Tài liệu môn Toán Lớp 12 - Module 4: Giảm đi một số lần

doc 21 trang Hùng Thuận 23/05/2022 6170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn Toán Lớp 12 - Module 4: Giảm đi một số lần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_mon_toan_lop_12_module_4_giam_di_mot_so_lan.doc

Nội dung text: Tài liệu môn Toán Lớp 12 - Module 4: Giảm đi một số lần

  1. Tài liệu Module 4 đầy đủ nhất Kế hoạch hành động Mô đun 4 Phân tích kế hoạch hành động Mô đun 4 gồm những yếu tố cần nắm như sau: 1. Năng lực của con người: Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất,
  2. năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người 3. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể . - Mục tiêu bài học: • Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ; • Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: • GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất ), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector ) và tài liệu dạy học cần thiết; • Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: • Tên hoạt động ;
  3. • Mục tiêu của hoạt động; • Cách tiến hành hoạt động; • Thời lượng để thực hiện hoạt động; • Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp; - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
  4. Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1. Kiến thức: • Biết thực hiện giảm một số đi một số lần. • Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. 2. Kĩ năng: • Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. 3. Thái độ: • Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Phát triển các năng lực toán học: - Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực: • Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. • Năng lực tư duy và lập luận toán học : phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
  5. • Năng lực giao tiếp toán học: Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán về giảm đi 1 số lần. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • GV: Bông hoa, phiếu HT, bảng phụ • HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: PHƯƠNG PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG PHÁP, KĨ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP,CÔNG CỦA GIÁO THUẬT HỌC SINH CỤ ĐÁNH VIÊN DẠY GIÁ HỌC 1. Hoạt động khởi động: - GV kết hợp BHT tổ chức trò chơi “Truyền - HS tham gia chơi điện” (về các -Trực quan - PP: Trò chơi. bảng chia đã - Nêu và học) - CC: Câu - HS lắng nghe giải quyết - GV nhận xét – vấn đề hỏi. Kết nối bài học 2. Hoạt động
  6. khám phá: 2.1 Hướng dẫn học sinh cách - Hợp tác PP: Quan sát giảm một số đi nhiều lần. -Nêu và CC: Bảng giải quyết kiểm - GV giới thiệu 2 - HS sắp xếp các và bông vấn đề hàng các bông hoa trả lời: hoa, hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ rồi hỏi: + Số bông hoa ở hàng trên? + Số bông hoa ở - 6 bông hoa hàng dưới so với hàng trên ? - Số bông hoa ở hàng trên - GV ghi bảng: giảm 3 lần thì có số bông + Hàng trên: 6 hoa ở hàng dưới bông hoa + Hàng dưới: 6: 3= 2 (bông hoa) *GVKL: Số bông hoa ở hàng
  7. trên giảm 3 lần - HS lắng nghe thì được số bông - HS nhắc lại hoa ở hàng dưới. 2.2 Thực hành trên đoạn thẳng: + Độ dài đoạn thẳng AB? + Đoạn thẳng CD so với đoạn - 8 cm thẳng AB? - GV ghi bảng như SGK: - Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng + Độ dài đoạn CD. thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 8: 4 = +Ta chia 8 cm cho 4 2 (cm) + Muốn giảm 8 +Ta chia lấy số đó chia cm đi 4 lần ta cho 4 làm thế nào? + Muốn giảm một số đi 4 lần ta + Muốn giảm một số đi làm thế nào? nhiều lần ta chia số đó
  8. + Muốn giảm cho số lần một số đi nhiều - HS nhắc lại lần ta làm thế nào? *GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1 - HS nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc yêu - HS nêu cách làm cầu. - HS thảo luận nhóm 4 để - Cho HS nêu thống nhất kết quả, sau cách làm - Thực đó chia kết kết quả trước hành PP: Vấn đáp, - HS thảo luận lớp gợi mở nhóm 4 và chia -Hợp tác - HS nhận xét sẻ kết quả trước nhóm CC: câu hỏi, lớp. - Nêu và sản phẩm học tập - GV nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài tập giải quyết vấn đề Bài 2: - HS phân tích bài toán.
  9. - Gọi HS đọc yêu - HS làm bài vào vở, đổi cầu. kiểm tra chéo. + Bài toán cho - Chia sẻ kết quả trước biết gì? Hỏi gì? lớp. - Yêu cầu HS Bài giải làm bài vào vở. Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30: 5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. - HS nhận xét - GV nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập Bài 3: - HS thực hành làm bài - Gọi HS đọc yêu - Chia sẻ kết quả trước cầu. lớp (giải thích cách làm) - Cho HS làm bài vào vở nháp, chia sẻ kết quả trước lớp. + Tính độ dài của đoạn
  10. thẳng CD - Hỏi cách làm ý a) + Lấy 8: 4 = 2 (cm) + Trước khi vẽ đoạn thẳng CD, em đã làm gì? + Để tính độ dài + Lấy 8 – 4 = 4 (cm) đoạn thẳng CD, em làm thế nào? + Vì giảm đi 4 cm chứ không phải 4 lần. - Hỏi tương tự với ý b) - Lắng nghe + Vì sao lại lấy 8 – 4? *GV lưu ý HS phân biệt giữa giảm đi số lần và giảm đi 1 số đơn vị: Giảm đi 1 số lần là lấy số đó chia cho số lần, còn giảm đi 1 số đơn vị là lấy số đó trừ đi 1 số
  11. đơn vị đó. 4. Hoạt động vận dụng, kiến thức, kỹ năng và thực tiễn: - Yêu cầu HS PP: Quan sát đếm số bàn trong - Nêu và - HS thực hiện vào bảng lớp và giảm đi 3 giải quyết CC:Rubrics con. bàn, 7 bàn. vấn đề - Nhận xét giờ học. IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ: 1. Bảng kiểm Hoạt động rút ra bài học PC/NL Chỉ báo / Biểu hiện Có Không Thao tác trên bảng con đúng theo phép tính Chăm chỉ từ SGK Trách Biết tự làm bài của mình, nhắc nhở các bạn nhiệm kĩ năng tính toán. Tư duy, phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm lập luận đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. toán học
  12. GQVĐ vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về toán học giảm đi 1 số lần. NL giao Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán tiếp toán thực tiễn có vận dụng về giảm đi 1 số lần học 2. Thang đo: (Hoạt động thực hành, luyện tập) Tiêu chí Thang đo Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Gợi ý muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số M1 đó cho số lần Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản : Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 5 lần. hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? M2 Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Nga vừa thu hoạch bưởi. Sau khi thu hoạch xong được 40 quả bưởi. Mẹ Nga đem bàn thì số quả bưởi giảm đi 5 lần. Hỏi mẹ Nga còn lại bao nhiêu quả bưởi? M3 Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi)
  13. Bài thu hoạch Mô đun 4 Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Tự học - Tự nghiên cứu) 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1.1.1. Khái niệm về phẩm chất, năng lực Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục; Cũng theo Từ điển tiếng Việt, NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc: NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. NL gồm có NL chung và NL đặc thù. NL chung là NL cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc. NL đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau, được hình thành và phát triển do lĩnh vực đó tạo nên. 1.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
  14. Đổi mới PPDH và giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, NL HS là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới GDPT hiện nay. Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS không có nghĩa là loại trừ PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có mà đó là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của người học. Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi giáo viên (GV), mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần rà soát nội dung dạy học trong chương trình GDPT hiện hành, tinh giảm những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các môn học trong các hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những nội dung kiến thức mới phù hợp thay cho những nội dung kiến thức cũ, lạc hậu; giảm tải những nội dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành. Trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương và NL sư phạm của GV. Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng GV về hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của HS. Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp
  15. nhận tri thức và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, yêu cầu của hoạt động giáo dục đặt ra. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch dạy học từng môn học và kết quả tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển NL, phẩm chất của HS. 1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 1.2.1. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục - Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy - học. - Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong một năm học, một tháng, một học kì hay một hoạt động giáo dục theo một chủ đề cụ thể. Nội dung của một bản kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, các nội dung/hoạt động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục. 1.2.2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
  16. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch. Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng HS khác nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương; NL sư phạm của GV. Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục từng tháng, từng học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của HS; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương và NL sư phạm của GV. Bước 2: Xác định những phẩm chất, NL chung, NL đặc thù cần hình thành và phát triển ở HS qua từng nội dung dạy học và giáo dục. Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, NL cần hình thành, phát triển qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bộ môn học, qua các hoạt động giáo dục từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng chủ đề và cả năm học. Có như vậy, GV mới chủ động trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL cho HS. Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của HS. Phẩm chất, NL của HS được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với HS, phẩm chất, NL được hình
  17. thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn với những mức độ khác nhau. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bài, từng chương, từng môn học, liên môn, từng chủ đề hoạt động và từng hoạt động giáo dục cụ thể. Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Trong bước này có 2 công đoạn sau: 1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh - Thứ nhất: Rà soát, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT hiện hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS, điều kiện KT-XH của từng vùng, miền. - Thứ hai: Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề môn học hoặc chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học, giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học, bổ sung một số nội dung dạy học, nội dung giáo dục cần thiết nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành.
  18. 2) Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung bài học, nội dung giáo dục. Mục đích của việc tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục đóng góp gì cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS? Hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, NL gì? - Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, NL của HS. Mỗi HS đều có khả năng nhận thức, phẩm chất, NL khác nhau trong học tập và các hoạt động của cá nhân. Vì vậy, giữa các em HS có sự khác biệt về nhận thức, thực hiện nhiệm vụ học tập. Sự khác biệt này đòi hỏi GV khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS. - Thứ ba: Khảo sát điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Do đó, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần tìm hiểu kĩ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. - Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là
  19. bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL nhằm xác định được mức độ phát triển của HS trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của thầy và cách học của trò. Để đánh giá kết quả học tập, giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL đạt hiệu quả cao, GV cần phải: - Thứ nhất: Xác định được mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn trong chương trình. Chuẩn ở đây không đơn thuần chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn đó đã chuyển hóa thành phẩm chất và NL HS.
  20. - Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá. Đặc trưng của đánh giá theo cách tiếp cận NL là sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, trong đó có cả phương pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phỏng vấn, đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, HS tự đánh giá lẫn nhau - Thứ ba: Triển khai đánh giá. Khi triển khai đánh giá cần phải xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, NL người học. Hệ thống bài tập này là công cụ cho HS luyện tập để hình thành phẩm chất, NL, đồng thời cũng là công cụ để GV đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, NL HS. Bài tập đánh giá cần được xây dựng để đánh giá được các mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL khác nhau của HS. Bài tập đánh giá theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL có nhiều dạng khác nhau, có thể là bài tập vấn đáp, bài tập viết, bài tập ngắn hạn, bài tập dài hạn, bài tập theo nhóm hoặc cá nhân, bài tập tự luận hay trắc nghiệm Khi xây dựng các bài tập cần đảm bảo sự phân hóa các bậc trình độ nhận thức: tái hiện, hiểu, vận dụng mức độ thấp, vận dụng mức độ cao để có thể đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, NL của HS. - Thứ tư: Xử lí kết quả đánh giá. Mục đích của việc xử lí kết quả đánh giá là xác định được mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS sau mỗi giai đoạn học tập, chỉ ra mối liên hệ giữa việc hình thành, phát triển phẩm chất NL của HS với nhiệm vụ hoặc bài tập mà HS đã hoàn thành. - Thứ năm: Phản hồi kết quả đánh giá đến HS. Thông qua kết quả đánh giá mà HS tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều chỉnh hoạt động dạy;
  21. phụ huynh HS điều chỉnh sự quan tâm, giúp đỡ các con trong học tập, rèn luyện; cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh hoạt động quản lí. 2. Kết luận Trên cơ sở Chương trình GDPT hiện hành, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS là yêu cầu cần thiết đối với GV, các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của HS và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi HS.