Ôn tập giữa kỳ 1 môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

docx 9 trang Đào Yến 13/05/2024 1821
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa kỳ 1 môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_giua_ky_1_mon_vat_li_lop_10_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc.docx

Nội dung text: Ôn tập giữa kỳ 1 môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

  1. ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 10. NIÊN KHOÁ 2023 – 2024. I. BÀI TẬP TỰ LUẬN. * Dạng 1. Tính quãng đường và độ dịch chuyển. Bài 1. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc. a) Tính quãng đường đi được trong cả chuyến đi. b) Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó. Bài 2. Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m . Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. a) Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em. b) Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và độ dịch chuyển. r r Bài 3. Biết d1 là độ dịch chuyển 10 m về phía đông còn d 2 là độ dịch chuyển 6 m về phía tây. Hãy xác r định độ dịch chuyển tổng hợp d trong 2 trường hợp sau: r r r r r r a) d d1 d2 . b) d d1 3d2 . r r Bài 4. Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn d 2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. r r r a) Hãy vẽ các vectơ độ dịch chuyển d1,d2 và vectơ độ dịch chuyển tổng hợp d . r b) Hãy xác định độ lớn, phương và chiều của độ dịch chuyển d . Bài 5. Em của An chơi trò chơi tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc là tới chỗ giấu kho báu. a) Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) đề tìm ra kho báu. b) Kho báu được giấu ở vị trí nào? c) Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu. Bài 6. Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m , rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m . Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó: a) Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm. b) Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất. c) Trong cả chuyến đi. Bài 7. Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi. a) Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia. b) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?
  2. * Dạng 2. Xác định tốc độ, vận tốc, gia tốc. Bài 8. Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 min . Trong 4 min đầu chạy với vận tốc 4 m / s , trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m / s . Tính quãng đường chạy, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trên cả quãng đường chạy. Bài 9. Một người bơi dọc trong bể bơi dài 50 m . Bơi từ đầu bể đến cuối bể hết 20 s , bơi tiếp từ cuối bể quay về đầu bể hết 22 s . Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong 3 trường hợp sau: a) Bơi từ đầu bể đến cuối bể. b) Bơi từ cuối bể về đầu bể. c) Bơi cả đi lẫn về. Bài 10. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 40 km . Nếu chúng đi ngược chiều thì sau 24 min sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2 h sẽ gặp nhau. Tính vận tốc mỗi xe. Bài 11. Một người chèo thuyền qua một con sông rộng 400 m . Muốn cho thuyền đi theo đường AB , người đó phải luôn hướng mũi thuyền theo hướng AC (Hình 5.1). Biết thuyền qua sông hết 8 min 20 s và vận tốc chảy của dòng nước là 0,6 m / s . Tìm vận tốc của thuyền so với dòng nước. Bài 12. Một ô tô đang chạy với vận tốc v theo phương nằm ngang thì người ngồi trong xe trông thấy giọt mưa rơi tạo thành những vạch làm với phương thẳng đứng một góc 45o . Biết vận tốc rơi của các giọt nước mưa so với mặt đất là 5 m / s . Tính vận tốc của ô tô. Bài 13. Một ca nô chạy ngang qua một dòng sông, xuất phát từ A , hướng mũi về B . Sau 100 s, ca nô cập bờ bên kia ở điểm C cách B 200 m . Nếu người lái hướng mũi ca nô theo hướng AD và vẫn giữ tốc độ máy như cũ thì ca nô sẽ cập bờ bên kia tại đúng điểm B. Tìm: a) Vận tốc của dòng nước so với bờ sông. b) Vận tốc của ca nô so với dòng nước. c) Chiều rộng của sông. Bài 14. Một tàu ngầm đang lặn xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi v. Máy sonar định vị của tàu phát tín hiệu siêu âm theo phương thẳng đứng xuống đáy biển. Biết thời gian tín hiệu đi từ tàu xuống đáy biển là t, thời gian tín hiệu phản hồi từ đáy biển tới tàu là t2 , vận tốc của siêu âm trong nước biển là u và đáy biển nằm ngang. Tính vận tốc lặn v của tàu theo u,t1,t2 . * Dạng 3. Đồ thị chuyển động và xác định thời gian. Bài 15. Dựa vào đồ thị ở Hình 7.3, xác định: a) Vận tốc của mỗi chuyển động. b) Phương trình của mỗi chuyển động. c) Vị trí và thời điểm các chuyển động gặp nhau.
  3. Bài 16. Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ chạy thẳng tới B với vận tốc không đổi 40 km / h . Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ chạy với vận tốc không đổi 80 km / h theo cùng hướng với xe máy. Biết khoảng cách AB 20 km . Chọn thời điểm 6 giờ là mốc thời gian, chiều từ A đến B là chiều dương. Xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy bằng công thức và bằng đồ thị. Bài 17. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được vẽ trong Hình 7.4 a) Hãy mô tả chuyển động. b) Xác định tốc độ và vận tốc của chuyển động trong các khoảng thời gian: - Từ 0 đến 0,5 giờ. - Từ 0,5 đến 2,5 giờ. - Từ 0 đến 3,25 giờ. - Từ 0 đến 5,5 giờ. Bài 18. Hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật. a) Vật nào chuyển động thẳng đều, vật nào chuyển động không đều? b) Tính vận tốc của vật (I) và (II). c) Lập phương trình chuyển động của vật (I) và (II). d) Xác định vị trí và thời điểm vật (I) gặp vật (II). * Dạng 4. Chuyển động biến đổi, gia tốc. Bài 19. Một người lái xe tải đang cho xe chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi. Khi thấy khoảng cách giữa xe mình với xe chạy phía trước giảm dần, người đó cho xe chạy chậm dần. Tới khi thấy khoảng cách này đột nhiên giảm nhanh, người đó vội đạp phanh để dừng xe. Hãy vẽ đồ thị vận tốc - thời gian mô tả trạng thái chuyển động của xe tải trên. Bài 20. Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 23 m / s thì chạy chậm dần. Sau 10 s vận tốc của ô tô chỉ còn 11 m / s . Tính gia tốc của ô tô. Gia tốc này có gì đặc biệt? Bài 21. Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m / s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m / s theo hướng tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s . a) Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng. b) Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng. c) Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường. Bài 22. Hình 8.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3 của toà nhà chung cư.
  4. a) Mô tả chuyển động của thang máy. b) Tính gia tốc của thang máy trong các giai đoạn. Bài 23. Dựa vào bảng ghi sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một ô tô chạy trên quãng đường thẳng dưới đây. Vận tốc 0 10 30 30 30 10 0 (m/s) Thời gian (s) 0 5 10 15 20 25 30 a) Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động. b) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s đầu và kiểm tra kết quả tính được bằng đồ thị. c) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s cuối. Bài 24. Một người lái xe máy đang chạy xe với vận tốc 36 km / h thì nhìn thấy một cái hố sâu trước mặt. Người ấy kịp thời phanh gấp xe thì xe tiếp tục chạy thêm 3 s nữa mới dừng lại. Tính gia tốc trung bình của xe. Bài 25. Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km / h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km / h . a) Tính gia tốc của ô tô. b) Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40 s. c) Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km / h . * Dạng 5. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Bài 26. Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m / s . Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m / s2 . a) Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất. b) Máy bay này có thể hạ cánh an toàn ở sân bay có đường bay dài 1 km hay không? Bài 27. Một ô tô khi hãm phanh có thể có gia tốc 3 m / s2 . Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc là 72 km / h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Thời gian hãm phanh là bao nhiêu? Bài 28. Một xe đạp đang đi với vận tốc 2 m / s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s². Cùng lúc đó, một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m / s lên dốc, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4 m / s2 . Xác định vị trí hai xe gặp nhau trên dốc. Biết dốc dài 570 m . Bài 29. Hai vật A và B chuyển động cùng chiều trên đường thẳng có đồ thị vận tốc-thời gian vẽ ở Hình 9.2. Biết ban đầu hai vật cách nhau 78 m . a) Hai vật có cùng vận tốc ở thời điểm nào? b) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật. c) Xác định vị trí gặp nhau của hai vật.
  5. Bài 30. Đồ thị vận tốc - thời gian trong Hình 9.3 là của một xe bus và một xe máy chạy cùng chiều trên một đường thẳng. Xe bus đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thì xe máy đi tới. a) Tính gia tốc của xe bus trong 4 s đầu và trong 4 s tiếp theo. b) Khi nào thì xe bus bắt đầu chạy nhanh hơn xe máy? c) Khi nào thì xe bus đuổi kịp xe máy? d) Xe máy đi được bao nhiêu mét thì bị xe bus đuổi kịp? e) Tính vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu. * Dạng 6. Sự rơi tự do và các bài toán liên quan. Bài 31. Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m . Lấy gia tốc rơi tự do g 9,8 m / s2 . Bài 32. Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư kể từ lúc được thả rơi. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g 9,8 m / s2 . Bài 33. Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m / s . Lấy g 9,8 m / s2 . Bài 34. Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m . Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g 9,8 m / s2 . II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * Dạng 1. Làm quen vật lý. Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hỉnh thành và phát triển của các tầng lớp, giai cá́p trong xã hội. Câu 2. Thành tựu nghiên cứu nào sau đầy của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhắt? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 3. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. D. Thi nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. Câu 4. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau? A. Khoa học chưa phát triển. B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
  6. C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông. D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình. * Dạng 2. Sai số. Câu 5. Bảng dưới đây thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định sai số của phép đo và biểu diễn kết quả phép đo có kèm theo sai số. Biết sai số của dụng cụ là 0,1kg. Lần đo m (kg) ∆m (kg) 1 4,2 - 2 4,4 - 3 4,4 - 4 4,2 - Trung bình = ? ∆ = ? Câu 6. Chọn phát biểu sai? A. Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo. B. Các đại lượng vật lí luôn có thể đo trực tiếp. C. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua từ hai phép đo trực tiếp trở lên. D. Phép đo gián tiếp thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp. Câu 7. Giá trị nào sau đây có 4 chữ số có nghĩa (CSCN)? A. 13,1 B. 13,1000 C. 0,00130 D. 13,10 Câu 8. Bảng bên dưới thể hiện kết quả đo đường kính của một viên bi thép bằng thước kẹp có sai số dụng cụ là 0,02 mm. Tính sai số của phép đo và biểu diễn kết quả phép đo có kèm theo sai số. Lần đo d (mm) ∆d (mm) 1 6,32 - 2 6,32 - 3 6,32 - 4 6,32 - 5 6,34 - 6 6,34 - 7 6,32 - 8 6,34 - 9 6,32 - Trung bình 풅 = ? ∆풅 = ? * Dạng 3. Độ dịch chuyển, quãng đường.
  7. Câu 9. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 10. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và khônng đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đồi chiều 1 lần. D. chuyển động thằng và chỉ đổi chiều 2 lần. * Dạng 4. Tốc độ, vận tốc. Câu 11. Một vật chuyển động thằng có độ dịch chuyền d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2 . Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t 1 đến t 2 là: d1 d2 d2 d1 d1 d2 1 d1 d2 A. vtb . B. vtb . C. vtb . D. vtb . t1 t2 t2 t1 t2 t1 2 t1 t2 Câu 12. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương xác định. * Dạng 5. Đồ thị. Câu 13. Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức d d d d d d d d A. v 1 2 . B. v 2 1 . C. v 1 2 . D. v 2 1 . t1 t2 t2 t1 t2 t1 t1 t2 Câu 14. Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t2 . B. từ t1 đến t2 . C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3 . D. từ 0 đến t3 . Câu 15. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV. Câu 16. Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là: A. d1 60 10t;v1 10 km / h d2 12t;v2 12 km / h.
  8. B. d1 60 10t;v1 10 km / h d2 10t;v2 10 km / h. C. d1 60 20t;v1 20 km / h d2 12t;v2 12 km / h D. d1 10t;v1 10 km / h d2 12t;v2 12 km / h * Dạng 6. Chuyển động biến đổi, gia tốc. Câu 17. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi? Câu 18. Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi? A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian. B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian. D. Chuyển động tròn đều. Câu 19. Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất? * Dạng 7. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Câu 20. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng. B. Vật rơi từ trên cao xuống đất. C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang. D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng. Câu 21. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là 2 2 2 2 2 2 A. v v0 ad . B. v v0 2ad . C. v v0 2ad . D. v0 v 2ad . Câu 22. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều? Câu 23. Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây? A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. B. Vận tốc giảm đều theo thời gian. C. Gia tốc giảm đều theo thời gian. D. Cả 3 tính chất trên.
  9. * Dạng 8. Sự rơi tự do. Câu 24. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A. Một chiếc khăn voan nhẹ. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc lá cây rụng. D. Một viên sỏi. Câu 25. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. Câu 26. Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s . Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2 h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu? A. 2 s . B. 2 2 s . C. 4 s . D. 4 2 s. Câu 27. Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: gh A. v 2 gh . B. v 2gh . C. v gh . D. v . 2 Câu 28. Một vật được thả roi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g 9,8 m / s2 . Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng: A. 9,8 2 m / s . B. 9,8 m / s . C. 98 m / s . D. 6,9 m / s . Câu 29. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi h của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao 1 h2 là: h h h h A. 1 2. B. 1 0,5 . C. 1 4 . D. 1 1. h2 h2 h2 h2