng nghĩa. sửa? * Nguyên nhân. - Do vốn từ nghèo - Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm. - Hiểu không đúng, không đầy đủ nghĩa của từ. * Cách chữa. - Thay bằng từ có nghĩa tương đương. - Chỉ dùng từ nào mình nhớ chính xác 2. Bài tập bổ sung. nghĩa của từ. a. Bài 1. - Chưa hiểu nghĩa từ phải tra từ điển. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . - Man mát man mác. - Phát biểu cảm nghĩ về bài "Nắng - Ý chí tâm trí. mới" của Lưu Trọng Lư, một bạn học sinh viết đoạn như sau. Bạn đó dùng từ nào chưa chính xác, hãy sửa lại cho bạn. Bao trùm lên cả bài thơ là một không khí trầm lắng và man mát buồn cùng với một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến đến kỳ lạ. Nắng mới hắt b.Bài 2. lên song cũng hắt vào trong ý chí của a) Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn tác giả gợi lại những kỷ niệm của một trong truyện cổ tích (lãng mạn). thời dĩ vãng. b) Đô vật là người có thân hình lực lượng (lực - Gạch chân những từ không đúng lưỡng). trong các câu sau và sửa lại. c) Xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kỳ ngủ đông dài dằng dẵng (đằng đẵng). d) Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc (điểm xuyết). e) Việc dẫn giải một số từ ngữ điển tích trong giờ học tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết đối với việc học môn ngữ văn của học sinh (diễn giảng). c.Bài 3. a) Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ. - Hs tìm từ thay thế cho từ bị lặp trong - Lặp từ công chúa, Thạch Sanh. các đoạn văn sau . - Thay: họ b) Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng. Lí Thông hắn. c) Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em. (Nó) Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . d.Bài 4. - Chọn các từ sau để điền vào chỗ a) Trong khói bụi vẫn loé lên những tia lửa trống: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực. (đỏ rực). b) Nước sông (đỏ ngầu). c) Mặt nó (đỏ gay). .Bài 5. Đọc những câu văn sau: a) Bài thơ Lượm là một kiệt xuất của a) kiệt xuất - kiệt tác. tác giả Tố Hữu. b) tiêu điểm - tiêu biểu. b) Truyện Em bé thông minh rất tiêu c) chấn động - xúc động. điểm cho loại truyện trạng đề cao trí d) bàng hoàng - ngỡ ngàng. tuệ của nhân dân. c) Ngay từ những giây phút đầu tiên gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ già đã chấn động bởi ông đã gặp được một nhân vật mà ông hằng ao ước. d) Sự thông minh của một em bé đã khiến em bằng hoàng. .Bài 6. Viết đoạn văn 5 - 7 câu có sử dụng Viết đoạn văn 5 - 7 câu có sử dụng một trong một trong các từ sau: cho, tặng, biếu. các từ sau: Cho, tặng, biếu. - Đọc những câu văn sau: 4. Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài. 5. Củng cố. V. Rút kinh nghiệm. Tuần: 7 Ngày soạn: 2/10/ Tiết: 7,8 Ngày dạy :4/10/ Chuyên đề 2: ÔN TẬP TRUYỀN THUYẾT. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . I.Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Giúp học sinh củng cố, mở rộng nội dung văn bản các văn bản. - Hiểu ý nghĩa các truyền thuyết. - Ý nghĩa các chi tiết kì ảo - Biết cảm thụ các hình ảnh, chi tiết trong truyện. 2.Kĩ năng. Tìm hiểu văn bản. 3.Thái độ. Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Soạn bài, tài liệu tham khảo. 2.Học sinh:Học bài, soạn bài. III.Phương pháp. Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học. 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3 Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1.Tóm tắt, Khái quát nội I.Con Rồng cháu Tiên. dung,nghệ thuật các văn bản đã học. 1. Tóm tắt. * Con Rồng cháu Tiên 2.Nội dung và nghệ thuật. - Gv gọi học sinh đọc lại khái niệm truyền a.Nội dung. thuyết. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc ? Em hãy tóm tắt truyện CRCT? Việt. ? Nêu ND và nghệ thuật đặc sắt của truyện + Biểu hiện ý nguyện, điều kiện thống nhất cộng đồng. + Phản ánh quá trình dựng nước, mở nước của dân tộc. b.Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố tưởng tượng * VB:Bánh chưng bánh giầy. kì ảo. ? Em hãy tóm tắt truyện Bánh chưng bánh II.Bánh chưng, bánh giầy. giầy ? Tóm tắt. + Vua Hùng về già muốn truyền ngôi 1.Tóm tắt. nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. + Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. + Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. + Một đêm chàng được thần báo mộng Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. + Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. + Nước ta có tục làm bánh chưng bánh ? Nêu ND và nghệ thuật đặc sắt của truyện 2. Nội dung và nghệ thuật. ¿ a.Nghệ thuật: Yếu tố tưởng tượng kì ảo. b.Nội dung: - Giải thích nguồn gốc hai loại bánh. - Đề cao lao động và nghề nông. - Kính trời đất, tổ tiên. 2.Luyện tập. Bài 2: (Trang 12 SGK). a.Bài1: (Trang 12 SGK). *Ý nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh ? Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào chưng bánh giầy. ? Vì sao ? - Đề cao nghề nông, sự thờ kính Trời Đất, tổ tiên. - Thể hiện sự giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. - Làm sống lại câu chuyện "Bánh chưng, bánh giầy". * Lời khuyên bảo của Thần - Nêu bật giá trị hạt gạo. - Đề cao lao động, trân trọng sản phẩm do con người làm ra. - Chi tiết thần kỳ làm tăng sự hấp dẫn cho truyện. Trong các Lang chỉ có Lang Liêu được thần giúp. * Lời vua nhận xét về hai loại bánh. - Đây là cách đọc, cách thưởng thức nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường giản dị song lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh. III. Thánh Gióng. * VB Thánh Gióng. 1. Tóm tắt văn bản. - Gv Gọi học sinh tóm tắt văn bản. 2. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ? Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ? - Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc -Thể hiện quan niệm về mơ ước về sức mạnh của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc - Nghệ thuật: Các yếu tố tưởng tượng kì ảo Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . càng tô đậm vẻ phi thường của nhận vật. Câu 4: (Trang 23 SGK). *Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào? - Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. - Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. - Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo. HĐII: LUYỆN TẬP. II:LUYỆN TẬP. - Hãy chỉ ra cốt lõi lịch sử trong các truyền BT1: Hãy chỉ ra cốt lõi lịch sử trong các thuyết đã học? Những cốt lõi lịch sử ấy có truyền thuyết đã học? Những cốt lõi lịch sử tác dụng ntn đối với người kể,người nghe? ấy có tác dụng ntn đối với người kể,người nghe? * Gợi ý: - Con Rồng cháu Tiên:đó là thời đại Hùng Vương với quá trình chinh phục thiên nhiên để gây dựng đất nước như diệt các lòa ngư tinh,hồ tinh,mộc tinh, cùng các thành tựu về lao động,sản xuất của thời kì sơ khai nền nông nghiệp: trồng trọt,chăn nuôi. - Bánh chưng, bánh giầy: - Thời đại Vua Hùng và thể chế chính trị cha truyền con nối,cùng với các văn minh nông nghiệp,sáng tạo văn hóa ẩm thực * Thánh Gióng - Thời đại Vua Hùng phát triển về kinh tế,văn minh,sự đoàn kết trong chiến đấu.Đánh dấu sự phát triển về nông nghiệp,các nghề thủ công chế tạo kim loại * Sơn Tinh,Thủy Tinh: - Hiện tượng lũ lụt hằng năm. - Công cuộc trị thủy của cộng đòng người viêt ở lưu vực sông Đà,Sông Hồng thời Hùng Vương BT2:Hãy nêu vai trò các yếu tố tưởng * Sự tích Hồ Gươm:cuộc k/c chống quân Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . tượng,kì ảo trong các truyền thuyết? Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi - HS chỉ ra được các yếu tố tưởng tượng,kì lãnh đạo. ảo trong các truyền thuyết? BT2:Vai trò các yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong các truyền thuyết. - Con Rồng cháu Tiên:niềm tự hào về nguồn gốc cao quý,thiêng liêng của người Việt. - Bánh chưng,bánh giầy: tự hào về nguồn gốc của bánh chưng,bánh giầy, đề cao nghề nông,thể hiện sự bình đẳng,dân chủ - Thánh gióng: thể hiện quan niệm về người anh hùng:vì đất nước không màng danh lợi. - Bài học về tinh thần đoàn kết chống giặc - Em có nhận xét gì về các cốt lõi sự thật ngoại xâm. l/sử trong các văn bản trên? Qua đay em - Sơn Tinh,Thủy Tinh:khát vọng trị thủy. hiểu được quy luật gì của truyền thuyết? - Sự tích Hồ Gươm:ca ngợi cuộc chiến tranh chính nghĩa,thể hiện tình yêu,khát vọng hòa bình của dân tộc BT3: Em có nhận xét gì về các cốt lõi sự thật l/sử trong các văn bản trên? Qua đay em hiểu được quy luật gì của truyền thuyết? - -Cốt lõi l/s trong VB Sự tích Hồ Gươm rõ nét hơn các văn bản khác. - Văn hóa truyền miệng,càng xa xuuwa thì yếu tố cốt lõi l/s càng mờ đi. BT4:Tại sao nói truyền thuyết có cốt lõi - Tại sao nói truyền thuyết có cốt lõi l/sử l/sử nhưng không phải là lịch sử? nhưng không phải là lịch sử? - Vì truyền thuyết là giả sử,khi kể lại các nhân vật,các sự kiện đẫ được nhân dân kì diệu hóa bằng trí tưởng tượng, hư cấu 4.Củng cố. 5.Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài. IV.Rút kinh nghiệm Tuần 9: Ngày soạn: . / Tiêt:11,12 Ngày soạn: / TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . I.Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Giúp học sinh củng cố, mở rộng nội dung văn bản tự sự. - Xác định được một văn bản tự sự, chủ đề, bố cục, sự việc chính của văn bản tự sự. 2.Kĩ năng. Xác định văn bản tự sự. 3.Thái độ. Giáo dục học sinh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Soạn bài, tài liệu tham khảo. 2.Học sinh: Học bài, soạn bài. III.Phương pháp. Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV. Tiến trình bài học. 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3 Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1:Văn bản. I.Văn bản. - Gv: Trong cuộc sống chúng ta cần giao tiếp 1. Khái niệm. với nhau. Giao tiếp là: hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện - Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay bài ngôn ngữ. viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, ? Em hãy nêu khái niệm văn bản là gì? Những mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt kiểu văn bản thường gặp ? Ví dụ ? phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Kiểu văn bản thường gặp: 6 kiểu +Tự sự. +Miêu tả. +Biểu cảm. +Nghị luận. +Thuyết minh. +Hành chính. Gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét. 2.Bài tập Sgk.T18. a, Tự sự. d, Biểu cảm. b, Miêu tả. đ, Thuyết minh. ? Em hãy nêu khái niệm thế nào là tự sự ? c, Nghị luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự. II. Tìm hiểu chung về văn tự sự. 1.Khái niệm. Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . 2. Bài tập Sgk. ? Bài thơ có phải là thơ tự sự không ? Vì sao? 2.Bài tập 2. Bài thơ tự sự kể chuyện Bé -Hs kể lại câu chuyện bằng miệng. Mây rủ mèo con bẫy chuột, nhưng meo tham ăn nên đã mắc vào bẫy của chính mình. * Hoạt động 3: Sự việc và nhân vật trong văn III.Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. tự sự. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết thế nào ? quả, Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. 2. Nhân vật trong văn tự sự. ? Nhân vật trong văn tự sự ? Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hành động, việc làm 3.Bài tập. * HS cần xác định. a.Bài tập 2 Sgk T39. - Không vâng lời là hiện tượng phổ biến của Một lần không vâng lời. trẻ em vì các em chưa hiểu hết ý nghĩa của lời dạy bảo. - Một lần không vâng lời là nhấn mạnh tới việc không vâng lời gây hậu quả như trèo cây ngã gẫy tay, bị công an tạm giữ, quay cóp bị điểm kém, hút thuốc lá, ham chơi để em ngã, tắm sông suýt chết. - Chọn nhân vật, sự việc phù hợp, hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa. - Hs viết và đọc trước lớp. ? Em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa trong văn bản Thánh Gióng ? b.Bài tập 1. * Sự việc. - Thời gian, địa điểm: Thời Hùng Vương thứ 6. Tại Làng Gióng. - Nguyên nhân: Giặc Ân đến xâm phạm nước ta. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . - Diến biến: + Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng. + Giặc Ân đến xâm phạm, vua tìm người tài giúp nước. + Gióng yêu cầu nhà vua chuẩn bị vũ khí để đi đánh giặc. + Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành tráng sĩ. - Kết quả: Gióng đánh tan giặc, cởi bỏ giáp sắt và bay thẳng về trời. - Ý nghĩa. +Hình tượng Thánh Gióng thể hiện ý thức bảo vệ đất nước của dân tộc ta, khẳng định sức mạnh tổng hợp của dân tộc . +Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. * Hoạt động 4: Chủ đề của văn tự sự. ? Chủ đề của văn tự sự là gì ? Bố cục bài văn IV. Chủ đề của bài văn tự sự. tự sự ? 1.Chủ đề. Chủ đề là vấn đề chính mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. * Bài văn tự sự gồm 3 phần: - Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc - Thân bài: Diễn biến của sự việc, câu Gv : Gọi học sinh đọc và làm bài tập trong chuyện. Sgk. - Kết bài: Kể lại kết thúc của truyện 2.Bài tập Sgk T46. 1.Bài tập 1. a.Chủ đề truyện: Ca ngợi trí thông minh của người nông dân, chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan. - Chủ đề truyện không nằm trong bất kỳ câu văn nào mà nó toát lên từ nội dung câu chuyện. - Sự việc thể hiện tập trung chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua. b. Ba phần của truyện: - Mở bài: Câu đầu. - Thân bài: Các câu tiếp theo. - Kết bài: Câu cuối. c.So sánh. - Giống nhau: Đều có một nhân vật. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . -Khác nhau: Truyện Tuệ Tĩnh. Truyện Phần thưởng. + Mở bài: Nói rõ + Chỉ giới thiệu ngay chủ đề. tình huống. + Kết bài: Thầy + Kết bài: Viên thuốc lại bắt đầu quan bị đuổi ra, một cuộc chữa người nông dân bệnh mới. được thưởng. d. Sự việc ở phần thân bài thú vị ở chỗ: - Đòi hỏi vô lý của viên quan quen thói hạch sách. - Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân. - Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ, thể hiện trí thông minh, khéo léo mượn tay nhà vua trừng phạt tên thích nhũng nhiễu dân. 2.Bài tập 2. Viết phần mở bài truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. 4.Củng cố. 5.Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài Tuần 12. Ngày soạn: Tiết 17,18.Ngày dạy: DANH TỪ & CỤM DANH TỪ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố lí thuyết về danh từ, cụm danh từ. - Cách xác đinh danh từ, cụm danh từ. 2. Kĩ năng. Sử dụng từ để tạo lập văn bản 3. Thái độ. Sử dụng danh từ, cụm danh từ đúng hoàn cảnh giao tiếp. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Soạn bài, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Soạn bài, học bài. III. Phương pháp. Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận. IV.Tiến trình dạy học. 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . 3. Bài mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Danh từ. I. Danh từ. ? Em hãy nêu khái niệm danh từ? 1. Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. Chức vụ ngữ pháp của danh từ? a. Khái niệm. - Biểu thị ý nghĩa chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng - Danh từ thường kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau. - Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Danh từ làm vị ngữ khi có từ “là” đứng trước. - Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. b. Bài tập ? Ví dụ về danh từ chỉ sự vật và * Bài tập 1. danh từ chỉ đơn vị? Danh từ chỉ sự vật. - Cài bàn - Ngôi nhà - Tấm vải - Chiếc phản - Hạt muối - Manh chiếu - Dải lụa - Manh áo - Giọt nước - Con ngựa Danh từ chỉ đơn vị quy ước. - Mảnh đất - Bát cơm - Một mét đất - Một lít nước - Đống vải - Vốc muối Bài TN: Điền vào chỗ trống - Một mét vải - Một kg muối - Con đường quê em mềm mại như * Bài tập 2: Tìm các danh từ chỉ đơn vị quy ước có một lụa. thể đi kèm các danh từ nước, sữa, dầu. - Mẹ em biếu bà hàng xóm một áo - lít, thùng, bát, cốc (nước) lụa. * Bài tập 3: Trong hai trường hợp sau, trường hợp - bộ đội thường cho cháu quà và nào có thể điền danh từ tự nhiên vào chỗ trống? Tại dẫn cháu đi chơi. sao? - Quê em có chùa cổ kính. a) Em rất quý mèo nhà em. - Bạn Lan thường thong thả uống b) Tự bao giờ đến giờ . Mèo cứ xơi chuột mãi nên từng nước. chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. Đáp án. a có thể điền loại từ. b không hàm chỉ số lượng nên không có danh từ đơn vị. * Quy tắc viết hoa. 2. Danh từ chung và danh từ riêng. - Viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi a. Khái niệm. tiếng tạo thành tên riêng: Kim - Danh từ chung: Chỉ chung người và sự vật.Ví dụ: Đồng, Đà Lạt, Vũng Tàu, Vua, quan, thần, dân - Tên người, tên đất nước ngoài: -Danh từ riêng: là tên riêng của của từng người, + Tên người( TQ) : Viết hao tất cả từng vật, từng địa phương. Chu Văn An, Lê Quý các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng Đôn Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . như tên Việt Nam. Ví dụ: Mao * Quy tắc viết hoa. Trạch Đông + Tên người và địa lí nước ngoài ( Ấn – Âu): Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ 1. Ví dụ: Vích-to Huy-gô, Mat-xcơ-va, - Tên riêng của các cơ quan, tổ b. Bài tập. chức, các danh hiệu, giải thưởng. * : Cho các tên cơ quan, tổ chức sau Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo - Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên thành cụm từ này đều được viết - Nhà xuất bản quân đội nhân dân hoa. - Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Trường trung học cơ sở Ái Mộ. Hãy viết hoa tên các cơ quan tổ chức đó theo đúng quy tắc đã học. * Hoạt động 2. Cụm danh từ. II. Cụm danh từ. ? Em hãy nêu khái niệm cụm danh 1. Khái niệm. từ ? a. Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy thuộc nó tạo thành. phần ? VD: Những con gà mái hoa mơ// đang ăn thóc Cụm DT b. Cấu tạo cụm danh từ. Phụ trước Trung tâm Phụ sau T2 T1 T1 T2 S1 S2 Lượng Lượng D đơn D sự Đặc Vị trí từ chỉ từ chỉ vị vật điểm toàn số thể lượng Tất cả Những Em Học Chăm ấy sinh ngoan VD.- Phụ ngữ chỉ toàn thể; tất cả, hết thảy, toàn bộ, * Bài tập VD. toàn thể, cả - Xác định cụm danh từ, từ tục - Phụ nữ chỉ số lượng: mọi, các, từng, những, mỗi, truyền đời Hùng Vương thứ 6 cứ hai, ba, bốn, bảy. đặt đâu thì nằm đấy (Thánh Gióng). c. Đặc điểm ý nghĩa và cách dùng. - Điền cụm danh từ vào bảng cấu - Nghĩa cụm danh từ đầy đủ hơn danh từ. tạo. - Chức vụ NP: Làm CN, làm phụ ngữ, làm VN có (Hs điền). "là". * Bài tập VD: Cho các danh từ mùa hè, hoa phượng, học sinh. a) Tạo thành các cụm danh từ. b) Đặt câu có sử dụng các cụm danh từ đó. c) Viết đoạn có sử dụng các cụm đó. 2.Bài tập. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . a. Bài tập 1: (Trang 118) Các cụm danh từ. *Viết đoạn văn: Nắng tháng 6 chói a) Một người chồng thật xứng đáng. chang , tiếng ve kêu oi ả. Mùa hè b) Một lưỡi búa của cha để lại. đã về. Cây phượng già góc trường c) Một con yêu tinh ở trên núi. điểm những cánh hoa màu đỏ. Vài b. Bài tập 2: (Trang 118). Điền các phụ ngữ. hôm, sân trường đã rực màu - Chàng vứt luôn thanh sắt ấy phượng thắm. Nhanh thật! Thế mà - Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi. đã hè rồi! Mùa hè về, học sinh - Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ. được nghỉ hè. Các bạn em có dường như đã chuẩn bị cho mình những tua du lịch hay nghỉ mát tại Đà Nẵng hay Đà Lạt. Em thì - Hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng khác.Về thăm quê nội, đó là phần là phúc đức. thưởng mà ba mẹ hứa sẽ cho em - Hai ông bà ao ước. nếu em đạt học sinh giỏi. Em háo - Một đứa con. hức chờ tới ngày xe lăn bánh về - Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân. quê. Thật tuyêt! Về quê,thăm ông - Một cậu bé mặt mũi khôi ngô. bà nội, được ông kể cho em bao - Hai vợ chồng mừng lắm. nhiêu là câu chuyện hay, ông dạy em trồng hoa, bà chỉ em cách làm bánh lá, ăn vừa dẻo vừa thơm. Chiều tới em chơi cùng mấy đứa bạn thủa nhỏ rủ đi chơi bao nhiêu - Một mùa hè ý nghĩa. là trò; nào thả diều, đá bóng, tắm - Màu hoa phượng thắm. sông thật thú vị.Về thăm quê nội, - Học sinh được nghỉ hè học. em đã có một mùa hè đáng nhớ ! * Đặt câu: - Về thăm quê nội, em đã có một mùa hè đáng nhớ. - Sân trường, rực màu phượng thắm - Mùa hè đến, học sinh được nghỉ hè. 4. Củng cố. 5. Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài. V. Rút kinh nghiệm. Tuần: 25 Ngày soạn: Tiết: 39,40 Ngày dạy: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ( TIẾP) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nắm chắc cách tả cảnh, tả người. 2. Kĩ năng. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. 3. Thái độ: - Có ý thức quan sát ghi chép những chi tiết cần thiết khi làm văn tả cảnh, tả người. II. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về phương pháp tả cảnh, tả người. III. Phương pháp. Thuyết trình, bình giảng nêu vấn đề. IV. Tiến trình dạy học. 1. Ôn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Lí thuyết. I. Hệ thống kiến thức cơ bản: 1. Phương pháp tả cảnh. ? Muốn miêu tả cảnh chính xác ta - Muốn tả cảnh cần: phải làm gì + Xác định đối tượng cần tả. + Quan sát lựa chọn chi tiết tiêu biểu + Trình bày theo thứ tự ? Bố cục bài văn tả cảnh gồm mấy - Bố cục : 3 phần phần. + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả ? Nhiệm vụ từng phần là gì. + Thân bài: Tả chi tiết theo trình tự hợp lý + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh. * Bài tập: 2. Phương pháp tả người. ? Muốn tả người ta phải làm gì. - Muốn tả người cần: + Xác định đối tượng cần tả. + Quan sát ,lựa chọn chi tiết tiêu biểu + Trình bày theo thứ tự ? Bố cục bài văn tả người gồm mấy - Bố cục : 3 phần phần. + Mở bài: giới thiệu người được tả. ? Nhiệm vụ từng phần là gì. + Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình cử chỉ hành động,lời nói ) + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về người được tả. * Hoạt động 2.Luyện tập II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi. ? Nếu tả quang cảnh giờ ra chơi thì - Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến. em sẽ quan sát lựa chọn những hình - HS từ các lớp ùa ra sân ảnh cụ thể, tiêu biểu nào. - Cảnh học sinh chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Góc trái sân, góc phải, ở giữa sân - Trống vào lớp - Cảm xúc khi vào lớp. Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô
- . ? Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả. - Học sinh viết đoạn văn trình bày trước lớp. - Nhận xét bổ xung ? Lựa chọn đáp án phù hợp. 2. Bài tập 2: Chi tiết nào không cần thiết đưa vào dàn ý tả một cây hoa trong dịp tết đến, xuân về. A. Giới thiệu cây hoa mà em định tả B. Cây đó được em quan sát ở đâu C. Giải thích kỹ về nguồn gốc của cây hoa đó D. Lần lượt tả vẻ đẹp của cây hoa theo thứ tự Đ. Nêu nhận xét và suy nghĩ về vẻ đẹp của cây hoa. ? Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà 3. Bài tập 3: Tả em bé. em sẽ lựa chọn khi miêu tả một em - Khuôn mặt: Tròn xoe, bụ bẫm. bé chừng 4-5 tuổi. - Cái miệng : cười toe toét, răng sún - Tóc lơ thơ - Môi đỏ chon chót - Hai bàn tay: mũm mĩm - Giọng nói: ngọng, chưa sõi. 4. Củng cố. 5. Dặn dò. Học sinh về nhà học bài và soạn bài. V. Rút kinh nghiệm. QUÝ THẦY CÔ CẦN BỘ ĐỀ, TÀI LIỆU ÔN HSG NGỮ VĂN 6789 DẠY 9, ÔN VÀO 10 VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI MÌNH NHÉ QUA SĐT: 0988 126 458. (TH cô vui lòng kết nối zalo hoặc nhắn messenger dùm em nhé. Trân trọng) Th cô nhắn qua gmail khó liên hệ a.Xin chân thành cảm ơn! Tài liệu, bộ đề ôn hsg văn 6.7.8.9 tất cả 4 khối luôn sẵn sàng đồng hàng quý thầy cô