Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

doc 7 trang Hùng Thuận 24/05/2022 2300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_toan_va_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

  1. Toán 1. Trong hình bên có số hình chữ nhật là : a. 1 b. 2 c. 3 2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong phép tính sau : 400 + 60 + 9 459 a. > b. < c. = 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 431, , 433, , , , , 438 4. Điền số có hai chữ số vào ô trống để được phép tính thích hợp : + = 121 5. Đồng hồ bên chỉ mấy giờ? a. 10 giờ 10 phút b. 1 giờ 50 phút 6. Đặt tính rồi tính: 452 + 245 465 + 34 685 – 234 798 - 75 7. Tìm X X x 3 = 12 X : 5 = 5 8. Học sinh lớp 2A xếp thành 5 hàng, mỗi hàng có 6 học sinh. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh ? Giải Toán
  2. Bài 1 : Điền dấu >,<,= 428 .482 596 612 129 .129 215 + 25 .240 Bài 2 : Đặt tính rồi tính 238 + 527 963-377 125 + 356 846 - 472 Bài 3 : Một trường tiểu học có 561 học sinh . Trong đó số học sinh nam là 277 . Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ ? Bài giải Bài 4: Tìm các số có 2 chữ số . Biết Tổng 2 số là 11 tích là 30 . Tìm 2 số đó Bài 5 : Tìm y a, y + 256 = 123 + 336 b, y - 112 = 338-221 7. Cho hình tứ giác như hình vẽ A 3cm B a/ Tính chu vi hình tứ giác ABCD 2 cm 4 cm D 6 cm C . b/ Kẻ thêm một đoạn thẳng để được 1 hình tứ giác và 1 hình tam giác. Tiếng việt Chim chiền chiện
  3. Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt. Từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa, quyến rũ. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ. Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la. Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. (Theo Ngô Văn Phú) Câu 1: Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ? a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp c- Áo màu đồng thau, chân cao và mập, đầu rất đẹp Câu 2: Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời? a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la. Câu 3: Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào? a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét tiếng chim chiền chiện? a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất Câu 5: Nội dung bài văn trên là gì? Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: Lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Câu 7: Tìm tên 4 loài chim mà em biết (không có trong bài). Câu 8: Tìm 2 từ chỉ trong bài chỉ đặc điểm của chim chiền chiện. Câu 9: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? đề nói về chim chiền chiện. Mùa xuân bên bờ sông Lương
  4. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn. (Nguyễn Đình Thi) Câu 1: Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng ở đâu? a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um Câu 2: Trên bãi đất phù sa,vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào? a- Mịn hồng mơn mởn b- Hung hung vàng c- Màu vàng dịu Câu 3: Những loại cây nào phủ kín bãi cát dưới lòng sông cạn? a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà Câu 4: Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến? a- Đỏ, đen, hồng, xanh b- Đỏ, xanh, vàng c- Đỏ, hồng, xanh, đen Câu 5: Khi mùa xuân đến, bờ sông Lương như thế nào? a- Rực rỡ, muôn sắc, tràn trề sức sống. b- Ảm đạm, u ám. c- Rực rỡ, nhiều màu sắc. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: Ngay dưới lòng sông, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn. Câu 7: Tìm 2 từ chỉ sự vật bên bờ sông Lương trong đoạn văn trên. Câu 8: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp: Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc. Câu 9: Hãy viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả bờ sông Lương. Một người ham đọc sách
  5. Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem. Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh. Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi: - Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à? Đan-tê ngơ ngác đáp: - Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi! ( Theo Cuộc sống và sự nghiệp) Câu 1: Đan-tê làm quen với người bán sách để làm gì ? A. Để mượn sách về nhà xem. B. Để trao đổi về các cuốn sách. C. Để mua nhiều sách hay. Câu 2: Người bán sách không muốn cho mượn cuốn sách mới, Đan-tê đã làm gì ? A. Đến cửa hàng sách khác để mượn. B. Về nhà lấy tiền đến mua cuốn sách. C. Đứng tại quầy hàng để đọc. Câu 3: Khi đọc sách tại quầy hàng, Đan-tê chỉ thấy gì ? A. Tiếng ồn ào của những người xung quanh. B. Người trong sách đi lại nói chuyện với nhau. C. Kẻ ra người vào nói chuyện với nhau. Câu 4: Đan-tê là một người như thế nào ? A. Là một người biết đọc sách. B. Là một người say mê đọc sách. C. Là một người đứng đọc sách. Câu 5: “Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý.” thuộc kiểu câu nào ? A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? Câu 6: Tìm trong bài “Một người ham đọc sách” 2 từ chỉ hoạt động. Câu 7 : Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi sau: Khi đọc sách, vì sao nhà thơ Đan-tê không thấy mọi người ra vào ồn ào xung quanh? Câu 8: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân. Con chim chiền chiện Câu 1 b
  6. Câu 2 a Câu 3 b Câu 4 c Câu 5 Chim chiền chiện có hình dáng đẹp, duyên dáng, Chim chiền chiện có giọng hót hay, hài hòa, quyến rũ, Câu 6 Khi nào (bao giờ, lúc nào, ) chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời? Câu 7 VD: chim sâu, chim chích, bồ câu, én, vẹt, khướu, Câu 8 VD: diệu kì, hài hòa, quyến rũ, cao,mảnh, đẹp, thấp, no nê, Câu 9 VD: Chim chiền chiện rất duyên dáng. Mùa xuân bên bờ sông Lương Câu 1 a Câu 2 b Câu 3 c Câu 4 b Câu 5 a Câu 6 Ở đâu (chỗ nào, nơi nào, ), những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn? Câu 7 VD: cây gạo, lúa, ngô, đỗ, lạc, khoai, Câu 8 Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Câu 9 VD: Bờ sông Lương thật đẹp. Một người ham đọc sách Câu 1 A Câu 2 C Câu 3 B Câu 4 B Câu 5 A Câu 6 VD: đọc, làm quen, mượn, đứng, đặt, trả, ra vào, Câu 7 VD: Vì ông đọc sách rất chăm chú. (tập trung, say sưa, ) Câu 8 Câu hỏi gợi ý: - Em tên là gì, học lớp mấy, trường nào? - Em có những sở thích gì? - Hằng ngày, em thường làm gì khi ở trường, ở nhà? Giải Toán 1. c. 3
  7. 2. 400 + 60 + 9 > 459 3. 431, 432, 433, 434, 435, 436, 437 , 438 4. VD 61 + 60 = 121, 71 + 50 = 121 5. a. 10 giờ 10 phút 6. Đặt tính rồi tính: 452 465 685 798 + + - - 245 34 234 75 697 499 451 723 7. Tìm X X x 3 = 12 X : 5 = 5 X = 12 : 3 x = 5 x 5 X = 4 x = 25 8. Giải Số học sinh lớp 2A là: 6 x 5 = 30 ( học sinh) Đáp số: 30 học sinh Giải Toán Bài 1 : Điền dấu >,<,= 428 < 482 596 < 612 129 = 129 215 + 25 = 240 Bài 2 : Đặt tính rồi tính 238 963 125 846 + - + - 527 377 356 472 765 586 481 374 Bài 3 : Bài giải Số học sinh nữ là: 561 – 277 = 284 ( học sinh) Đáp số: 284 học sinh Bài 4: Số 56 và 65 Bài 5 : Tìm y a, y + 256 = 123 + 336 b, y - 112 = 338-221 y = 459 - 256 y = 117 + 112 y = 203 y = 229 7. a/ Chu vi hình tứ giác ABCD 2+3+6+4 = 15 ( cm) Đáp số: 15 cm b/ Kẻ từ đỉnh B xuống cạnh DC là đúng