Ôn thi Hóa học 8 - Chuyên đề: Oxi – không khí
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Hóa học 8 - Chuyên đề: Oxi – không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_thi_hoa_hoc_8_chuyen_de_oxi_khong_khi.doc
Nội dung text: Ôn thi Hóa học 8 - Chuyên đề: Oxi – không khí
- CHUYÊN ĐỀ: OXI – KHÔNG KHÍ Bài 1: Bình đựng gas dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 13,05 butan (C 4H10) ở thể lỏng do được nén dưới áp suất cao. Tính thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết lượng butan có trong bình. Biết oxi chiếm 20% về thể tích của không khí. Bài 2: Một bình chứa 44,8 lít khí oxi, với lượng khí oxi này có thể đốt cháy được : a) Bao nhiêu mol mỗi chất sau: cacbon, photpho, lưu huỳnh? b) Bao nhiêu gam bột mỗi kim loại: sắt, nhôm? c) Bao nhiêu mol CO, C2H6O? Bài 3: Những chất nào trong mỗi dãy sau có hàm lượng (thành phần phần trăm theo khối lượng) oxi cao nhất, thấp nhất a) FeO; Fe2O3; Fe3O4 b) NO; NO2; N2O; N2O5 c) KMnO4; KClO3; KNO3 Bài 4: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp: a) 0,5 mol sắt; 1,25 mol nhôm; 1,5 mol kẽm. b) 3,1 gam P; 6,4 gam S; 3,6 gam C. c) 1,6 gam CH4; 2,8 gam CO; 0,58 gam C4H10. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm CO và H 2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2. a) Viết các PTHH xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo thể tích và theo khối lượng. Bài 6: Những lĩnh vực nào của con người cần thiết phải dùng bình đựng khí nén oxi để hô hấp.? Bài 7: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau, gọi tên chúng a) Cu (I) và O (II); Cu (II) và O. b) Al và O; Zn và O; Mg và O; c) Fe (II) và O; Fe(III) và O d) N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O. Bài 8: Oxit của một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT của oxit Bài 9: Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi. a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit b) Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3) Giả thiết các phản ứng có hiệu suất 100% Bài 10: Trong số các hợp chất sau, hợp chất nào là oxit axit, hợp chất nào là oxit bazơ? K2O; KCl; FeO; Fe2O3; N2O5; SO3; CO2; CaO; H2SO4; Ba(OH)2 Bài 11: Một bình chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy: a) Bao nhiêu gam cacbon và tạo bao nhiêu lít cacbon đioxit b) Bao nhiêu gam lưu huỳnh và tạo bao nhiêu lít lưu huỳnh đioxit? c) Bao nhiêu gam P và tạo bao nhiêu gam điphotpho pentaoxit? Bài 12: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi. a) Viết PTHH của phản ứng. b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào c) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được Bài 13: Tính thể tích oxi thu được: a) Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN. b) Khi điện phân 36 (kg) H2O trong công nghiệp Bài 14: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi. a) Hãy viết PTHH của phản ứng. b) Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc) Bài 15: Để điều chế oxi có thể dùng KMnO4 và KClO3. So sánh thể tích oxi trong các trường hợp: a) Lấy 2 chất pemanganat (KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với số mol bằng nhau b) Lấy 2 chất pemanganat (KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với khối lượng bằng nhau