Ôn tập Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối)

doc 45 trang hoaithuong97 12961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_6_bo_ket_noi.doc

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối)

  1. Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết văn bản bảo đảm các bước. - Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. - Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. I. TRI THỨC NGỮ VĂN 1. Truyện và truyện đồng thoại: - Truyện: Là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc. - Truyện đồng thoại: Viết cho trẻ em, có nhân vật thường là đố vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người. 2. Cốt truyện: Cốt truyện: Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định: có mở đầu, diễn biến, kết thúc. 3. Nhân vật: Nhân vật: Là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ được nhà văn khắc họa trong tác phẩm ( VD: thần tiên, ma quỷ, con người, đồ vật, ) 4. Người kể chuyện: Người kế chuyện là nhân vật do nhả văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng "tôi" (người kẻ chuyện ngôi thứ nhất), kể về những gì minh chứng kiến hoặc tham gia. Người kể chuyện 1
  2. cũng có thể giấu mình” (người kề chuyện ngôi thử ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả nãng “biết hết" mọi chuyện. 5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật - Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật vá miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. - Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thẻ được trình bảy tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kế chuyện. 6. Từ đơn và từ phức - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. - Từ phức là từ có hai tiếng trở lên, tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau vẻ nghĩa được gọi là từ ghép. Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau vẻ âm (lặp lại ăm đầu, vằn hoặc lặp lại cả âm đầu và vân) được gọi là từ láy. 7. Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung, ý nghĩa mà từ biểu thị. 8. Biện pháp tu từ a. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Điệp ngữ: Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: Văn bản (1) BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài) 1. Kiến thức khái quát: * Tác giả: - Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông lấy bút danh là Tô Hoài để tưởng nhớ về quê hương nơi có dòng sông Tô Lịch chảy qua và phủ Hoài Đức- quê ngoại của nhà thơ, là nơi ông sinh ra và lớn lên, ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. - Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945). Tổ chức mà ông tham gia là Hội ái hữu công nhân, Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1945 đến năm 1958, Tô Hoài làm phóng viên rồi làm chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Trong thời gian đó, từ năm 1957 đến năm 1958, ông làm Tổng Thư kí 2
  3. Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1958 là Phó Tổng Thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1986, Chủ tịch hội Văn nghệ Hà Nội. - Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Tô Hoài đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 150 tác phẩm khác nhau. Trong đó có nhiều tác phẩm nổi bật như truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tiểu thuyết Quê người (1943), tiểu thuyết Truyện Tây Bắc (1954), tiểu thuyết Miền Tây (1960), hồi kí Tự truyện (1965), tiểu thuyết Quê nhà (1970), hồi kí Cát bụi chân ai (1975), Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993X Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (3 tập, 1994), Tuyển tập viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994) - Với sự cống hiến của mình, Tô Hoài đã được tặng nhiều giải thưởng khác nhau. Giải Nhất tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam vào năm 1956 với tiểu thuyết Truyện Tây Bắc, giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội vào năm 1970 với tiểu thuyết Quê nhà, Giải thưởng Hội Nhà văn Á Phi năm 1970 với tiểu thuyết Miền Tây, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996. - Tô Hoài là nhà văn lớn của thiếu nhi. Ông đến với các em bằng một tâm hồn luôn rộng mở. Với các em, lúc nào ngòi bút của ông cũng tươi trẻ, đầm ấm. Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Dế Mèn vốn quen sống tự lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quanh quẩn bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp. * Tác phẩm: Thể loại Truyện đồng thoại Xuất xứ - “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí” - “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tóm tắt Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu 3
  4. căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Bức chân (2 phần) dung tự họa của Dế Mèn - Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn Giá trị Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nội dung nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. Giá trị - Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 2. Kiến thức trọng tâm 2.1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn. a) Ngoại hình. * Về hình dáng: Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng, dồi dào sức lực của tuổi trẻ. - Đầu tiên, tác giả giới thiệu khái quát về DM: có thân hình khỏe mạnh cường tráng. - Để làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của DM, tác giả đã kĩ từng bộ phận của chú. Vẻ đẹp của chú được thể hiện ở sức mạnh trong từng điệu bộ, động tác. Các từ được sử dụng rất chính xác: hàng loạt tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối gợi hình ảnh và âm thanh: + Càng: mẫm bóng + Vuốt: cứng, nhọn hoắt + Cánh: áo dài chấm đuôi + Đầu: to, nổi từng tảng + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp + Râu: dài, cong vút => Nhận xét: Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng. Tác giả miêu tả chung, khái quát đến cụ thể, chi tiết từng bộ 4
  5. phận của Dế Mèn. Dế Mèn được miêu tả từ góc độ chủ quan, qua cách nhận xét, đánh giá của chính bản thân nhân vật. Tác giả để cho DM trước hết giới thiệu đôi càng mẫm bóng vì càng là vũ khí lợi hại của võ sĩ DM, mà sau này chính nhờ đôi càng ấy mà DM đã chiến thắng trên võ đài thi đấu. * Hoạt động: Ngoài việc sử dụng những TT tác giả còn sử dụng động từ để cho thấy hoạt động của Dế Mèn: + Đạp phanh phách + Vũ lên phành phạch + Nhai ngoàm ngoạm + Trịnh trọng vuốt râu + Đi đứng oai vệ dún dẩy (khoeo), rung (râu) => Nhận xét: Bẳng việc sử dụng những ĐT giúp tác giả vừa miêu tả được những cử chỉ, hoạt động mạnh mẽ, vừa thể hiện được sự khoan thai, duyên dáng trong điệu bộ, cử chỉ của DM khiến người đọc, người nghe có được sự hình dung rất rõ, rất cụ thể và sinh động về DM b) Tính cách. * Hành động: + Cà khịa (với hàng xóm) + Quát nạt (cào cào) + Đá ghẹo (gọng vó) * Suy nghĩ: + Tôi tợn lắm + Tôi cho là tôi giỏi + Tôi tưởng là tay ghê gớm sắp đứng đầu thiên hạ rồi. * Tính cách: kiêu căng, hung hăng, thích trêu chọc người khác Ý thức được ưu thế về hình thức và sức mạnh của mình, Dế Mèn trở nên kiêu ngạo, xem thường tất cả mọi người, điều đó thể hiện ngay ở hành động “ đi đứng ”. Tính khí này dẫn đến những hành động khiêu khích vô lối, có khi đánh người chỉ vì ngứa chân ngứa tay chứ chẳng vì lí do gì và không cần biết hậu quả ra sao. Thói kiêu ngạo đã che lấp mất cái nhìn tỉnh táo, khiến dế Mèn ảo tưởng cho mình là giỏi giang. Đây chính là tính khí nông nổi, bồng bột của một gã mới lớn, chưa biết mình biết người. => Nhận xét: Bẳng biện pháp so sánh và nhân hóa được sử dụng xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã thổi hồn vào thế giới loài vật khiến cho chú Dế Mèn trở nên sinh động, gần gũi, có tâm hồn tình cảm giống như con người. DM hiện lên không phải là một “ con dế” mà là một “chàng dế” đầy sinh động, cụ thể đến 5
  6. từng bộ phận, cử chỉ, hành động, tính tình. Tất cả phù hợp với hình dáng, tập tính của lớn dế cũng như tính nết của chàng thanh niên mới lớn. Qua đó, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với những nét đẹp ở ngoại hình và chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người. 2.2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn a. Hình ảnh của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn * Hình dáng: Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn. + Trạc tuổi Dế Mèn + Người gầy gò, cánh ngắn cũn, càng bè bè, râu cụt, mặt mũi ngẩn ngơ. + Như gã nghiện thuốc phiện. + Có lớn mà không có khôn. * Tính nết: Ăn xổi ở thì, yếu đuối b. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường. - Sự trịch thượng kẻ cả: + Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên. + Trong con mắt của Dế Mèn, chân dung của Dế Choắt cũng được miêu tả một cách thê thảm, xấu xí: gầy gò, dài lêu khêu, như gã nghiện thuốc phiện Đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn mình. - Ích kỉ khinh thường: + Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng + Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà Dế Mèn thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng. => Nhận xét: Trong con mắt của Dế Mèn, dế Choắt Yếu đuối, lười nhác, đáng khinh. Vì thế Dế mèn rất coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu. c. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt 6
  7. * Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau: - Lúc bắt đầu trêu: + Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !. + Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này. - Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát. + Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên Tôi chui tọt vào hang + Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít. - Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: + Khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận. + Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này. + Tối hối lắm! tôi hối hận lắm. => Nhận xét: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí. Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân. 3. Thực hành đọc- hiểu: Phiếu học tập số 1: Theo dõi phần giới thiệu về nhân vật Dế mèn và Dế Choắt: 1. Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, cách sinh hoạt, ngôn ngữ của Dế Mèn. Qua đó em nhận thấy ở Dế Mèn có những nét đẹp và nét chưa đẹp nào? 2. Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, cách sinh hoạt, ngôn ngữ của Dế Choắt. Qua đó em có nhận xét gì về Dế Choắt? 3. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn. Gợi ý: 1. Những chi tiết miêu tả hình dáng, cách sinh hoạt, ngôn ngữ của Dế Mèn: Hình dáng Hành động Suy nghĩ Ngôn ngữ - chàng dế thanh - đạp phanh - Tôi tợn - Gọi Dế niên cường tráng phách lắm Choắt là “chú + càng: mẫm bóng - vũ lên - Tôi cho là mày”, + vuốt: cứng, nhọn phành phạch tôi giỏi. xưng “anh”. hoắt - nhai - Tôi tưởng: Gọi chị Cốc là 7
  8. + cánh: dài tận ngoàm ngoạp lầm cử chỉ “mày” xưng chấm đuôi - trịnh trọng ngông cuồng là “tao”. một màu nâu vuốt râu tài ba, càng bóng mỡ - cà khịa, tưởng tôi là tay + đầu: to, rất quát nạt, đá ghê ghớm, có bướng ghẹo thể sắp đứng + răng: đen nhánh đầu thiên hạ rồi. + râu: dài, cong * Nhận xét: Về hình thức, Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ (nét đẹp). Còn về tính cách, Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi (nét chưa đẹp). 2. Những chi tiết miêu tả hình dáng, cách sinh hoạt, ngôn ngữ của Dế Choắt. Hình dáng Cách sinh hoạt Ngôn ngữ - Chạc tuổi: Dế Mèn - Ăn xổi, ở thì - Với Dế Mèn: - Người: gầy gò, dài + Lúc đầu: gọi “anh” lêu ngêu như gã nghiện xưng “em”. thuốc phiện. + Trước khi mất: gọi - Cánh: ngắn củn “anh” xưng “tôi” và nói: như người cởi trần mặc “ở đời .thân”. áo ghi nê. - Với chị Cốc: - Đôi càng: bè bè, + Van lạy nặng nề + Xưng hô: chị - em. - Râu: cụt có một mẩu - Mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ * Nhận xét: Về hình thức, Dế Choắt có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu: Như một gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, hôi như cú mèo Về tính cách: Dế Choắt yếu đuối, hay sợ sệt. 3. Đoạn văn tham khảo: Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng tôi nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe 8
  9. tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình. Phiếu học tập số 2 Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất: “ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào”. (Bài học đường đời đẩu tiên - Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản thuộc thể loại truyện nào? Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên? Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào? Câu 4: Đoạn văn sử đụng ngôi kể nào. Người kể chuyện là ai ? Câu 5: Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được. Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài; thuộc thể loại truyện đồng thoại. Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên : cảnh kiếm mồi của các loài sinh vật trên đầm bãi trước của hang của Dế Mèn. Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu là nhân hóa. Câu 4: Đoạn văn sử đụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện là Dế Mèn. Câu 5: Mở đoạn: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc. Thân đoạn - Về nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu trọc Cốc nên đã gây ra cái 9
  10. chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình. - Về nghệ thuật: + Kể chuyện kết hợp với miêu tả + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động: Xây dựng hình tượng nhân vật Dế mèn gần gũi với trẻ thơ. + Kể chuyện ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn + Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. + Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Kết đoạn: Với giá trị nội dung, nghệ thuật ấn tượng, văn bản đã thu hút nhiều thế hệ bạn đọc. Phiếu học tập số 3 Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008) Câu 1: Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Câu 2: Căn cứ vào dấu câu kết hợp với kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy cho biết mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 3: Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật xưng “tôi” có nét tính cách gì ? Câu 4: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên ? Câu 5: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn? * Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Câu 2: Kiểu câu của các câu trong đoạn : (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. ( Câu kể) (2) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: ( Câu kể) (3) - Hức! ( Câu cảm) 10
  11. (4) Thông ngách sang nhà ta? ( Câu hỏi) (5) Dễ nghe nhỉ! ( Câu cảm) (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. ( Câu kể) (7)Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( Câu cầu khiến) (8) Đào tổ nông thì cho chết! ( Câu cảm) (9) Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Câu kể) Câu 3: Nhân vật “tôi” kiêu căng, không biết giúp đỡ người khác. Câu 4: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên : - Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác. - Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác. Câu 5: Đoạn văn tham khảo: Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả. Phiếu học tập số 4 Bài 1: Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng” a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn trên? b. Cho biết câu trên thuộc kiểu câu gì? Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng " 11
  12. (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2) a. “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? b. Nét đẹp nào của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích? Bài 3: Đoạn trích trong sách giáo khoa được đặt tên là “Bài học đường đời đầu tiên, theo em nhan đề này có thích hợp với nội dung đoạn trích khôn ? Còn có thể đặt cho văn bản này tên nào khác ? Gợi ý: Bài 1 : a. “ Chẳng bao lâu, tôi// đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” b. Câu trên thuộc kiểu câu đơn. Bài 2: “Tôi” trong đoạn trích trên là Dế Mèn. Nét đẹp của Dế Mèn: khỏe mạnh, tự tin, yêu đời. Bài 3: Tên văn bản cần đáp ứng ít nhất 2 yêu cầu theo dõi được nội dung của văn bản và gây sự chú ý cho người đọc. Xét tiêu chi đó tên đặt cho đoạn trích đã phù hợp. Tuy nhiên cũng có thể tìm đặt cho đoạn trích này những tên khác, ví dụ : Dế Mèn và Dế Choắt. Phiếu học tập số 5 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Ngữ văn 6 - tập 2, trang 4) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. 12
  13. Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? Câu 6 : Hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Choắt Gợi ý: Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Câu 2: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự Câu 3: - Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng - Nguyên nhân: Chỉ vì trò nghịch dại không suy nghĩ - trêu chị Cốc của Dế Mèn Câu 4: - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.) Câu 5: - Dế Choắt khuyên Dế Mèn: + Không được hung hăng kiêu ngạo + Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng. Câu 6: Mở đoạn: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên , Dế Choắt là nhân vật gợi lại trong em nhiều ấn tượng đặc biệt. Thân đoạn - Ấn tượng về một chàn Dế có vẻ ngoài gầy gò: Như một gã nghiện thuốc 13
  14. phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, hôi như cú mèo - Nhưng đó lại là nhân vật giàu lòng bao dung, nhân hậu, vị tha: Thể hiện qua việc Dế Choắt không hề than trách Dế Mèn vì đã gây ra cái chết cho mình, ngược lại còn khuyên nhủ Dế Mèn bài học lẽ sống đầy ý nghĩa. Kết đoạn: Có thể thấy, Dế Choắt là một nhân vật quan trọng làm nổi bật chủ đề văn bản, cũng là nhân vật chúng ta cần học tập bởi những đức tính đáng quý Văn bản (2) NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN (Trích “Hoàng tử bé”, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri) 1. Kiến thức khái quát: * Tác giả: - Tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (1900-1944) là một đại văn hào người Pháp. Ông từng là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Có lẽ bởi vậy nên các tác phẩm của ông đều lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công. - Phong cách sáng tác: Với ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn, ông đã viết nên những áng văn hết sức hấp dẫn, không chỉ hồn nhiên dưới góc nhìn sự phiêu lưu mạo hiểm dưới góc độ của một thi sĩ, các tác phẩm của ông còn chứa đựng rất nhiều những triết lý sâu sắc, những bài học thấm thía về con người, cuộc sống. - Một số tác phẩm để đời của ông bao gồm: Hoàng tử bé, Cõi người ta, Bay đêm, Phi công thời chiến * Tác phẩm: Thể loại - Thể loại: Truyện đồng thoại. Xuất xứ Trích trong chương XXI của cuốn sách “Hoàng tử bé” - một cuốn sách vô cùng nổi tiếng của Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Tóm tắt Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé( đến từ hành tinh khác) - nhân vật chính trong truyện với một con cáo( ở trái đất) khi hoàng tử bé đang rất thất vọng và mất niềm tin vì phát hiện những gì mình trân quý ở quê hương (bông hồng) lại rất tầm thường ở Trái Đất. Cáo và Hoàng tử bé chia sẻ hoàn cảnh của bản thân cho nhau nghe, Cáo tha thiết được Hoàng tử bé cảm hóa để 14
  15. trở thành bạn của nhau. Hoàng tử bé cảm hóa cáo để cáo trở thành bạn của mình. Hoàng tử bé chia tay cáo và nhận được những bài học thấm thía về tình bạn. Bố cục - Phần 1: (Từ đầu đến “Hoàng Tử bé thốt lên”): Cuộc gặp gỡ (2 phần) giữa Hoàng tử bé với con cáo. - Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa giữa Hoàng tử bé với con cáo. Giá trị Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa nội dung và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả. Giá trị ác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp nghệ thuật với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn. 2. Kiến thức trọng tâm 2.1. Nhân vật Hoàng tử bé: a. Hoàng tử bé trước khi gặp cáo: - Xuất thân: Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, không phải trái đất. - Mục đích đến Trái Đất: tìm kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều điều. - Tâm trạng: buồn bã, cô đơn vì không tìm thấy bạn bè. Hoàng tử bé thất vọng và mất niềm tin vì phát hiện những gì mình trân quý ở quê hương (cụ thể ở đây chính là bông hồng) lại rất tầm thường ở Trái Đất. - Hành động: Nằm dài trên cỏ và khóc * Nhận xét: Hoàng tử bé đang rất cô đơn, buồn bã, thất vọng. b. Hoàng tử bé khi gặp được cáo: - Những lời chào đầu tiên của hoàng tử bé với cáo:“Xin chào”; “Bạn dễ thương quá ” cho thấy thái độ lịch sự, thân thiện và chân thành của hoàng tử bé đối với người bạn xa lạ lần đầu gặp gỡ. “Lại đây chơi với mình đi Mình buồn quá” thể hiện rằng hoàng tử bé đang muốn được kết bạn, muốn được sẻ chia và thấu hiểu. - Cuộc đối thoại với cáo: + Hoàng tử bé lặp lại nhiều lần câu hỏi “cảm hóa nghĩa là gì” -> Thể hiện rằng hoàng tử bé tò mò, ham học hỏi về những điều chưa biết (và bạn cáo đã sẵn sàng chia sẻ những điều đó cho hoàng tử bé) + Hoàng tử bé tâm sự với cáo: “Có một bông hoa mình nghĩ là nó đã cảm hóa mình ” 15
  16. -> Hoàng tử bé là người biết lắng nghe người khác và đồng thời cũng sẵn sàng chia sẻ những cảm xúc của mình cho người khác nghe. -> Đây chính là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên tình bạn giữa hoàng tử bé và cáo. + Hành trình cảm hóa cáo: Lý do hoàng tử bé đồng ý cảm hóa cáo là bởi những lời chia sẻ của cáo khiến hoàng tử bé cảm thấy đồng cảm và thương bạn. Bên cạnh đó, hoàng tử bé cũng tò mò, muốn khám phá tình bạn là như thế nào? -> Hoàng tử bé chân thành và kiên nhẫn để xây dựng một tình bạn đẹp với cáo. + Gặp lại vườn hoa hồng: thái độ của hoàng tử bé đã thay đổi: Không còn buồn bã, thất vọng như trước kia. Mọi băn khoăn, đau khổ đã được hóa giải. -> Hoàng tử bé hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình bạn. Tình bạn tạo nên ý nghĩa cho bản thân, cuộc sống, cho vạn vật thế gian. c. Hoàng tử bé khi phải chia tay cáo: + Động viên cáo: “Mình không muốn làm bạn đau lòng chút nào”.-> Hoàng tử bé an ủi, động viên cáo nhưng chính cậu cũng vô cùng buồn bã, nuối tiếc. + Lặp lại 3 bí mật mà cáo chia sẻ với cậu một cách đầy trân trọng: “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần” “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình” “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình” => Hoàng tử bé lặp lại như vậy để khắc ghi vào lòng những ý nghĩa thiêng liêng, những chân lý giản dị mà sâu sắc của tình bạn. => Nhận xét về hoàng tử bé: Là cậu bé có tâm hồn trong sáng vô ngần và lòng nhân ái bao la. Là người rất chân thành, cởi mở, khao khát tình thân, tình bạn. 2.2. Nhân vật Cáo: a. Trước khi gặp Hoàng tử bé: - Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà. - Thấy trên Trái Đất có đủ thứ chuyện. - Cuộc sống nhàm chán và cô đơn: Buồn bã, chán nản vì chẳng có gì là hoàn hảo cả. Cảm thấy cuộc sống thật đơn điệu: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán”. b. Khi gặp Hoàng tử bé: 16
  17. Cáo tha thiết mong muốn được Hoàn tử bé cảm hóa, được kết bạn để cuộc sống có ý nghĩa hơn: “Bạn làm ơn hãy cảm hóa mình đi”. c. Khi được “cảm hóa” và chia tay với Hoàng tử bé: - Buồn bã: “Mình sẽ khóc mất” khi hoàng tử bé đến lúc phải ra đi. - Nhắc nhở hoàng tử bé phải có trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa. => Nhận xét về Cáo: Cáo mang đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại: vừa là con vật, vừa mang đặc điểm của con người: cô đơn, tha thiết được kết bạn. 3. Chủ đề tư tưởng của văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” a. Cảm hóa và tình bạn: - Mối quan hệ giữa cảm hóa và tình bạn: “Cảm hóa” - đó là thứ bị lãng quên lâu lắm rồi. Nó có nghĩa là “làm cho gần gũi hơn ”. Tình bạn được xây dựng trên cơ sở của “cảm hóa”. - Cách thức của sự cảm hóa: cần phải kiên nhẫn mỗi ngày, mỗi ngày lặng lẽ xích lại gần vì lời nói là nguồn gốc mọi sự hiểu lầm. - Ý nghĩa của việc “cảm hóa”: + Với cáo: sẽ được “chiếu sáng”, biết thêm một tiếng chân khác khiến cáo chui ra khỏi hang chứ không còn trốn vào lòng đất. Sau khi được cảm hóa thì lúa mì vốn chẳng có ích gì cho cáo sẽ là thứ gợi đến hoàng tử bé mỗi khi thấy nó. Khi chia tay rất buồn nhưng vẫn có được nhiều thứ. + Với hoàng tử bé: ý nghĩa bông hoa hồng của mình - “đã cảm hóa mình”. Khi thăm lại vườn hồng, cảm thấy bông hoa của mình là duy nhất. Nhận ra những thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với những gì đã cảm hóa. b. Ý nghĩa lớn lao của tình bạn: Qua văn bản này, tác giả đã gửi gắm những ý nghĩa về tình bạn. Tình bạn giúp ta tìm thấy ý nghĩa bản thân, tạo ra sự gắn kết giữa ta và thế giới xung quanh, làm cuộc sống của ta thêm tươi sáng, sinh động và hạnh phúc. c. Làm thế nào để kết bạn: Ta phải sống chân thành, cởi mở, sẵn sàng sẻ chia với bạn bè. Cố gắng kiên nhẫn để thấu hiểu nhau, ta hiểu bạn và để bạn hiểu mình. Và cuối cùng là cần phải tin tưởng lẫn nhau. 3. Thực hành đọc- hiểu: Phiếu học tập số 1 1. Hoàn thành bảng sau: Thay đổi trong suy nghĩ, tình 17
  18. cảm Hoàng tử bé Cáo Diễn - Trước khi gặp biến gỡ - Gặp gỡ - Chia tay Nhận xét 2. Điều gì ở hoàng tử bé khiến cáo tha thiết mong được làm bạn với cậu? 3. Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé. Gợi ý: 1. Thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm Hoàng tử bé Cáo Diễn - Trước khi gặp Hoàng tử bé Cảm thấy biến gỡ buồn bã, thất cuộc sống thật vọng vì phát hiện đơn điệu, nhàm những gì mình chán. trân quý ở quê hương lại rất tầm thường ở Trái Đất. - Gặp gỡ Hoàng tử bé Cáo tha thiết chân thành và mong muốn kiên nhẫn để xây được Hoàn tử bé dựng một tình cảm hóa, được bạn đẹp với cáo. kết bạn để cuộc sống có ý nghĩa hơn - Chia ta Hoàng tử bé Buồn bã, hiểu được ý nhắc nhở hoàng nghĩa lớn lao của tử bé phải có tình bạn. trách nhiệm với 18
  19. những gì mình đã cảm hóa. Nhận Là cậu bé có Cáo là con xét tâm hồn trong vật tượng trưng sáng vô ngần và cho tình bạn mà lòng nhân ái bao mỗi người cần la. Là người rất kiếm tìm và cảm chân thành, cởi hóa mở, khao khát tình thân, tình bạn. 2. Cáo đã tha thiết mong được làm bạn với hoàng tử bé. Bởi, cuộc sống của cáo thật đơn điệu, "mình săn gà, còn người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán". Cáo cũng nghĩ hoàng tử bé cần có một người bạn và vì thế nó dậy cho hoàng tử bé cách "cảm hóa" nó. 3. Sau khi hoàng tử bé rời đi, cáo lầm lũi quay trở về. Nó buồn bã đưa ánh mắt ra xa, phía cánh đồng lúa mì vàng óng trải dài đến tận chân trời. Nó ngồi lặng im, đôi mắt khép lại, cánh mũi phập phồng hít mãi mùi hương thơm của cánh đồng lúa, như còn thấy đâu đây mùi hương trên người Hoàng tử bé. Nó thầm hứa sẽ không bao giờ quên cậu bé và nó tin tưởng rằng, sẽ có một ngày nó và Hoàng tử bé sẽ lại gặp nhau, sẽ cùng ngồi trên bãi cỏ nơi cánh đồng lúa mì vàng óng, và nó sẽ kể cho Hoàng tử bé nghe rất nhiều điều thú vị kể từ khi nó xa cậu bé. Phiếu học tập số 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: - Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hoá. [ ] Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hoá mình đi! - Cần phải làm sao? - Hoàng tử bé hỏi. - Cần phải rất kiên nhẫn, - con cáo trả lời. - Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn - Tốt nhất là bạn nên quay lại vào cùng giờ giấc, - con cáo nói. - Chẳng hạn, 19
  20. nếu bạn đến lúc bốn giờ chiểu, thì từ ba giờ mình đã bắt đầu thấy hạnh phúc. Thời giờ càng trôi qua mình lại càng hạnh phúc hơn. Cho tới bốn giờ, mình sẽ trở nên bồn chồn và lo lắng: mình sẽ khám phá ra cái giá của hạnh phúc! Nhưng nếu bạn đến bất kì lúc nào, mình sẽ không biết giờ giấc để sửa soạn trái tim Câu 1: Cho biết nội dung của đoạn trích? Câu 2: Cáo đã chỉ cho hoàng từ bé cách “cảm hoá” mình như thế nào? Câu 3: Những câu văn nào cho thấy cáo vô cùng hạnh phúc khi được gặp một người bạn ? Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì về tình bạn? * Gợi ý: Câu 1: Nội dung của đoạn trích: Cáo thuyết phục và hướng dẫn hoàng tử bé cảm hóa mình. Câu 2: Cáo đã chỉ cho hoàng từ bé cách “cảm hoá” mình: - Cần có sự kiên nhẫn. - Không quá vồ vập. - Hãy im lặng để dần dần hiểu nhau. - Ngày ngày, ngồi xích lại gần nhau. Câu 3: Những câu văn nào cho thấy cáo vô cùng hạnh phúc khi được gặp một người bạn: - Chẳng hạn, nếu bạn đến lúc bốn giờ chiểu, thì từ ba giờ mình đã bắt đầu thấy hạnh phúc. - Thời giờ càng trôi qua mình lại càng hạnh phúc hơn. - Cho tới bốn giờ, mình sẽ trở nên bồn chồn và lo lắng: mình sẽ khám phá ra cái giá của hạnh phúc! - Nhưng nếu bạn đến bất kì lúc nào, mình sẽ không biết giờ giấc để sửa soạn trái tim Câu 4: Tình bạn rất đáng quý, nên ta không được sao nhãng mà cần bồi đắp mỗi ngày, bằng cách: - Thường xuyên gặp gỡ, tâm sự, trao đổi. - Thấu hiểu nhau. - Chia sẻ khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Phiếu học tập số 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Hoàng tử bé đi thăm lại vườn hoa hồng: 20
  21. - Các bạn chẳng giống bông hồng của tôi chút nào, các bạn chưa là gì cả, - cậu nói với chúng. - Chẳng ai cảm hoá các bạn và các bạn chẳng cảm hoá ai. Các bạn giống như bạn cáo của tôi ngày trước. Hồi đó bạn ấy chỉ là một con cáo như cả trăm ngàn con khác. Nhưng tôi đã biến bạn ấy thành bạn của tôi, và bây giờ bạn ấy trở thành duy nhất trên đời. Câu 1: Vì sao Hoàng tử bé đi thăm lại vườn hoa hồng? Cậu đi thăm vườn hoa trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Điều gì khiến những bông hồng trên Trái Đất và bông hồng của hoàng từ bé khác hẳn nhau? Câu 3: Từ lời của Hoàng tử bé, em hiểu gì về suy nghĩ của chú với con cáo mà chú đã cảm hóa? Câu 4: Qua đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của sự cảm hóa trong tình bạn? * Gợi ý: Câu 1: Hoàng tử bé đi thăm lại vườn hoa hồng theo lời gợi ý của Cáo để thấy roc hơn sự khác biệt của những bông hồng trên Trái đất với bông hồng đã được cậu cảm hóa trên hành tinh của cậu. Cậu đi thăm vườn hoa trong hoàn cảnh sắp phải chia tay Cáo để trở về hành tinh của mình. Câu 2: Điều khiến những bông hồng trên Trái Đất và bông hồng của hoàng từ bé khác hẳn nhau là những bông hồng trên trái đất chưa cảm hóa ai và chưa được ai cảm hóa còn bông hồng của Hoàng tử bé là duy nhất vì đã được cậu cảm hóa và bông hồng đó cảm hóa cậu. Câu 3: Từ lời của Hoàng tử bé, em hiểu gì con Cáo đã được hoàng tử bé cảm hóa đã trở nên vô cùng quan trọng, là duy nhất trong lòng Hoàng tử bé. Câu 4: Vai trò của sự cảm hóa trong tình bạn: - Tình bạn được xây dựng trên cơ sở của “cảm hóa”. - Khi được“ cảm hóa”, sẽ tạo ra sự gắn kết giữa ta và thế giới xung quanh, làm cuộc sống của ta thêm tươi sáng, sinh động và hạnh phúc. Văn bản (3) BẮT NẠT (Nguyễn Thế Hoàng Linh) 1. Kiến thức khái quát: * Tác giả: - Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982) - Quê quán: Hà Nội. 21
  22. - Sáng tác từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ. - Phong cách sáng tác: Các sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em đều rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui. - Sự nghiệp sang tác: + Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng, + Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động, Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài. * Tác phẩm: Thể loại Thơ Xuất xứ Ra vườn nhặt nắng, 2017. PTBĐ Biểu cảm Bố cục - Phần 1: Khổ 1 (Nêu vấn đề bắt nạt là xấu). (4 phần) - Phần 2: Khổ 2, 3, 4 (Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt). - Phần 3: Khổ 5, 6 (Phân loại đối tượng bắt nạt) - Phần 4: Khổ 7, 8 (Lời khuyên răn và bài học cho chúng ta) Giá trị Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. nội dung Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt à khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác. Giá trị Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh, nghệ thuật cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng. 2. Kiến thức trọng tâm a. Khổ 1: Nêu vấn đề. - Hai câu đầu: Nêu vấn đề trực tiếp cùng thái độ của tác giả: + Bắt nạt là xấu lắm : Tính từ “ xấu lắm” bộc lộ thái độ trực tiếp của nhân vật. + Nêu ý kiến, lời khuyên: "Đừng bắt nạt, bạn ơi": Cụm từ “ đừng bắt nạt” được đảo lên đầu câu sau đó đến dấu phẩy ngăn cách, tách đối tượng- “ bạn ơi” 22
  23. nhằm nhấn mạnh lời kêu gọi, tạo thành một lời cầu khiến mạnh mẽ. Tình thái từ “ơi” ở cuối câu tạo âm điệu tha thiết, dịu dàng, dễ đi vào lòng người. - Hai câu sau: Lời khẳng định mạnh mẽ như một tuyên ngôn rất “ trẻ thơ”: Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt. Các từ ngữ “ bất cứ”, “ đều” thể hiện thái độ khảng khái, đầy dứt khoát của nhân vật. b. Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt. - Khổ 2,3: Hướng về đối tượng “ bắt nạt”: Tác giả nêu những việc làm tốt thay vì đi bắt nạt: + Học hát, nhảy híp-hóp: học tập, trau dồi kiến thức, yêu âm nhạc để có trái tim yêu thương và tâm hồn rộng mở. + Thử mù tạt, đối mặt thử thách: tôi luyện bản thân => Hai khổ thơ 2 và 3, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, kết hợp với câu hỏi tu từ và điệp cấu trúc đã nhấn mạnh ý, giúp chúng ta hiểu: bắt nạt kẻ yếu là việc làm tốn thời gian của những kẻ hèn nhát, người dũng cảm và mạnh mẽ phải biết “ trêu mù tạt” nghĩa là phải biết chấp nhận thử thách và vượt lên chính mình. - Khổ 4: Hướng về đối tượng “ bị bắt nạt”: Tác giả ( cũng chính là một nhân vật trong bài thơ) nhìn “ các bạn “ nhút nhát” bằng con mắt yêu thương bạn bè, đứng về phe kẻ yếu: + Nhút nhát giống thỏ con, đáng yêu. + Sao không yêu, lại còn ? => Biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng khiến lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của tác giả. Dấu chẩm lửng để mỗi người tự vấn lương tâm để hành động cho đúng. c. Khổ 5, 6: Phủ định mạnh mẽ việc bắt nạt. - Cụm từ "Đừng bắt nạt" được nhắc lại 6 lần tạo thành điệp khúc nhấn mạnh, phủ định hoàn toàn việc bắt nạt. Tác giả nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. - Đối tượng ta không nên bắt nạt: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác. → Hướng tới tất cả mọi đối tượng. - Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. → Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn. d. Khổ 7, 8: Lời nhắn nhủ của tác giả. 23
  24. - Nhân vật trực tiếp xưng "tớ" và thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình: Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay. - Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. - Khẳng định lần nữa ý kiến bản thân: Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi! So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ. Từ "hôi" là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt. * Đánh giá: Bài thơ không đặt nặng mục đích dạy bảo mà tạo cảm giác gần gũi, nhà thơ như hóa thân vào một đứa trẻ, cùng chơi đùa, nhắc nhở bạn mình. Vì thế, từng lời thơ trở nên đáng yêu như đang được nói ra từ một đứa trẻ biết yêu thương, có giáo dục. 3. Thực hành đọc- hiểu: Phiếu học tập số 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tại sao không học hát Nhảy híp-hóp cho hay? Thời gian trong một ngày Đâu để dành bắt nạt Sao không ăn mù tạt Đối diện thử thách đi? Thử kẻ yếu làm gì Sao không trêu mù tạt? Những bạn nào nhút nhát Thì là giống thỏ non Trông đáng yêu đấy chứ Sao không yêu, lại còn ? Câu 1: Cho biết nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt? Câu 3: Trong đoạn thơ có bao nhiêu câu nghi vấn, chỉ rõ và nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu này trong đoạn trích? Câu 4: Em hiểu như thế nào về nạn “ bắt nạt” ở trường học? Em đã bao giờ bị “ bắt nạt” hay “ bắt nạt” ai chưa? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu 24
  25. suy nghĩ của em về hiện tượng này. * Gợi ý: Câu 1: Nội dung của đoạn thơ: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt. Câu 2: Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ: - Đối với các bạn bắt nạt: nhân vật bày tỏ rõ quan điểm: bắt nạt kẻ yếu là việc làm tốn thời gian của những kẻ hèn nhát, nhân vật “tớ” đã chỉ ra những việc cần làm thay vì đi bắt nạt: nhảy hip- hop, ăn mù tạt ( tức là phải biết chấp nhận thử thách và vượt lên chính mình). - Đối với các bạn bị bắt nạt: thấy “ các bạn “ nhút nhát” thật đáng yêu như là “ thỏ non”, có thái độ đứng về phe kẻ yếu. Câu 3: Trong đoạn thơ có 4 câu nghi vấn: - Tại sao không học hát Nhảy híp-hóp cho hay? - Sao không ăn mù tạt Đối diện thử thách đi? - Thử kẻ yếu làm gì Sao không trêu mù tạt? - Sao không yêu, lại còn ? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu này trong đoạn trích: thể hiện thái độ của nhân vật: thái độ mạng mẽ, dứt khoát, thách thức những kẻ hay bắt nạt vượt qua những thử thách khó khăn thể hiện bản lĩnh của mình thay vì bắt nạt. Đồng thời thể hiện rõ thái độ yêu thương, đứng về phe kẻ yếu của nhân vật. Câu 4: - Trả lời theo quan điểm cá nhân. - Đoạn văn tham khảo: “ Bắt nạt” ở trường học là một vấn nạn mà cả xã hội đang rất quan tâm. Đây là một hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hoặc tinh thần để gây tổn thương cho những người yếu đuối hơn mình. Hành vi trên gây ra rất nhiều hậu quả cho bản thân người bị bắt nạt hoặc thậm chí cho cả người bắt nạt. Đối với người bị bắt nạt: luôn cảm thấy mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, sức học giảm sút, ngại đến trường Bản thân các bạn hay bắt nạt người khác cũng phải chịu những hậu quả tiêu cực do việc làm của mình gây ra về mặt sức khỏe, tâm lý, sự phát triển nhân cách và vấn đề học tập của mình. Bởi các bạn gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân cũng như của các bạn cùng học. Vì vậy, tại sao chúng ta không yêu thương, giúp đỡ nhau thay vì đi bắt nạt? 25
  26. Phiếu học tập số 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đừng bắt nạt người lớn Đừng bắt nạt trẻ con Đừng bắt nạt nước khác Trên khắp trái đất tròn Đừng bắt nạt mèo, chó Đừng bắt nạt cái cây Đừng bắt nạt ai cả Vì bắt nạt dễ lây Câu 1: Cho biết nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Đối tượng bị bắt nạt có thể là những ai? Em có nhận xét gì về phạm vi đối tượng được nhắc tới? Việc nhắc nhở không được bắt nạt những đối tượng ấy nhằm mục đích gì? Câu 3: Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì? Câu 4: Khi bị bắt nạt hoặc khi nhìn thấy ai đó bị bắt nạt, em cần làm gì? * Gợi ý: Câu 1: Tác giả phủ định mạnh mẽ việc bắt nạt: nhắc nhở các bạn nhỏ không nếu bắt nạt bất cứ ai, bất cứ điều gì. Câu 2: - Đối tượng không nên bắt nạt: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác. Phạm vi đối tượng: hướng tới tất cả mọi đối tượng, phạm vi rộng: không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, không chỉ người mà còn là con vật, cây cối . → Mục đích: khuyên nhủ không nên bắt nạt bất cứ ai vì bắt nạt là xấu, có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn. Câu 3: Cụm từ "Đừng bắt nạt" được nhắc lại 6 lần tạo thành điệp khúc nhấn mạnh, phủ định hoàn toàn việc bắt nạt. Qua đó, tác giả nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, mà phải biết yêu thương, chia sẻ để cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 4: - Khi bị bắt nạt: + Cần bình tĩnh, giảng hòa. + Kêu gọi sự giúp đỡ của người khác + Sống chan hòa, thân thiết với mọi người và tránh xa những bạn hay bắt nạt + Báo với thầy cô, bố mẹ 26
  27. - Khi chứng kiến ai đó bị bắt nạt: + Cần đứng ra hòa giải, gọi thêm những bạn khác giúp đỡ + Báo với thầy cô, người lớn + Giúp bạn bị bắt nạt được hòa nhập với mọi người. Phiếu học tập số 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bạn nào bắt nạt bạn Cứ đưa bài thơ này Bảo nếu cần bắt nạt Thì đến gặp tớ ngay Cứ đến bắt nạt tớ Bị bắt nạt quen rồi Vẫn không thích bắt nạt Vì bắt nạt rất hôi! Câu 1: Cho biết nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Nhân vật “ tớ” muốn các bạn bị bắt nạt làm gì khi bị bắt nạt? Em có nhận xét gì về “sáng kiến” của nhân vật “ tớ”? Câu 3: Ở cuối bài thơ, tác giả đã lí giải nguyên nhân mình không thích việc bắt nạt, theo em là vì sao? Cách lí giải đó có gì đặc biệt? Câu 4: Đặt hoàn cảnh mình là người bị bắt nạt hoặc là người đi bắt nạt, trước lời nói của nhân vật “ tớ”trong bài thơ, em có suy nghĩ và hành động gì? * Gợi ý: Câu 1: Lời nhắn nhủ của nhân vật “ tớ” đối với các bạn bị bắt nạt. Câu 2: Nhân vật “ tớ” muốn các bạn bị bắt nạt “Cứ đưa bài thơ này” cho người bắt nạt và bảo “đến bắt nạt tớ”, không phải để thách thức mà vì mình “bị bắt nạt quen rồi” nên không thấy sợ nữa. Và có lẽ, nhân vật “ tớ” đã từng nhiều lần bị bắt nạt những đã chiến thắng bản thân để không còn bị bắt nạt nữa. “Sáng kiến” của nhân vật “ tớ” tuy không phải là cách tốt nhất nhưng hàm chứa thái độ mạnh mẽ lên án việc bắt nạt, đánh vào tâm lí của kẻ hay bắt nạt để cho họ thấy bắt nạt người khác là việc làm xấu, là trò trẻ con, không đáng mặt người dũng cảm. Câu 3: Ở cuối bài thơ, tác giả đã lí giải nguyên nhân mình không thích việc bắt nạt, “Vì bắt nạt rất hôi!”. Cách lí giải đó đặc biệt vì rất cụ thể (không nói là “xấu” mà là “ hôi”) vì trong suy nghĩ của trẻ thơ, “ hôi” đồng nghĩa với cái xấu- cách lí giải vì thế mà trở nên rất hồn nhiên, dí dỏm, đáng yêu. 27
  28. Câu 4: - Đặt hoàn cảnh mình là người bị bắt nạt: sẽ dũng cảm đối mặt để vượt qua những kẻ hay đi bắt nạt người khác, để có thể trở nên mạnh mẽ như nhân vật “ tớ”. - Nếu là người đi bắt nạt, trước lời nói của nhân vật “ tớ”trong bài thơ: em sẽ thấy xấu hổ vì mình có những hành động không tốt với bạn bè, từ đó sẽ không bao giờ bắt nạt bạn mà sống chan hòa hơn với mọi người. III. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: Phiếu học tập số 1 Bài tập 1: Điền từ vào bảng phân loại sau: thúng mủng, tươi tốt, ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, ốm yếu, tốt đẹp, đi đứng, nhí nhảnh, bâng khuâng, mặt mũi, im ắng, ao ước, phẳng lặng, mơ mộng, xe cộ, chim chóc, đất đai, gà qué, chợ búa, tuổi tác , thịt thà, dí dỏm, cây cối, máy móc,yếu ớt, cuống quýt, cũ kĩ, kỉ vật, núi non, xe ngựa, ngốc nghếch, gồ ghề. Từ ghép Từ láy Bài tập 2: Đặt 2 câu có sử dụng từ ghép, từ láy ở bài tập 1. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 -12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu quê hương. Đoạn văn có sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc và biện pháp tu từ so sánh. * Gợi ý: Bài tập 1: Điền từ vào bảng phân loại sau: Từ ghép Từ láy thúng mủng, tươi tốt, ốm yếu, tốt ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, nhí nhảnh, đẹp, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, bâng khuâng, im ắng, ao ước, chim mơ mộng, xe cộ, gà qué, chợ búa, kỉ chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, dí vật, núi non, xe ngựa dỏm, cây cối, máy móc, yếu ớt, cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề. Bài tập 2: Đặt 2 câu có sử dụng từ ghép, từ láy ở bài tập 1. Lan cuống quýt chạy theo mẹ Mặt hồ phẳng lặng soi bóng mây trời Bài tập 3: Đoạn văn tham khảo: 28
  29. Đêm rằm, ánh trăng trải khắp mái nhà, vườn cây, ngõ xóm. trăng tròn vành vạnh, lơ lửng trên bầu trời xanh. Trăng lung linh, sáng ngời chảy tràn trên sân, ánh trăng vạch từng kẽ lá tìm những quả hồng chín mọng trong vườn. Gió thu thì thào, vuốt ve, mơn man hàng cây, ngọn cỏ. Trăng đuổi nhau loạt soạt, loạt soạt trên bờ rào ruối. Dải ngân hà như dòng sữa vắt ngang bầu trời. Những vì sao sáng lấp lánh. Ngồi ngắm trăng sao, chị em tôi khẽ hát: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa”. Bao nhiêu kỉ miệm tuổi thơ ùa dậy trong lòng. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng dế kêu rả rích, tiếng lá reo xào xạc Cái âm thanh thân thuộc ấy giữa đêm trăng rằm sáng tỏ làm cho tôi bồi hồi khôn kể. Quê hương, tôi yêu biết mấy những đêm trăng đồng quê. Phiếu học tập số 2 Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.” a. Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? b. Xác định từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên? c. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.” Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.” ( Nguyễn Thế Hội) a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? b. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào? c. Tìm từ ghép, từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên. 29
  30. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai loại từ: từ ghép, từ láy. Gạch chân và gọi tên dưới các loại từ đó. * Gợi ý: Bài tập 1: a. Cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươI, náo nức; cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no, khung cảnh gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến. b. chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho => từ láy bộ phận c. Nhân hóa “nâng tiếng hát” – “liếm ngang chân trời” Bài tập 2: a. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước b. Hình ảnh thể hiện tình yêu quê hương đất nước: lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, đàn cò đang bay, trời xanh trong và cao vút. c. - Từ ghép: khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút - Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thũng Bài tập 3: (đoạn văn mẫu) Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều. Từ láy: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê, Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố, Phiếu học tập số 3 Bài tập 1: Đặt câu với những từ láy sau: đo đỏ, tim tím, nhè nhẹ, nho nhỏ, thâm thấp. 30
  31. Bài tập 2: Cho đoạn văn: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) nêu cảm nhận của em về một bài ca dao đã học, trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy. Em hãy chỉ rõ các từ ghép, từ láy đó. * Gợi ý: Bài tập 1: Đặt câu với những từ láy sau: đo đỏ, tim tím, nhè nhẹ, nho nhỏ, thâm thấp. - Mặt trời lên gần hết, phía chân trời chỉ còn lại màu đo đỏ chứ không đỏ ối như trước. - Những bông hoa bằng lăng cuối mùa lưu lại chút màu tim tím như nuối tiếc mùa hạ đang qua đi. - Tiếng nhạc nhè nhẹ và du dương bao phủ khắp căn phòng. - Những bông hoa nhài nho nhỏ, màu trắng ngà, tỏa hương khắp không gian. - Những mái nhà tranh thâm thấp lấp ló sau những lùm cây. Bài tập 2: * Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: - Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. - Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. + So sánh: mặt đất như muốn thở dài. * Phân tích: + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi. + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung. 31
  32. -> Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) nêu cảm nhận của em về một bài ca dao đã học, trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy. Em hãy chỉ rõ các từ ghép, từ láy đó. Đoạn văn tham khảo. Trong kho tàng ca dao Việt Nam,em rất thích một bài ca dao nói về tình cảm anh em trong gia đình: “Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”. Bài ca dao có thể là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.Quan hệ anh em được còn ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.Câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách bao đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đới với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Phiếu học tập số 4 Bài tập 1: Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp: a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những trẻ cho đất nước. b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người vẹn toàn. c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người d) Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ Bài tập 2: Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B. A B 32
  33. Trung Một lòng một dạ gắn bó với lí thành tưởng, tổ chức hay một người nào đó. Trung Trước sau như một, không gì lay hậu chuyển nổi. Trung Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau Kiên như một. Trung Ngay thẳng, thật thà thực Bài tập 3: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôimới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. ( Cánh diều tuổi thơ- Tạ Duy Anh) a) Em hãy giải nghĩa từ khát vọng. b) Tại sao những đứa trẻ mục đồng lại cảm thấy “vui sướng đến phát dại” khi ngắm những cánh diều chao liệng trên bầu trời? c) Vì sao tác giả lại nói Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về trò chơi thả diều của trẻ thơ? d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích. * Gợi ý: Bài tập 1: a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ cho đất nước. b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người tài đức vẹn toàn. c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người tài trí d) Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ tài hoa Bài tập 2: Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B. A B 33
  34. Trung Một lòng một dạ gắn bó với lí thành tưởng, tổ chức hay một người nào đó. Trung Trước sau như một, không gì lay hậu chuyển nổi. Trung Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau Kiên như một. Trung Ngay thẳng, thật thà thực Bài tập 3: a) Em hãy giải nghĩa từ khát vọng: là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống b) Vì: Thả diều là trò chơi hấp dẫn, thú vị của tuổi thơ, đem đến niềm tui và những tưởng tượng phong phú Cánh diều đẹp, hấp dẫn khơi gợi những ước mơ, khát vọng đẹp cho tuổi thơ. c) Vì sao tác giả lại nói Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về trò chơi thả diều của trẻ thơ? - Tác giả nói rằng " Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều" vì: cánh diều đã mang đến niềm vui cho tuổi thơ của tác giả, nhìn những cánh diều bay bổng trong không trung, mang theo những mong muốn, ước nguyện của tác giả bay lên cao, làm cho tác giả cố gắng hơn nữa để thực hiện được điều mình muốn. Suy nghĩ về trò chơi thả diều: Không chỉ là trò chơi mang tính giải trí mà còn là kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Khi lắng nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên tầng mây là lúc những ước mơ của ta được thắp sáng, cháy mãi trong tâm hồn. d) Một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích: rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, trồng nụ trồng hoa, bịt mắt bắt dê, đánh khăng Phiếu học tập số 5 Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. 34
  35. ( Kì diệu rừng xanh- Nguyễn Phan Hách) a) Giải nghĩa các từ tân kì, vương quốc. b) Từ lụp xụp có thể thay thế cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên được không? Tại sao? c) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả những cây nấm rừng? Nêu rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó. Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau: Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. (Dựa theo Cây gạo ngoài bến sông Mai Phương) a) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? xù xì, xanh mởn, non tươi, dập dờn b) Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau: Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. c) Tìm trong phần trích dẫn trên những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Nhờ những biện pháp đó em hình dung cây gạo như thế nào? Đồng thời, em cảm thấy tác giả có tình cảm như thế nào với cây gạo? Bài tập 3: Hãy nối các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh. A B a. Trường em 1. Như một mái nhà đầm ấm luôn sạch đẹp b. Lớp 6A của em 2. Nên mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ 3. Như một tổ ấm hạnh phúc 4. Vì mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ Bài tập 4: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu, nội dung miêu tả một loài hoa em yêu. Trong đoạn văn có hình ảnh so sánh (gạch chân). * Gợi ý: 35
  36. Bài tập 1: a) Giải nghĩa các từ tân kì, vương quốc. - Tân kì: Thời đại tân tiến, mới mẻ - Vương quốc: là đất nước còn chế độ quân chủ (có vua) b) Từ lụp xụp không thể thay thế cho từ lúp xúp vì : Từ lúp xúp gợi dáng hình thấp, đứng liền nhau, còn từ lụp xụp gợi ra dáng vẻ tiều tụy, tàn tạ. c) Trong đoạn văn tác giả dùng phép tu từ so sánh, có tác dụng mang cảm nhận mới lạ, độc đáo về những cây nấm tưởng chừng quen thuộc. Qua đó, khu rừng trở thành một vương quốc tuyệt đẹp dưới ngòi bút sắc sảo của nhà văn ! Bài tập 2: a) - Từ ghép: xanh mởn, non tươi - Từ láy: xù xì, dập dờn b) Phân tích thành phần ngữ pháp: Cứ mỗi năm, cây gạo// lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Trạng ngữ CN VN c) - Hình ảnh so sánh: cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. - Hình ảnh nhân hóa: + cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê + cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô -> Cây gạo sinh động, có hồn, biết vui buồn như con người. Qua đó cho thấy tác giả rất yêu mến cây gạo. Bài tập 3: A B a. Trường em 1. Như một mái nhà đầm ấm luôn sạch đẹp b. Lớp 6A của em 2. Nên mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ 3. Như một tổ ấm hạnh phúc 4. Vì mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ Bài tập 4: Đoạn văn tham khảo: 36
  37. Trong các loài hoa, em yêu thích nhất là hoa hồng. Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân. Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất. Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung. Màu của hoa rất đỏ và tươi. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ. Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum. Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ. Hoa khoe ra nhụy vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng. IV. THỰC HÀNH VIẾT- NÓI- NGHE: 1. Viết: Đề bài: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài viết tham khảo sau đó điền vào phiếu học tập phía dưới: Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội. Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thưường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà. Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thưường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi tra trời nắng nóng nh lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn. Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn. Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thưường nh mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây 37
  38. trời. Lúc này Thắng - thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng: - Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi. - Trò gì vậy? Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi. - Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp. Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói: - Bây giờ sẽ thi lần lợt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ. Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai. Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô: - Một. Hai. Ba. Bắt đầu Ùm Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn cha thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thưường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn cha thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần nh lả đi. Phải mời phút sau Thắng mới lên tiếng: - Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ. - Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà. - Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên. Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ. PHIẾU HỌC TẬP Câu hỏi Câu trả lời 1. Người kể chuyện là ai? Kể ở 38
  39. ngôi thứ mấy ? Trong khi kể, người viết có nhất quán trong ngôi kể không ? 2. Trải nghiệm được kể là gì? 3. Trong trải nghiệm này, người kể tập trung vào những sự việc nào ? Liệt kê những sự việc chính được kể ? 4. Cảm xúc được biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? 5. Chỉ ra nhưng hình ảnh miêu tả trong bài viết ? * Gợi ý: - Yêu cầu về nội dung: Viết một câu chuyện kể về một một trải nghiệm đáng nhớ của em( kỉ niệm thời thơ ấu, một chuyến tham quan du lịch, một người bạn khiến em nhớ mãi ) + Phạm vi kiến thức cần cho bài văn là những sự việc diễn ra trong thực tế mà em đã trải qua kết hợp với những sự việc em đã từng nghe đọc, hoặc trong trí tưởng tượng của em. + Nội dung bài văn kể cần thể hiện rõ nhận thức của em về ý nghĩa trải nghiệm đối với bản thân. - Yêu cầu về hình thức: + Kiểu bài: đề văn yêu cầu kể chuyện nên em cần viết theo kiểu văn bản tự sự. Câu chuyện được kể cần xoay quanh sự việc nổi bật có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Em cần kết hợp kể với tả, nêu cảm nghĩ về bài văn kể chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. + Bố cục: bài văn cần bố cục theo trình tự ba phần của văn bản tự sự: Mở bài (giới thiệu về trải nghiệm); Thân bài (kể chi tiết về trải nghiệm); Kết bài (nêu cảm nghĩ của em về trải nghiệm được kể). + Ngôi kể: vì là kể lại trải nghiệm của bản thân nên em kể chuyện này theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”, “em” để kể) + Lời văn: giọng thể tình cảm; lời văn có hình ảnh, cảm xúc chân thành; sử dụng câu kể kết hợp câu tả. * Thực hành viết: Mở bài : Giới thiệu câu chuyện (Viết 3-5 câu giới thiệu 39
  40. trải nghiệm và ấn tượng của em về trải nghiệm đó) Thân bài: Kể lại trải nghiệm của em - Trải nghiệm của em diễn ra khi nào? Ở đâu và cùng với ai? Sự việc chính là gì? ( Nêu thời gian, địa điểm, nhân vật) - Em đã trải qua những gì? ( Nêu những gì em đã thấy và đẫ làm- cảm giác của em khi đó; sử dụng thêm những câu văn miêu tả giàu hình ảnh, những từ ngữ biểu lộ tình cảm, cảm xúc) Kết bài Cảm xúc, bài học từ trải nghiệm Em có được bài học gì từ trải nghiệm vừa kể? Những cảm xúc, suy nghĩ nào đọng lại trong em từ câu chuyện? ( Viết từ 4-5 câu) * Bài viết tham khảo: Một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu. Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó 40
  41. ham mê cờ bạc, rợu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó. Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi: - Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho? Bé Nhi nói: -Anh biết không! Ngày xa em mơ ước nhà em nh một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được. - Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói: - Đấy! Gia đình em bây giờ cũng nh con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi! Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mưang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trợt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất mưay con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói: - Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông. Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng mưay sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều. Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sôn. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!. 2. Nói: Đề bài: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. 41
  42. * Gợi ý: - Người nói sử dụng ngôi thứ nhất( xưng “tôi”) - Kể được trải nghiệm đáng nhớ mà mình được tham gia hay chứng kiến. - Thể hiện được cảm xúc và ý nghĩa rút ra từ trải nghiệm. * Thực hành nói: Mở đầu : Giới thiệu câu chuyện (Viết 3-5 câu: Lời chào, giới thiệu tên và giới thiệu trải nghiệm) Nội dung chính: Kể lại trải nghiệm của em - Trải nghiệm của em diễn ra khi nào? Ở đâu và cùng với ai? Sự việc chính là gì? ( Nêu thời gian, địa điểm, nhân vật) - Em đã trải qua những gì? ( Nêu những gì em đã thấy và đẫ làm- cảm giác của em khi đó; sử dụng thêm những câu văn miêu tả giàu hình ảnh, những từ ngữ biểu lộ tình cảm, cảm xúc) Kết bài Cảm xúc, bài học từ trải nghiệm Nói 3-5 câu nêu ý nghĩa, bài học từ trải nghiệm, những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân ( có thể 42
  43. thêm lời đối thoại giáo lưu với các bạn) * Bài nói tham khảo: Thưa cô giáo và các bạn. Tôi tên là Với chủ đề chia sẻ ngày hôm nay: Chia sẻ về một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi xin kẻ cho các bạn nghe kỉ niệm về một người thầy giáo mà tôi rất mực kính yêu. Kỉ niệm của tôi là khi tôi còn học lớp một, ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học. Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: chào các con, thầy tên là Nguyễn Hoài Lâm, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến. Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực. Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn 43
  44. tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn. Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn. Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Câu chuyện của tôi đến đây là hết. Xin chân thành cảm ơn vì mọi người đã lắng nghe. Bài tập về nhà : Viết bài văn kể về một kỉ niệm thời thơ ấu. Gợi ý : 1. Tìm hiểu đề. a) Yêu cầu về nội dung: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu. Nội dung bài văn khá tự do, bao gồm những sự kiện, những câu chuyện đáng nhớ khi em còn nhỏ. Vậy nên, khi viết bài, em được quyền lựa chọn bất kỳ sự việc nào để kể, với điều kiện đó thực sự là một kỉ niệm khiến em em có ấn tượng sâu sắc, không thể nào quên. Kỷ niệm đó có thể vui, hoặc buồn, nhưng phải chân thực, mang một ý nghĩa sâu sắc nào đó với bản thân em, với người đọc. Cần chọn về một kỷ niệm có thật để câu chuyện chân thực. b) Yêu cầu về hình thức: + Kiều bài: đề bài yêu cầu kể về một kỉ niệm thơ ấu nên em cần vận dụng phương thức tự sự để kể chuyện. Thời gian diễn ra câu chuyện thuộc về thời gian quá khứ, khi em còn nhỏ, do đó, em cần kể theo lối hồi tưởng (nhớ lại mà kể). 44
  45. + Bố cục: bài văn kể chuyện của em cần được trình bày theo 3 phần của một văn bản tự sự: mở bài (giới thiệu kỉ niệm thời thơ ấu); Thân bài (diễn biến kỷ niệm thời thơ ấu); Kết bài (cảm nghĩ về kỉ niệm thời thơ ấu). + Ngôi kể: kể chuyện từ ngôi thứ nhất (Xưng tôi hoặc em) + Lời văn: giọng kể hồn nhiên, phù hợp với độ tuổi của người kể chuyện, kể kết hợp với tả. 2. Dàn bài: a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu (ví dụ: kỷ niệm về một người bạn nhỏ, một đồ vật, con vật) b) Thân bài: kể diễn biến kỷ niệm thời thơ ấu: - Sự kiện chính trong câu chuyện là gì? Trong câu chuyện có những ai? Vào thời điểm đó, em là người như thế nào? - Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Việc đó đối với em đặc biệt ở chỗ nào? - Diễn biến câu chuyện và những suy nghĩ, hành động của em từ câu chuyện. c) Kết bài: kỉ niệm thời thơ ấu là một hành trang tinh thần làm giàu có thêm cuộc đời của mỗi con người. Kỷ niệm giúp ta sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Quý thầy cô cần tài liệu “Ôn tập Ngữ văn 6”- Bộ kết nối xin liên hệ SĐT: 0857942797 để có trọn bộ! 45